Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN
Bài dọc
NHỮNG CẠM BẪY CỦA MỘT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
DO NHÀ NƯỚC CHI PHỐI:
TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG QUỐC
Niên khóa 2004-2005
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 2 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH
DO NHÀ NƯỚC CHI PHỐI:
TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG QUỐC
Genevieve Boyreau-Debray, Ngân hàng Thế giới
Shang-Jin Wei, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Viện Brookings và CEPR
Tài liệu thảo luận số 4471
Tháng 06-2004
Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế (CEPR)
90-98 Goswell Rd, London EC1V 7RR, UK
Điện thoại: (44 20) 7878 2900, Fax: (4420) 7878 2999
Email:
, Website: www.cepr.org
Tài liệu thảo luận này được sử dụng dưới sự bảo trợ của chương trình nghiên cứu về
thể chế và thành quả kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế. Những ý
kiến được trình bày ở đây là của riêng các tác giả, chứ không phải của Trung tâm.
Công việc nghiên cứu do CEPR phổ biến có thể bao hàm những nhận xét về chính
sách, nhưng bản thân Trung tâm không bảo lưu các quan điểm về chính sách thể chế.
Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế được thành lập năm 1983 như một tổ chức
từ thiện giáo dục tư nhân, nhằm thúc đẩy việc phân tích độc lập và thảo luận công
cộng về các nền kinh tế mở và mối quan hệ giữa những nền kinh tế này. Trung tâm có
tính đa nguyên và không đảng phái, đưa hoạt động nghiên cứu kinh tế vào việc phân
tích các vấn đề chính sách trung và dài hạn. Nguồn tài chính tổ chức (chủ yếu) của
Trung tâm được cung ứng thông qua những khoản tài trợ chính từ Hội đồng Nghiên
cứu kinh tế và xã hội, Trung tâm nguồn lực ESRC thuộc hội đồng này, hoạt động
trong phạm vi của CEPR; tổ chức Esmée Fairbairn Charitable Trust; và Ngân hàng
Anh. Các tổ chức này không xem xét trước các ấn bản của Trung tâm mà cũng không
nhất thiết chứng thực cho những nhận định trình bày trong đó.
Các tài liệu thảo luận của Trung tâm thường trình bày các công trình nghiên cứu sơ bộ
hay các nghiên cứu chưa hoàn chỉnh, được lưu hành nhằm khuyến khích mọi người
thảo luận và nhận xét. Việc trích dẫn và sử dụng một tài liệu thảo luận như vậy nên xét
đến tính chất tạm thời của nó.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 3 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Tài liệu thảo luận CEPR số 4471
Tháng 6-2004
TÓM TẮT
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do nhà nước chi phối:
Trường hợp của Trung Quốc*
Bài viết này xem xét những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do nhà nước chi phối
trong bối cảnh của Trung Quốc. Những cạm bẫy này bao gồm tình trạng manh mún
của thị trường vốn trong nước do sự can thiệp của chính quyền địa phương và sự phân
bổ sai nguồn vốn. Trước tiên, chúng tôi triển khai hai công cụ tiêu chuẩn từ tư liệu
nghiên cứu tài chính quốc tế để phân tích sự hội nhập tài chính giữa các tỉnh thành
Trung Quốc. Cả hai phép kiểm định đều xác nhận một bức tranh tương tự như nhau
(và có phần khá ngạc nhiên): sự lưu chuyển vốn trong phạm vi Trung Quốc thật thấp!
Ngoài ra, so với thời kỳ trước đó, mức độ hội nhập tài chính trong thập niên 90 ở trong
nước xem ra đã giảm chứ không tăng. Thứ hai, chúng tôi cung cấp bằng chứng để
chứng minh rằng chính phủ có xu hướng tái phân bổ nguồn vốn từ những vùng sản
xuất hiệu quả sang những vùng sản xuất kém hiệu quả hơn. Theo ý nghĩa này, một vai
trò nhỏ bé hơn của chính phủ trong lĩnh vực tài chính xem ra có thể làm tăng hiệu quả
kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Phân loại JEL: F30 và G10
Những từ khóa: nền kinh tế Trung Quốc, Feldstein-Horioka, hội nhập tài chính, thị
trường vốn nội địa, và chia xẻ rủi ro.
Genevieve Boyreau-Debray
Ngân hàng Thế giới
1818 H Street, N.W.
Washington DC 20433
USA
Email:
Shang-Jin Wei
Phòng Nghiên cứu, Room 10-700
Quỹ Tiền tệ quốc tế
700 19
th
Street, NW
Washington DC 20431
USA
Tel: (1 202) 623 5980
Fax: (1 202) 623 7271
Email:
* Các tác giả xin cảm ơn Ray Brooks, Chun Chang, Martin Feldstein, Nick Lardy,
Huayong Ge, Albert Keidel, Eswar Prasad, Gang Yi, và những người tham dự tại một
cuộc hội thảo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, cuộc họp khai mạc nhóm công tác về nền kinh
tế Trung Quốc của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER), và một hội nghị
ở trường đại học Hồng Kông, đã có những nhận xét bổ ích, và xin cảm ơn Heather
Milkiewicz đã hỗ trợ công việc nghiên cứu. Những quan điểm trình bày ở đây là của
riêng các tác giả, và không tiêu biểu cho các quan điểm của Ngân hàng Thế giới, Quỹ
Tiền tệ quốc tế hay những chính sách riêng của các tổ chức này.
Đệ trình ngày 15-5-2004
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 4 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
I. Giới thiệu
Những thất bại thị trường trên thị trường tài chính, chẳng hạn như xu hướng thiên về
độc quyền tự nhiên do lợi thế kinh tế theo qui mô, hay các yếu tố ngoại tác gắn liền
với một cơn hoảng loạn ngân hàng (banking panic), đã thôi thúc người ta suy nghĩ về
vai trò tích cực của chính phủ trong một hệ thống tài chính. Tuy nhiên, vai trò to lớn
của chính phủ cũng có thể là một nguyên nhân của vấn đề. Bài viết này nghiên cứu
một vài cạm bẫy tiềm tàng của một hệ thống tài chính do nhà nước chi phối thông qua
trường hợp của Trung Quốc.
Sự cất cánh kinh tế của Trung Quốc hơn một phần tư thế kỷ qua mang nhiều
nét tương đồng với sự cất cánh kinh tế của châu Âu và Bắc Mỹ hơn một trăm năm sau
cuộc Cách mạng Công nghiệp vào cuối thế kỷ mười chín. Trong trường hợp của Trung
Quốc, quá trình này được tăng tốc, nhưng những đặc điểm như sự giảm sút dần của
nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia và sự gia tăng tương ứng của khu vực công
nghiệp chế tạo, cũng như sự gia tăng trình độ giáo dục của lực lượng lao động nhằm
đáp ứng những lợi ích gia tăng của giáo dục, mang những nét đặc thù chung giữa hai
trường hợp. Tuy nhiên, một điểm khác biệt rõ rệt giữa hai hiện tượng “thần kỳ kinh tế”
này là về tổ chức của các hệ thống tài chính. Trong khi châu Âu và Bắc Mỹ chủ yếu
dựa vào một hệ thống tài chính do tư nhân thúc đẩy trong suốt thời kỳ cất cánh kinh tế
của họ (cho dù giữa châu Âu và Bắc Mỹ cũng có sự khác biệt giữa việc dựa vào các
ngân hàng và dựa vào thị trường cổ phiếu), Trung Quốc đã duy trì một hệ thống tài
chính do chính phủ chi phối. Có hai kiểu chi phối của chính phủ. Thứ nhất, các hàng
rào ngăn cản sự tham gia vào hoạt động ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và
các dịch vụ tài chính khác được kiểm soát chặt chẽ để sự tập trung khu vực tài chính
vào các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước vẫn còn hết sức cao độ bất chấp hai mươi lăm
năm cải cách. Thứ hai, chính phủ trung ương và đặc biệt là chính quyền địa phương
các cấp can thiệp mạnh mẽ vào sự vận hành của thị trường vốn thông qua chỉ đạo hay
khuyến khích những khoản cho vay hay những trường hợp niêm yết cổ phiếu nhất
định, đồng thời không khuyến khích những trường hợp khác. Ứng với thành tích tăng
trưởng kinh tế cao ở Trung Quốc, người ta dễ có xu hướng nghĩ rằng thị trường vốn do
nhà nước chi phối đã đóng góp cho sự cất cánh kinh tế hay chí ít cũng không có hại gì.
Về phần tri thức của chúng ta, trong những tài liệu nghiên cứu, hiện vẫn chưa có một
công trình nào đánh giá định lượng về hiệu quả của thị trường vốn Trung Quốc.
Chắc chắn, vấn đề những khoản cho vay quá hạn khó đòi trong khu vực ngân
hàng Trung Quốc đã nhận được nhiều sự chú ý (ví dụ, Lardy, 1998) dù nguyên nhân
và hậu quả của nó vẫn chưa được phân tích một cách sâu sắc. Ngoài ta, một mặt hạn
chế tiềm ẩn khác của hệ thống tài chính là thị trường vốn manh mún do bị phân khúc
theo khu vực, làm cho tiền tiết kiệm và vốn không được sử dụng tại những vùng hiệu
quả nhất. Có một loạt những câu hỏi liên quan với nhau cần được giải đáp. Thị trường
vốn trong nước của Trung Quốc hội nhập như thế nào? Tình trạng tiền tiết kiệm hình
thành từ một vùng của đất nước được chuyển đến một vùng khác phổ biến đến mức
nào? Sự lưu chuyển vốn tiến triển như thế nào theo thời gian? Dòng vốn có chảy từ
những vùng kém hiệu quả sang những vùng sản xuất hiệu quả hơn không? Những câu
hỏi đó có tầm quan trọng to lớn trong việc đánh giá chặt chẽ về hiệu quả của hệ thống
tài chính do nhà nước chi phối này, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ
thống.
Để lấp đầy chỗ trống trong tư liệu nghiên cứu, bài viết này xem xét mức độ
manh mún (segmentation) của thị trường vốn trong nước ở Trung Quốc bằng cách áp
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 5 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
dụng hai phương pháp tiêu chuẩn từng được sử dụng trong tư liệu tài chính quốc tế.
Phương pháp thứ nhất là sử dụng kiểm định Feldstein và Horioka (1980), gọi tắt là
kiểm định FH, xem xét mối tương quan giữa đầu tư và tiết kiệm. Ý tưởng ẩn chứa
trong kiểm định FH là: ứng với giả thuyết không (null hypothesis) về thị trường vốn
hội nhập hoàn hảo, đầu tư trong một vùng không nhất thiết bị hạn chế bởi lượng tiết
kiệm địa phương có sẵn trong vùng đó. Vì thế, mối tương quan giữa tiết kiệm địa
phương và đầu tư địa phương sẽ không cao. Kiểm định FH đã được sửa đổi theo thời
gian, chúng tôi thực hiện cả phiên bản đầu tiên và phiên bản sửa đổi của kiểm định FH
được đề xuất trong những bài viết đã xuất bản.
Phương pháp thứ hai sử dụng các kiểm định dựa trên tiêu dùng (consumption-
based test) từ các bài nghiên cứu về chia xẻ rủi ro để đánh giá mức độ hội nhập tài
chính (Obstfeld, 1994). Ý tưởng là, ứng với giả thuyết không về sự lưu chuyển vốn
hoàn hảo và sự hoàn chỉnh của thị trường tài sản, các hộ gia đình có thể thu xếp ổn
thoả việc tiêu dùng theo thời gian và không gian với sự trợ giúp của các giao dịch tài
chính. Kết quả là tính biến động tiêu dùng sẽ nhỏ hơn so với biến động thu nhập, và tỷ
lệ tăng trưởng tiêu dùng giữa các vùng sẽ tương quan với nhau chặt chẽ hơn so với tỷ
lệ tăng trưởng thu nhập.
Cho dù nghiên cứu về hệ thống tài chính Trung Quốc trong tư liệu tài chính
cực kỳ hiếm hoi, thế nhưng cũng có những tài liệu trong những ngành kinh tế khác
xem xét những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế Trung Quốc mà có liên quan đến
tài liệu này, bao gồm chế độ liên bang kinh tế, sự phân khúc thị trường hàng hoá và
những giới hạn đối với việc di cư lao động. Theo Qian và Xu (1993), Trung Quốc có
thể được mô tả như một trường hợp của chế độ liên bang trên thực tế (de facto
federalism), liên quan đến một hệ thống kinh tế phân quyền, trong đó từng vùng có thể
được xem như một đơn vị kinh tế tự trị. Qian và Xu lập luận rằng hệ thống phân quyền
này đã đóng góp cho khả năng đứng vững của nền kinh tế Trung Quốc. Liệu chế độ
liên bang trên thực tế này dẫn đến một thị trường hàng hoá hội nhập trên toàn quốc có
tính cạnh tranh cao, hay chỉ là một tập hợp những thị trường manh mún của từng địa
phương và được bảo hộ kỹ lưỡng? Có nhiều nhận định khác nhau về vấn đề này.
