Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

“Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp1 phần văn bản văn xuôi, thơ – Chương trình GDPT 2018”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.58 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG TH HỒNG CHÂU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1
PHẦN VĂN XI, THƠ - CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 chính thức được triển khai từ năm
học 2020-2021, bắt đầu là lớp 1. Chương trình giáo dục phổ thơng cụ thể hóa
mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết
vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa
chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hịa các mối quan hệ
xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được
cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và
nhân loại.
Học tốt Tiếng Việt là nền tảng để học sinh học tốt các môn học khác. Khi
đủ tuổi vào lớp 1 các em đã phát âm và biết gọi tên 29 chữ cái (ở chương trình
bậc học Mầm non). Môn Tiếng Việt giúp các em nắm được kiến thức về ngôn
ngữ, để vận dụng trong giao tiếp, học tập, cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn
ngữ Tiếng Việt. Vì vậy cần phải giúp các em có được nền tảng Tiếng Việt vững
chắc ngay từ những năm đầu cấp Tiểu học. Dạy mơn Tiếng Việt có nhiệm vụ rất
lớn đó là trao cho các em chìa khóa để mở cửa kho tàng kiến thức và nó cũng là
cơng cụ để các em vận dụng suốt đời.
Quá trình dạy học mơn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ
thông mới không chỉ giúp cho giáo viên nâng cao trình độ và năng lực nghiệp
vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo hướng mới còn giúp giáo viên đổi
mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả nhất. Đồng thời nó cịn giúp học
sinh nắm chắc tri thức cơ bản của Tiếng Việt và hình thành các kĩ năng đọc viết - nói - nghe một cách chắc chắn. Học sinh luôn được tham gia các hoạt


động học tập một cách chủ động, tự tin, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức,
được phát huy khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên,
trong q trình dạy học, chúng tơi khơng tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn,
vướng mắc làm cho một số tiết học hiệu quả chưa cao. Từ những lí do trên giáo
viên tổ 1 chúng tơi xây dựng chuyên đề: “Phương pháp dạy học môn Tiếng
Việt lớp 1 phần văn bản văn xi, thơ – Chương trình GDPT 2018”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thuân lợi:


- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, đặc biệt là Phòng
GD&ĐT huyện Yên Lạc.
- Ban Giám hiệu trường đặc biệt quan tâm đến chất lượng khối 1, hỗ trợ
cho khối 1 nhiều lĩnh vực đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên tổ 1 đa số dạy lớp 1 nhiệt tình trong cơng tác, có tinh
thần tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ chun mơn, có nhiều năm giảng dạy lớp 1.
- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách
tham khảo, máy chiếu, máy tính.
- Giáo viên được tập huấn kỹ phương pháp và hình thức dạy học giảng
dạy theo chương trình giáo dục phổ thơng mới để phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả.
- Học sinh khối 1 đều được học 2 buổi /ngày. Vì vậy có nhiều thời gian
cho việc luyện tập thực hành ở buổi 2.
- Phụ huynh học sinh đa số đều rất quan tâm đến việc học tập của con em
mình, góp phần nâng cao chất lượng các mơn học nói chung và mơn Tiếng Việt
nói riêng.
- Tất cả trẻ em đúng 6 tuổi đều được vào học lớp 1, được xã hội, gia đình
quan tâm, thậm chí có nhiều gia đình “cùng học” với trẻ.
2. Khó khăn
- Là năm học đầu tiên thực hiện chương trình mới nên giáo viên cịn

nhiều bỡ ngỡ, vừa dạy vừa khám phá nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình
giảng dạy.
- Một số tiết bài quá dài, nội dung nặng; Số lượng tiết Tiếng Việt quá
nhiều.1 tuần học 12 tiết.
- Học sinh mới chuyển từ mầm non lên tiểu học nên việc ổn định nề nếp
lớp gặp nhiều khó khăn.
- Học sinh cịn nhỏ nói chưa trọn câu, chưa đủ ý, chưa mạnh dạn trong
giao tiếp.
- Sự nhận thức của các em không đồng đều, vẫn còn một số em học yếu,
khả năng đọc còn chậm, chưa đạt yêu cầu về tốc độ; phát âm sai, …giáo viên rất
vất vả trong quá trình giảng dạy.
- Trường Tiểu học Hồng Châu là trường ở khu vực ven sông vùng bãi,
địa bàn khá rộng, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều phụ huynh phải để con ở nhà
cho ông bà đi làm kinh tế xa nên việc quan tâm đến con cái học hành còn nhiều
hạn chế…, làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của thầy và trị sđồng thời cũng
ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng của học sinh..
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục
phổ thông mới.


- Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ
thơng mới, học sinh phải đạt những yêu cầu sau:
- Học sinh phải đọc thông, viết thạo.
- Học sinh nắm chắc các luật chính tả.
- Học sinh phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe với cách thức hiệu
quả hơn.
- Học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy
định trong chương trình mới.
2. Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục

phổ thơng mới
Tập 1: 40 bài vần, trong đó 14 bài 2 vần, 20 bài 3 vần, 6 bài 4 vần.
Bài 3 vần hoặc 4 vần: vần đơn giản (dễ đọc, dễ viết), phát âm gần nhau và
viết tương tự nhau.
Tiếng Việt 1: số lượng tiếng, từ ngữ cần viết trong các bài 3, 4 vần không
nhiều hơn các bài 2 vần.
Tập hai: 8 bài lớn (chủ điểm), mỗi bài 2 tuần (24 tiết).
Có 20 tiết “cứng” dành cho đọc, viết, nói và nghe xoay quanh các văn bản
và ơn tập chủ điểm.
Có 4 tiết (mỗi tuần 2 tiết): linh hoạt
Trong mỗi chủ điểm thường có các kiểu loại văn bản cơ bản: thơ, truyện,
văn bản thơng tin.
Bài học có ngữ liệu là thơ: 2 tiết.
Bài học có ngữ liệu là truyện, VB thơng tin: 4 tiết
Mỗi văn bản đọc là trung tâm của bài học.
Khởi đầu bài học: khởi động, học sinh quan sát tranh, trao đổi, thảo luận
và trả lời câu hỏi.
Sau khởi động là đọc thành tiếng, đọc hiểu.
3. Một số phương pháp dạy học thường dùng trong chương trình
Tiếng Việt lớp1 tập 2 – Chương trình giáo dục phổ thơng mới:
Có rất nhiều phương pháp dạy học. Giáo viên cần lựa chọn và kết hợp
một hoặc một số phương pháp dạy học sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao
trong từng hoạt động dạy học.
3.1/ Phương pháp trực quan:
- Đây là phương pháp giúp HS quan sát vật thật, tranh ảnh có sẵn để giới
thiệu bài học hoặc để khai thác nội dung bài….hay giáo viên thực hiện mẫu
bằng các thao tác, cử chỉ, điệu bộ,…
3.2/ Phương pháp phân tích ngơn ngữ:
- Được sử dụng khi giảng bài mới, cũng có thể sử dụng phương pháp này
trong các bài tập ứng dụng, trong việc giải nghĩa từ khó, tìm từ có chứa vần, tìm



từ cùng vần trong các bài văn vần... Phương pháp này giúp học sinh nắm chắc
bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống một cách chủ động, đặc biệt là phát triển
ở các em kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, thay thế, so sánh.
3.3/ Phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Phương pháp luyện tập theo mẫu gắn bó chặt chẽ với phương pháp giao
tiếp. Chính rèn luyện luyện tập theo mẫu đã giúp học sinh dần hình thành một
cách chắc chắn các kĩ năng sử dụng lời nói. Các phương pháp dạy học trên
khơng tồn tại riêng lẻ mà có sự đan xen với nhau. Khi thực hiện phương pháp
phân tích ngơn ngữ, giáo viên và học sinh đã sử dụng phương pháp giao tiếp và
chắc chắn không thể thiếu được phương pháp luyện tập thực hành theo mẫu.
Ví dụ: khi hướng dẫn học sinh đọc từ, tiêng khó phát âm; giáo viên có thể
đọc mẫu hoặc chọn học sinh phát âm chuẩn đọc mẫu để học sinh đọc chưa đúng
đọc theo. Từ đó giúp sửa lỗi phát âm rất hiệu quả.
3.4/ Phương pháp thảo luận, đàm thoại, giao tiếp:
- Phương pháp này có tác dụng giúp học sinh tham gia vào việc tìn hiểu
bài mới một cách tự giác, tích cực, chủ động, Từ đó các em hào hứng trong học
tập, lớp học sinh động. Nhờ phương pháp này giáo viên nắm được trình độ học
tập của học sinh, từ đó giáo viên dạy phân hóa đối tượng học sinh để có cách
dạy phù hợp giúp học sinh yếu, kém lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
3.5/ Phương pháp sử dụng trị chơi học tập:
- Đó là một hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi (chơi
là phương tiện, học là mục đích). Trị chơi này tiến hành sau khi học bài mới
(kết hợp luyện tập) giúp học sinh củng cố kiến thức đã học một cách chủ động,
tích cực.
4.Các hình thức tổ chức dạy học:
-Hoạt động nhóm, cặp đơi, tổ, cá nhân, tham quan, trải nghiệm…Giáo
viên sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng
hoạt động học tập của học sinh đẻ đạt hiệu quả cao nhất.

