Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận cao học môn quản lý xuất bản thực trạng in lậu sách ở việt nam hiện nay đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.67 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XUẤT BẢN
Đề tài:
THỰC TRẠNG IN LẬU SÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1


LỜI MỞ ĐẦU
Sách là loại sản phẩm văn hoá đặc biệt, chất lượng in ấn có vai trị quan
trọng trong việc chuyển tải đầy đủ, chính xác, khoa học các thông tin, nội
dung bên trong của mỗi cuốn sách. Trước khi xuất bản một ấn phẩm sách ra
thị trường, nội dung các cuốn sách đều đuợc các nhà xuất bản mua bản quyền.
Nước ta cũng đã chính thức tham gia công ước Berne (công ước bảo hộ quyền
tác giả) vào năm 2004.
Mặc dầu vậy, vấn nạn sách lậu hoành hành trong thời gian dài vừa qua
đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với độc giả và các nhà xuất bản.
Trong nhiều năm qua, việc chống in lậu sách đã được các nhà xuất bản và các
ban, ngành chức năng triển khai khá quyết liệt nhưng hiệu quả chưa cao. Trái
lại, vấn nạn in lậu sách cịn có chiều hướng gia tăng, diễn biến tinh vi, phức
tạp và ngày càng ngang nhiên hơn. Đây quả là thách thức không nhỏ đối với
nỗ lực làm lành mạnh hoá thị trường sách đồng thời đảm bảo quyền lợi chính
đáng của người đọc.
Từ nhiều năm nay, vấn nạn in lậu từ lâu đã gây bức xúc trong dư luận
xã hội và cho ngành xuất bản. NXB Giáo dục Việt Nam, là một trong những
NXB bị in lậu SGK, sách tham khảo nặng nề và rất trắng trợn, gây tổn thất
nặng nề về kinh tế và uy tín cho NXB. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về cơng tác
phịng, chống in lậu. Sách lậu cũng làm nhiều NXB lâm vào tình trạng khốn
đốn. Vì thế, để “cứu” những đơn vị làm xuất bản chân chính, Nhà nước cần
áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn đối với những kẻ in lậu.


Chình vì vậy, tôi xin chọn chủ đề “Thực trạng in lậu sách ở Việt Nam
hiện nay. Đề xuất giải pháp.” cho đề tài trong bài tiểu luận của mình

2


NỘI DUNG
1. Thế nào là sách lậu
Sách lậu có thể rẻ hơn hoặc đắt hơn sách thật, nhưng đều đánh vào tâm
lý ham rẻ của độc giả. Có lẽ vì thế nên nạn sách giả, sách lậu vẫn tồn tại và
hoành hành.
Trước hết, cần hiểu cho rõ ràng về định nghĩa sách lậu và các hình thức làm
lậu, vì các biện pháp xử lý sẽ căn cứ các hình thức đó để áp dụng phù hợp.
Sách lậu là sách in ấn và phát hành trái pháp luật, tức là không có văn
bản hợp pháp chứng minh nguồn gốc tác phẩm và quyền sở hữu đối với tác
phẩm trong phạm vị thị trường tối thiểu là Việt Nam, và/hoặc khơng có giấy
phép đăng ký xuất bản hợp pháp.
Sách nhái là không ký kết hợp đồng bản quyền hoặc hợp đồng xuất bản
với tác giả và/hoặc không đăng ký giấy phép xuất bản mà tự kiếm bản thảo
trôi nổi hoặc tự tiến hành dịch sách ngoại văn rồi in, cả nội dung và hình thức
đều khơng giống sách thật, khơng đảm bảo chất lượng bản thảo.
Sách giả là hoặc là tự sao chụp rồi in lại, nội dung và cách trình bày
giống sách thật nhưng chất lượng in kém do hình ảnh sao chụp mờ khiến chữ
nhịe, đứt nét, màu sắc khơng đồng đều, sử dụng giấy in chất lượng thấp và
không sử dụng các công nghệ in đặc biệt (dập nổi, ép nhũ, cán mờ, bóng
điểm…) hoặc cắt giảm chi phí (chỉ làm bìa mềm, khơng làm tay gấp cho bìa,
khơng làm áo ôm/đai sách…); hoặc là gõ lại theo nội dung sách thật (trình
bày dù cố gắng cũng khơng thể hồn tồn giống sách thật, nội dung sẽ có sai
khác/lỗi do cẩu thả trong q trình nhập chữ, thậm chí có những lỗi sai
nghiêm trọng về kiến thức, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hoặc không

phù hợp với thuần phong mỹ tục…
Sách lậu có thể rẻ hơn hoặc đắt hơn sách thật, nhưng đều đánh vào tâm
lý ham rẻ của độc giả. Trong trường hợp để giá bìa cao hơn sách thật, sách lậu
sẽ được bán với giá chiết khấu đến 50% (trong khi mức chiết khấu của sách
thật thường chỉ 10-30%) dễ khiến người mua có cảm giác được mua sách rẻ.
3


