Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BTHK Luật Hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.69 KB, 9 trang )

ĐỀ BÀI
Ngày 15/1/2021 nhận được tin báo của người dân. Công chức Tư pháp
xã đã lập biên bản đối với anh Nguyễn Văn A 30 tuổi đã kết hôn với Chị
Hương nhưng lại sống chung với chị Hạnh như vợ chồng (Chị Hạnh có con
chung với anh A).Trên cơ sở biên bản vi phạm do công chức Tư pháp xã lập,
Chủ tịch UBND xã Hương Thủy (nơi Anh A và chị Hạnh sống chung với
nhau như vợ chồng, cũng là nơi Chị Hạnh có hộ khẩu thường trú) đã ban hành
quyết định xử phạt hành chính đối với anh A với mức phạt 4 triệu đồng theo
điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Hơn nhân và gia đình.
Hãy:
1. Hãy phân tích cấu thành hành vi vi phạm hành chính trong vụ việc
trên? Căn cứ pháp luật?
2. Hãy phân tích thủ tục xử phạt hành chính đối với vụ việc trên? Căn
cứ pháp luật?
3. Hãy phân tích các nguyên tắc xử phạt hành chính mà người có thẩm
quyền xử phạt vụ việc trên phải tuân thủ? Căn cứ pháp luật?
4. Bằng kiến thức về quyết định hành chính, hãy đánh giá tính hợp
pháp của quyết định xử phạt hành chính đối với anh A trong vụ việc trên? Căn
cứ pháp luật?

BÀI LÀM
Câu 1: Hãy phân tích cấu thành hành vi vi phạm hành chính trong
vụ việc trên? Căn cứ pháp luật?
Căn cứ pháp luật: Điểm b Khoản 1 Điều 59 quy định về “Hành vi vi
phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng” của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Hơn nhân và gia đình:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với


1


người khác”
Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên
ngồi thế giới khách quan của vi phạm hành chính, bao gồm:
Thứ nhất là hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể hành vi vi phạm hành
chính trong trường hợp này là hành vi anh A sống chung với chị Hạnh như vợ
chồng khi đã kết hôn với chị Hương. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính,
được thể hiện rõ ràng dưới dạng hành động và được quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Hơn nhân và gia đình.
Thứ hai là thời gian thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi của anh A
“sống chung với chị Hạnh như vợ chồng” chỉ được coi là vi phạm quy định về
kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo quy định
của Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP khi thực hiện trong thời gian “đang
có vợ”.
Hành vi anh A chung sống với chị Hạnh như vợ chồng khi đã kết hôn
với chị Hương và hành vi vi phạm hành chính ấy đã được quy định rõ trong
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP chính là dấu hiệu quan trọng nhất, bắt buộc
phải có trong mặt khách quan của vi phạm hành chính.
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện tâm lý bên
trong của chủ thể thực hiện hành vi, bao gồm:
Thứ nhất là yếu tố “lỗi” của anh A khi thực hiện hành vi chung sống
với chị Hạnh như vợ chồng khi đã kết hôn với chị Hương. “Lỗi là thái độ tâm
lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và
đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc
vơ ý”1. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý

hoặc vơ ý2. Cụ thể trong trường hợp này là lỗi cố ý, anh A đã cố ý về sống
chung như vợ chồng với chị Hạnh trong khi đang có vợ là chị Hương đã vi
phạm Khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Tình
1 Lỗi là gì? Cho ví dụ? Phân tích khái niệm lỗi trong luật hình sự? (luatminhkhue.vn)
2 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2018, tr. 339.

2


nghĩa vợ chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp
vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học
tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính
đáng khác”. Có thể thấy, mặc dù anh A biết hành vi này là trái với quy định
của pháp luật, có thể thấy trước được hậu quả mà hành vi này đem lại là ảnh
hưởng đến tình nghĩa vợ chồng nhưng vẫn cố ý làm.
Thứ hai là yếu tố mục đích. Có thể thấy mục đích của anh A khi thực
hiện hành vi này là muốn có quan hệ bất chính với người khác khi vẫn đang
có vợ là chị Hương. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật tại
Khoản 1 Điều 19 Luật Hơn nhân và gia đình 2014: “Vợ chồng có nghĩa vụ
thương u, chung thủy, tơn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng
nhau chia sẻ, thực hiện các cơng việc trong gia đình”.
Mặt chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân
có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành
chính3. Và cụ thể ở đây, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là anh
A.
Trong trường hợp này, anh A là người 30 tuổi. Như vậy theo điểm a
Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính, anh A sẽ bị xử phạt về mọi vi
phạm hành chính. Và ở đây anh A đã có hành vi vi phạm hành chính được quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Đồng thời anh

A là người có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của
mình.
Mặt khách thể
Hành vi của anh A: Thứ nhất đã xâm phạm đến quy tắc quản lý hành
chính của nhà nước trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình được pháp luật nước
Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ. Thứ hai, hành vi này cịn xâm
phạm đến chế độ hơn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ, cụ thể được
quy định tại Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 về Bảo vệ chế độ hơn
nhân và gia đình.
3 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2018, tr. 341.