5. Một số đồ dùng dạy học có hiệu quả trong dạy học văn xi và thơ
Tiếng Việt 1 tập 2:
-Tranh ảnh , máy chiếu, bảng con, bút màu, giấy vẽ, một số vật thật,…
II. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 1 PHẦN VĂN BẢN VĂN XUÔI VÀ THƠ :
Tiết 1.
*Hoạt động 1: Khởiđộng
Mục tiêu: Phát triển kỹ năng nói và nghe thơng qua hoạt động trao đổi về
nội dung tranh.
Phương pháp: Quan sát tranh, thảo luận nhóm, đàm thoại.
Cách tổ chức:


Bước 1: HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi mở của giáo viên.
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày. Giáo viên và học sinh chốt lại nội dung
tranh. Từ đó Giáo viên dẫn vào bài học.
*Hoạt động 2: Đọc
Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng 1 văn bản văn xuôi đơn giản.
Phương pháp: Làm theo mẫu.
Quy trình triển khai.
Bước 1: Giáo viên đọc mẫu toàn văn bản => Giáo viên hướng dẫn học
sinh luyện phát âm 1 số từ ngữ có vần mới / giải nghĩa từ khó.
Bước 2: Học sinh luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp từng câu (2 lần) => Giáo
viên hướng dẫn đọc câu dài.
Bước 3: Học sinh luyện đọc đoạn: Giáo viên chia đoạn => 1 số học sinh
đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) => Học sinh đọc đoạn theo nhóm.
Bước 4: Học sinh luyện đọc toàn bài. 1-2 HS đọc toàn bài => Giáo viên
đọc lại toàn bài.
Tiết 2.
* Hoạt động 3: Trả lời câu hỏiMục tiêu: Hiểu và trả lời đúng các câu

hỏi.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhómCách triển khai:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để tìm hiểu văn
bản và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Học sinh làm việc nhóm (nhóm 2 hoặc 3) để tìm câu trả lời từng
câu hỏi.
Bước 3: Giáo viên đọc từng câu hỏi, yêu cầu đại diện các nhóm trinh bày
kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá => Giáo viên và học sinh
thống nhất câu trả lời.
Lưu ý: giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi tìm hiểu bài; chẻ nhỏ câu
hỏi trong sách học sinh.
* Hoạt động 4: (cuối tiết 2): Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3.
Mục tiêu: Viết đúng câu đã trả lời ở Hoạt động 4Phương pháp: Làm theo
mẫu.
- Các bước triển khai
Bước 1: Luyện tô chữ viết hoa. Giáo viên giới thiệu chữ viết hoa => Học
sinh tô chữ viết hoa.
Bước 2: Luyện viết từ ngữ. Giáo viên yêu cầu học sinh viết từ ngữ (nằm
trong bài đọc: dễ viết sai chính tả).
Bước 3: Viết câu trả lời vào vở => Giáo viên chiếu / viết câu trả lời lên
bảng => 1-2 học sinh đọc => Giáo viên lưu ý học sinh kĩ thuật viết (viết hoa,
dấu chấm cuối câu... ).