Hầu như công ty sách, nhà xuất bản nào cũng có đội ngũ anh em đồng
nghiệp, các cộng tác viên và đối tác chuyên "săm soi" để tìm sách giả. Chỉ cần
có thơng tin rằng cuốn đó, cuốn kia “đã bị lậu rồi”, đơn vị xuất bản sẽ kịp thời
thông báo cho độc giả nắm được thông tin, nhận biết, tránh mua nhầm. Sau
đó, tùy vào mối quan hệ “nơng - sâu” với các cơ quan chức năng của trung
ương và địa phương, hoặc cuốn sách đó có phải là “cuốn đinh” trong việc PR
marketing hoặc kinh doanh hay không, họ sẽ có kế hoạch bắt quả tang hoặc
truy tận nơi in lậu. Ai cũng hy vọng, làm mạnh thì “bọn chúng” cũng chùn tay
hơn, ít nhất cũng dè chừng hay giảm bớt đi. Tuy nhiên, biện pháp này không
thực sử hiệu quả, do công việc theo đuổi này tốn nhiều thời gian, cơng sức và
gặp nhiều khó khăn do chế tài xử lý, triệt phá các cơ sở in, phát hành, phân
phối sách lậu… còn nhiều hạn chế.
Câu hỏi sách giả sách lậu tồn tại thì làm cách nào cũng khơng khác câu
hỏi trộm cắp vẫn cịn tồn tại thì làm sao. Khi xã hội cịn trộm cắp, nguy cơ
sách lậu, sách giả vẫn còn. Chúng ta cần hiểu rằng sách lậu, sách giả là một
hình thức ăn cắp. Khác nhau ở đây là ăn cắp tri thức, ăn cắp phá hoại.
Vậy tại sao sách giá rẻ mà chiết khấu cao?
Thứ nhất, kẻ làm sách lậu cứ việc scan và copy những cuốn sách thật,
sách xịn ra bán. Người làm sách giả không hề trả tiền bản quyền cho tác giả.
Nếu là sách mua bản quyền từ nước ngoài, các công ty sách phải trả thêm tiền
dịch, tiền hiệu đính, mà nhiều khi những khoản tiền này khơng hề nhỏ. Kẻ
làm sách giả, sách lậu không phải chi trả tiền cho dịch giả, người hiệu đính,

biên tập viên, nhân viên chế bản, họa sĩ trình bày bìa… Rất nhiều khoản chi
phí họ khơng hề mất. Chỉ việc scan và in ra bán.
Thứ hai, chất lượng của sách lậu, sách giả kém. Họ thường chọn loại
giấy xấu hơn, mỏng hơn, kém chất lượng hơn, khổ nhỏ hơn… Tất cả điều này
làm giá thành cuốn sách thấp hơn.
Thứ ba, kẻ làm sách lậu thường chọn những xưởng in tư nhân nhỏ,
manh mún, nằm ở vùng sâu vùng xa, với thiết bị máy móc lạc hậu, cũ nát,
4


kém chất lượng. Trong trường hợp bị bắt, bị tịch thu tang vật, chi phí cũng
khơng q lớn. Những cơng ty in có uy tín, nằm trong thành phố, thường
khơng dám in sách lậu. Vì khi in sách, bao giờ cũng phải trình giấy phép xuất
bản. Tuy nhiên cũng khơng loại trừ có những xưởng in tham tiền hay khơng
có việc làm liều nhận in sách lậu.
Và những người mua sách lậu sẽ là 73/116 (62,93%) học sinh, sinh
viên và những người chưa có việc làm. Chỉ có 11 trong số 116 người được
phỏng vấn có chức vụ từ cấp phó, trưởng phịng trở lên.
Như vậy ta thấy rõ, tiếp tay cho sách lậu, sách giả chủ yếu là sinh viên
và những người có thu nhập thấp. Những người đã đi làm, có thu nhập cao
thường tìm mua sách thật, sách xịn, sách có bản quyền. Những người mua
sách lậu cho biết họ có nhu cầu đọc sách, thậm chí đam mê sách. Tuy nhiên,
do số tiền có hạn nên họ ln tìm những nguồn sách rẻ nhất, chiết khấu cao
nhất để mua.
2. Thực trạng sách in lậu hiện nay ở Việt Nam

 Sách lậu tràn lan
“Phố sách” trên đường Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn (quận Cầu
Giấy, Hà Nội) vào mọi khung giờ đều luôn náo nhiệt với hoạt động của kẻ
mua, người bán các loại sách. Tại các con đường này, từ sách chính thống cho

đến vơ số các đầu sách lậu đều được bày la liệt, chiếm cả lối đi dành cho
người đi bộ. Các đầu sách ở đây vô cùng phong phú, từ tiểu thuyết, truyện
ngắn đến sách nghiên cứu, giáo khoa, truyện thiếu nhi...
Còn tại đường Láng (quận Đống Đa), đường Nguyễn Chí Thanh (quận
Ba Đình), cũng nhan nhản các chiếu sách lậu bán vỉa hè. Các chiếu sách lậu
này thường tấp nập vào buổi chiều tối, chủ yếu là để phục vụ những đối tượng
là sinh viên và người có thu nhập thấp trong giờ tan tầm. Ở đây, giá của mỗi
cuốn sách thì siêu rẻ. Trung bình cho mỗi cuốn sách là được giảm từ 20-30%.
Càng mua nhiều thì chiết khấu càng cao, thậm chí có khi lên tới 50%. Có điều
chất lượng của những cuốn sách này ra sao chỉ có “trời” mới biết...
5


