Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

CÁCH đưa dân CHỨNG vào đoạn văn NGHỊ LUẬN xã hội 200 CHỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 40 trang )

TRƯỜNG THPT …………

CHUYÊN ĐỀ: RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 200 CHỮ
GIÁO VIÊN: …………


A. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

1. Dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội là gì?

Dẫn chứng là những bằng chứng đưa ra để chứng minh
cho quan điểm của người viết về vấn đề đang bàn luận. Dẫn
chứng là cơ sở của luận điểm, giúp tăng tính thuyết phục cho
luận điểm.
Vì mang tính thực tế, dẫn chứng làm tăng khả năng
làm rõ luận điểm. Từ đó, bài viết tăng khả năng thuyết phục
người đọc. Không chỉ vậy, dẫn chứng khiến cho bài nghị luận
xã hội thêm sinh động, thu hút người đọc, người nghe tạo cho
họ tâm lý muốn tìm hiểu thêm nữa. Và cuối cùng, dẫn chứng
sẽ thể hiện được vốn kiến thức của học sinh về xã hội nói
chung và về vấn đề đang bàn luận nói riêng.


2. Các loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội

2.1– Dẫn chứng là những số liệu cụ thể, rõ ràng.
Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận là những số liệu cụ thể, rõ
ràng vào bài viết, chúng sẽ trở thành những “con số biết nói” gia tăng
sức thuyết phục của lí lẽ. Đó là những số liệu thống kê, những con số,…
nói lên thực trạng của vấn đề nghị luận.


Ví dụ: Khi nghị luận về vấn đề tác hại của việc hút thuốc lá đối với
đời sống con người, người viết có thể vận dụng những con số sau:
Đưa ra con số về tỉ lệ số người hút thuốc lá: “Ở Việt Nam, có khoảng 18
triệu người hút thuốc lá. Trong đó có khoảng 50% nam giới đang hút
thuốc lá, và có 85% trong số đó hút thuốc mỗi ngày”.


2. Các loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội
2.2. Lấy dẫn chứng là những sự thật hiển nhiên
Trong bài văn nghị luận, những sự thật hiển nhiên chính là những
biểu hiện cụ thể, tiêu biểu đã được công nhận rộng rãi trong dư luận.
Khi chọn những sự thật hiển nhiên làm dẫn chứng vào bài văn nghị
luận, tính chính xác sẽ được đảm bảo, khiến người đọc hồn tồn tin
tưởng hơn nữa vào những lí lẽ mà người đọc nêu ra.
Ví dụ:
Khi nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường, ngoài việc đưa số liệu,
chúng ta có thể đưa vào bài những biểu hiện, sự thật về tình trạng ơ
nhiễm như: “hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, hiện tượng biến đổi khí
hậu”, “nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều con sông đã qua đời, và nhiều con
sông đang kêu cứu”, “môi trường sinh thái đang mất cân bằng và bị phá
hủy”….


2. Các loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội

2.3– Lấy dẫn chứng vào bài văn nghị luận bằng nhân
vật nổi tiếng
Nhân vật nổi tiếng là những người đã được dư luận công nhận,
đánh giá về phẩm chất cũng như năng lực. Thế giới Cựu Thủ tướng Anh
Winston Churchill, Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison, Ông "gà

rán" Harland David Sanders, Tỷ phú xe máy Soichiro Honda, Ông
trùm hoạt hình Walt Disney, Bà hồng truyền thơng Oprah Winfrey,
Nhà sáng lập hãng xe Ford, Nhà văn "phù thủy" J.K. Rowling…

Khi đưa dẫn chứng là nhân vật nổi tiếng, cần lưu ý câu
chuyện của nhân vật cần liên quan chặt chẽ đến vấn đề cần
nghị luận. Và mỗi một câu chuyện có thể trở thành dẫn chứng
cho nhiều vấn đề nghị luận khác nhau. Đồng thời, chúng ta có
thể lấy dẫn chứng là những nhân vật nổi tiếng trong đời sống
lẫn trong văn học.


I. CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG

2. Các loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội
2.4–Dẫn chứng là trích dẫn văn học và danh ngơn
Trích dẫn văn học câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu
danh ngôn làm dẫn chứng cho luận điểm.
Nên trích nguyên văn và để chúng ở trong ngoặc kép.
Thơng thường những trích dẫn này đặt ở cuối hoặc giữa đoạn
văn sẽ gây nhiều thiện cảm với người chấm hơn.
Ví dụ 1: bàn về Lịng Khoan Dung
Ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương
châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”
Ví dụ 2: bàn về đứng lên sau vấp ngã
Chính những thất bại mà mình phải gánh chịu chính là kinh
nghiệm, sự trưởng thành nhận lấy sau này. Như vậy hà cớ gì khơng
dám thất bại, khơng dám đánh đổi? Có câu nói “Thất bại là mẹ
thành công”



3. Cách đưa dẫn chứng
3.1- Đưa dẫn chứng có dẫn dắt phân tích, đánh giá

Bước 1: Tái hiện Ví dụ: nghị luận Sự tỉ mỉ, siêng năng – Dẫn
dẫn chứng (kể
chứng: Leonardo Da Vinci
ngắn gọn những chi Bước 1: Leonardo Da Vinci, trong những ngày
tiết quan trọng nhất đầu tập vẽ, ơng khơng vẽ gì khác ngồi những
liên quan tới vấn đề
quả trứng.
Bước 2: Bàn luận Việc rèn luyện tưởng chừng đơn giản ấy đã
dẫn chứng
hình thành nên cho ơng một kĩ năng hội hoạ
tuyệt vời, có thể ghi lại sự vật sự việc một cách
tỉ mỉ chính xác.
Bước 3: Đánh giá
dẫn chứng( cần
phân tích, đánh
giá ý nghĩa của
dẫn chứng )

Nhờ đó, ơng trở thành một hoạ sĩ vĩ đại với rất
nhiều tác phẩm nổi tiếng trên toàn cầu.
Leonardo Da Vinci là một tấm gương tuyệt vời,
mẫu mực cho đức tính tỉ mỉ.


3.2. Chỉ nêu tên của những con người nổi tiếng
Liệt kê tên người nhằm minh họa cho luận điểm của ta, khơng cần

giải thích hoặc trình bày cuộc đời họ ra sao. Cách này thường được sử
dụng nếu như đoạn văn của học sinh đã khá dài và cần rút ngắn dẫn chứng
lại. Đây cũng là cách cực kỳ thuận lợi trong việc học sinh có thể đưa ra
nhiều dẫn chứng (tên người) trong cùng một câu văn, không bị lan man,
dài dịng.
Ví dụ1: Khi nói tới chủ đề tình bạn, có thể nêu dẫn chứng:
Chúng ta khơng thể qn những tình bạn nổi tiếng trong lịch sử
như Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, Các Mác và Ăng ghen, Nguyễn
Khuyến và Dương Kh.
Ví dụ 2: Khi nói tới chủ đề nghị lực sống:
Nếu con người khơng có nghị lực sống, khơng có ý chí và khát vọng
mãnh liệt, làm sao chúng ta có được những Bill Gates, những Steve Jobs,
những Thomas Edison hay Walt Disney,...?
Ví dụ 3: Khi nói tới chủ đề Sáng tạo:
Thử hỏi, khơng có sáng tạo, liệu những con người như Edison,
Picasso, Mark Zukerberg… có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại;
chúng ta có có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng, những đồ
vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không?


4. VỊ TRÍ CỦA DẪN CHỨNG

•Đối với bài nghị luận về một hiện tượng trong
đời sống, đưa nhiều dẫn chứng ở phần nêu thực
trạng
•Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo

lý, phần phân tích,
dẫn chứng đi kèm.


chứng minh phải có








V. LƯU Ý KHI ĐƯA DẪN CHỨNG
1. Dẫn chứng phải cụ thể, xác thực: Dẫn
chứng đó phải hết sức gần gũi và thiết
thực, chính xác
2. Dẫn chứng phải nổi bật: Dẫn chứng cụ
thể đang được cộng đồng quan tâm, là
điểm nóng của xã hội.


V. LƯU Ý KHI ĐƯA DẪN CHỨNG

3.Dẫn chứng cũng cần thêm sự phân tích
Liệt kê ra nhiều dẫn chứng rồi để đấy, cần phân
tích, đánh giá dẫn chứng

4.Dẫn chứng hay cho bài văn nghị luận xã hội
thì khơng được viết tràn lan
Đưa một số dẫn chứng tiêu biểu, một dẫn chứng ở
Thế giới và Việt Nam, hoặc một dẫn chứng trong
quá khứ và hiện tại để có sự đối sánh và tính tồn
diện.



5. Hết sức hạn chế lấy dẫn chứng văn học
Những tác phẩm văn học rất giàu giá trị
nhận thức và thẩm mĩ, giáo dục nhưng nó
khơng thật là hay ho khi các em đưa chị
Dậu, anh Pha hay Chí Phèo vào một bài văn
NLXH. Nó là sự minh chứng đơn điệu và
không thuyết phục đối với một dạng đề liên
quan đến cuộc sống hiện tại của chúng ta.