3


Tóm lại, hành vi sơng chung với chị Hạnh khi đang có vợ là chị Hương
của anh A là hành vi cố ý của người có đủ khả năng nhận thức, khả năng điều
khiển hành vi và độ tuổi do pháp luật quy định, xâm phạm đến trật tự quản lý
hành chính nhà nước trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình và xâm phạm đến
chế độ hơn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ.
Câu 2: Hãy phân tích thủ tục xử phạt hành chính đối với vụ việc
trên? Căn cứ pháp luật?
Đầu tiên, khi phát hiện vi phạm hành chính của anh A, tổ chức có thẩm
quyền cụ thể ở đây là công chức Tư pháp xã phải ra lệnh để buộc chấm dứt
ngay hành vi vi phạm của anh A theo Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính
quy định về Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính: “Buộc chấm dứt
hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ
áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt
ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực
hiện bằng lời nói, cịi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định
của pháp luật”.

Thứ hai, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực của mình,
cơng chức Tư pháp xã phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo
Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Biên bản phải ghi rõ thời gian,
địa điểm lập; họ, tên, chức vụ người lập; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của
người giáo viên; thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện
pháp ngăn chặn vi phạm và bảo đảm việc xử lí; tình trạng phương tiện bị tạm
giữ; lời khai của người vi phạm; quyền và thời hạn giải trình của anh A… Sau
khi lập xong biên bản thì phải giao một bản cho anh A.
Thứ ba, cơng chức Tư pháp xã cần có trách nhiệm xác minh các tình
tiết vụ việc anh A đã kết hơn với Chị Hương nhưng lại sống chung với chị
Hạnh như vợ chồng theo Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Trong q trình xem xét,
ra quyết định xử phạt, cơng chức Tư pháp xã có thể trưng cầu giám định. Việc
trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
4


Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện
bằng văn bản.
Thứ tư, sau khi lập biên bản vi phạm, công chức Tư pháp xã cần chuyển
hồ sơ cho Chủ tịch UBND xã Hương Thủy ra quyết định xử phạt. Căn cứ vào
Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong thời hạn 07
ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính Chủ tịch UBND xã Hương
Thủy phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 67 và Điều 68
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về Ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính và Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định
xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy
định ngày có hiệu lực khác.
Thứ năm, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy

phải gửi quyết định xử phạt cho anh A, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên
quan khác (nếu có) để thi hành theo Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính
quy định về Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.
Cuối cùng, anh A phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp
quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10
ngày thì thực hiện theo thời hạn đó theo Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành
chính 2012 quy định về Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 3: Hãy phân tích các ngun tắc xử phạt hành chính mà người
có thẩm quyền xử phạt vụ việc trên phải tuân thủ? Căn cứ pháp luật?
Căn cứ pháp luật: Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo tinh thần của Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Đầu tiên, nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện,
ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, hành vi sống chung với chị Hạnh khi đang có vợ là chị
Hương của anh A đã phá vỡ trật tự xã hội được Nhà nước thiết lập, xâm phạm
5


đến quyền, lợi ích chính đáng của chị Hương. Do đó, cơ quan có thẩm quyền
cần phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính của anh A nhằm
xác minh các tình tiết liên quan để xử lý chính xác và ngặn chặn những tác
động tiêu cực của hành vi vi phạm đó. Phải xử phạt thật nghiêm minh để đảm
bảo đảm bảo giá trị trừng trị đối với anh A và giáo dục anh A để khắc phục
hậu quả mà hành vi của anh A đã đem lại cho chị Hương.
Thứ hai, nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành
nhanh chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng,
đúng quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm hành chính của anh A nói riêng

và hành vi vi phạm hành chính nói chung có tính nguy hiểm thấp hơn tội
phạm cho nên người có thẩm quyền cần phải tiến hành xử phạt một cách
nhanh chóng nhưng vẫn đảm báo tính chính xác và tuân thủ đúng pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành một cách công khai,
khách quan để hạn chế những sai phạm đồng thời đảm bảo xử phạt chính xác,
đúng người, đúng vi phạm. Chỉ có người có thẩm quyền mới có quyền xử
phạt vi phạm hành chính đổi với anh A và chỉ được xử phạt trong giới hạn
thẩm quyền pháp luật quy định.
Thứ ba, nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào
tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ,
tình tiết tăng nặng. Để xử phạt hành vi vi phạm hành chính nghiêm minh,
cơng bằng, có giá trị răn đe, phịng ngừa cao thì việc xử phạt phải căn cứ vào
tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ,
tình tiết tăng nặng. Cụ thể trong trường hợp này, hành vi của anh A có mức độ
nguy hiểm cho xã hội chưa cao, đồng thời chưa để lại những hậu quả vơ cùng
nghiêm trọng. Cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào điều này để đưa ra mức
xử phạt hợp lí nhất.
Thứ tư, nguyên tắc chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi
phạm hành chính do pháp luật quy định; một hành vi vi phạm hành chính chỉ
bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành
chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính
6