Young (2001) trình bày những bằng chứng cho thấy có một mức độ chuyên môn hoá
không đầy đủ trong sản xuất hàng hoá theo vùng; cơ cấu sản xuất xem ra hết sức tương
đồng giữa các vùng khác nhau ở Trung Quốc so với những gì cần thiết để phát triển
một quốc gia hội nhập. Mặt khác, Huang và Wei (2001) xem xét tốc độ hội tụ
(convergence) hướng tới qui luật một giá đối với những sản phẩm đồng nhất tại những
thành phố khác nhau ở Trung Quốc trong thập niên 90 và nhận thấy rằng, thật ra, tốc
độ hội tụ ở Trung Quốc tương thích với những gì Parsley và Wei (1996) hay O’Connel
và Wei (2002) nhận thấy đối với Hoa Kỳ. Nói cách khác, phán đoán từ tốc độ hội tụ
theo qui luật một giá, mức độ hội nhập thị trường hàng hoá ở Trung Quốc vào thập
niên 90 có thể so sánh với mức độ hội nhập ở Hoa Kỳ, mà lẽ dĩ nhiên là một thị trường
hàng hoá nội địa hội nhập cao.
1
1
Sử dụng số liệu từ các bảng đầu vào-đầu ra ở cấp độ tỉnh thành, Naughton (2000) cung cấp bằng
chứng về sự gia tăng giao hàng của địa phương vào thập niên 90 so với GDP của địa phương; điều này
cho thấy rằng sự hội nhập thị trường hàng hoá có thể đã gia tăng. Mặt khác, sử dụng số liệu tương tự
nhưng đưa vào một đặc điểm kỹ thuật theo mô hình trọng lực (gravity-model), Poncet (2002) chứng
minh rằng mức độ thương mại nội bộ tỉnh ở Trung Quốc xem ra quá cao so với dự đoán của mô hình;
điều này cho thấy sự hiện diện của các hàng rào ngăn cản thương mại hàng hoá ở cấp độ tỉnh thành.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 6 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Thông qua nghiên cứu tình trạng manh mún thị trường vốn nội địa ở Trung
Quốc, bài viết này giúp bổ sung tư liệu nghiên cứu về tình trạng manh mún trên thị
trường hàng hoá bên trong Trung Quốc. Bài viết này cũng đánh giá mức độ hiệu quả
của thị trường vốn trong việc phân bổ các dòng vốn đến những vùng sử dụng hữu hiệu
hơn: nếu vốn có tính lưu chuyển và được thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận, vốn sẽ chảy
sang những vùng sản xuất hiệu quả nhất. Chúng tôi chứng minh bằng tư liệu rằng
chính phủ (so với khu vực tư nhân) có xu hướng tái phân bổ nguồn vốn từ những vùng
sản xuất hiệu quả sang những vùng kém hiệu quả hơn. Theo ý nghĩa này, vai trò nhỏ
bé hơn của chính phủ trong khu vực tài chính có thể giúp gia tăng tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế hơn nữa.
Phần còn lại của bài viết này được sắp xếp như sau. Phần II mô tả đặc điểm các
kênh lưu thông vốn ở Trung Quốc. Phần III thực hiện một loạt kiểm định về việc liệu
đầu tư địa phương có bị ràng buộc bởi tiết kiệm địa phương hay không. Phần IV
nghiên cứu mức độ chia xẻ rủi ro tiêu dùng trên cả nước. Phần V xem xét cách thức
phân bổ đầu tư giữa các vùng khác nhau ở Trung Quốc. Phần VI trình bày những suy
nghĩ kết luận. Phần phụ lục mô tả số liệu.
II. Nền tảng thể chế về sự lưu thông vốn ở Trung Quốc
Có ba kênh chính để lưu thông vốn từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi một
quốc gia. Thứ nhất là đầu tư trong nước của các doanh nghiệp và chính phủ giữa các
vùng. Thứ hai là cho vay của hệ thống ngân hàng giữa các vùng và thứ ba là tài trợ
vốn từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu giữa các vùng.
A. Đầu tư của doanh nghiệp và chính phủ giữa các địa phương
Một doanh nghiệp thuộc vùng này đầu tư sang vùng khác ở Trung Quốc dễ dàng đến
mức nào? Thoạt nhìn qua, các qui định và hệ thống thuế trên toàn quốc tương đối
trung tính đối với việc chọn lựa vùng đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những
rào cản theo vùng quan trọng và những biện pháp khuyến khích đặc biệt về ngân sách
làm biến dạng thị trường vốn quốc gia. Chính quyền địa phương không muốn nhìn
thấy dòng vốn chảy ra khỏi địa phương mình vì điều đó có thể gây thất thu ngân sách.
Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng có thể lo sợ mất đi những doanh nghiệp đang
hoạt động tốt cùng với tình trạng mất việc làm.
2
Hậu quả là phần lớn các vụ sáp nhập
và mua lại (acquisition) doanh nghiệp có xu hướng được địa phương hoá (nghĩa là
trong phạm vi một tỉnh thành, một hạt, hay một thành phố) chứ không phải được thực
hiện giữa các vùng do sự phản đối của các cấp chính quyền địa phương khác nhau.
Vựơt lên trên tất cả những nhân tố này, các biện pháp khuyến khích đầu tư bằng thuế
tại các đặc khu đầu tư tạo ra sự biến dạng đáng kể về sức thu hút đầu tư tương đối của
vùng này hay vùng khác trên đất nước.
3
Tóm lại, sự lưu chuyển vốn do thị trường thúc
đẩy thông qua việc đầu tư của các doanh nghiệp tại các địa phương có thể bị hạn chế.
2
Tìm đọc tài liệu của Yi, 2003 mô tả sự can thiệp của chính quyền địa phương vào việc sáp nhập các
doanh nghiệp, một tài liệu xuất sắc xem xét thể chế của sự phát triển thị trường vốn của Trung Quốc từ
năm 1949.
3
Như một phần của chính sách mở cửa của Trung Quốc, các đặc khu với các biện pháp khuyến khích
đầu tư thông qua thuế (chủ yếu là dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn) đã được hình
thành. Việc miễn thuế chủ yếu nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước thường
được hưởng lợi từ những biện pháp khuyến khích thông qua ngân sách này, hoặc một cách tự động hoặc
trên cơ sở tuỳ chọn.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 7 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Ngược lại, sự lưu chuyển vốn do chính sách thúc đẩy, được phát động bởi
chính sách đầu tư của chính quyền trung ương, có vai trò tích cực trong việc tái phân
phối nguồn lực từ vùng này đến vùng khác cho dù tầm quan trọng của đầu tư nhà nước
giảm dần theo thời gian: Tỷ trọng đầu tư do nhà nước tài trợ cao đến 28 phần trăm vào
năm 1981, chỉ còn 7 phần trăm vào năm 2001, và tỷ trọng đầu tư theo trách nhiệm của
trung ương là 45 phần trăm vào năm 1980 và 31 phần trăm vào năm 2001.
4
B. Cho vay của khu vực ngân hàng giữa các vùng
5
Trong phạm vi hệ thống ngân hàng, có ba kênh chính để chuyển giao nguồn lực tài
chính từ vùng này đến vùng khác: tái phân bổ vốn giữa các chi nhánh ngân hàng quốc
gia tại địa phương (chuyển giao trong nội bộ ngân hàng); thị trường liên ngân hàng
(chuyển giao giữa các ngân hàng);
6
và ngân hàng trung ương cho các địa phương vay.
Mãi đến đầu thập niên 90, chính phủ vẫn sử dụng một hệ thống trần tín dụng để
kiểm soát cung tiền. Trong hệ thống này, các khoản chuyển giao trong nội bộ ngân
hàng và giữa các ngân hàng với nhau bị hạn chế. Việc cho vay của từng ngân hàng bị
áp đặt hạn ngạch, và được phân chia theo vùng. Tuy vậy, nghiệp vụ vay và cho vay
liên ngân hàng cũng đã đóng góp cho sự lưu chuyển vốn trong một chừng mực nhất
định.
7
Chuyển giao nội bộ và chuyển giao liên ngân hàng có thể đã gia tăng khi các
ngân hàng được trao quyền tự quản nhiều hơn vào thập niên 90. Thứ nhất, các ngân
hàng dần dần được phép phân bổ trần tín dụng quốc gia cho các chi nhánh ngân hàng.
8
4
Gần đây hơn, chính phủ phát động một chính sách mới tập trung vào việc phát triển khu vực phía tây
như một nỗ lực giúp tạo ra sự phát triển đồng đều hơn giữa các vùng, mà trước đây vốn thuận lợi hơn
cho những vùng ven biển. Chính sách mới được phát động vào năm 2000 có hai thành phần chính: phát
triển cơ sở hạ tầng với sự đầu tư của chính phủ trung ương vào địa phương và mở rộng các biện pháp
khuyến khích đầu tư bằng ngân sách cho các tỉnh phía tây.
5
Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là ngân hàng trung ương;
bốn ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước được thành lập vào đầu thập niên 80; ba ngân hàng chính
sách ra đời năm 1994; mười ngân hàng thương mại cổ phần quốc gia; khoảng 90 ngân hàng thương mại
địa phương, khoảng 3.000 hợp tác xã tín dụng thành thị, và khoảng 42.000 hợp tác xã tín dụng nông
thôn. Các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hay văn phòng đại diện, nhưng hoạt động của họ vẫn còn
hạn chế. Bốn ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm ưu thế trên thị trường. Tính đến cuối năm 2001,
bốn ngân hàng này chiếm 63,1 phần trăm dư nợ cho vay chưa thanh toán và 61,5 phần trăm tiền gửi.
Bốn ngân hàng này cũng chiếm ưu thế về chi nhánh và người lao động: gần hai triệu người được tuyển
dụng trong khoảng 103.000 chi nhánh trên khắp đất nước Trung Quốc.
6
Park và Sehrt, 2001.
7
Các thị trường liên ngân hàng địa phương được phép hoạt động vào giữa năm 1986 và 1993. Các chi
nhánh ngân hàng có thể cho các chi nhánh ở các tỉnh khác vay vốn. Tuy nhiên, thị trường liên ngân
hàng cũng trở thành một phương tiện để cân đối thặng dư và thiếu hụt vốn trung hạn và dài hạn. Ví dụ,
các vùng mở cửa ven biển vay mượn từ các vùng sâu trong đất liền những khoản tiền lớn với mục đích
tài trợ dài hạn nhằm bù đắp cho tình trạng thiếu hụt vốn địa phương (Xie Duo 2002). Thị trường liên
ngân hàng cũng trở thành một phương tiện để các ngân hàng quốc doanh lũng đoạn hệ thống hạn ngạch
tín dụng và cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng vay vì mục đích đầu cơ (đầu tư vào chứng khoán và
bất động sản), và qua đó tiếp sức cho tình trạng lạm phát. Vì thế, như một phần của chính sách cắt giảm
thực hiện vào năm 1993, giao dịch liên ngân hàng bị đình chỉ, với ngoại lệ là trung tâm giao dịch do các
chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa điều hành tại 35 thành phố.
8
Bắt đầu vào năm 1994, trần tín dụng chỉ áp dụng cho các ngân hàng quốc doanh, và quan trọng hơn,
trần tín dụng này không còn được xác định bằng các biện pháp hành chính nữa, mà dựa trên tỷ số tối đa
giữa cho vay và tiền gửi, chỉ được áp dụng cho tổng cho vay quốc gia của các ngân hàng quốc doanh
riêng lẻ (tất cả các chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh được tính chung với nhau). Vào tháng 1-
1998, hệ thống hạn ngạch tín dụng hàng năm chính thức được bãi bỏ. Ngân hàng trung ương bây giờ
chủ yếu dựa vào những công cụ như điều khiển lãi suất, dự trữ bắt buộc và tỷ số tài sản trên nghĩa vụ
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 8 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Thứ hai, vào năm 1995, các ngân hàng bắt đầu phải chịu trách nhiệm trước những thua
lỗ của họ, đồng thời bốn ngân hàng phát triển được thành lập để kế tục “các khoản cho
vay chính sách” – những khoản cho vay thuờng được dành cho các doanh nghiệp nhà
nước, không chỉ dựa trên cơ sở đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro mà thôi – từ mỗi
ngân hàng quốc doanh tương ứng.
