Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo của Sir Alex Fegurson

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.51 KB, 20 trang )

Phân tích phong cách lãnh đạo của Sir Alex Ferguson


Với Sir Alex Ferguson, ông không chỉ là một huấn luyện viên mà còn là một
nhà quản lý thật sự tại MU, đơn cử là đã có rất nhiều ngơi sao đến rồi đi, trải qua vô số
vinh quang và cũng khơng ít lần nhận lấy thất bại, nhưng Fergie vẫn ở đó trong hơn 2
thập kỷ thành cơng nhất lịch sử câu lạc bộ. Ngày Sir Alex rời ghế chỉ đạo tại MU cũng
chính là ngày khép lại một kỉ nguyên hào hùng vì di sản mà Sir Alex để lại quá lớn và
có thể chẳng bao giờ MU có thể tìm được một HLV kế thừa được di sản vĩ đại đó. Nói
đến Sir Alex là nhắc đến biệt danh “máy sấy tóc” huyền thoại, bởi tính cách thẳng
thắng sẵn sàng thét vào mặt những cầu thủ không vừa ý ơng. Bởi lẽ với Sir Alex thì
khơng một ngôi sao nào được phép lớn hơn câu lạc bộ. Đấy cũng chính là điểm nổi
bậc nhất trong phong cách lãnh đạo chuyên quyền của Sir Alex Ferguson trong suốt 27
năm tại vị tại “Nhà hát của những giấc mơ”


Đặc quyền là người tự đưa ra mọi quyết định từ chuyển nhượng đến chiến
thuật. Trong giai đoạn đầu dẫn dắt MU, khi đó câu lạc bộ chỉ cịn là cái bóng của chính
mình khi hàng loạt cầu thủ thiếu động lực chiến đấu, tối ngày quanh quẩn cùng ma
men. Alex Ferguson nhanh chóng bắt tay vào cơng cuộc tái thiết “Quỷ đỏ”. Ơng nhanh
chóng xác lập quyền uy tại sân Old Trafford. Biệt danh nổi tiếng “Máy sấy tóc” cũng
từ quãng thời gian này mà ra. Mark Hughes là người đầu tiên gọi Alex Ferguson với
biệt danh này sau khi chứng kiến cảnh ông hét vào mặt các cầu thủ, khiến tóc của họ
bay ngược hết về đằng sau như đang sấy tóc, từ trận này qua trận khác.


Hai cuộc “cách mạng” mà Alex Ferguson tạo ra tại sân Old Trafford trong giai
đoạn này là bài trừ văn hóa nhậu và xây dựng hệ thống đào tạo trẻ. Bộ ba “bợm nhậu”
gồm Robson, Whiteside và McGrath không tan rã nhanh như tất cả tưởng tượng. Nhà
cầm quân người Scotland tạo cơ hội cho cả ba. Chỉ tới khi tất cả các phương án đều
không cho ra sự hiệu quả, Alex Ferguson mới chấp nhận bán đi hai ngôi sao nhậu nhẹt


này. Bryan Robson, đội trưởng của Quỷ đỏ lẫn ĐT Anh khi đó, là người duy nhất được
giữ lại, và làm bản lề cho một thế hệ Man United mới, với điều kiện phải kiềm chế
nhậu nhẹt. Trong khâu đào tạo trẻ, Alex Ferguson nâng số tuyển trạch viên từ 4 lên
thành 22 người,nâng cấp trung tâm đào tạo trẻ ở Old Trafford, mở thêm hai trung tâm
mới. Quyết định này, đã trở thành một trong những quyết định sáng suốt nhất trong 27
năm Sir Alex tại vị tại sân Old Trafford.


Nhưng những năm đầu ấy đã có lúc chứng kiến làn sóng phản đối nhà cầm
quân người Scotland gia tăng tới mức không thể cản lại. Bất chấp việc về nhì sau
Liverpool ở mùa giải 1987/1988, nhưng mùa giải sau Quỷ đỏ lại rơi xuống vị trí thứ
11. Những CĐV mất dần kiên nhẫn ở mùa giải 1989/90, nhất là khi M.U thua kình
địch cùng thành phố Man City 1-5. “Biết điều thì từ chức ngay”, “Ba năm rồi, tồn là
rác rưởi”, “Fergie cút đi!”. Huyền thoại George Best còn tuyên bố sẽ không tới Old
Trafford xem M.U đá nữa.