Bước 4: Giáo viên giới thiệu chữ in hoa có liên quan đến chữ cần viết hoa
trong câu.
Bước 5: Học sinh nhìn – chép câu trả lời vào vở;
Bước 6: Giáo viên nhận xét bài của học sinh.
Tiết 3.
* Hoạt động 5: Chọn từ ngữ trong khung để hoàn thiện câu. Viết câu

vào vở tập viết.
Mục tiêu: Lựa chọn đúng từ ngữ cần điền; Viết lại đúng câu đã hoàn
thiện.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, làm theo mẫu.Các bước triển
khai.
Bước 1: Giáo viênchiếu khung chữ và tranh lên bảng => 1-2 Học sinh đọc
từ ngữ.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù
hợp.
Bước 3: Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận => Thống nhất
câu trả lời.
Bước 4: Giáo viên chiếu câu trả lời lên bảng => Lưu ý Học sinh kĩ thuật
viết; Học sinh nhìn – chép.
* Hoạt động 6: Dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
Mục tiêu: Phát triển lời nói theo chủ điểm.Phương pháp: Đàm thoại, thảo
luận nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: 1 – 2 học sinh đọc từ ngữ trong khung.
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý (Chọn tranh nào?
Thấy cảnh gì trong tranh? Chọn từ nào để nói về tranh? Nói 1 câu hồn chỉnh về
bức tranh. Nhớ sử dụng từ ngữ trong khung).
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Lưu ý: giáo viên khơng tạo áp lực về số lượng câu nói với Học sinh
Tiết 4.
* Hoạt động 7: Nghe viết chính tả
- Quy trình triển khai hoạt động chính tả nghe .
- Viết không thay đổi so với sách Tiếng Việt công nghệ.
- Ngữ liệu bài chính tả nghe viết lấy từ chính bài đọc nhưng được rút ngắn
lại sao cho phù hợp với Học sinh.
- Chú ý đến hiện tượng chính tả phương ngữ có trong bài đọc.

+ Bài tập chính tả: (Chọn chữ phù hợp (...) thay cho bông hoa)
GV nên triển khai hoạt động dưới hình thức trị chơi để học sinh được thư giãn
sau đó học sinh làm bài tập chính tả.


* Hoạt động 8. Trải nghiệm
-Vè, hát, chơi trò chơi, giải câu đố, chúc mừng sinh nhật bạn, kể về lần đi
chơi cùng gia đình, thích nơng thơn hay thành phố….
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC DẠNG BÀI VĂN BẢN VĂN XUÔI VÀ
THƠ TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 1 TẬP 2:

* Tổ chức dạy học các dạng bài có ngữ liệu là văn xuôi:
- Điểm nhấn trong cấu trúc bài học có ngữ liệu là văn xi: Một số hoạt
động có quy trình dạy học khơng thay đổi so với cách dạy của sách Tiếng Việt 1
hiện hành: Hoạt động Đọc / Đọc thành tiếng, Hoạt động Trả lời câu hỏi / Đọc
hiểu, Hoạt động Nghe viết chính tả; Bài tập chính tả.
- Hệ thống câu lệnh: tường minh, đơn giản; mở đầu bằng động từ định
hướng hoạt động: đọc, trả lời, viết, chọn… => Giáo viên dễ thực hiện các hoạt
động dạy học; học sinh hiểu nhiệm vụ cần làm; Phụ huynh có thể đồng hành với
con học tiếng Việt.
- Các Hoạt động được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực.
- Nội dung bài học có tính tích hợp chặt.
- Phương pháp dạy học: giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học miễn sao đạt được mục tiêu bài học, mục tiêu hoạt động.
* Tổ chức dạy học các dạng bài có ngữ liệu là thơ:
• Thời lượng: 2 tiết
Khai thác nội dung và yếu tố vần của thơ: Phù hợp với nhận thức của học
sinh và yêu cầu dạy Tiếng Việt giai đoạn đầu.Phương pháp tổ chức hoạt động:
Đàm thoại, làm việc nhóm, trình bày kết quả thảo luận.Nhan đề của bàithơlà gì?
Bài thơ viết về nội dung gì?Em thích khổ thơ nào nhất? Hãy đọc lại cho các bạn

nghe khổ thơ đó.
IV. BÀI SOẠN MINH HỌA:
Tiếng Việt
Bài 4: NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự
ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngơi thứ ba, có dẫn trực
tiếp lời nhân vật: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản: quan
sát, nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức nghe lời cha mẹ, tình
cảm gắn bó đối với gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những
vần đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.


- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1.
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định tổ
chức
2. Ôn và khởi
động

- Giới thiệu giáo viên đến dự giờ.
- Tổ chức cho học sinh nhảy bài
“Chicken dance”.

- Ôn bài cũ:
- Giờ trước, các em được được học
bài nào?
- Nhận xét, khen ngợi.
- Em đã rút ra được bài học gì qua bài
“Khi mẹ vắng nhà”.