9
Mục tiêu là giải thoát các ngân hàng thương mại
quốc doanh khỏi các hoạt động chính sách và làm cho việc quản lý của họ hoàn toàn
chịu ảnh hưởng của lợi nhuận. Chuyển giao nội bộ ngân hàng có thể đã gia tăng trong
thập niên 90, phù hợp với tính tự chủ nhiều hơn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên,
trần lãi suất ban hành đối với tiền gửi và cho vay làm hạn chế động cơ khuyến khích
ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận. Thứ ba, vào tháng 1-1996, một thị trường liên ngân
hàng thống nhất toàn quốc được thành lập, và vào tháng 6, lãi suất liên ngân hàng
được tự do hoá. Điều này giúp vốn lưu thông dễ dàng hơn. Nhưng cùng lúc ấy, sự lưu
chuyển vốn giữa các vùng, đặc biệt là sự lưu chuyển được phát động bởi các chi nhánh
ngân hàng địa phương, từng được phép trước đây, lúc này đã bị cấm. Vì thế, ảnh
hưởng ròng của những chính sách này đối với sự lưu thông vốn có tính chất không
chắc chắn và cần được xem xét thêm bằng thực nghiệm.
Cho vay của ngân hàng trung ương là một công cụ chính sách quan trọng để
phân bổ nguồn lực trong kỳ kế hoạch tín dụng. Ngân hàng trung ương tham gia vào
việc tái phân phối tiền gửi ngân hàng để hỗ trợ các mục tiêu kế hoạch tín dụng và cho
vay chính sách.
10
Đại đa số việc cho vay lại của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa là
thông qua các chi nhánh ngân hàng tại địa phương. Các chi nhánh ngân hàng địa
phương này chịu ảnh hưởng nặng nề của chính quyền địa phương, và do đó, họ muốn
gia tăng cho vay lại của ngân hàng trung ương trong phạm vi địa phương. Hệ quả là,
các chỉ tiêu tín dụng thường bị vượt ở cấp độ quốc gia và phải được tài trợ bằng cho
vay thêm của ngân hàng trung ương. Để duy trì kiểm soát việc tạo ra tiền cứng (hard
money), việc cho vay lại của ngân hàng trung ương được tái tập trung hoá thông qua
(1) qui định rằng ngân hàng trung ương chỉ cho hội sở chính của ngân hàng vay mà
thôi, và (2) thay thế các chi nhánh tỉnh bằng chi nhánh vùng của ngân hàng trung
ương.
11
Hệ quả là, sau cải cách, vai trò của việc cho vay của ngân hàng trung ương
trong việc tái phân bổ vốn có thể bị hạn chế.
C. Việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu từ thị trường chứng khoán giữa các
vùng
nợ, đánh giá tín dụng, suất chiết khấu và ngày càng sử dụng các nghiệp vụ thị trường mở nhiều hơn để
kiểm soát cung tiền.
9
Luật ngân hàng thương mại mới được ban hành năm 1995.
10
Năm 1984, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa trở thành ngân hàng trung ương của Trung Quốc, chịu
trách nhiệm thiết kế và thực hiện chính sách tiền tệ. Larsy (1998) định nghĩa “cho vay nhiều quá”, là giá
trị cho vay vượt trên giá trị mà lẽ ra nên cho vay nếu tỷ số cho vay trên tiền gửi bằng mức bình quân
quốc gia. Căn cứ theo số đo này, giá trị cho vay nhiều quá lên đến 8 phần trăm tổng sản lượng nội địa
(GDP) của tỉnh ở Hắc Long Giang vào năm 1993 và “cho vay ít quá” ở tỉnh Quảng Đông bình quân
chiếm 7,5 phần trăm GDP của tỉnh trong một thời kỳ năm năm.
11
Vào tháng 5-1994, các chi nhánh địa phương của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa bị cấm không được
cho vay lại trong các ngân hàng quốc doanh tại địa phương. Thay vào đó, Ngân hàng Nhân dân Trung
Hoa chỉ đạo tái tài trợ cho các hội sở chính của các ngân hàng quốc doanh, sau đó các hội sở chính này
tái phân phối cho các chi nhánh địa phương dựa trên kế hoạch đã được duyệt. Từ tháng 7-1993, chỉ có
các hội sở chính của ngân hàng trung ương mới được phép cho hội sở chính của các ngân hàng vay.
Ngoài ra, vào cuối năm 1998, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa được tái cơ cấu để giảm thêm nữa ảnh
hưởng của địa phương đối với việc cho vay. 31 chi nhánh tỉnh của ngân hàng được cắt giảm chỉ còn 9
chi nhánh vùng; các chi nhánh vùng này phải báo cáo trực tiếp cho hội sở chính của ngân hàng trung
ương.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 9 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Kênh lưu thông vốn thứ ba là các thị trường vốn sở hữu và thu nhập cố định. Cho dù
các ngân hàng chiếm ưu thế trong khu vực tài chính, nhưng gần đây đã có những biểu
hiện cho thấy sự dịch chuyển hướng tới các giao dịch tài chính dựa trên thị trường
nhiều hơn. Bảng 1 trình bày những thay đổi về tài sản và nghĩa vụ tài chính của từng
khu vực tổ chức ở Trung Quốc và giữa các khu vực này với phần còn lại của thế giới
vào năm 2000.
12
Bình quân, 67 phần trăm tổng giao dịch tài chính được thực hiện
thông qua hệ thống ngân hàng (cho vay và tiền gửi). Ngược lại, chỉ có 5 phần trăm
dòng tài chính chảy qua thị trường (thị trường trái phiếu và cổ phiếu). Tuy nhiên, thậm
chí nếu các khoản vay vẫn còn tiêu biểu cho hơn một nửa hoạt động huy động vốn của
các công ty phi tài chính, tài chính trực tiếp - chủ yếu thông qua phát hành cổ phần –
đang trở nên một nguồn huy động vốn đáng kể, tiêu biểu cho 14 phần trăm tổng nguồn
tài chính vào năm 2000. Vào năm 1997, tỷ trọng của nguồn này rất nhỏ, chỉ có 1 phần
trăm tổng nguồn tài chính. Tương tự, từ năm 1997 đến 2000, có sự dịch chuyển tài sản
hộ gia đình từ tiền gửi tiết kiệm sang cả tiền gửi ngoại tệ và chứng khoán. Năm 2000,
các hộ gia đình đầu tư 20 phần trăm tài sản tài chính của họ dưới hình thức chứng
khoán (14 phần trăm vào cổ phiếu, 6 phần trăm vào trái phiếu), so với 14 phần trăm
hồi ba năm trước đây. Chính phủ cũng dựa nhiều hơn vào việc phát hành trái phiếu (84
phần trăm tổng nguồn tài chính vào năm 2000 so với 78,9 phần trăm vào năm 1997).
Cuối cùng, các tổ chức tài chính cũng tăng tỷ trọng chứng khoán trong danh mục đầu
tư của họ. Những dịch chuyển trong danh mục tài chính này cho thấy một xu thế của
thị trường vốn tiến tới một hệ thống dựa trên thị trường nhiều hơn, trong đó, việc tài
trợ trực tiếp thông qua cổ phiếu và trái phiếu đóng một vai trò ngày càng quan trọng
hơn. Trên nguyên tắc, cổ phiếu và trái phiếu giúp tạo điều kiện dễ dàng cho sự lưu
thông vốn giữa các vùng theo thời gian, cho dù vào thời điểm này chưa được đáng kể
cho lắm.
Tóm lại, sự lưu chuyển vốn thông qua áp lực thị trường vẫn còn bị hạn chế
trong thập niên 80, nhưng có thể đã quan trọng hơn vào những năm 90. Tuy nhiên,
chính phủ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực tài chính.
Sự kiểm soát của chính phủ đối với các dòng vốn lưu thông giữa các vùng được tăng
cường trên một vài bình diện vào thập niên 90.
III. Đầu tư địa phương có bị ràng buộc bởi tiết kiệm địa phương?
A. Ý tưởng cơ bản
Vì mục đích thảo luận, chúng ta bắt đầu bằng hai trường hợp giả định cực đoan. Nếu
không có sự lưu chuyển vốn giữa các vùng, tiết kiệm địa phương chỉ có thể được đầu
tư tại địa phương, và toàn bộ đầu tư địa phương phải được tài trợ bằng tiết kiệm địa
phương. Trong trường hợp này, đầu tư địa phương và tiết kiệm địa phương sẽ tương
quan hoàn hảo. Ở một thái cực khác, với sự lưu thông vốn hoàn hảo, tiết kiệm từ địa
phương này có thể đi đến bất cứ nơi đâu để tìm đến sự đánh đổi tốt nhất giữa lợi nhuận
và rủi ro. Nói cách khác, tiết kiệm địa phương phản ứng trước các cơ hội đầu tư toàn
cầu; đầu tư địa phương được tài trợ bằng nguồn vốn quốc tế và quốc gia. Không cần
có mối quan hệ chính xác nào giữa tiết kiệm địa phương và đầu tư địa phương. Cho dù
12
Nguồn: Tập san thống kê của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, 2002:4, trang 78-79. Các tài khoản
dòng tiền bao hàm toàn bộ các giao dịch tài chính giữa các khu vực trong nước, và giữa các khu vực
trong nước và phần còn lại của thế giới. Thuật ngữ “sử dụng vốn” và “nguồn vốn” phản ánh những thay
đổi về tài sản tài chính và nghĩa vụ tài chính của từng khu vực. Các thuật ngữ này được sử dụng từ năm
1997 trở về sau.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 10 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
điều này không nhất thiết ngụ ý một mối tương quan bằng không, nhưng mối tương
quan đó sẽ thấp đáng kể. Đây là ý tưởng cơ bản của Feldstein và Horioka (1980),
những người đề xuất sử dụng mối tương quan giữa tiết kiệm và đầu tư làm số đo sự
hội nhập thị trường vốn (hay thiếu hội nhập).
Kiểm định Feldstein Horioka (FH) ban đầu được đề xuất như một phép kiểm
định sự hội nhập thị trường vốn thế giới, nghĩa là như một đại lượng đo lường mức độ
lưu chuyển vốn giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, tư liệu nghiên cứu cho rằng đại
lượng này không mang lại một bằng chứng dứt khoát về sự lưu chuyển vốn vì mối
tương quan thấp giữa tiết kiệm và đầu tư có thể nhất quán với những tình huống khác
chứ không chỉ đơn thuần là mức độ hội nhập thị trường vốn thấp giữa các quốc gia.
Những tình huống này bao gồm sự tồn tại của một khoản phí đền bù rủi ro (bảo hiểm
rủi ro) gắn liền với sự phá giá đồng tiền, và nỗ lực của chính phủ nhằm cân đối tài
khoản vãng lai thông qua điều khiển tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, trong phạm vi một
quốc gia, kiểm định FH tỏ ra lại là một chỉ báo hợp lý về mức độ hội nhập thị trường
vốn giữa các vùng khác nhau. Lý do chính là bởi những cách lý giải khác được đề cập
trên đây không có tác dụng trong phạm vi một quốc gia. Các vùng khác nhau trong
một đất nước có chung một đồng tiền, không có sự phá giá đồng tiền nào để nói đến ở
đây. Chính quyền địa phương cũng hiếm khi có một mục tiêu tài khoản vãng lai ở cấp
độ địa phương.
13
Để tham khảo, bảng 2 tóm tắt các kết quả thu được từ năm tài liệu nghiên cứu
nổi bật trong tư liệu, xem xét bằng chứng nội bộ quốc gia về mối tương quan giữa tiết
kiệm và đầu tư tại các nước phát triển. Các quốc gia được nghiên cứu là Canada, Đức,
Nhật Bản, Hoa Kỳ và Anh. Ai cũng biết, tất cả các nước này đều có một thị trường
vốn trong nước hội nhập. Trong từng tài liệu, người ta đều nhận thấy mối tương quan
tiết kiệm-đầu tư âm hoặc không có ý nghĩa giữa các vùng. Điều này chứng minh cho
việc sử dụng kiểm định FH để xem xét sự hội nhập thị trường vốn nội bộ Trung Quốc.
Trong phần này, trước tiên chúng tôi trình bày những mối tương quan đơn giản
(vô điều kiện) giữa tiết kiệm và đầu tư trên các tỉnh thành Trung Quốc và so sánh với
số liệu tương ứng từ những nước được biết là có thị trường vốn trong nước hội nhập.