Sau này, Sir Alex thừa nhận “Thật tình lúc đó tơi chỉ muốn đút đầu vào bếp lị.
Mà nếu làm thật, sẽ khơng ít người tình nguyện vặn ga hộ”. BLĐ khi đó vẫn tin tưởng
ơng sau khi chứng kiến những bước chuyển mình của CÂU LẠC BỘ ở cơng tác đào
tạo trẻ. Nhưng sức ép tới từ các CĐV là quá lớn. Man United cần một danh hiệu hòng
trấn an tất cả. Thật may mắn, cuối mùa giải “Quỷ đỏ” giành cúp FA sau khi vượt qua
Crystal Palace trong hai lượt trận chung kết. Danh hiệu này đã hạ nhiệt những cái đầu
nóng khi ở giải quốc nội, Man United chỉ về thứ… 13. Nhưng danh hiệu ấy đã mở ra
thời gian vinh quang lớn nhất trong lịch sử Quỷ đỏ.


Một trong những quyết định nổi tiếng nhất của Sir Alex là vẫn giữ lại Eric
Cantona sau vụ scandal đá vào cổ động viên năm 1995, với cá tình nóng nảy của
mình Cantona đã khơng giữ được bình tĩnh khi bị một cổ động viên xúc phạm. Sau vụ

việc đó Sir Alex đã đối mặt với vô số áp lực đòi cấm Cantona thi đấu vĩnh viễn và
truật xuất khỏi nước Anh. Nhưng Sir Alex đã không làm thế, ông nhận thấy được tài
năng của Cantona và giữ ông lại câu lạc bộ đồng thời đã mềm mỏng thu phục tính
cách ngang tàn của cầu thủ này. Kết quả là mùa giải sau đó Cantona đã tỏa sáng rực rỡ
mang về chức vô địch quốc nội cho MU.


Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi cái tôi cá nhân cũng được xoa diệu và đặt
câu lạc bộ lên trên hết. Sự kiện “chiếc giày bay” đã cho thấy cá tính mạnh mẽ của Sir
Alex trong việc quyết định chia tay một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất của đội chỉ
vì nhận thấy cậu ta khơng tập trung vào bóng đá. Khi đó David Beckham, một cầu thủ
tài hoa và là nịng cốt trong những thành cơng trước đó của MU sau khi lập gia đình đã
khơng tập trung vào bóng đá mà liên tục làm nổi tiếng hình ảnh của mình trong lĩnh
vực thời trang. Đỉnh điểm là sau trận thua của câu lạc bộ, Beck đã mắc lỗi trực tiếp
dẫn đến bàn thua Sir Alex đã không kiềm đc tức giận mà đá 1 chiếc giày vơ tình rơi
vào ngay mặt của Beckham, sau vụ việc Beckham đã cố làm lớn vấn đề với truyền
thông . Kết quả là Beck đã phải ra đi ngay cuối mùa giải khi Sir Alex đã từng nói “Ở
MU, khi một cầu thủ nghĩ anh ta quyền lực hơn HLV thì đó chính là lúc anh ta
phải ra đi”


Thế nhưng đây dù là một quyết định gây tiếc nuối nhưng cũng là tiền đề để mở
đường cho một thế hệ cầu thủ trẻ hơn với nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu cho màu
áo đỏ điển hình như Ronaldo, Rooney những cầu thủ sau này đã trở thành huyền thoại.
Nó cho thấy được cái uy của Sir Alex ở MU lớn hơn tất cả, thậm chí có phần nào đó là
độc tài. Những người bị ơng ruồng bỏ có ai ốn trách ơng? Tất nhiên là lúc bị ‘sấy
tóc”, họ cũng giận ơng lắm. Người thường bị trách mắng còn hờn dỗi huống hồ họ đều
là những siêu sao luôn được tất cả cưng chiều. Nhưng họ chỉ “giận” chứ khơng ‘ốn”
ơng. Mỗi khi được hỏi về qng thời gian được dẫn dắt bởi Sir Alex, cả Becks, Ruud,
Keane, Stam (những cầu thủ đã bị đẩy đi vì những vấn đề khác nhau bởi Sir Alex)….