Vừa qua, đồn cơng tác liên ngành về phịng, chống in lậu Trung ương
bất ngờ kiểm kho sách của Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn giáo dục Văn
Hiến (Hà Nội). Tại đây, đồn cơng tác đã phát hiện khoảng 50.000 cuốn sách
do công ty này in lậu, trong đó, số lượng nhiều nhất là sách của NXB Giáo
dục Việt Nam. Tuy nhiên, toàn bộ số sách này đều được dán tem nhái, tem
chống hàng giả của chính… NXB Giáo dục Việt Nam.
Trước đó, Cơng an TP Hà Nội cũng đã phát hiện một cơ sở in lậu, làm
giả hàng nghìn tấn sách và tem chống hàng giả mang tên NXB Giáo dục Việt
Nam. Các tên sách của NXB Giáo dục Việt Nam bị in lậu nhiều nhất, gồm:
sách Tiếng Anh 3, 4, 5 (bao gồm sách học sinh và sách bài tập); sách và vở
bài tập các môn học Làm văn, Vật lý của các lớp 6, 7, 8, 9; Bài tập cuối tuần
Toán 1, 2, 3, 4, 5; Tập bản đồ bài tập và bài tập thực hành Địa lý từ lớp 6 đến
lớp 12.
Ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc Cơng ty Văn hóa sáng tạo Trí Việt
(First News) cho biết, theo thống kê ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc, cứ 6 cuốn
sách bán chạy như “Đắc Nhân Tâm”, “Quẳng gánh lo đi và vui sống”, “Hạt
giống tâm hồn”... thì chỉ có 1 cuốn có bản quyền, cịn lại là “hàng nhái”. Mỗi

năm có 245 đầu sách trong số 300 đầu sách bán chạy của công ty bị in lậu và
bày bán công khai với số lượng lớn.
Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh mới đây, đội kiểm tra liên ngành văn hóa
- xã hội kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh sách số 35 Trần Nhân Tôn
(quận 5) do bà Nguyễn Thị Hồng Tươi đứng tên kinh doanh. Tại đây, đoàn
kiểm tra phát hiện hơn 1.000 cuốn sách thiếu nhi có nhan đề "Trạng Quỷnh"
khơng có nguồn gốc, chứng từ. Theo bà Hồng Tươi, số sách này do bà mua từ
các nguồn trôi nổi trên thị trường. "Trạng Quỷnh" là bộ truyện tranh do Nhà
xuất bản Ðồng Nai thực hiện và số sách bị bắt giữ là sách sao chép lậu, vi
phạm bản quyền. Cũng trong thời gian qua, Công ty sách Phương Nam đã gửi
cơng văn kêu cứu về tình trạng nhiều bộ sách của đơn vị bị vi phạm bản
quyền nghiêm trọng. Tiêu biểu như cuốn "Chuyện nghề của Thủy" do Công ty
6


sách Phương Nam liên kết với Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuối tháng
5-2013 đã bị in lậu và phát tán với số lượng lớn.
Trước đó, Cục An ninh thông tin truyền thông phối hợp với Nhà xuất
bản Giáo dục tại TP Hồ Chí Minh đã phát hiện, bắt quả tang cơ sở Trọng
Nhân (quận Tân Phú) đang đóng xén khoảng mười nghìn cuốn "Tiếng Anh 3 Tập một" in lậu sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 3.000 cuốn
"Family and Friends 3" in lậu sách của Nhà xuất bản Oxford. Tại hiệu sách
Việt Mỹ (quận Phú Nhuận), đoàn kiểm tra cũng phát hiện tại đây đã tổ chức in
lậu ba bộ truyện tranh là "Sakura", "Kim cương bạc" - Nhà xuất bản Văn hóa
- Thơng tin và "Hitman" - Nhà xuất bản Ðà Nẵng với tổng số lượng hơn 16
nghìn cuốn các loại...
Sách lậu lan tràn nhưng việc xử phạt các cơ sở in lậu mới chỉ bị xử phạt
hành chính từ 15 đến 30 triệu đồng/vụ việc. Số tiền này quá nhỏ so với lợi
nhuận mà giới in lậu sách thu được và không mang tính răn đe, ngăn cản. Vì
thế, các cơ sở in lậu không những không giảm bớt mà càng lúc càng ngang
nhiên, công khai thách thức dư luận. Trong giới làm sách, nhiều người truyền

tai nhau một câu chuyện… như đùa, ấy là khi bị phát hiện in lậu, một ông chủ
sách lậu đã ngang nhiên cho rằng mình không sai, thậm chí cịn góp phần
truyền bá văn hóa phẩm với giá cả cạnh tranh với các NXB. Thậm chí, có
NXB cịn gặp mặt các đầu mối làm sách lậu để “xin nương nhẹ” với sách của
NXB mình.
Một trường hợp in lậu rất lớn bị phát hiện gần đây là cơ sở Huy Thi in
lậu sách của First News. Tuy nhiên, khi bị bắt quả tang đang tổ chức in ấn
trên một vạn bản sách lậu nhiều ấn phẩm ăn khách của First News - Trí Việt,
cơ sở này cũng chỉ phải chịu xử phạt ở mức thu hồi và tiêu hủy số sách vi
phạm. Ðồng thời, với lý do số sách in lậu này chưa phát hành ra thị trường và
không gây thiệt hại cho First News nên đơn kiện của Cơng ty First News - Trí
Việt bị bác bỏ, đánh dấu sự thất bại đầu tiên và nặng nề nhất trong cuộc chiến
chống sách lậu.
7