Sau đó, chúng tôi tính một chuỗi các mối tương quan có điều kiện, tuân theo một tiến
trình mà Iwamoto và van Wincoop (2000) đã sử dụng, kiểm soát số nhân tố khác ngoài
sự hội nhập thị trường vốn mà có thể ảnh hưởng đến mối tương quan tiết kiệm-đầu tư.
Vì thị trường vốn Trung Quốc nhìn chung bị chi phối bởi hệ thống ngân hàng, chúng
tôi cũng thực hiện cùng những phép kiểm định này bằng số liệu tiền gửi và cho vay
của ngân hàng: hệ thống ngân hàng địa phương phải dựa vào tiền gửi địa phương để
gia hạn những khoản cho vay mới đến chừng mực nào.
B. Kiểm định FH vô điều kiện
Chúng tôi sử dụng tập hợp số liệu từ tất cả các tỉnh thành Trung Quốc mà có sẵn dữ
liệu để thực hiện phép kiểm định. Điều này có nghĩa là 28 tỉnh (hay những vùng tự trị
cấp tỉnh, hay các thành phố trực thuộc trung ương) ở lục địa trong suốt thời kỳ cải cách
(1978-2001), và 24 tỉnh trong thời kỳ trước cải cách (1952-1977).
14
Cơ sở dữ liệu
13
Lưu ý rằng sự bảo hộ của địa phương trên thị trường hàng hoá và mục tiêu tài khoản vãng lai không
phải là cùng một vấn đề như nhau.
14
Các tỉnh Giang Tây, Quảng Đông và Hải Nam, Tây Xuyên và Trùng Khánh và Ninh Hạ không được
bao hàm trong giai đoạn tiền cải cách vì thiếu số liệu.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 11 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
được lấy từ cơ quan Nghiên cứu thị trường Trung Quốc A11, và bao gồm GDP tỉnh
thành được phân ra theo tiêu dùng hộ gia đình và chính phủ, tạo lập vốn gộp, thay đổi
hàng tồn kho và xuất khẩu ròng. Tiết kiệm tỉnh thành được định nghĩa là GDP trong
vùng trừ đi tiêu dùng chính phủ và tư nhân. Đầu tư tỉnh thành được định nghĩa là thay
đổi trữ lượng vốn gộp của cả hai khu vực tư nhân và chính phủ. Cả tiết kiệm và đầu tư
đều được biểu thị như một tỷ số của GDP tỉnh thành.
15
Bảng 3 trình bày mối tương quan của tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm tại các tỉnh thành
Trung Quốc bình quân giai đoạn tiền cải cách (1952-1977), giai đoạn cải cách (1978-
2001) và hai giai đoạn nhỏ thuộc giai đoạn cải cách (1978-1989 và 1990-2001).
16
Vì
mục đích nghiên cứu, bảng 3 cũng trình bày số liệu tương ứng cho các nền kinh tế
quốc gia thuộc các nước OECD.
17
Tương quan bình quân giữa tiết kiệm và đầu tư địa phương là 0,53 trong giai
đoạn tiền cải cách (1952-1977) và 0,53 trong giai đoạn cải cách (1978-2001). Qua so
sánh, mối tương quan giữa tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm trong phạm vi các quốc gia thành
viên OECD như Nhật Bản hay Hoa Kỳ, nơi có thể được cho là có mức độ lưu thông
vốn cao, hoặc không khác biệt đáng kể so với zero, hoặc thậm chí có giá trị âm (bảng
2). Ngược lại, tương quan giữa tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm giữa các quốc gia thành viên
OECD là 0,71 trong giai đoạn 1960-1977 và 0,45 trong giai đoạn 1978-2001, như
được trình bày ở cuối bảng 3. Như vậy, mức tương quan nội bộ quốc gia được tìm thấy
ở Trung Quốc gần giống với mức tương quan giữa các quốc gia hơn so với mức tương
quan trong nội bộ quốc gia, dựa trên bằng chứng từ các nước OECD. So sánh này cho
thấy có sự tồn tại của những rào cản ngăn chặn sự lưu thông vốn giữa các vùng ở
Trung Quốc.
Kế đến, chúng tôi xem xét sự tiến triển của mối tương quan giữa đầu tư và tiết
kiệm theo thời gian. Các kết quả được trình bày trong cột 3 và 6 của bảng 3. Các mối
tương quan này không thay đổi nhiều trước và trong thời kỳ cải cách, như thể hiện qua
mức độ không đáng kể của sự biến thiên. Ngược lại, hệ số tương quan tăng mạnh từ
0,3 trong thập niên 80 lên đến 0,6 trong những năm 90 (cột 6, bảng 3). Kết quả này ít
nhiều làm ta ngạc nhiên, nếu ta tin rằng thị trường vốn lẽ ra đã trở nên hội nhập hơn
theo thời gian cùng với diễn tiến của cải cách thị trường và sự mở cửa nền kinh tế.
Như đã đề cập trên đây, những mối tương quan đơn giản dựa trên số liệu thô
chỉ mang lại một số đo sơ bộ về sự hội nhập tài chính, vì những yếu tố khác với sự hội
nhập thị trường có thể ảnh hưởng đến mối tương quan giữa tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư.
Trong phần tiếp theo, chúng tôi áp dụng một phép kiểm định FH có điều kiện cho số
liệu Trung Quốc, trong đó có kiểm soát những yếu tố này.
C. Kiểm định FH có điều kiện
Kiểm định FH có điều kiện mà chúng tôi sử dụng tuân theo chiến lược do Iwamoto và
van Wincoop (2000) đề xuất. Ý tưởng của họ là nếu thị trường tài chính hội nhập, thì
đầu tư phụ thuộc vào những yếu tố xác định nguồn cung vốn quốc gia và toàn cầu,
15
Chúng tôi đã kiểm định bậc hội nhập của chuỗi số liệu bằng các phép kiểm định đơn vị gốc theo
nhóm (Im, Pesaran, và Shin, 1997). Các tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm đều ổn định.
16
Chúng tôi cũng khảo sát sự tồn tại của tình trạng phá vỡ cơ cấu trong chuỗi trong thập niên 90 nhưng
không tìm thấy.
17
Số liệu đầu tư và tiết kiệm của các quốc gia thành viên OECD được lấy từ Thống kê tài khoản quốc
gia Liên hiệp quốc và có sẵn từ năm 1960 trở về sau.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 12 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
những yếu tố xác định năng suất vốn, và một tập hợp các yếu tố cụ thể theo vùng. Tiết
kiệm trong cùng một đất nước cũng có thể phụ thuộc vào các yếu tố toàn cầu và các
yếu tố cụ thể theo vùng. Các yếu tố quốc gia và toàn cầu có thể được cô đọng lại và
được gọi là g. Những yếu tố cụ thể theo vùng mà ảnh hưởng đến đầu tư và tiết kiệm có
thể được tổ chức lại như một tập hợp các vec tơ không tương quan với nhau, v, w, và
z; trong đó, v và w ảnh hưởng đến đầu tư, còn v và z ảnh hưởng đến tiết kiệm. Nói
cách khác, v là một vec tơ các yếu tố cụ thể theo vùng ảnh hưởng đến cả đầu tư và tiết
kiệm. w (hay z) là một vec tơ các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư (hay tiết kiệm) một
cách độc lập. Đầu tư và tiết kiệm có thể lần lượt được biểu thị bằng các hàm sau đây: I
= I(g, v, w) và S = S(g, v, z). Thông qua việc xây dựng mô hình, nếu các nhà nghiên
cứu không kiểm soát ảnh hưởng của g và v, thì tiết kiệm địa phương và đầu tư địa
phương sẽ tương quan với nhau ngay cả trong trường hợp thị trường tài chính hoàn
toàn hội nhập.
Iwamoto và van Wincoop thực hiện một phương pháp nghiên cứu dựa trên
khung phân tích này cho các quận của Nhật Bản và nhận thấy rằng mối tương quan
giữa đầu tư địa phương và tiết kiệm địa phương là thấp một khi các yếu tố toàn cầu
hay quốc gia và các yếu tố khu vực được kiểm soát. Vì thế, các tác giả kết luận rằng
mức độ hội nhập tài chính giữa các vùng ở Nhật Bản là cao. Chúng tôi áp dụng
phương pháp này cho các tỉnh thành Trung Quốc. Thứ nhất, chúng tôi kiểm soát các
cú sốc quốc gia bằng cách lấy tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của tỉnh trừ cho tỷ lệ tiết kiệm
và đầu tư của quốc gia
Trong đó, S
it
và I
it
lần lượt là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của tỉnh i, S
-it
là tỷ lệ tiết
kiệm quốc gia bên ngoài tỉnh i, và L
-it
là tỷ lệ đầu tư quốc gia bên ngoài tỉnh i.
18
Thứ hai, chúng tôi kiểm soát các cú sốc cụ thể theo vùng bằng cách chạy hồi
qui tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cho mỗi tỉnh một cách tách biệt theo các yếu tố cụ thể theo
vùng mà có thể ảnh hưởng đến những thay đổi đồng thời của tiết kiệm và đầu tư
(phương trình 2a và 2b):
Trong đó y đo lường tình trạng chu kỳ kinh tế của địa phương và F đo lường
các chính sách ngân sách trong vùng. Chuỗi số liệu chu kỳ kinh tế của tỉnh, y, được tạo
ra bằng cách áp dụng phương pháp sàng lọc Hodrick và Prescott (HP) cho chuỗi số
liệu GDP địa phương.
19
Biến số ngân sách, F, là tỷ số giữa tiêu dùng của chính phủ địa
phương trên GDP địa phương. Số dư e
S
it
và e
I
it
từ phương trình (2a) và (2b) lần lượt
được sử dụng để tính mối tương quan mới giữa tiết kiệm và đầu tư.
18
Một số tỉnh tạo thành một tỷ phần đáng kể trong tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Do đó, chúng tôi sử
dụng phần còn lại của quốc gia thay cho các giá trị tổng tiết kiệm và đầu tư quốc gia để tránh làm biến
dạng mối tương quan theo chiều hướng tăng lên.
19
Chúng tôi sử dụng log(GDP tỉnh) sàng lọc theo HP (100) trừ đi log(GDP quốc gia) sàng lọc theo
HP(100).
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 13 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Bảng 4a trình bày các kết quả. Mối tương quan bình quân giữa đầu tư và tiết
kiệm giảm từ 0,53 còn 0,19 sau khi kiểm soát các cú sốc quốc gia trong giai đoạn tiền
cải cách và giảm từ 0,53 còn 0,34 trong giai đoạn cải cách (dòng 2, bảng 4a). Khi các
yếu tố cụ thể theo vùng cũng được kiểm soát, mối tương quan giảm thêm nữa, lần lượt
chỉ còn 0,14 và 0,21 trong giai đoạn tiền cải cách và cải cách (dòng 3, bảng 4a).
Tuy nhiên, sự gia tăng tương quan từ thập niên 80 đến thập niên 90, được trình
bày trong kiểm định vô điều kiện trong bảng 3, vẫn tiếp tục duy trì ngay sau khi kiểm
soát các cú sốc quốc gia và các cú sốc cụ thể theo vùng (các cú sốc về chu kỳ kinh tế
và ngân sách) đối với tiết kiệm và đầu tư địa phương. Như trình bày trong dòng 3 bảng
4a, mối tương quan đầu tư-tiết kiệm địa phương là 0,04 trong thập niên 80 (cột 4, dòng
3), nhưng tăng đến 0,43 trong thập niên 90 (cột 5, dòng 3). Như vậy, vẫn còn một vấn
đề rắc rối: xem ra tình trạng manh mún thị trường vốn lại càng tệ hại hơn.
Để kiểm soát sự thiên lệch khả dĩ về tính đồng thời trong các yếu tố hồi qui,
chúng tôi đưa vào mô hình các giá trị trễ một năm của các biến cụ thể theo vùng trong
phương trình 2a và 2b. Như trình bày trong dòng 4 bảng 4a, việc sử dụng các giá trị trễ
thay cho các giá trị đương thời dẫn đến những kết quả hết sức tương tự. Cuối cùng,
nhằm mục đích so sánh, cột 7 và 8 trình bày các kết quả do Iwamoto và van Wincoop
tìm thấy đối với các quận của Nhật Bản và các quốc gia OECD. Đối với các quận Nhật
Bản, các mối tương quan trở nên không có ý nghĩa thống kê một khi các biến số quốc
gia và vùng được giữ không đổi (cột 7, dòng 3). Ngược lại, mối tương quan giữa các
nền kinh tế OECD được lập điều kiện dựa trên các yếu tố toàn cầu và quốc gia là 0,28
(cột 8, dòng 3).