Viết đoạn văn 200 chữ bàn về: Sáng tạo
Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người thời nay. Vậy
sáng tạo là gì? Tại sao con người lại cần nó đến vậy? Sáng tạo chính là khả năng
tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong
mình khả năng sáng tạo ln khơng ngừng nỗ lực, tìm tịi để cải tiến phương thức
lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Như chúng
ta đã biết, cuộc sống hiện đại luôn biến đổi khơng ngừng, địi hỏi con người phải
thích ứng, thay đổi. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mịn đã cũ, chẳng những đánh
mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại.
Thử hỏi, khơng có sáng tạo, liệu những con người như Edison,

Picasso, Mark Zukerberg… có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử
nhân loại; chúng ta có có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng,
những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay khơng? Vậy nhưng, hiện nay vẫn
cịn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ
đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay cần
nghiêm túc học tập và làm việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ,
hành động cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa,

phát triển khả năng của chính mình cũng như đóng góp tích cực cho q hương,
đất nước.


Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của Anh/chị về: Sự tự tin
Thành công đối với mỗi người rất cần nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng chính
là sự tự tin. Vậy tự tin là gì và tại sao nó lại quan trọng đến thế? Tự tin là sự tin tưởng vào
khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình. Người mang trong mình phẩm chất này sẽ
có được một nền tảng tâm lí vững vàng, dễ dàng trả lời được các câu hỏi như: “Tơi là ai? Tơi
muốn gì? Tơi có thể làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?” Đồng thời, trên đường đời với
vô số chông gai, họ luôn giữ được sự bình tĩnh, can trường trước mọi biến cố, dễ dàng thuyết
phục và dành được niềm tin từ người đối diện. Người tự tin bao giờ cũng bản lĩnh, kiên
cường và khơng dễ bị khuất phục trước khó khăn thử thách. Trước đám đông ồn ào họ tự tin
đứng ra thuyết phục, trước đường đi khó – họ tự tin và bình tĩnh vượt qua. Sự tự tin cũng như
ý chí, nghị lực hay lịng dũng cảm, nó chính là thước đó của con người và cũng là kim chỉ

Nam để con người vươn tới thành công. Bởi

vậy, Walt Disney – người từ một
cậu bé nghèo khơng có cả tiền mua giấy vẽ vươn lên thành ông
chủ của tập đồn sản xuất phim hoạt hình lớn nhất thế giới – đã
coi tự tin là một trong bốn điều làm nên cuộc đời mình. Quan trọng là
vậy nhưng khơng phải ai cũng tạo được cho mình sự tự tin đúng nghĩa. Một số quá nhút
nhát, không đủ can đảm để trình bày ý kiến cá nhân trong khi số khác lại kiêu căng,
ngạo mạn, tự phụ về khả năng của mình, chính vì vậy họ rất khó thành cơng trong cuộc
sống. Hiểu được sự quan trọng của tự tin mỗi chúng ta cần nghiêm túc học tập, rèn luyện
để có thể thoát ra khỏi lớp vỏ tự ti, nhút nhát, mạnh mẽ đứng dậy và thể hiện bản thân
mình với thế giới. Bởi đúng như Helen Keller từng nói: “Bạn chẳng thể làm được điều
gì mà thiếu đi sự tự tin.”



Cống Hiến
Peter Marshall - Giáo của Thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người khơng phải thời
gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp cơng sức, đóng góp những thứ từ bình thường

đến q giá cho sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Suy rộng hơn, cống hiến
chính là góp phần xây dựng thế giới ngày một văn minh, tân tiến hơn. Người biết cống hiến
được tơn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc ta biết đặt lợi ích
của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Biết hi sinh lợi ích của mình vì cộng đồng. Để làm
được điều này, ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông
cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến cịn giúp chúng ta hồn thiện nhân cách và tâm hồn
mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người
nhiều hơn. “Cống hiến” ta nghĩ chỉ những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến cho
nhân loại. Như những sáng tạo, những phát minh, tìm kiếm khoa học được đánh

giá cao của Mark Zuckerberg - ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế
giới - Facebook; Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền cơng nghiệp phóng
xạ - Uranium. Nhưng chữ “cống hiến” cũng rất đời thường. Đó là sự chăm chỉ lao động
cùa người nông dân, là sự miệt mài với cơng việc của người trí thức, là sự hăng say trong học
tập của lớp trẻ. Phải chăng đó là hình ảnh giản dị của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa”
của Nguyễn Thành Long, là các anh lính biên phịng hay hải đảo xa xơi đang ngày đêm canh
giữ bình yên cho đất nước. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những
vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng
súng, được độc lập tự do. Từ đó, nhắc nhở bản thân mỗi chúng ta phải biết sống vì mọi
người, sống vì đất nước, dân tộc và “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã
làm gì cho Tổ Quốc hơm nay”.







×