Không chỉ bày bán công khai, nhiều bản sách lậu cịn được “đẩy giá”
cao hơn hẳn sách bản quyền. Đó là trường hợp cuốn “Sống như Tiểu Cường”
có giá 69.000 đồng, nhưng sách lậu đẩy lên 85.000 đồng; cuốn “Bí mật tư duy
triệu phú” có giá là 58.000 đồng nhưng sách lậu có giá 68.000 đồng, thậm chí
75.000 đồng/cuốn. Để giành lại thị phần trong lĩnh vực xuất bản, có đơn vị hạ
giá sách bằng với sách lậu để cạnh tranh. Tuy nhiên, đây không phải biện
pháp triệt để, bởi việc hạ giá sách quá thấp trong khi vẫn gánh nhiều chi phí
khiến cơng ty sách sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính.
Khơng chỉ ở vỉa hè, sách lậu còn tràn vào Hội chợ sách Quốc tế vừa
diễn ra tại Hà Nội. Những bản in lậu của “Búp sen xanh” (Sơn Tùng), “Thú
chơi sách” (Vương Hồng Sển), “Văn hóa Việt Nam” (Trần Quốc Vượng)…
từng gây xơn xao dư luận cũng đã vô tư lọt vào hội chợ và bày bán công khai
bên cạnh những cuốn sách có bản quyền.
In lậu và bn bán sách lậu đang trở nên nhức nhối và cấp bách hiện

nay, khi tình trạng này càng trở nên công khai, thách thức dư luận cũng như
các cơ quan chức năng. Trong khi việc xử phạt chưa đủ răn đe, thì có lẽ các
độc giả cần trang bị cho mình “màng lọc” để bài trừ sách lậu. Chỉ khi nào bạn
đọc nói khơng với sách lậu giá rẻ thì ngành xuất bản mới có thể giải quyết
tình trạng sách lậu một cách triệt để.

 Thủ đoạn và những chiêu trị in lậu sách
Có một hình thức phổ biến sách lậu khá hiệu quả hiện nay chính là
nhân bản sách bằng cách photocopy sách. Chính tầng lớp trí thức, sinh viên là
những người ưa chuộng và đi tiên phong, vơ tình dung túng cho phương pháp
lậu sách này. Nhộn nhịp nhất là phải kể đến khu vực ở cổng trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội. Đủ các kiểu hàng photocopy, chế bản, in ấn cả màu và
đen trắng.
Tâm lý chung của mọi người thường ham của rẻ, bản thân sách lại là
một loại hàng hóa đặc biệt. Giá trị của nó nằm ở thơng tin mà nó chứa đựng.
Vì thế, nhiều người cho rằng: chất lượng giấy kém đi một chút cũng không
8


sao, thơng tin trên đó vẫn thế mà giá lại rẻ hơn nhiều, tội gì mà khơng mua.
Nhưng thực tế có phải như vậy?
Những kẻ làm sách lậu chỉ việc scan và copy những cuốn sách thật,
sách xịn ra bán mà không hề trả tiền bản quyền cho tác giả. Nếu là sách mua
bản quyền từ nước ngồi, các cơng ty sách thì phải trả thêm tiền dịch, tiền
hiệu đính, mà nhiều khi những khoản tiền này khơng hề nhỏ.
Ngồi ra, những người làm sách giả, sách lậu không phải chi trả tiền
cho dịch giả, người hiệu đính, biên tập viên, nhân viên chế bản, họa sĩ trình
bày bìa… Rất nhiều khoản chi phí họ khơng hề mất.
Một thủ đoạn khác của các chủ đầu nậu, đó là chất lượng của sách lậu,
sách giả kém. Họ thường chọn loại giấy xấu hơn, mỏng hơn, kém chất lượng

hơn, khổ nhỏ hơn… Tất cả điều này nhằm làm giá thành cuốn sách thấp hơn.
Thủ đoạn tinh vi hơn nữa là chúng cho in bìa sách và ruột sách ở các
nơi khác nhau. Chúng thường hoạt động vào ban đêm và thường chọn những
xưởng in tư nhân nhỏ, manh mún, nằm xa khu vực trung tâm, với thiết bị máy
móc lạc hậu, cũ nát, kém chất lượng. Trong trường hợp bị bắt, bị tịch thu tang
vật, chi phí cũng khơng q lớn nhằm tối ưu cho công việc sản xuất sách lậu.
Khi in xong sách lậu thì chỉ cần trà trộn với sách thật, nên khó có thể
phân biệt được đâu là sách thật, đâu là sách giả. Để kích thích được nhu cầu
tiêu thụ thì các chủ đầu nậu chỉ cần chiết khấu với giá cực kỳ ưu đãi cho các
đầu mối 30-50%. Và cứ đà vậy, công việc sách lậu “ăn nên làm ra”, biến tình
trạng sách lậu thực sự trở thành vấn nạn.
- Hậu quả của sách lậu
Người mua sách giả bị thiệt hại vì chất lượng của giấy, của chữ, của nội
dung. Do kẻ làm lậu scan và copy mà không hiểu biết nên nội dung sách bị sai
nhiều, lỗi dày đặc. Có những lỗi rất vơ lý như tên sách là Sống như Tiểu
Cường nhưng chữ "như" trong sách thật được in nhỏ mà chúng không phát
hiện ra. Thế là sách “dởm’ có tên mớiSống Tiểu Cường (mất chữ “Như”). Nếu
vào trong sách thì sẽ thấy khủng khiếp. Nhiều khi mất trang, lắp nhầm tay
9


