Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

quy phạm pháp luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.08 KB, 13 trang )

A. Lời mở đầu
B. Nội dung
I. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính:
1. Khái niệm:
Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp
luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.
2. Đặc điểm:
Là một dạng của quy phạm pháp luật nên quy phạm pháp luật hành chính
cũng mang những đặc điểm chung của quy phạm pháp luật như:
 Là quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành theo một trình tự thủ tục
nhất định và thể hiện ý chí của nhà nước.
 Có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền
lực nhà nước
 Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về
tính hợp pháp.
 Được áp dụng nhiều lần, hiệu lực của quy phạm không bị chấm dứt khi đã
bị áp dụng.
Có thể nói những đặc điểm chung này có thể giúp phân biệt quy phạm
pháp luật nói chung, quy phạm pháp luật hành chính nói riêng với những quy
phạm xã hội khác không phải là quy phạm pháp luật.
Ngoài ra quy phạm pháp luật hành chính còn mang những đặc điểm sau:
 Về chủ thể ban hành: Các quy phạm pháp luật hành chính
chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Ở nước ta, theo quy định
của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nàh nước có thẩm quyền ban hành quy
phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lý hành
chính nhà nước.
 Về số lượng và hiệu lực pháp lý: Các quy phạm pháp luật
hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau. Quy phạm pháp
luật hành chính có số lương lớn là do quy phạm pháp luật hành chính có phạm vi
điều chỉnh rộng và có tính đa dạng về chủ thể ban hành.


 Về đối tượng điều chỉnh: Quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh
những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước
theo phương pháp mệnh lệnh - đơn phương.
 Về nội dung: Quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh những nội dung
sau:
 Xác định thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước.
 Quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của đối tượng
quản lý hành chính nhà nước.
 Quy định cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ
chức cá nhân trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước.
 Quy định thủ tục hành chính.
 Quy định vi phạm hành chính.
 Quy định các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế hành chính.
 Về cấu tạo:
 Phần giả định: Phần giả định của quy phạm pháp luật hành chính có
thể mang tính xác định tuyệt đối ( VD: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở
lên…) hoặc tương đối. Phần giả định của quy phạm pháp luật hành chính quy
định phức tạp, nêu nhièu hoàn cảnh, điều kiện, nhưng tính xác thực lại thấp do
tính phức tạp của hoạt động quản lý.
 Phần quy định: Là phần trọng tâm của quy phạm luật hành chính.
 Phần chế tài: thường không có mặt bên cạnh phần giả định quy
định, trừ số ít loại văn bản có nhưng quy định về chế tài và các quy định về các
hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt đối với từng hành vi đó trong
các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính.
II. Phân biệt quy phạm pháp luật hành chính với quy phạm pháp luật hiến
pháp:
Từ sự phân tích ở trên ta có thể rút ra sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm
pháp luật hành chính (QPPLHC) và quy phạm pháp luật hiến pháp (QPPLHP) ở
những tiêu chí cơ bản sau: chủ thể ban hành, trình tự thủ tục ban hành, số lượng
và hiệu lực pháp lý, đối tượng điều chỉnh và nội dung

Sự khác nhau cụ thể được thể hiện như sau:
1. Về chủ thể ban hành:
 Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là do các cơ
quan hành chính nhà nước ban hành và người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước. Điều này được khẳng định trong các Điều 15, 16, 18, 19 của
luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2002(phải nằm trong
văn bản…2008), cụ thể như Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hành chính thông qua hình thức nghị quyết, nghị định; Thủ tướng Chính phủ
thông qua hình thức quyết định, chỉ thị; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ ban hành thông qua quyết định, chỉ thị, thông tư; Ủy ban nhân dân ban
hành thông qua quyết định, chỉ thị.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan hoặc
người có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật hành chính còn có thể là
cơ quan quyền lực nhà nước như Luật khiếu nại tố cáo do Quốc hội ban hành,
Nghị quyết số 97/2008/NQ-HĐND ngày 11/12/2008 về việc phê chuẩn tổng
biên chế hành chính và Quyết định biên chế sự nghiệp năm 2009 do Hội đồng
nhân dân ban hành…; một số lệnh, quyết định của chủ tịch nước và một số quy
phạm pháp luật hành chính do Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm
sát nhân dân tối cao ban hành.
 Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hiến pháp chủ yếu là do Quốc hội
ban hành thông qua hiến pháp, luật, nghị quyết. Ví dụ như Luật tổ chức Quốc
hội, Nghị quyết về Nội quy kì họp Quốc hội… Bên cạnh đó các quy phạm pháp
luật hiến pháp còn được ban hành bởi Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội; một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số
nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành. Cụ thể như Pháp lệnh về nhiệm vụ
và quyền hạn cụ thể của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (ngày
25/7/1996), Nghị quyết về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của cơ quan nhà nước (ngày 30/7/19980; Nghị định số 11/1998/NĐ-CP ngày
24/01/1998 về Quy chế làm việc của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức bộ máy của các cơ

quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết thông qua nội quy kì họp của Hội đồng nhân
dân…
Như vậy, nếu như chủ thể ban hành của QPPLHC chủ yếu là do các cơ quan
hành chính nhà nước ban hành và người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước thì chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hiến pháp chủ yếu
là do Quốc hội
2. Về trình tự thủ tục:
 Quy phạm pháp luật hành chính: được ban hành theo trình tự thủ tục ban
hành văn bản quy phạm pháp luật thông thường được quy định cụ thể trong luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.
 Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
 Soạn thảo văn bản.
 Lấy ý kiến đối với dự thảo.
 Thẩm định dự thảo.
 Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trình lên cơ quan chức năng có thẩm
quyền.
 Xem xét, thông qua dự thảo.
 Công bố văn bản quy phạm pháp luật.
 Quy phạm pháp luật Hiến pháp: Do QPPPLHP chủ yếu nằm trong hiến
pháp nên được ban hành theo một trình tự thủ tục đặc biệt và không được quy
định cụ thể
 Thủ tục lập hiến: Trên cơ sở nghị quyết của quốc hội, quốc hội lập ra
ủy ban dự thảo hiến pháp hoặc ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình bộ chính trị (BCH
TW Đảng), lấy ý kiến nhân dân, ủy ban dự thảo chỉnh lý lại các ý kiến trưng cầu
sau đó báo cáo lại quốc hội trong phiên họp chung , thảo luân các điều , chương.
Thông qua tuân theo thủ tục phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán
thành.
Bên cạnh đó, còn có một số các QPPL do chính phủ, thủ tướng, Hội đồng
nhân dân ban hành theo thủ tục lập pháp. Nhìn chung trình tự thủ tục ban
hành của QPPLHC được quy định cụ thể hơn

3. Về số lượng và hiệu lực
_ Về số lượng: Do phạm vi điều chỉnh của các QPPLHC rất rộng và tính
chất đa dạng về chủ thể ban hành trong khi đó các QPPLHP chỉ quy định những
vấn đề chung nhất, quan trọng nhất và chủ thể ban hành của nó không phong
phú bằng nên các QPPLHC có số lượng lớn hơn nhiều so với các QPPLHP.
_ Về hiệu lực: Nhìn chung các QPPLHP có hiệu lực cao hơn QPPLHC,
Các quy phạm pháp luật hành chính được ban hành không được trái với những
quy định của quy phạm pháp luật hiến pháp.
VD: Về QPPLHP: Điều 120 HP 1992 quy định: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật,
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các
biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở
địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân , hoàn
thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước”
Về QPPLHC: Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 301 –
NQ/UBTVQH ngày 25/6/1996 về việc ban hành quy chế hoạt động của hội
đồng nhân dân các cấp.
Như vậy trong Điều 120 HP 1992 quy định một cách chung nhất những
hoạt động của HDND. Trên cơ sở đó UBTVQH mới có thể cụ thể hóa những
hoạt động cụ thể và thẩm quyền của HDND từng cấp một. Như vậy, nghị quyết
đó của UBTVQH không thể trái với những điều được quy định trong HP
4. Về đối tượng điều chỉnh:
 Quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành
trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, những quan hệ chấp hành - điều

×