Cuối cùng, chúng tôi tìm hiểu tác động biên của tiết kiệm địa phương đối với
đầu tư địa phương, nghĩa là, một đơn vị tiết kiệm địa phương tăng thêm sẽ đóng góp
bao nhiêu cho đầu tư địa phương. Để làm điều này, chúng tôi chạy hồi qui tỷ lệ đầu tư
của tỉnh theo tỷ lệ tiết kiệm địa phương và trình bày giá trị ước lượng hệ số tỷ lệ tiết
kiệm trong bảng 4b. Các kết quả cũng tương tự với những kết quả trước đây sử dụng
mối tương quan đầu tư-tiết kiệm. Hệ số tiết kiệm địa phương có giá trị dương và có ý
nghĩa thống kê đáng kể thậm chí khi đã kiểm soát các yếu tố quốc gia và vùng. Có sự
gia tăng hệ số tiết kiệm trong thập niên 90. Do đó, không có bằng chứng gì cho thấy sự
cải thiện mức độ hội nhập thị trường vốn.
D. Sự lưu chuyển vốn trong khu vực ngân hàng
Vì khu vực tài chính của Trung Quốc bị chi phối bởi các ngân hàng, kết quả kiểm định
FH sử dụng số liệu tiền gửi và cho vay của ngân hàng có thể chứa đựng nhiều thông
tin. Chuyển giao nội bộ ngân hàng và chuyển giao giữa các ngân hàng bị hạn chế trong
thời kỳ kế hoạch tín dụng và gia tăng tầm quan trọng thập niên 90 cùng với cải cách
ngân hàng nhằm trao cho các ngân hàng sự tự chủ và trách nhiệm tài chính nhiều hơn.
Do đó, kiểm định mức ý nghĩa mối tương quan tiền gửi và cho vay có thể mang lại
một mảng bằng chứng khác về mức độ lưu chuyển vốn trong phạm vi Trung Quốc.
Bảng 5 trình bày kết quả của việc áp dụng cùng một phương pháp luận như
trên đối với số liệu tiền gửi và cho vay tại các tỉnh thành Trung Quốc cũng như tại các
quốc gia thành viên OECD nhằm mục đích so sánh. Mối tương quan vô điều kiện là
0,66 trong thập niên 80 và 0,50 trong thập niên 90, tương tự như tương quan giữa các
quốc gia thành viên OECD, lần lượt là 0,63 và 0,62 trong thập niên 80 và 90. Khi
chúng tôi kiểm soát xu hướng quốc gia, mối tương quan bình quân trong phạm vi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 14 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Trung Quốc giảm từ 0,66 còn 0,30 trong thập niên 80, và tăng nhẹ trong thập niên 90.
Điều này cho thấy rằng tầm quan trọng của cấu phần quốc gia trong thập niên 80 đã
giảm khi bước sang thập niên 90. Quả thật, các cuộc cải cách được thực hiện trong
thập niên 90 trao cho ngân hàng nhiều sự tự chủ hơn đã làm giảm tầm quan trọng của
việc lập kế hoạch trung ương. Qua so sánh, chúng ta thấy cấu phần toàn cầu của các
quốc gia thành viên OECD gần như không có tác động đối với mối tương quan.
Cuối cùng, khi các yếu tố quốc gia và toàn cầu được kiểm soát, mối tương
quan giữa tiền gửi và cho vay gia tăng theo thời gian, từ 0,44 trong giai đoạn 1978-89
lên đến 0,58 trong giai đoạn 1990-2001 (dòng 3, cột 1 và 2 trong bảng 5). Sự gia tăng
này có ý nghĩa thống kê (cột 3, dòng 3 trong bảng 5), cho thấy tình trạng giảm sút lưu
thông vốn trong khu vực ngân hàng trong thập niên 90.
Nhìn chung, phát hiện về mối tương quan đồng biến (dương) và có ý nghĩa sau
khi kiểm soát các yếu tố quốc gia và các cú sốc cụ thể theo vùng cho thấy rằng: vẫn có
những rào cản đáng kể đối với sự lưu thông vốn trong phạm vi đất nước Trung Quốc.
Vì vậy, chiều hướng dòng chảy vốn trong phạm vi Trung Quốc vẫn gần giống với sự
di chuyển vốn quốc tế hơn so với sự lưu chuyển vốn nội bộ quốc gia mà người ta có
thể nhận thấy tại những quốc gia không có rào cản lưu chuyển vốn trong nước (như
Nhật Bản). Hơn nữa, chúng tôi phát hiện thấy sự gia tăng đáng kể mối tương quan đầu
tư-tiết kiệm tương ứng với sự giảm sút lưu chuyển vốn trong thập niên 90. Kết quả sau
này nhất quán với những phát hiện về tình trạng sa sút trong phân bổ vốn trong thập
niên 90 (tìm đọc Cull và Xu, 2000, Park và Sehrt 2001). Điều này cũng nhất quán với
kết quả về sự gia tăng phân tán suất sinh lợi biên của vốn mà Tan và Zhang (2003)
từng nhận thấy.
IV. Có sự chia xẻ rủi ro hữu hiệu trong tiêu dùng?
Trong phần này, ta chuyển sang xem xét một khía cạnh khác của sự hội nhập vốn nội
địa, tập trung vào khía cạnh tiêu dùng (so với khía cạnh đầu tư được thảo luận trong
phần trên), ấy là, thị trường vốn nội địa Trung Quốc cho phép có sự chia xẻ rủi ro đến
mức nào trong tiêu dùng giữa các vùng khác nhau.
A. Ý tưởng cơ bản
Căn cứ theo tư liệu nghiên cứu về chia xẻ rủi ro quốc tế (tìm đọc tài liệu tham khảo
của Obstfeld, 1994), trong một thế giới hoàn toàn hội nhập, thông qua sự tập hợp rủi
ro, các cá nhân có thể được bảo hiểm trước tình trạng không chắc chắn về thu nhập
của mình. Ứng với giả định về một thị trường tài sản hoàn chỉnh và sự lưu thông vốn
hoàn hảo, những thay đổi về tiêu dùng của hộ gia đình sẽ tương ứng một-một với
những thay đổi tiêu dùng của cả nước khi không có những biến động đặc ứng về sở
thích hay các sai số đo lường. Hơn nữa, những khác biệt trong thay đổi tiêu dùng giữa
các hộ gia đình sẽ không tương quan với những thay đổi trong nguồn lực hộ gia đình.
Dựa trên ý tưởng này, người ta có thể xây dựng một đại lượng khác đo lường
sự hội nhập thị trường vốn.
20
Biết rằng giả định về sự lưu thông vốn hoàn hảo và sự
hoàn chỉnh của thị trường thì không sát với thực tế, người ta sẽ không kỳ vọng tìm
thấy tính chất chặt chẽ hoàn hảo trong sự tiến triển của tiêu dùng trên đầu người giữa
các quốc gia. Ta sẽ quan sát thấy một giả thuyết hợp lý hơn, ứng với sự lưu chuyển
20
Tìm đọc điều tra tư liệu về chia xẻ rủi ro trong tài liệu của Crucini và Hess (2000).
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 15 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
vốn quốc tế và sự tinh xảo về tài chính tăng dần, sự liền lạc chặt chẽ của những thay
đổi về tiêu dùng tăng dần và tính biến động tiêu dùng giảm dần.
21
Căn cứ theo những
bằng chức thực nghiệm tìm thấy trong tư liệu, so với sự tương quan tiêu dùng giữa các
quốc gia thành viên OECD, tiêu dùng trong phạm vi các quốc gia thành viên OECD có
tương quan cao hơn, do mức độ hội nhập tài chính cao hơn.
22
Kết luận chung của tư
liệu về nội bộ quốc gia là: sự chia xẻ rủi ro trong phạm vi nội bộ quốc gia mạnh hơn
nhiều so với sự chia xẻ rủi ro quốc tế.
Phần này được tổ chức như sau: Trước tiên chúng tôi trình bày kiểm định vô
điều kiện về chia xẻ rủi ro nhằm mô tả xem việc tiêu dùng được thu xếp ổn thoả thuận
tiện (giảm biến động) đến mức nào giữa các tỉnh thành Trung Quốc. Sau đó, chúng tôi
áp dụng khung phân tích do Obstfeld (1994) đề xuất, cho phép kiểm định sự chia xẻ
rủi ro ngay cả với một thị trường tài sản không hoàn chỉnh.
23
B. Kiểm định vô điều kiện về chia xẻ rủi ro
Bảng 6 trình bày các mối tương quan của tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng trên đầu người
của tỉnh với tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng trên đầu người của phần còn lại của đất nước,
và mối tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người của tỉnh với tỷ lệ tăng
trưởng GDP trên đầu người của phần còn lại của đất nước.
24
Toàn bộ số liệu được biểu
thị theo giá trị thực, sử dụng giá năm 1978 và theo chênh lệch logarit (hay sai phân bậc
một của logarit). Như trong phần trên đây, mối tương quan giữa các tỉnh thành Trung
Quốc được tính cho giai đoạn tiền cải cách (1952-1977), giai đoạn cải cách (978-2001)
và hai giai đoạn nhỏ trong thời kỳ cải cách (1978-1989 và 1990-2001). Nhằm mục
đích so sánh, chúng tôi cũng tính toán và trình bày số liệu tương ứng cho các quốc gia
thành viên OECD.
Các mối tương quan tiêu dùng giữa các tỉnh thành Trung Quốc bình quân lần
lượt là 0,62 và 0,54 trong giai đoạn tiền cải cách và cải cách. So ra, các số liệu tương
ứng của các quốc gia thành viên OECD đều thấp hơn, ở mức 0,35 trong cả hai thời kỳ
(bảng 6, dòng 4). Các mối tương quan tiêu dùng trong nội bộ quốc gia tìm thấy trong
tư liệu thực nghiệm về chia xẻ rủi ro được trình bày trong bảng 7. Các tỷ lệ tăng
trưởng tiêu dùng trên đầu người địa phương trong nội bộ Trung Quốc tương quan với
nhau nhiều hơn so với trong phạm vi các quốc gia thành viên OECD như Hoa Kỳ
(tương quan 0,31 hay 0,40 như trình bày trong bảng 7), hay Nhật Bản (tương quan
0,46, cũng được trình bày trong bảng 7). Như vậy, có phần nào hơi ngạc nhiên, các tỷ
lệ tăng trưởng tiêu dùng trên đầu người trong nội bộ Trung Quốc tương quan với nhau
21
Ví dụ, Obstfeld (1994) lưu ý rằng trong các quốc gia G7 giai đoạn từ 1951 đến 1988, tiêu dùng nội
địa có xu hướng trở nên tương quan chặt chẽ hơn với tiêu dùng thế giới.
22
Tư liệu về chia xẻ rủi ro trong nội bộ quốc gia đã sử dụng số liệu khu vực trong phạm vi Canada
(Crucini (1999) và Bayoumi và McDonald (1995)), Nhật Bản (van Wincoop (1995)) và Hoa Kỳ
(Atkeson và Bayoumi (1993), Crucini (1999), Hess và Shin (1997), Asdrubali, Sorensen, và Yosha
(1996)).
23
Sau cùng, những kiểm định dựa trên tiêu dùng mà không giả định tính hoàn chỉnh của thị trường tài
sản mang lại một khung khổ sát thực tế hơn để đánh giá mức độ hội nhập tài chính trên cơ sở các dự
đoán lý thuyết về chia xẻ rủi ro.
24
Chuỗi số liệu về tiêu dùng là GDP được lấy từ cơ sở dữ liệu Nghiên cứu Tiếp thị Trung Quốc A11
năm 2001 (xem phụ lực mô tả chi tiết về số liệu). Một số tỉnh tạo thành một tỷ phần đáng kể sản lượng
quốc gia. Do đó, chúng tôi sử dụng phần còn lại của quốc gia thay cho các giá trị tổng của quốc gia
(nghĩa là chúng tôi loại phần đơn giản của tỉnh ra) để tránh làm biến dạng mối tương quan của mẫu theo
chiều hướng tăng lên.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 16 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
nhiều hơn so với bất kỳ một mẫu quốc tế hay nội bộ quốc gia nào của các quốc gia
thành viên OECD, nơi mà ta biết có sự hội nhập cao. Tuy nhiên, thật là sai lầm nếu ta
đi đến kết luận rằng mức độ chia xẻ rủi ro trong nội bộ Trung Quốc cao hơn so với
trong nội bộ Hoa Kỳ chỉ dựa vào bằng chứng này mà thôi. Quả thật, mức độ tương
quan tiêu dùng cao có thể phản ánh tương quan sản lượng địa phương cao, cùng với
mối quan hệ chặt chẽ giữa các tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng và sản lượng. Như trình bày
trong dòng thứ hai bảng 6, các tỷ lệ tăng trưởng sản lượng địa phương ở Trung Quốc
tương quan với nhau khá cao. Các hệ số tương quan bằng 0,8 trong giai đoạn tiền cải
cách và 0,65 trong giai đoạn cải cách. Hơn nữa, những giá trị ước lượng này cao hơn
so với các quốc gia thành viên OECD (dòng 5, bảng 6) hay của các vùng trong nội bộ
Nhật Bản hay Hoa Kỳ (cột 3, bảng 7).