sách. Đã là làm lậu, in trộm, chúng không thể làm đàng hồng nên rất nhiều
chỗ có cảnh râu ơng nọ cắm cằm bà kia. Những cuốn sách lậu sẽ khơng thể
tồn tại lâu theo thời gian, vì chất lượng của sách không đảm bảo.
Chúng ta cũng biết rõ những kẻ làm sách lậu là kẻ cắp. Chúng ăn cắp
một loại tài sản cao quý và đáng trân trọng nhất - trí thức. Cá nhân tơi đã đi
đến gần 40 quốc gia và sống ở nước ngoài hơn chục năm nhưng hầu như chưa
thấy ở đâu có sách lậu. Có quần áo, giầy dép làm nhái nhưng chưa thấy ở đâu
có sách lậu bày bán. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có chính sách tịch thu
hàng lậu, hàng nhái và phạt cả những người dùng nó. Chúng ta cũng biết rất

rõ, những bạn đọc mua sách lậu, sách giả tức là tiếp tay cho trộm cắp, là dùng
hàng trộm cắp. Vơ hình trung, các bạn sinh viên, những nhà trí thức biến
mình thành người tiêu thụ hàng giả, làm mất đi nhân cách của chính mình.
Thiệt hại về phía các công ty sách và các nhà xuất bản nơi “sản xuất” ra
những cuốn sách thật thì đã rõ. Họ bị thiệt hại về kinh tế và uy tín. Họ bị coi
thường. Họ bỏ tiền ra mua bản quyền, dịch, hiệu đính, biên tập, trình bày và
cho ra đời những đứa con tâm huyết với bao cơng sức và trí tuệ. Và tự nhiên
họ bị cướp trắng trợn, bị hớt tay trên. Hơn nữa họ rất bất bình khi một tác
phẩm tuyệt diệu như vậy bị bóp méo, bị làm hạ giá trị nên rất đau xót.
Về phía tác giả, họ là những người chịu thiệt hại nặng nề. Chúng ta
được biết các tác giả được hưởng tiền bản quyền từ số sách bán được. Nếu
sách lậu lan tràn, công ty hay nhà xuất bản giữ bản quyền bán quyền cuốn
sách không bán được sách và như vậy tiền bản quyền cho tác giả sẽ giảm
đáng kể. Đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân làm cho các tác giả
nản lịng. Nếu những tác giả có uy tín, tài năng, tâm huyết không viết sách
nữa, chúng ta sẽ xuất bản những loại sách nào?
Nhiều tác giả sống bằng tiền bản quyền, giàu lên bằng tiền bản quyền.
Nếu sách lậu, sách giả cứ tràn lan, chắc tác giả chỉ có nước chết đói
3. Cơng tác quản lí nhà nước đối với vấn đề xuất bản hiện nay
- Đối với việc liên kết trong lĩnh vực xuất bản:
10


Luật xuất bản 2004 có quy định giám đốc nhà xuất bản tổ chức biên
tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo trước khi đưa in, ký duyệt xuất bản
phẩm liên kết trước khi phát hành, đồng thời bổ sung trách nhiệm của nhà
xuất bản, của cá nhân, tổ chức tham gia liên kết, thông qua việc đứng tên
trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với
xuất bản phẩm trước khi liên kết. Quy định này nhằm hạn chế những tiêu
cực trong lĩnh vực liên kết như: tạo ra những xuất bản phẩm có chứa đựng

nội dung xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.
Tuy nhiên, qua các vụ việc vi phạm pháp luật về sản xuất và tiêu thụ
sách giả, sách lậu bị phát hiện gần đây, chủ yếu do một số cơ sở phát hành
đứng sau để câu kết với nhà in thực hiện in lậu, in trái phép. “Xuất bản phẩm
(chủ yếu là sách) được xuất bản theo hình thức liên kết giữa các nhà xuất
bản với các cơ sở phát hành sách tư nhân hiện nay chiếm tỷ lệ rất lớn, thậm
chí tới hơn 90% tổng số sách xuất bản hằng năm tại một số nhà xuất bản.
Như vậy, có thể thấy rằng chủ thể chi phối hoạt động xuất bản, in và phát
hành hiện nay chính là các cơ sở phát hành tư nhân lớn (công ty, nhà sách).
Hoạt động liên kết này góp phần cho sự ra đời của nhiều cuốn sách và trong
đó có cả những cuốn sách có nội dung khơng tốt”
- Về tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với xuất
bản ở Việt Nam hiện nay
Sau khi Luật xuất bản được Quốc hội thông qua năm 2004, Chủ tịch
nước ký lệnh công bố, Luật Xuất bản đã được phổ biến rộng đến các đối
tượng điều chỉnh cũng như các tầng lớp nhân dân trong và ngồi nước. Cơng
tác tun truyền, phổ biến đã được thực hiện thường xuyên và phát huy được
hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc tổ chức thực hiện, thi hành Luật
Xuất bản trong toàn xã hội.Hoạt động xuất bản đã đi vào nề nếp, nâng cao
chất lượng và hiệu quả của xuất bản phẩm.
- Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật xuất bản
11


Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực xuất bản những
năm vừa qua đạt được một số kết quả đáng khích lệ.Qua thanh tra, kiểm tra đã
phát hiện và xử lý nhiều trường hợp nối bản, xuất bản không phép. Các loại
sách in lậu, sách vi phạm bản quyền vẫn bày bán công khai trên vỉa hè nhiều
tuyến phố và các điểm công cộng; một số loại vàng mã không được cấp giấy

xác nhận đăng ký in lưu hành trên thị trường. Một số trường hợp cá nhân, tổ
chức nhập khẩu tài liệu không kinh doanh, không tiến hành kiểm tra nội dung
trước khi phát hành.
Để bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời, chính xác những hành vi vi
phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong hoạt động xuất bản, Luật xuất bản 2004 quy định: cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép
xuất bản, tác giả cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại, khởi kiện về dân
sự hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố về hình sự khi xuất
bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong thời gian qua, hoạt động thực hiện pháp luật xuất bản và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản đã đạt được những thành tựu rất đáng
khích lệ, giúp cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng, đáp ứng
đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, mở rộng giao lưu văn hóa
với các nước. Tuy nhiên, nhiều sai phạm hiện nay xuất phát từ việc Luật Xuất
bản 2004 quy định thiếu chặt chẽ, thị trường xuất bản hiện nay rơi vào tình
trạng sách tốt khơng nhiều, sách kém chất lượng thì tràn lan. Nhà xuất bản
thành lập ra nhiều nhưng không chú trọng khâu kiểm soát dẫn tới nội dung ấn
phẩm kém…
- Chế tài xử lí q nhẹ
Tình trạng các đối tượng sử dụng quyết định xuất bản đã hết hiệu lực
hoặc lách luật bằng cách sử dụng quyết định xuất bản của NXB nhưng không
ghi rõ cơ sở in để photo thành nhiều bản để in ở nhiều cơ sở in. Nếu bị kiểm
12


tra thì họ nói dối rằng người giữ bản chính đi vắng để có thời gian hợp thức
hóa giấy tờ. Thậm chí, đối tượng cịn dùng máy photo siêu tốc để in lậu, chụp
hoặc scan nguyên bản những cuốn nhạy cảm về chính trị hoặc giáo trình của

một số trường đại học. Cá biệt có một số trường hợp giả mạo cả NXB để tổ
chức in.
Không công khai như trước, thủ đoạn của các đối tượng in lậu hiện đã
tinh vi hơn rất nhiều như: tổ chức in vào các ngày nghỉ, ngày lễ; một số cơ sở
in núp bóng dưới danh nghĩa các công ty khác; đặt ở các vị trí kín đáo, xa
trung tâm. Cá biệt, một số đối tượng còn thuê trụ sở của các đơn vị trong lực
lượng vũ trang gây khó khăn cho kiểm tra, phát hiện; các đối tượng còn chia
nhỏ thành nhiều khâu như tổ chức in bìa, ruột và gia cơng ở các nơi khác
nhau, sau đó mới thu gom đưa ra thị trường. Vì thế, có những vụ cơ quan
thanh tra, kiểm tra vào cuộc thì chỉ thu giữ được một trong số các sản phẩm.
Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về “Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản” của Chính phủ dù được
sửa đổi, bổ sung nhiều lần thì mức xử phạt hành chính tối đa đối với hành vi
in lậu cũng chỉ dừng lại ở mức 100 triệu đồng; Điều 271 BLHS quy định “Tội
vi phạm các quy định về xuất bản phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm
thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác” mức phạt tù cao nhất cũng
chỉ từ 3 tháng đến 1 năm) không đủ sức răn đe.
Một mối lo ngại cho công tác thanh kiểm tra tại nhiều địa phương khi
việc phát hiện, xử lý in lậu, in giả so với tình trạng in lậu tiếp tục có nhiều dấu
hiệu, diễn biến phức tạp, nhất là các địa bàn nóng về in lậu, vẫn còn chưa
cương quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm mà chủ yếu chỉ nhắc nhở,
chấn chỉnh thể hiện ở việc số vụ phát hiện chưa nhiều so với thực tế hoặc mức
phạt chưa ngang với thực tế. Ngoài ra, một số đội liên ngành được thành lập
nhưng chưa được địa phương cấp kinh phí hoạt động hoặc phải sử dụng kinh
phí khốn của Sở Thơng tin và Truyền thông dẫn đến hoạt động cầm chừng,
thiếu hiệu quả.
13