đều coi đó là quãng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất của cuộc đời cầu thủ. Đối với
ông cụ Alex, họ đều coi ơng là người cha thứ hai của mình. Đơn giản thơi, khi bơn ba
đây đó, họ mới hiểu chẳng ở đâu họ được yêu thương, được bảo vệ như khi đứng trong
đội hình của United. Trong phịng thay đồ, họ có thể bị “ơng già gân” sạc cho khơng
kịp vuốt mặt. Nhưng họ cũng nghiệm ra rằng, chưa bao giờ ơng chỉ trích họ trước ba
qn thiên hạ. Ngược lại, ông luôn bảo vệ họ bằng mọi giá (tuy nhiều lúc hơi cực
đoan) trước sự săm soi của truyền thông. Họ nhớ mỗi khi bị đối thủ đốn ngã trên sân,
họ ln thấy hình ảnh ơng nhảy chồm chồm ngoài đường pitch phản đối trọng tài.


Sir Bobby Charlton nhận xét: “Alex là một thiên tài thực sự. Cứ mỗi khi người
ta nghĩ rằng ông đã tới ngưỡng của mình, ơng ấy lại chứng tỏ họ sai và tiếp tục có
thêm thành cơng. Cả khi ai đó cho rằng các cầu thủ cịn q trẻ, ơng ấy ln nghĩ khác.
Và hãy nhìn Tom Cleverley cũng như các tài năng trẻ khác tỏa sáng ra sao ở mùa này.
Alex luôn dạy bảo họ và họ luôn luôn lắng nghe.”


Ngoài phong cách lãnh đạo chuyên quyền nổi tiếng suốt sự nghiệp huấn luyện
ơng cịn là người biết lắng nghe mọi thơng tin từ các trợ lý của mình để ra quyết định
sau cùng. Sir Alex Ferguson không trực tiếp huấn luyện các giáo án chiến thuật cho
cầu thủ của mình mà để việc đó cho cách trợ lý huấn luận viên thực hiện và ông sẽ là
người quan sát và tổng hợp mọi thứ để có thể đưa ra đội hình tốt nhất cho mỗi trận
đấu. Chính phong cách huấn luyện độc đáo này đã giúp Sir Alex không chỉ là một
huấn luyện viên thơng thường mà cịn là một nhà quản lý cho MU.


Steve Bruce: “Tơi rất sợ Ferguson. Ơng ấy ln khiến người ta phải kính nể và
tơn trọng về cách làm việc rất khác người. Ferguson thường xuyên quan sát, đi thẳng
đến bên chúng tôi vỗ vai từng người và yêu cầu tất cả hãy sẵn sàng. Rất sợ, rất lạ, đó là
cảm giác chung nhưng chúng tơi dần quen với điều đó. Nếu những ai q lo lắng và

khơng quen với điều này, sẽ rất khó để bước vào một trận đấu của Man United. Khi đó
chúng tơi hiểu chỉ có chiến thắng mới làm ơng ấy hài lịng. Điều này giúp chúng tôi
mạnh mẽ hơn và chơi tự tin hơn. Đó là một cách làm đặc biệt chỉ có ở những người
đặc biệt. Ferguson là một HLV đáng kính trọng và tơi mong có thể làm theo được như
ơng ấy.”


Trong suốt sự nghiệp huấn luyện vĩ đại của mình, Sir Alex ln là hình tượng
của một nhà quản lý tài ba ln tin tưởng vào quyết định của mình đến mức có phần
độc tài và chun quyền, nhưng ln là một người với trái tim ấm áp, sẵn sàng hy sinh
để đứng ra bảo vệ cho các cầu thủ và truyền cho họ tinh thần chiến thắng. Sir Alex
được cho là vĩ đại vì ơng đã biến Man United từ một cái tên vô danh thành một thương
hiệu thể thao đắt giá nhất hành tinh (1,4 tỷ bảng theo đánh giá của tạp chí Forbes) và
có lượng fan đơng nhất thế giới (xấp xỉ 600 triệu người). Nó đúng hơn, ơng là một
con người bình thường có trái tim vĩ đại vì cái cách ơng đối nhân xử thế với thế
giới xung quanh – với học trị của ơng, với với chính bản thân ơng và đặc biệt là
với trái bóng trịn.


Nếu có kẻ độc tài nào trên thế gian này làm hàng triệu con tim phải rung động
thì người đó chỉ có thể là ơng – già làng đáng kính Alex Ferguson.



/>

/>

/>


/>



×