Như vậy, chúng ta cần biểu thị mối tương quan tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng so
với những chuyển biến đồng thời tương ứng của GDP. Chúng ta làm điều này thông
qua chia tương quan của tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng địa phương cho tương quan của tỷ
lệ tăng trưởng sản lượng địa phương (dòng 3 và 6 trong bảng 6). Vì các tỷ lệ tăng
trưởng tiêu dùng địa phương tương quan với nhau ít hơn so với tỷ lệ tăng trưởng GDP
địa phương trong giai đoạn tiền cải cách, cho nên tỷ số này thấp hơn một đơn vị một
cách đáng kể về mặt thống kê, trong khi trong giai đoạn cải cách thì không như vậy.
So ra, tỷ số tương ứng đối với các quốc gia thành viên OECD lại không khác 1 một
cách đáng kể trong giai đoạn 1960-1977 và giai đoạn 1978-1999 (dòng 6, bảng 6).
Các cột 3 và 6 bảng 6 trình bày kiểm định có trị trung bình khác nhau về sự
thay đổi tương quan giữa các giai đoạn tiền cải cách và cải cách, cũng như giữa thập
niên 80 và 90. Cả hai mối tương quan tiêu dùng và sản lượng đếu giảm từ giai đoạn
tiền cải cách sang giai đoạn cải cách, như thể hiện qua dấu âm và có ý nghĩa của sự
biến thiên (lần lượt là -0,080 và -0,148). Vì mối tương quan sản lượng giảm nhiều hơn,
cho nên mối tương quan tiêu dùng tương đối tăng lên (tăng thêm 0,054, cột 3), nhưng
sự thay đổi này không khác không về mặt thống kê.
Ngoài ra, khi ta chia giai đoạn cải cách ra làm hai giai đoạn nhỏ, thập niên 80
và thập niên 90, có một chiều hướng khá ngạc nhiên xuất hiện (bảng 6, cột 4 và 5).
Mối tương quan tiêu dùng giảm rõ rệt (từ 0,70 còn 0,21) trong khi mối tương quan sản
lượng tăng lên (từ 0,63 lên 0,72, dòng 1 và 2). Hai chiều hướng biến chuyển trái ngược
nhau này dẫn đến sự giảm sút mạnh trong mối tương quan tiêu dùng tương đối từ 1,10
còn 0,30 (dòng 3, cột 4 và 5 trong bảng 6). Sự giảm sút này có ý nghĩa thống kê (dòng
3, cột 6). Nếu ta thực hiện công việc tính toán tương tự cho các quốc gia thành viên
OECD, ta nhận thấy rằng cũng có sự giảm sút vừa phải trong mối tương quan tiêu
dùng tương đối (dòng 6, cột 4 và 5). Tuy nhiên, không như trong trường hợp Trung
Quốc, sự giảm sút này không khác không về mặt thống kê. Nói cách khác, có sự giảm
sút mức độ chia xẻ rủi ro giữa các vùng ở Trung Quốc trong hai mươi năm qua.
Như một đại lượng khác đo lường sự chia xẻ rủi ro, người ta cũng có thể nhìn
vào sự biến động tiêu dùng bình quân so với biến động sản lượng bình quân. Mức độ
chia xẻ tiêu dùng cao hơn giữa các vùng địa lý sẽ ngụ ý sự biến động tiêu dùng tương
đối thấp hơn. Bảng 8 trình bày sự biến động tỷ lệ tăng trưởng sản lượng và tiêu dùng
trên đầu người bình quân giữa các tỉnh thành Trung Quốc cũng như giữa các quốc gia
OECD để so sánh. Sự biến động tiêu dùng và sản lượng lần lượt được trình bày trong
dòng 1 và 2. Nhìn chung, có sự giảm sút biến động tiêu dùng và sản lượng đáng kể
trong giai đoạn cải cách so với giai đoạn tiền cải cách. Biến động tiêu dùng tương đối
so với biến động sản lượng của Trung Quốc và các quốc gia OECD lần lượt được trình
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 17 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
bày trong dòng 3 và 6 của bảng 8. Biến động tiêu dùng tương đối trong nội bộ Trung
Quốc cũng nằm trong phạm vi giống như số đo tương ứng của các quốc gia OECD cả
trong giai đoạn tiền cải cách và cải cách. Nếu chia thời kỳ cải cách ra làm hai thập
niên, ta thấy rằng biến động tiêu dùng tương đối ở Trung Quốc đã tăng lên chứ không
giảm đi, từ 1,23 trong thập niên 80 tăng lên đến 1,39 trong thập niên 90 (dòng 3, cột 4
và 5), cho dù sự gia tăng này không đáng kể về mặt thống kê. Điều này cho thấy rằng
các cơ hội chia xẻ rủi ro không được cải thiện trong vòng mười năm qua.
Tóm lại, cả bằng chứng về tương quan tiêu dùng tương đối (tương quan tiêu
dùng địa phương so với tương quan sản lượng địa phương) và bằng chứng về biến
động tiêu dùng tương đối (biến động tiêu dùng bình quân so với biến động sản lượng)
xem ra đều cho thấy rằng mức độ chia xẻ rủi ro giữa các vùng Trung Quốc không cao
và không được cải thiện từ thập niên 80 sang thập niên 90. Tuy nhiên, bản thân những
số đo này không có tính chất kết luận. Một mức độ lưu chuyển vốn thấp có thể xuất
phát từ mức độ hội nhập tài chính thấp trong phạm vi Trung Quốc, nhưng cũng thể
hình thành từ tính không hoàn chỉnh của thị trường tài sản. Trong phần tiếp theo,
chúng tôi sẽ triển khai một đại lượng đo lường chia xẻ rủi ro dựa trên nghiên cứu của
Obstfeld (1994), chính thức xem xét đến những yếu tố khác ngoài sự lưu chuyển vốn
ảnh hưởng đến sự chia xẻ rủi ro.
C. Kiểm định có điều kiện về chia xẻ rủi ro
Obstfeld (1994) đã triển khai một mô hình về chia xẻ rủi ro tiêu dùng quốc tế mà từ
mô hình này, người ta đã suy ra một số phép kiểm định khác. Mô hình cho phép ta
kiểm định hai trường hợp cực đoan về sự lưu chuyển vốn hoàn hảo và không hoàn hảo
ứng với giả định về thị trường hoàn chỉnh cũng như trường hợp phổ biến hơn, trong đó
các thị trường tài sản không hoàn chỉnh. Trong phần này, chúng tôi áp dụng phương
pháp luận thực nghiệm này để đánh giá mức độ chia xẻ rủi ro ở Trung Quốc.
Phương pháp luận do Obstfeld (1994) đề xuất đã nới lỏng giả định về thị
trường hoàn chỉnh và bao gồm việc ước lượng phương trình sau đây:
Trong đó, C
it
là tiêu dùng tư nhân trên đầu người theo giá trị thực, C
-it
là tổng
tiêu dùng tư nhân trên đầu người bên ngoài tỉnh i, u
i
là ảnh hưởng cố định của tỉnh, và
e
it
là số hạng sai số.
25
Số hạng LRL
it
viết tắt của “Local Resouce Limit”, giới hạn
nguồn lực địa phương, được biểu thị bằng giá trị trên đầu người. Số hạng này được
định nghĩa là LRL
it
= GDP
it
– I
it
– G
it
, trong đó I
it
là tỷ lệ đầu tư và G
it
là tiêu dùng của
chính phủ. Số hạng này tương ứng với mức tiêu dùng tối đa của địa phương khi các thị
trường nội bộ quốc gia và quốc tế đều đóng cửa. Nếu đầu tư địa phương bị ràng buộc
bởi tiết kiệm điều kiện, thì tiêu dùng bị ràng buộc bởi giới hạn nguồn lực địa phương
và giả thuyết b = 0 và c = 1 sẽ không bị bác bỏ. Ngược lại, nếu có sự hội nhập tài
chính cao, chúng ta sẽ kỳ vọng b gần với một và c gần với không. Theo cảm nhận trực
giác, phương trình (3) cho ta một chỉ báo về mức độ tiêu dùng liên quan chặt chẽ như
25
Ảnh hưởng theo năm không được bao hàm vì ảnh hưởng này có thể tương quan với biến tổng tiêu
dùng.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 18 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
thế nào với những yếu tố toàn cầu hay địa phương lần lượt được thể hiện qua tổng tiêu
dùng C
-it
hay giới hạn nguồn lực địa phương LRL
it
.
26
Bảng 9 trình bày các giá trị ước lượng của phương trình (3), sử dụng mẫu các
tỉnh thành Trung Quốc và giá trị thống kê kiểm định các giả thuyết phù hợp. Giả
thuyết không về hội nhập tài chính hoàn hảo (H3: b = 1 và c = 0) bị bác bỏ đối với cả
hai giai đoạn tiền cải cách và cải cách. Ở thái cực ngược lại, giả thuyết về tình trạng
không hội nhập tài chính cũng bị bác bỏ một cách hệ thống (H4: b = 0 và c = 1). Nhằm
mục đích so sánh, bảng 10 trình bày các kết quả tương ứng trong phạm vi các quốc gia
OECD. Giá trị ước lượng hệ số của tổng tiêu dùng tăng dần theo thời gian từ 0,35
(trong giai đoạn 1960-77, được trình bày trên dòng 1, cột 1, bảng 10) lên đến 0,60
trong thập niên 80 (dòng 1, cột 3) và lên đến 0,90 trong thập niên 90 (dòng 1, cột 4),
trong khi giá trị ước lượng hệ số giới hạn nguồn lực nội địa (DRL
it
) giảm liên tục, từ
0,43 (giai đoạn 1960-1977) còn 0,081 trong thập niên 90. Hai chuyển biến ngược nhau
này cho thấy sự gia tăng mức độ hội nhập tài chính giữa các quốc gia OECD. Kết luận
này được hỗ trợ bởi sự kiện giả thuyết không về hội nhập tài chính cao (H3) không bị
bác bỏ trong thời kỳ gần đây nhất (1990-1999).
Các kết quả cho thấy rằng các quốc gia OECD đã trở nên hội nhập tài chính
hơn, trong khi kết luận có tính chất lẫn lộn đối với các tỉnh thành Trung Quốc, chỉ đạt
đến mức độ hội nhập tài chính vừa phải trong thời kỳ chuyển đổi. Đặc biệt hơn, có sự
gia tăng chia xẻ rủi ro giữa các vùng từ giai đoạn tiền cải cách sang giai đoạn cải cách.
Tuy nhiên, mức độ chia xẻ rủi ro đi theo chiều ngược lại từ thập niên 80 sang thập niên
90. Hệ số tổng tiêu dùng giảm từ 0,88 trong giai đoạn 1978-1989 chỉ còn 0,67 trong
giai đoạn 1990-2001. Đồng thời, ảnh hưởng của sự ràng buộc nguồn lực địa phương
đối với tiêu dùng tăng từ 0,06 trong thập niên 80 lên 0,14 trong thập niên 90. Do đó, có
sự giảm sút đáng kể về mức độ chia xẻ rủi ro giữa các vùng.
D. Sự lưu thông vốn có được cải thiện trong thập niên 90 không?
Cho đến giờ, chúng ta thấy không có bằng chứng về sự cải thiện tính lưu chuyển vốn
từ thập niên 80 sang thập niên 90. Một số cuộc cải cách vào đầu và giữa thập niên 90
có thể có ảnh hưởng cải thiện sự lưu thông vốn. Vì vậy, chúng tôi muốn kiểm tra xem
thử sự lưu thông vốn có gia tăng trong thập niên 90 hay không. Chúng tôi làm điều này
thông qua chia giai đoạn sau cùng trong mẫu (1990-2001) ra làm hai giai đoạn nhỏ
(1990-1995 và 1996-2001), và kiểm định bất kỳ sự biến thiên đáng kể nào trong mối
tương quan đầu tư-tiết kiệm hay việc thu xếp tiêu dùng ổn thoả (giảm biến động) theo
thời gian.
Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu xem thử vào cuối thập niên 90, đầu tư địa
phương có bị ràng buộc bởi thiết kế địa phương ít hơn so với nửa đầu thập niên hay
không. Hai dòng đầu tiên trong bảng 11 trình bày các kết quả. Số đo mối tương quan
đầu tư-tiết kiệm vô điều kiện thể hiện sự giảm sút vừa phải, cho thấy sự lưu chuyển
vốn đã được cải thiện đôi chút. Tuy nhiên, số đo tương quan có điều kiện thể hiện sự
tăng nhẹ, cho thấy sự lưu thông vốn bị sa sút. Trong bất luận trường hợp nào, sự giảm
sút hay gia tăng đều không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, mức độ tương quan đầu tư-
tiết kiệm trong nửa sau thập niên 90 vẫn rất cao (lần lượt là 0,58 và 0,42 cho các số đo
26
Như Obstfeld từng nhấn mạnh, khung phân tích này có quan hệ chặt chẽ với kiểm định đầu tư-tiết
kiệm đối với sự lưu chuyển vốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu sự tăng trưởng tổng sản lượng như
một yếu tố hồi qui và thu được những kết quả rất tương tự.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 19 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
vô điều kiện và có điều kiện) và nằm trong cùng phạm vi như các giá trị ước lượng
trong thập niên 80 (xem các giá trị ước lượng trong bảng 3 và bảng 4a). Chúng tôi
nhận thấy những kết quả tương tự khi sử dụng số liệu tiền gửi và cho vay (dòng 3 và
4): không có sự biến thiên đáng kể trong thập niên 90. Do đó, trong chừng mực vẫn có
sự tương ứng chặt chẽ giữa đầu tư địa phương và tiết kiệm địa phương (hay giữa tiền
gửi địa phương và cho vay địa phương trong hệ thống ngân hàng), không có bằng
chứng gì cho thấy có sự cải thiện lưu thông vốn đáng kể từ nửa đầu thập niên sang nửa
cuối thập niên 90.
Bức tranh có phần nào khác biệt (và kém rõ ràng dứt khoát hơn) khi ta xem xét
sự chia xẻ rủi ro tiêu dùng. Quả thật sự chia xẻ rủi ro đã cải thiện một cách có ý nghĩa
về mặt thống kê vào thập niên 90 như biểu thị qua sự gia tăng tỷ số giữa tương quan
tiêu dùng và tương quan sản lượng (dòng 5), từ 0,027 trong giai đoạn 1990-1995 lên
đến 0,289 trong giai đoạn 1996-2001. Tuy nhiên, mức độ thuận lợi tiêu dùng vào cuối
thập niên 90 vẫn thấp hơn nhiều so với thập niên 80, khi mối tương quan tương ứng là
1,29 (bảng 6). Hơn nữa, ta cũng không thấy có sự biến thiên đáng kể của biến động
tiêu dùng so với biến động thu nhập (dòng 6 trong bảng 11).
Cuối cùng, phần B bảng 11 trình bày các kết quả của mô hình chia xẻ rủi ro có
điều kiện theo Obstfeld (1994) trong hai giai đoạn nhỏ của thập niên 90. Giả thuyết về
mức độ chia xẻ rủi ro cao không thể bị bác bỏ trong giai đoạn 1996-2001. Tuy nhiên,
vì ước lượng điểm về tiêu dùng (0,81) tương thích với ước lượng điểm trong thập niên
80 (xem bảng 9), cho nên việc không thể bác bỏ giả thuyết này chủ yếu là do sự gia
tăng sai số chuẩn của giá trị ước lượng (nghĩa là, phép kiểm định có sức thuyết phục
yếu hơn).
Nhìn chung, sự lưu chuyển vốn có lẽ đã được cải thiện đôi chút từ nửa đầu thập
niên 90 sang nửa sau thập niên. Điều này chủ yếu là kết quả của sự khôi phục nền tảng
đã mất vào đầu thập niên 90, chứ không phải do bất kỳ sự tiến bộ đáng kể nào so với
thập niên 80.
Trong tình hình này, ta cũng nên lưu ý rằng sự lưu chuyển vốn và hiệu quả
phân bổ vốn không nhất thiết là cùng một vấn đề. Ví dụ, nếu tiết kiệm địa phương
từng được bố trí một cách ngẫu nhiên bởi chính phủ trung ương trong một khuôn khổ
kinh tế kế hoạch, thì sự chuyển biến từ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung phi hiệu
quả sang mô hình kinh tế thị trường có thể dẫn đến biểu hiện giảm sút lưu thông vốn
cho dù hiệu quả phân bổ vốn (xét theo sự phân bổ vốn đến những dự án đầu tư hữu
hiệu nhất) có thể tăng lên ngay lúc ấy. Như một ví dụ khác, tình trạng thông tin bất cân
xứng giữa người sử dụng vốn và người tiết kiệm có thể dẫn đến sự lưu chuyển vốn
thấp ngay cả khi không có những rào cản nào do chính sách nào gây ra đối với sự lưu
thông vốn.
Những ví dụ này minh họa cho sự kiện là: bằng chứng về sự lưu chuyển vốn
thấp không tự động có nghĩa là hiệu quả phân bổ vốn thấp. Trong phần tiếp theo,
chúng ta sẽ tìm hiểu một cách trực tiếp hơn về mức độ lưu chuyển vốn trong nội bộ
Trung Quốc, xem thử vốn có được phân bổ từ những vùng kém hiệu quả sang những
vùng hoạt động hiệu quả hơn chăng.
V. Tại sao vốn không chảy sang những vùng hoạt động hữu hiệu hơn?
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 20 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Thị trường vốn hiệu quả là một thị trường vốn trong đó vốn được chuyển đến những
hoạt động hiệu quả nhất. Trong ví dụ của chúng ta, ta sẽ dự đoán rằng dòng vốn ròng
chảy vào một vùng (so với qui mô kinh tế của vùng đó) có quan hệ đồng biến với năng
suất biên của vốn trong vùng. Do đó, chúng ta sẽ ước lượng sự biến thiên của phương
trình sau đây:
(Dòng vốn vào ròng)
it
= a + b (Thu nhập ban đầu)
-it
+ c (Năng suất biên của vốn)
it
+ u
i
+ e
it
(4)
Để làm điều này, ta cần có thông tin về năng suất biên của vốn của mỗi vùng.
Để dễ theo dõi, ta giả định hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas với sinh lợi không đổi
theo qui mô, áp dụng cho mọi tỉnh thành:
Thông số năng suất A
jt
được phép thay đổi giữa các tỉnh thành và theo thời gian,
nhưng hệ số tỷ trọng α được giả định là như nhau đối với các tỉnh thành và không thay
đổi. Điều này cho phép chúng ta biểu thị năng suất biên của vốn cho một tỉnh bất kỳ
như một tỷ trọng không đổi của tỷ số sản lượng trên trữ lượng vốn (hay sản lượng vốn
bình quân):
Chúng tôi sử dụng số liệu trữ lượng vốn cấp độ tỉnh thành từ năm 1984 đến
năm 1998 do Li (2003) ước lượng và được cập nhật cho đến năm 2001 để tính năng
suất vốn biên.
27
Trong cột 1 bảng 12, chúng tôi ước lượng xem thử dòng vốn ròng chảy vào
một tỉnh đáp ứng như thế nào trước năng suất vốn biên của tỉnh đó. Kết quả cho thấy
không có mối quan hệ đồng biến giữa dòng vốn vào ròng và năng suất vốn. Điều này
cho thấy rằng xét bình quân, dòng vốn trong phạm vi Trung Quốc không đi đến những
vùng hoạt động hữu hiệu nhất. Ngược lại, hệ số của tăng trưởng GDP địa phương có
giá trị âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy xu hướng vốn chảy vào những vùng có
năng suất vốn thấp hơn. Hình 1 minh họa chiều hướng này thông qua biểu thị các dòng
vốn vào bình quân của tỉnh trong toàn bộ thời kỳ (1984-2001) theo năng suất vốn cùng
với đường hồi qui. Những tỉnh có năng suất vốn bình quân thấp nhất như Ninh Hạ,
Thanh Hải, Tân Cương, Thiểm Tây, cũng là những tỉnh nhận được dòng vốn vào bình
quân cao nhất. Ngược lại, những tỉnh như Hà Bắc, tây Xuyên Quảng Đông, Hồ Nam
Phúc Kiến có năng suất vốn cao, nhưng có dòng vốn vào thấp.
Từ cột 2 đến cột 6, chúng tôi tìm hiểu chiều hướng đáp ứng của các cấu phần
vốn khác nhau trong vốn đầu tư của một vùng trước năng suất vốn biên của địa
phương. Trong hệ thống dữ liệu của chúng tôi, các nguồn tài chính có thể được chia
thành nhiều chủng loại khác nhau:
(a) Phân bổ thông qua ngân sách chính phủ: Tríach riêng ngân sách chính phủ
trung ương và địa phương cho xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư;
27
Xem mô tả phương pháp sử dụng để tính trữ lượng vốn của tỉnh và năng suất vốn trong phần phụ lục
thống kê.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 21 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
(b) Vay ngân hàng: Các khoản cho vay từ ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng
cho các tổ chức và doanh nghiệp địa phương;
(c) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đầu tư của các doanh nghiệp sở hữu nước
ngoài bao gồm các công ty liên doanh;
(d) “Vốn tự huy động” của các doanh nghiệp: Vốn do doanh nghiệp huy động từ
những tổ chức có trách nhiệm cao hơn (trụ sở chính hay các bộ chủ quản) hay
nhưng nguồn khác ngoài ngân sách chính phủ và cho vay ngân hàng như thông
qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu;
(e) Những nguồn khác: Tất cả những nguồn đầu tư khác không nằm trong các
chủng loại trên.
Một chiều hướng thú vị đã bộc lộ. Trước tiên, đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước dựa vào vốn tự huy động quan hệ đồng biến với năng suất vốn biên. Điều
này cho thấy rằng khi đầu tư được kích hoạt chủ yếu bởi sự tối đa hoá lợi nhuận, vốn
đầu tư có xu hướng đi đến những nơi sử dụng hữu hiệu nhất. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài và vốn tự huy động là hai loại vốn đầu tư duy nhất có quan hệ đồng biến với
năng suất vốn biên, cho dù hệ số của FDI không có ý nghĩa thống kê. Thứ hai, đầu tư
được phân bổ thông qua ngân sách chính phủ và các khoản cho vay của các tổ chức tài
chính sở hữu nhà nước là hai loại vốn (duy nhất) thể hiện mối quan hệ nghịch biến rõ
rệt với năng suất vốn biên. Từ những kết quả này, ta kết luận rằng chính sự phân bổ
đầu tư của chính phủ chịu trách nhiệm trước kiểu phân bổ khác thường là dòng vốn
ròng chảy đến những vùng hoạt động kém hiệu quả hơn.
Tại sao chính phủ lại phân bổ vốn một cách có hệ thống đến những vùng hoạt
động kém hiệu quả và không hướng đến những vùng hoạt động hiệu quả hơn? Người
ta có thể nghĩ đến ít nhất ba lý thuyết ở đây: Thứ nhất, chính phủ có thể xem trọng
mục tiêu giảm nghèo và do đó phân bổ vốn đến những vùng nghèo hơn. Nếu thu nhập
ban đầu thấp trùng hợp với năng suất vốn thấp, người ta có thể thấy một quan hệ
nghịch biến giữa dòng vốn vào và sinh lợi vốn đầu tư.