4. Một số đề xuất giải pháp chống sách in lậu hiện nay

Có nhiều biện pháp để chống lại nạn sách lậu sách giả, cần sự phối hợp
của tất cả ban ngành.
Thứ nhất: Các cơ quan chức năng cần áp dụng điều khoản bổ sung là
thu hồi tang vật. Nên truy tận gốc kẻ làm sách lậu. Nên bắt và tịch thu tang
vật là những máy in. Nếu máy in bị tịch thu sẽ đủ sức răn đe, chứ hiện nay
chúng ta mới chỉ tịch thu sách và phạt ít tiền, những kẻ hám lợi bất chấp việc
phá hoại nền tri thức nước nhà vẫn cứ tiếp tục làm lậu làm giả sách.
Các cơ quan truyền thơng, báo chí cần đăng tải nhiều hơn các bài viết
về văn hóa đọc, về sách lậu, sách giả, về hậu quả của việc sử dụng sách giả.
Như vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ý thức bạn đọc sẽ tốt hơn và
nạn sách lậu sách giả sẽ giảm để đi đến triệt tiêu. Một thực tế là nếu ta so sánh
2 thành phố lớn là HN và TP HCM thì ở TP HCM hầu như khơng có các sạp
sách vỉa hè, ít cửa hàng bán sách lậu, sách giả. Người dân nơi đây thường tìm
đến các nhà sách đàng hồng để mua sách.
Cũng cần phải đề nghị nhà nước thay đổi cách ứng xử với sách lậu.
Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ sách giả sách lậu vẫn mới chỉ dừng ở hình
thức xử phạt hành chính. Tuy nhiên vì sách là tri thức và ảnh hưởng đến tinh
thần và dân trí của một quốc gia nên chúng ta cần phải thay đổi để hành vi in
và phát hành sách giả nằm trong bộ luật hình sự, có như vậy thì hình phạt mới
đủ sức răn đe.
Cuối cùng, các công ty sách, các nhà xuất bản nghiêm túc cần ngồi lại
với nhau và phối hợp ra quân chống sách giả sách lậu. Trong lúc đợi nhà nước
và các cơ quan chức năng có những biện pháp quyết liệt hơn, chính các nhà
xuất bản và các cơng ty sách cần bảo vệ mình. Bảo vệ mình tức bảo vệ các tác
giả, các đối tác và bạn đọc.
Thứ hai: nnag cao khung hình phạt. Nhằm làm lành mạnh hố thị
trường sách, ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nạn in lậu sách cần phải có những
biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, triệt để và đồng bộ. Trước sự hoành hành
14



ngày càng nghiêm trọng của nạn in lậu cần phải nâng cao khung hình phạt,
mức xử lý.
Có thể sử dụng các biện pháp mạnh, kiên quyết như: tịch thu, tiêu huỷ
phương tiện in ấn, làm sách lậu, đóng cửa, cấm hành nghề, truy thu tiền bản
quyền đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm. Các cơ quan chức năng cần có
sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên thanh, kiểm tra các cơ sở in và
các nhà sách. Nếu phát hiện vi phạm, cần có sự thống nhất cao độ trong trong
việc xử lý của các ngành chức năng, tránh tình trạng lực lượng cơng an bắt
nhưng tồ án chỉ xử nhẹ, chủ yếu là phạt hành chính, lực lượng quản lý thị
trường đứng ngồi cuộc vì khơng coi đây là hàng giả.
Đối với sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho việc học tập của
học sinh, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phải tìm cách đẩy lùi nạn sách lậu
bằng việc nâng cao chất lượng sách và giảm giá bán. Với sách giáo khoa, khi
in với số lượng lớn có nghĩa là lợi nhuận thu được không nhỏ. Nếu giảm giá
bán đến mức nhà xuất bản vẫn có lời mà các cơ sở in lậu khơng thu lời được
thì đương nhiên phải “giải nghệ”.
Việc phát hành sách giáo khoa cũng cần được tổ chức chặt chẽ, tăng
cường tiếp cận, phát hành đến tận tay học sinh. Được biết, vừa qua Bộ Thông
tin và Truyền thông vừa đưa ra đề xuất trong thời gian tới, mỗi cuốn sách in
lậu sẽ bị các ngành chức năng xử lý theo cả 3 tội danh: vi phạm luật xuất bản
với mức phạt cao nhất là 30 triệu đồng; vi phạm luật sở hữu trí tuệ với mức
xử phạt cao nhất là 100 triệu đồng và vi phạm tội làm hàng giả thuộc Bộ luật
Hình sự.
Trong khi chờ đợi những chế tài mạnh được áp dụng trong thực tế,
người tiêu dùng cũng cần chung sức trong cuộc chiến với nạn sách in lậu bằng
cách phát hiện, tẩy chay. “Nói khơng” với sách in lậu cũng là cách để bảo vệ
quyền lợi của chính mình.
Thứ ba, tiếp tục hồn thiện cơng tác xây dựng pháp luật xuất bản
Đối với việc hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật về hoạt động xuất

bản cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò to lớn của hoạt động xây dựng pháp
15


luật trong quan lí nhà nươc (QLNN) về xuất bản. Từ đó, cần sự đầu tư phù
hợp vào việc phát triển đội ngũ cán bộ, đổi mới tổ chức và hoạt động xây
dựng các văn bản pháp luật xuất bản.
Cần quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực xuất bản
phẩm. Cần hoàn thiện các điều khoản quy định về điều kiện được thành lập,
tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng giám
đốc/giám đốc, tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của phát hành viên…cần
được điều chỉnh trong Luật Xuất bản.
Trong quá trình xây dựng pháp luật xuất bản cần quan tâm đến hiệu quả
và hiệu lực của pháp luật ban hành, nhờ đó có những điều chỉnh kịp thời, sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật
xuất bản ln có hiệu lực tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển phù hợp với mục
tiêu đặt ra.Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh, việc điều
chỉnh và quản lý sao cho phù hợp về xuất bản phẩm điện tử là một vấn đề lớn
cần quan tâm đúng mức.Bởi vì với xu thế hiện nay, hoạt động xuất bản xuất
bản phẩm điện tử đã xuất hiện và ngày một trở thành xu thế tất yếu. Các xuất
bản phẩm điện tử đã xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng (trên Internet,
điện thoại di động, máy tính bảng, ...). Trong khi đó, Luật Xuất bản hiện hành
mới chỉ đề cập đến việc xuất bản xuất bản phẩm trên mạng Internet chỉ với
một điều trong luật. Do đó, cần được sửa đổi, bổ sung để khắc phục hạn chế
và cập nhật điều chỉnh trong việc quản lý hoạt động xuất bản mới này khi
công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh.
Luật xuất bản được ban hành phải bao hàm được những nội dung cụ thể
trong hoạt động xuất bản, hạn chế tối đa những nội dung cần phải có văn bản
hướng dẫn thi hành. Đối với những vấn đề cần văn bản hướng dẫn thi hành,
phải được ban hành kịp thời, thường xuyên sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tốt

