Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận triết giải phóng con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.32 KB, 6 trang )

II- GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
1. ĐỊNH NGHĨA GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
Theo quan niệm tơn giáo, giải phóng con người là giải thoát họ khỏi bể khổ cuộc đời để
tới cõi niết bàn hoặc tới Thiên đường ở một kiếp sau. Một vài học thuyết triết học duy vật
đã đề xuất những cách thức giải phóng con ở các lĩnh vực đời sống xã hội như: pháp luật,
chính trị, đạo đức. C. Mác sinh ra và lớn lên khi phong trào giải phóng con người và xã
hội đang phát triển và địi hỏi phải có một cơ sở nền tảng lý luận dẫn đường. Bằng sự
minh mẫn, sáng suốt của một nhà bác học lỗi lạc; C. Mác đã trở thành ngọn đèn dẫn
đường, đặt ra nền móng đầu tiên cho phong trào giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Khác với những học thuyết trước đó, Triết học Mác-Lênin quan niệm rằng giải phóng con
người chính là đưa con người thốt khỏi sự tha hố, nói cách khác là thốt khỏi sự áp bức
bóc lột trong q trình lao động. Giải phóng con người là mục đích tự thân của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Giải phóng con người, phát triển con người toàn diện cùng với
phát triển lực lượng sản xuất,phát triển “nền sản xuất xã hội” vì sự phồn vinh của xã hội,
vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội và cho cả
cộng đồng xã hội là “phương hướng duy nhất” để không chỉ “làm tăng thêm nền sản xuất
xã hội”, mà còn để “sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” và hơn nữa, còn là
“một trong những biện pháp mạnh nhất” để cải biến xã hội hiện tồn, đưa cả cộng đồng
nhân loại đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
2. QUÁ TRÌNH GIẢI PHĨNG CON NGƯỜI
a. Vĩnh viễn giải phóng tồn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức
Đây là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi về con người của các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác - Lênin. Theo C. Mác, xã hội tư bản là một bước tiến trong lịch sử phát triển
của loài người, là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải
phóng xã hội giải phóng con người. Nhưng trong khn khổ của chủ nghĩa tư bản, khi mà
tư liệu sản xuất chủ yếu cịn nằm trong tay giai cấp tư sản thì con người chưa thực sự
được giải phóng về chính trị, cũng chưa được giải phóng về kinh tế, văn hóa. Vấn đề giải
phóng con người đã được các nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội dung lý luận và
trên nhiều phương diện khác nhau.
- Nội dung quan trọng hàng đầu là đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhằm mục


đích giải phóng con người trên phương diện chính trị. Học thuyết Mác-Lênin đã khẳng
định đúng đắn về vai trò con người: là lực lượng làm nên lịch sử, là những người cải tạo
và biến đổi thế giới. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã vạch trần bản chất thật sự của giai cấp tư sản: “đã đem lại sự bóc lột cơng
nhiên, vơ sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng sự ảo tưởng tôn
giáo và chính trị”; đồng thời cũng chỉ rõ được nhiệm vụ, sứ mệnh lịch sử mang tầm thế
giới của giai cấp cơng nhân: “giai cấp vơ sản chỉ có thể tự giải phóng mình nếu đồng thời
và vĩnh viễn giải phóng cho tồn xã hội”. Do đó, chính giai cấp vơ sản sẽ là những người
đứng lên đấu tranh, thực hiện một cuộc cách mạng xã hội nhằm xoá bỏ chế độ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và thiết lập nên một nền chun chính vơ sản với chế độ sở


hữu mới phù hợp hơn-chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Nếu khơng xóa bỏ chế độ tư
hữu tư sản thì đại đa số nhân dân lao động sẽ khơng có sở hữu, và nếu vậy thì tình trạng
con người chịu sự lệ thuộc vào người khác vẫn còn tồn tại. C.Mác cũng từng khẳng
định: “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm
xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nơ dịch lao
động của người khác".
- Ngồi ra nội dung có ý nghĩa then chốt là tìm cách khắc phục sự tha hoá của con người
và lao động của họ, để biến hoạt động lao động sáng tạo vốn bị tha hoá dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa trở thành hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác của con người; trở thành
chức năng thực sự của con người trong điều kiện đời sống xã hội mới. Khi xây dựng quan
niệm về con người, Triết học Mác-Lênin đã giải đáp một cách duy vật về con người, bản
chất của con người, vị trí, vai trị của con người trong lịch sử của nhân loại. Những quan
niệm ấy không chỉ nhằm mục đích xây dựng lý luận về con người mà cịn nhằm giải
phóng con người - xóa bỏ sự bóc lột, xóa bỏ sự tha hóa để con người quay về với bản
thân chính mình, phát triển thành một cá thể tốt đẹp hơn.
“Xã hội khơng thể nào giải phóng cho mình được, nếu khơng giải phóng cho mỗi cá nhân
riêng biệt”. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, việc giải
phóng những con người cụ thể là để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến

tới giải phóng tồn thể nhân loại. Việc giải phóng con người được quan niệm toàn diện,
đầy đủ ở tất cả các phương diện của con người, xã hội. Và mục tiêu cuối cùng trong tư
tưởng giải phóng con người của Triết học Mác – Lênin là giải phóng con người trên tất cả
các phương diện và nội dung: con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc,
con người nhân loại, ...
b. Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã quan niệm rằng “Xã hội không thể nào
giải phóng cho mình được, nếu khơng giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”, điều này
dẫn đến “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người”.
- Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân với giai cấp, giữa dân
tộc và nhân loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thủ tiêu đồng nghĩa với việc lao động khơng cịn bị tha
hóa và con người được giải phóng, xã hội trở thành sự liên hiệp của các cá nhân, con
người bắt đầu được phát triển tự do. Điều đó đồng thời cũng có nghĩa là sự phát triển tự
do của mọi người, sự phát triển của xã hội là tiền đề cho sự phát triển của mỗi cá nhân
trong đó.
- Sự phát triển tự do của mỗi người chỉ có thể đạt được khi con người thốt khỏi sự tha
hóa, thốt khỏi sự nơ dịch do chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất bị thủ tiêu triệt để, khi sự
khác biệt giữa thành thị và nơng thơn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay khơng
cịn, khi con người khơng cịn bị trói buộc bởi sự phân cơng lao động xã hội.
- Lý luận này ngày càng được khẳng định tính đúng đắn, tính khoa học của nó trong bối


cảnh hiện nay và lý luận này hiện nay vẫn tiếp tục là “kim chỉ nam” cho hành động, cho
nền tảng lý luận trong việc nghiên cứu, giải phóng và phát triển con người trong hiện
thực ở các nước tiến bộ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam ta nói riêng. Theo định
hướng xã hội lấy giải phóng con người và phát triển con người toàn diện làm mục tiêu,
làm phương tiện và động lực phát triển đã được thực tiễn lịch sử nhân loại khẳng định.

Trong thời đại ngày nay, dù xã hội phát triển theo hướng nào thì mọi định hướng phát
triển của nó vẫn phải hướng tới việc xây dựng một xã hội hài hòa, gắn kết tăng trưởng
kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hướng tới giá trị nhân đạo và ý nghĩa
nhân văn là giải phóng và phát triển con người và lấy đó làm cơ sở, làm nền tảng cho một
sự phát triển bền vững - phát triển khơng chỉ vì thế hệ chúng ta hơm nay, mà cịn vì sự
sinh tồn và cơ hội phát triển cho các thế hệ mai sau.
Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, giải phóng xã
hội. Từng bước giải phóng con người trong cuộc sống thực tế, trong đó cốt lõi là sự phát
triển tự do của mỗi con người, đó chính là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người. Sự tự do cho con người được quyền lao động, được hưởng thành quả lao động một
cách công bằng, được phân chia đồng đều về mặt vật chất lẫn tinh thần, có quyền tham
gia vào các cơng việc của xã hội, được phát triển một cách tự do, được thực hiện những
quyền cơ bản nhất... Ngồi ra thì tự do trong xã hội chủ nghĩa không chỉ dừng lại ở các
quyền mà cá nhân được hưởng mà còn được thể hiện ở các trách nhiệm, nghĩa vụ mà cá
nhân phải thực hiện.
3. KẾT LUẬN
Có thể khẳng định học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, giải phóng
nhân loại chính là cái đã cùng với luận điểm của chính C. Mác về sứ mệnh cao cả của
triết học - khơng chỉ “giải thích thế giới”, mà cịn phải “cải tạo thế giới” bằng cách mạng
và quan niệm duy vật về lịch sử với nội dung cốt lõi là lý luận hình thái kinh tế - xã hội
mà ông là người đầu tiên phát hiện ra đã làm nên một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử
tư tưởng triết học nhân loại và mang lại cho triết học Mác vinh quang tột đỉnh của một
học thuyết cách mạng triệt để và khoa học thật sự. Chính vì lẽ đó mà V.I. Lê-nin khẳng
định: Học thuyết của C. Mác là “học thuyết vạn năng”, “học thuyết chính xác”, “học
thuyết hoàn bị và chặt chẽ”, đã cung cấp cho chúng ta “một thế giới quan hoàn chỉnh” để
nhận thức và cải tạo thế giới; rằng, “triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật” và
quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác là “thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng
khoa học”. Trong thời đại ngày nay - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, học thuyết của
C. Mác là học thuyết cách mạng nhất, khoa học nhất, và với tư cách đó, nó cung cấp cho
nhân loại tiến bộ và nhất là cho giai cấp cơng nhân tồn thế giới một công cụ nhận thức

vĩ đại để cải tạo và xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa.
III- VẬN DỤNG: LIÊN HỆ
Từ các học thuyết của Mác về con người và giải phóng con người phát triển con người
toàn diện chúng ta đã vận dụng và phát triển chúng một cách sáng tạo. “Con người là vốn
quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất”, điều này đã
nhiều lần được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định ngay từ những ngày đầu tiến hành
sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta. Khi đất nước ta bước vào thời thời kỳ


đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu và trung
tâm đó chính là chăm lo hạnh phúc của mọi người, mọi nhà vì mục tiêu phát triển con
người, vì một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) , Đảng ta đã
khẳng định: “Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người
trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa
đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và
cộng đồng xã hội”.
Hơn 30 năm từ khi Việt Nam bước vào con đường đổi mới, cho tới nay nước ta mới chỉ
thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển để trở thành một trong những nhóm nước
đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhưng muốn hướng tới mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, thậm chí là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu
sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” - cách mạng con người, vì con người và
do con người thì phương hướng tối ưu và phù hợp nhất là “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo
học thuyết Mác: “Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn
hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, tức là không đặt việc phát triển
kinh tế sau việc phát triển con người. Trong quá khứ, Việt Nam đã phạm sai lầm vì muốn
nhanh chóng thốt khỏi tình trạng nước nghèo nên đã ưu tiên phát triển nền kinh tế. Để
tránh việc lặp lại sai lầm đó, việc phát triển kinh tế phải được xuất phát từ tinh thần nhân

đạo và chủ nghĩa nhân văn, phù hợp với đời sống xã hội, tạo được sự cân đối, hài hịa
giữa tăng trưởng kinh tế và mơi trường sống an toàn, lành mạnh.
Vấn đề bồi dưỡng và phát huy một cách hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố căn bản quyết
định đến sự phát triển của xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Với thực
tiễn xã hội và bối cảnh thế giới hiện tại, Việt Nam cần một phương pháp đột phá vừa rút
ngắn được thời gian vừa đẩy mạnh được q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Việc phát triển khoa học và đào tạo nền giáo dục phải được gắn liền với sự kế thừa
và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên mọi kế hoạch xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời. Hướng tới
mục tiêu là sự phát triển về trí tuệ, về đời sống, về hạnh phúc và tự do của mỗi người,
mỗi nhà và cả cộng đồng.
Đi theo tư tưởng và đường lối của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy
việc chăm lo cho hạnh phúc của con người làm mục tiêu phấn đấu cao nhất trong toàn bộ
sự nghiệp cách mạng. Đây là luận điểm then chốt đã trở thành phương hướng quyết định
mọi hoạt động của Đảng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh - “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng người”, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại
cho dân, ta phải hết sức tránh”. Với tư cách là đảng cầm quyền, mọi chủ trương, đường
lối của Đảng đều hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam tồn diện “Chính
sách xã hội đúng đắn, cơng bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng
lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vì cơng cuộc và
sự nghiệp đổi mới tồn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Ngày nay, khi nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa thì những quan
niệm về tha hố cũng như giải phóng con người đang được vận dụng và sáng tạo theo
một cách sâu sắc nhất. Những quan niệm cổ hữu, cực đoan vẫn còn đang tồn tại và
thống trị một phần tư tưởng, suy nghĩ của thế hệ ngày nay. Nhưng thông qua các biện
pháp mà cụ thể như là giáo dục, những học sinh, sinh viên, những mầm non tương lai,
những chủ nhân sắp tới của đất nước đã được tiếp thu những quan điểm, kiến thức đó.
Chúng ta được giáo dục về những biểu hiện của tha hố, những tác động của nó lên con

người, từ đó phải cố gắng phấn đấu, tự giải phóng bản thân, phát triển bản thân thành
một phiên bản tốt hơn phiên bản cũ. Trong quá trình vận động phát triển của xã hội thì
nó ln hướng tới một xã hội hài hồ, cơng bằng, khơng cịn những tranh chấp, bất hồ,
khơng cịn sự tha hố. Ý nghĩa cốt lõi và giá trị nhân đạo của điều đó chính là giải phóng
con người, phát triển con người, hướng con người tới một tương lai tươi sáng, một sự
phát triển bền vững.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Giáo trình triết học Mác Lênin

2.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd.

Tài liệu Online
3. Link: />4. Link: HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHĨNG CON NGƯỜI
(maivangmuadong.blogspot.com)
5. Link: Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (lyluanchinhtrivatruyenthong.vn)
6. />


×