Thứ hai, các doanh nghiệp sở hữu nhà nước có thể ví như một chiếc túi không
đáy, hút hết nguồn vốn đầu tư do chính phủ phân bổ. Ở đây, ta có thể xem xét hai biến
thể của lý thuyết. Phiên bản A nhấn mạnh vào cách lý giải theo khía cạnh kinh tế chính
trị. Các doanh nghiệp nhà nước có thể có thế lực chính trị mạnh hơn so với các công ty
tư nhân hay những doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác như các doanh nghiệp hương
trấn. Hệ quả là, doanh nghiệp nhà nước có thể có được nhiều vốn đầu tư hơn từ chính
phủ, đặc biệt thông qua sự phân bổ ngân sách nhà nước, ngay cả nếu họ hoạt động
không hiệu quả. Phiên bản B quan tâm đến vấn đề việc làm tại các doanh nghiệp nhà
nước. Chính xác vì xét bình quân, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả
hơn và cạnh tranh vốn đầu tư khó khăn hơn trong một thị trường vốn hội nhập và vận
hành tốt đẹp, cho nên chính phủ, vì quan tâm lo lắng đến người lao động tại các doanh
nghiệp nhà nước, có thể quyết định phân bổ vốn một cách có hệ thống cho các doanh
nghiệp nhà nước ngay cả khi những doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả. Lẽ
dĩ nhiên, hai phiên bản lý thuyết này không loại trừ lẫn nhau. Bằng cách này hoặc
bằng cách khác, hai phiên bản này có thể tạo ra một mối quan hệ đồng biến giữa dòng
vốn vào và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước tại các nền kinh tế địa phương.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 22 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Thứ ba, chính phủ có thể chỉ đạo dòng vốn ưu tiên cho một cơ cấu công nghiệp
nhất định. Trong tư liệu nghiên cứu, ta có thể hiểu rằng nền kinh tế kế hoạch tậpt rung
của Trung Quốc trước năm 1978 đã phân biệt đối xử một cách có hệ thống không
thuận lợi cho nông nghiệp và những lĩnh vực sơ khai khác, đồng thời ưu tiên cho công
nghiệp. Từ khi cải cách bắt đầu vào năm 1978, chủ trương hùng hồn của chính phủ là
hỗ trợ nhiều hơn đối với nhà nông và dân chài ở các vùng nông thôn. Nếu như những
chủ trương hùng hồn này được phản ánh trên thực tế, thì ta sẽ thấy mối quan hệ đồng
biến giữa dòng vốn ròng chảy vào một địa phương và tầm quan trọng của khu vực sơ
khai trong nền kinh tế địa phương đó.
Chúng tôi đã tiến hành xem xét kiểm tra lý thuyết này và trình bày kết quả
trong bảng 12. Trong cột đầu tiên, chúng tôi xem xét các dòng vốn vào ròng. Dòng
vốn vào có quan hệ đồng biến với tỷ trọng của sản xuất quốc doanh trong tỉnh và có
quan hệ nghịch biến với tỷ trọng nông nghiệp. Trong các cột tiếp theo của bảng 13,
chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa các cấu phần vốn khác nhau trong đầu tư địa
phương và thu nhập ban đầu, tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước trong sản lượng
công nghiệp địa phương, và tỷ trọng của khu vực sơ khai trong sản lượng địa phương.
Chúng tôi tìm thấy một số kết quả. Thứ nhất, không có quan hệ nghịch biến và có ý
nghĩa thống kê của thu nhập ban đầu đối với đầu tư. Nói cách khác, nếu vốn đầu tư
được phân bổ một cách có hệ thống cho những vùng nghèo hơn, ảnh hưởng của nó
không đủ lớn để thể hiện qua số liệu. Thứ hai, thật là thú vị, tỷ trọng của doanh nghiệp
nhà nước trong sản lượng công nghiệp địa phương có quan hệ đồng biến và có ý nghĩa
thống kê với qui mô vốn đầu tư được phân bổ từ ngân sách chính phủ và được tài trợ
bằng vốn vay ngân hàng. Vì thế, tầm quan trọng của các doanh nghiệp sở hữu nhà
nước trong nền kinh tế địa phương là một nhân tố đáng kể, giải thích chiều hướng đầu
tư từ hai nguồn tài chính này. Ngược lại, tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước có
dấu âm trong phương trình FDI, cho thấy rằng sự hiện diện của các doanh nghiệp nhà
nước có thể đóng vai trò như một rào cản đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ ba, tỷ trọng
của khu vực sơ khai trong GDP địa phương không có ý nghĩa trong bất kỳ phương
trình hồi qui nào. Điều này cho thấy rằng sự phân bổ vốn ở Trung Quốc nói chung
không ưu tiên hơn mà cũng chẳng phân biệt đối xử chống lại khu vực sơ khai.
Kết luận, yếu tố mạnh nhất quyết định qui tắc phân bổ vốn đầu tư ở Trung
Quốc xem ra là sự ưu thế của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế địa
phương. Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước tăng trưởng chậm hơn so với khu
vực tư nhân và các thành phần ngoài quốc doanh khác trong nền kinh tế. Do đó, qui
tắc phân bổ vốn đầu tư của chính phủ, ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, sẽ phân bổ
vốn một cách có hệ thống hướng tới những hoạt động phi hiệu quả và rời xa những
vùng hoạt động hiệu quả hơn. Theo ý nghĩa này, một vai trò nhỏ bé hơn của chính phủ
trong việc phân bổ vốn đầu tư xem ra có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
IV. Nhận xét kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã tìm hiểu một số cạm bẫy của một hệ thống tài chính
do nhà nước chi phối thông qua nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc. Một cách cụ
thể chúng tôi đã xem xét mức độ manh mún của thị trường vốn nội địa, có lẽ do sự can
thiệp của chính quyền địa phương; chúng tôi cũng tìm hiểu xem thử liệu hệ thống tài
chính do nhà nước chi phối có chuyển giao nguồn vốn đến những vùng hoạt động kém
hiệu quả và rời xa những vùng hoạt động hiệu quả hơn không.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 23 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
Phân tích của chúng tôi dựa trên hai phương pháp tiêu chuẩn trong tư liệu tài
chính quốc tế, ấy là kiểm định mối tương quan đầu tư-tiết kiệm địa phương và kiểm
định việc thu xếp tiêu dùng ổn thỏa và thuận tiện (giảm biến động tiêu dùng). Các kết
quả cho thấy rằng vốn đầu tư trong nội bộ Trung Quốc lưu chuyển kém hơn nhiều so
với trong nội bộ những quốc gia được biết là có những thị trường vốn quốc tế hội
nhập. Nhìn chung, chiều hướng lưu chuyển vốn nội bộ Trung Quốc xem ra gần giống
với chiều hướng lưu chuyển vốn xuyên quốc gia hơn so với chiều hướng lưu chuyển
vốn nội bộ trong các nghiên cứu nội bộ quốc gia khác. Có lẽ điều gây ngạc nhiên hơn
cả là, mức độ lưu chuyển vốn ở Trung Quốc giảm đáng kể trong thập niên 90 so với
thập niên 80. Cuối cùng, chúng tôi chứng minh bằng tư liệu rằng chính phủ (so với
khu vực tư nhân) có xu hướng phân bổ vốn đầu tư một cách có hệ thống từ những
vùng hoạt động hiệu quả hơn đến những vùng hoạt động kém hiệu quả hơn. Những
phát hiện này cho thấy rằng một vai trò nhỏ bé hơn của chính phủ trong hệ thống tài
chính có thể sẽ cải thiện tính hiệu quả của hệ thống tài chính.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 24 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
I. Phụ lục thống kê
Chuỗi số liệu của tỉnh thành về tiêu dùng, đầu tư và GDP bao gồm GDP của tỉnh được
phân theo tiêu dùng chính phủ và hộ gia đình, sự tạo lập vốn gộp, thay đổi hàng tồn
kho và xuất khẩu ròng (hạch toán của tỉnh). Nguồn thống kê là:
• Nghiên cứu tiếp thị Trung Quốc A11, 2001, Tập hợp số liệu thống kê Trung
Quốc 1949-1999
• Cục thống kê nhà nước, 1996, Kinh tế khu vực Trung Quốc, tư liệu 17 năm cải
cách và mở cửa, Cục thống kê Trung Quốc, Bắc Kinh.
• Cục thống kê nhà nước, 2000 và 2001, Niên giám thống kê Trung Quốc, Cục
thống kê Trung Quốc, Bắc Kinh.
Hệ thống số liệu bao gồm 28 tỉnh (hay các khu vực tự trị cấp tỉnh và các thành
phố trực thuộc trung ương) ở lục địa trong thời kỳ cải cách (1978-2001) và 24 tỉnh
trong thời kỳ tiền cải cách (1952-1977).
Danh sách các tỉnh thành trong mẫu (1978-2001): Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà
Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Thượng Hải, Giang
Tô, Triết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Giang Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ
Nam, Quảng Tây, Quế Châu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ,
Tân Cương, Quảng Đông+Hải Nam, Tây Xuyên+Trùng Khánh.
Danh sách các tỉnh thành trong mẫu (1952-1977): Giang Tây, Quảng Đông và
Hải Nam, Tây Xuyên và Trùng Khánh và Ninh Hạ không được bao hàm trong giai
đoạn tiền cải cách do thiếu số liệu. Thiên Tân không được bao hàm trong giai đoạn
tiền cải cách trong phân tích về chia xẻ rủi ro vì không có số liệu dân số từ năm 1952
đến 1977.
Số liệu hạch toán quốc gia (tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, GDP) cho các quốc gia
OECD được lấy từ: Văn phòng thống kê Liên hiệp quốc, Tài khoản các quốc gia Liên
hiệp quốc, Hệ thống số liệu bao gồm 24 quốc gia OECD: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan
Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển,
Thụy Sĩ, Anh, Hoa Kỳ.
Định nghĩa các biến số
C
it
: Tiêu dùng tư nhân (hộ gia đình) của địa phương.
S
it :
Tiết kiệm địa phương được định nghĩa là GDP địa phương trừ đi tiêu dùng của
tư nhân và chính phủ.
I
it
: Đầu tư địa phương được định nghĩa là thay đổi trong tạo lập vốn gộp của khu
vực tư nhân và chính phủ.
Một số tỉnh thành tạo nên một tỷ phần sản lượng quốc gia đáng kể. Do đó,
chúng tôi sử dụng phần còn lại của đất nước thay cho số liệu tổng cấp quốc gia, nhằm
tránh làm biến dạng mối tương quan mẫu theo chiều hướng tăng lên, thông qua sử
dụng công thức sau đây (trong đó X
it
tiêu biểu cho C
-it
, I
-it
, hay S
-it
, và Y
it
là GDP của
tỉnh).
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2004-2005
Tài chính phát triển
Bài đọc
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do
nhà nước chi phối: Trường hợp của Trung Quốc
G. B. Debray & S-J Wei 25 Biên dịch: Kim Chi
Hiệu đính: Tự Anh
C
-it
: Tỷ lệ tiêu dùng quốc gia bên ngoài tỉnh i.
S
-it
: Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia bên ngoài tỉnh i.
I
-it
: Tỷ lệ đầu tư quốc gia bên ngoài tỉnh i.
F
it
: Tỷ số của tiêu dùng chính phủ (địa phương) trên GDP địa phương.
y
it
: Chu kỳ kinh tế địa phương, có được thông qua áp dụng biện pháp sàng lọc
Hodrick và Prescott (HP) cho chuỗi số liệu GDP địa phương. Chúng tôi sử
dụng log(GDP tỉnh) được sàng lọc bằng HP(100) trừ đi log(GDP quốc gia)
được lọc bằng HP (100).
LRL
it
= GDP
it
– I
it
– G
it
: Giới hạn nguồn lực địa phương (các tỉnh thành Trung Quốc)
DRL
it
= GDP
it
– I
it
– G
it
: Giới hạn nguồn lực nội địa (các quốc gia OECD)
G
it
: Tiêu dùng của chính phủ.
Tất cả các biến số được biểu thị theo tỷ trọng trong GDP của tỉnh trong phần 2 (phân
tích đầu tư-tiết kiệm) và theo giá trị trên đầu người, sử dụng mức giá năm 1978 trong
phần 2 (phân tích chia xẻ rủi ro).
Trữ lượng vốn của tỉnh
Chuỗi số liệu trữ lượng vốn của tỉnh được lấy từ tài liệu của Li (2003) tính toán trữ
lượng vốn cho từng tỉnh thành Trung Quốc từ năm 1984 đến năm 1998. Phương pháp
bao gồm các bước dưới đây:
1. Ước lượng tỷ lệ khấu hao vốn từ năm 1984 đến năm 1992 (các con số khấu hao
tài sản cố định của tỉnh có sẵn trong số liệu thống kê chính thức bắt đầu từ năm
1993). Điều này được thực hiện bằng cách áp dụng một tỷ lệ khấu hao thăm dò
là 4 phần trăm trong giai đoạn 1984-1992 nhằm tạo ra một chuỗi số liệu trữ
lượng vốn tạm thời. Sau đó, sử dụng chuỗi số liệu trữ lượng vốn tạm thời này
để tính tỷ lệ khấu hao ngầm ẩn từ năm 1993 đến năm 1998 (trong thời kỳ này
số liệu về khấu hao tài sản cố định đã có sẵn). Sử dụng tỷ lệ khấu hao bình
quân để tính lại số liệu trữ lượng vốn từ năm 1984 đến 1992.
2. Tính toán giá trị ban đầu của trữ lượng vốn. Điều này được thực hiện bằng
cách áp dụng tỷ số vốn của tỉnh suy ra từ phương trình X dưới đây trên trữ
lượng vốn quốc gia năm 1984; ii) sử dụng phương trình (i).