nhu cầu QLNN về xuất bản.
Thứ tư, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm
trong lĩnh vực xuất bản
16


Củng cố, tăng cường các lực lượng thanh tra chuyên ngành, nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện làm việc; tăng cường ngân sách để làm
tốt công tác quản lý hoạt động xuất bản; loại trừ những kẻ tiếp tay, dung túng,
bao che cho những hoạt động trái phép.
Ngành cơng an, văn hóa phối hợp với ngành kiểm sốt, tịa án đẩy
nhanh q trình điều tra, truy tố, xét xử kịp thời tội phạm xuất bản; kịp thời
thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, ngăn chặn các
hành vi sai phạm trong hoạt động xuất bản.
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Những tồn tại của công tác QLNN bằng pháp luật về xuất bản có một
phần khơng nhỏ do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa tốt. Hiện nay
cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên nhiều phương diện, bằng nhiều phương
pháp, với nhiều đối tượng khác nhau, để mọi người, mọi tổ chức chấp hành tốt
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xuất bản.

17


LỜI KẾT
Chúng ta cũng có thể thấy, việc sách lậu vẫn phát triển và sống tốt trên
thị trường một phần cũng là do độc giả nhiều lúc chưa phân biệt được sự khác
biệt. Ngoài những độc giả thường xuyên đi nhà sách, có một bộ phận khơng
nhỏ các độc giả hay mua sách theo kiểu “gặp đâu mua đó” và tình trạng này
rất dễ đến việc độc giả có thể mua phải sách lậu mà khơng biết.

Để đối phó với vấn đề này, cách đây khoảng hai năm, Đinh Tị đã phải
thiết kế một loạt tờ rơi trong đó hướng dẫn rất kỹ cách nhận biết và phân biệt
sách thật, sách giả bên cạnh đó cịn kêu gọi độc giả chống lại sách lậu bằng
cách ủng hộ sách thật. Mỗi tờ rơi được thiết kế dễ hiểu và đẹp mắt rồi kẹp vào
mỗi cuốn sách của Đinh Tị khi phát hành.
Ngoài ra, việc in sách bằng chất liệu giấy tốt nhất, gia cơng bìa với
nhiều chi tiết, tỉ mỉ, cần công nghệ cao hay tặng kèm nhiều quà tặng khác
nhau khi phát hành sách cũng là một trong những cách để độc giả thấy được
sự khác biệt giữa sách giả và sách thật" - bà Trần Hải Ngọc, Phó GĐ Cơng ty
Sách Đinh Tỵ chia sẻ.
Nhìn chung, cuộc chiến với sách giả sách lậu bao giờ cũng là cuộc
chiến khó khăn, tinh vi, mất thời gian hơn và tốn kém hơn. Cuộc chiến với
nạn sách lậu còn lâu dài và gian nan.
Khi mà các đơn vị, cơ sở làm sách lậu cịn mờ mắt vì lợi nhuận khổng
lồ từ hành vi trái pháp luật này trong khi chế tài xử lý của pháp luật cịn hạn
chế, thì ngồi nỗ lực tự thân của các đơn vị xuất bản chân chính, còn cần hơn
sự kết hợp chặt chẽ với 2 nhân tố quan trọng khác là các cơ quan chức năng
và độc giả.
Ngoài sự hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả, triệt để về pháp luật của cơ quan
chức năng (quản lý chặt chẽ việc đăng ký xuất bản, chỉ cấp giấy đăng ký xuất
bản khi đơn vị xuất bản cung cấp được đầy đủ tài liệu/văn bản hợp pháp
chứng mình nguồn gốc và quyền hợp pháp trong in ấn, phát hành bản thảo; có
18


cơ quan hành pháp xử lý triệt để các đơn vị/cơ sở/cá nhân vi phạm…), nhân
tố quyết định sự thành bại trong “trận chiến” cam go này chính là độc giả những người bỏ tiền mua sách.
Chỉ khi người đọc có kiến thức nhận biết sách thật - sách lậu và ý thức
được việc được việc mua và đọc sách thật là hành vi văn hóa và tơn trọng
pháp luật và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình khi mua sản phẩm đảm bảo

chất lượng, nạn sách lậu mới khơng cịn

19


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
1. Thế nào là sách lậu......................................................................................2
2. Thực trạng sách in lậu hiện nay ở Việt Nam...............................................4
3. Cơng tác quản lí nhà nước đối với vấn đề xuất bản hiện nay.....................9
4. Một số đề xuất giải pháp chống sách in lậu hiện nay...............................13
LỜI KẾT........................................................................................................17

20



×