đó; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành
chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Trong trường hợp này,
pháp luật đã quy định hành vi của anh A là vi phạm hành chính tại điểm b
khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì anh A sẽ chỉ bị xử phạt một
lần về hành vi vi phạm hành chính đã thực hiện được.
Thứ năm, nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm

chứng minh vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự
mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi
phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần chứng minh được anh
A đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên thực tế. Nếu khơng chứng
minh được điều này thì khơng thể xử phạt anh A. Đồng thời, anh A cũng có
quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp để chứng minh mình
khơng vi phạm hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bản thân.
Cuối cùng, nguyên tắc đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì
mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cơ
quan có thẩm quyền cần xác định đúng chủ thể vi phạm hành chính trong
trường hợp này là cá nhân hay tổ chức để có thể đưa ra mức tiền phạt chính
xác nhất. Cụ thể trong vụ việc này, chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân anh
A.
Câu 4: Bằng kiến thức về quyết định hành chính, hãy đánh giá tính
hợp pháp của quyết định xử phạt hành chính đối với anh A trong vụ việc
trên? Căn cứ pháp luật?
Tính có căn cứ: Xét thấy trong trường hợp này, anh Nguyễn Văn A 30
tuổi đã có hành vi sống chung với chị Hạnh như vợ chồng, hai người có con
chung và nơi mà cả hai sống chung cũng là nơi mà chị Hạnh có hộ khẩu
thường trú trong khi anh A đã kết hôn với chị Hương. Hành vi này là hành vi
vi phạm hành chính, trái với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định
số 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hơn nhân và
gia đình: “Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với
người khác”. Như vậy, quyết định xử phạt mà Chủ tịch UBND xã Hương
7


Thủy đã ban hành đối với anh A là hoàn tồn có căn cứ.
Thẩm quyền ban hành: Thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong vụ việc này là Chủ tịch UBND xã Hương Thủy. Căn

cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt tiền đến 3.000.000 đồng
đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hơn
nhân và gia đình”, như vậy Chủ tịch UBND xã Hương Thủy chỉ có thể ban
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy đã ban hành
quyết định xử phạt hành chính đối với anh A với mức phạt 4 triệu đồng. Theo
điểm b Khoản 2 Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định: “Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: “Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hơn nhân và
gia đình”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mới có quyền ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền lên đến 15 triệu đồng. Như vậy,
trong trường hợp này Chủ tịch UBND xã Hương Thủy đã vi phạm thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
được quy định tại Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Hơn nhân và gia đình.
Nội dung quyết định:
Một là, đối tượng bị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
là anh Nguyễn Văn A – cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
Hai là, biện pháp xử phạt là phạt tiền anh A đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hơn nhân và gia đình theo quy
định tại Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
Ba là, trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản căn cứ
vào mức phạt tiền đối với anh A trong vụ việc này.
Thủ tục ban hành quyết định xử phạt:
Đầu tiên, căn cứ theo Khoản 2 Điều 82 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP,
Công chức Tư pháp xã đã lập biên bản đối với anh Nguyễn Văn A sau khi
8



phát hiện hành vi vi phạm hành chính của anh A theo quy định tại Điều 58
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về Lập biên bản vi phạm hành chính.
Thứ hai, sau khi Cơng chức Tư pháp xã lập biên bản đối với anh A, căn
cứ vào Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, trên cơ sở biên bản vi
phạm do công chức Tư pháp xã lập, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy đã ban
hành quyết định xử phạt hành chính đối với anh A với mức phạt 4 triệu đồng.
Thứ ba, trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND
xã Hương Thủy ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với anh A, Chủ
tịch UBND xã Hương Thủy gửi quyết định xử phạt cho anh A, cơ quan thu
tiền phạt và cơ quan khác (nếu có) để thi hành quyết định xử phạt.
Cuối cùng, anh A cần chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND xã Hương
Thủy. Chủ tịch UBND xã Hương Thủy có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc
chấp hành quyết định xử phạt của anh A và thông báo kết quả thi hành xong
quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của
Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Chung quy lại, có thể thấy quyết định xử phạt hành chính đối với anh A
là bất hợp pháp. Mặc dù việc ban hành quyết định xử phạt đối với anh A là
hoàn tồn có căn cứ, hợp pháp về mặt nội dung và thủ tục ban hành quyết
định, tuy nhiên quyết định xử phạt này lại vi phạm thẩm quyền ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, Chủ tịch UBND xã Hương
Thủy khơng có quyền ban hành quyết định phạt tiền 4 triệu đồng đối với anh
A, điều này là trái với quy định của Điều 83 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hơn nhân và gia đình.

9




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×