Hoạt động của học
sinh
- Học sinh nhảy theo
nhạc.

- Giờ học trước, em
được học bài “Khi mẹ
vắng nhà”.
- Em sẽ không mở cửa
cho người lạ, không tự
với đồ vật trên cao khi
- Khởi động:
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và mẹ vắng nhà.
trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi .
- HS quan sát tranh và
a . Bạn nhỏ đang ở đâu? Vì sao bạn trao đổi nhóm để trả lời
các câu hỏi.
ấy khóc?
a) Bạn nhỏ đang ở cơng
viên. Bạn ấy khóc vì
b. Nếu gặp phải trường hợp như bạn đang bị lạc, không tìm
nhỏ , em sẽ làm gì?
thấy bố mẹ.

b) Nếu gặp phải trường
hợp như bạn nhỏ, em
sẽ bình tĩnh, tìm nhờ
bác bảo vệ hoặc các cô
+ Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS
chú nhân viên quản lí
khác có thể bổ sung nếu câu trả lời
các khu vui chơi gọi
của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu
điện cho bố mẹ.
trả lời khác .
+ GV và HS thống nhất nội dung câu
trả lời.
- Để biết vì sao bạn nhỏ trong tranh
khóc và sự việc diễn biến ra sao, cơ - Lắng nghe.
trị mình cùng đến với bài học “Nếu
khơng may bị lạc”.
- Ghi tên bài lên bảng, yêu cầu học
- Mở sách giáo khoa


3. Đọc

sinh mở sách giáo khoa trang 74.
- GV đọc mẫu toàn VB.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ
ngữ có vần mới.
+ Yêu cầu HS làm việc nhóm đơi để
tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc
(ngoảnh lại).

+ GV đưa từ “ngoảnh lại” lên bảng
và hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu
vần “oanh” và từ “ngoảnh lại”, HS
đọc đồng thanh.
+ Một số HS đánh vần, đọc trơn, sau
đó, cả lớp đọc đồng thanh 2 lần.
- HS đọc câu.
+ HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV
hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có
thể khó đối với HS (ngoảnh, hoảng,
suýt, hướng, đường).
+ HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV
hướng dẫn HS đọc những câu dài.
(VD: Sáng chủ nhật,/ bố cho Nam và
em/ đi công viên; Nam cứ mải mê
xem,/ hết chỗ này / đến chỗ khác).
- HS đọc đoạn
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn
1: từ đầu đến lá cờ rất to; đoạn 2:
phần còn lại)
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn 2
lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ
ngữ trong bài. (đông như hội: rất
nhiều người; mải mê: ở đây có nghĩa
là tập trung cao vào việc xem đến
mức khơng cịn biết gì đến xung
quanh, ngoảnh lại: quay đầu nhìn về
phía sau lưng mình; st (khóc): gần
khóc).

+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

trang 74.
- HS Lắng nghe
- HS làm việc nhóm
đơi

- HS đọc nối tiếp câu
lần 1

- HS đọc nối tiếp câu
lần 2

- HS đọc nối tiếp đoạn
2 lượt

- Đọc đoạn.
- Thi đọc giữa các
nhóm.


- HS và GV đọc toàn VB.
+1 - 2 HS đọc thành tiếng tồn VB.

- Nhận xét, bình chọn.
- 2 HS đọc thành tiếng
toàn văn bản.
- Theo dõi, lắng nghe


+ GV đọc lại cả VB.
3. Củng cố - dặn dò
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà luyện đọc
và chuẩn bị cho tiết học sau.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Để đạt kết quả tốt khi dạy học mơn Tiếng Việt 1, địi hỏi người giáo viên
phải nhiệt tình, yêu nghề, say mê tìm hiểu những phương pháp, giải pháp dạy
học mang lại hiệu quả, giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức, giúp các em
thực hành những kĩ năng có hiệu quả. Đồng thời, giáo viên phải là người tận tụy,
hết lịng vì học sinh thân yêu. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội trong giáo dục cũng vơ cùng quan trọng.
Trên đây là một số phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 phần ăn xuôi và
thơ - CTGDPT 2018 của tổ 1 Trường Tiểu học Hồng Châu. Trong khi viết và áp
dụng vào thực tiễn dạy học vẫn cịn nhiều thiếu sót, mong bạn bè đồng nghiệp
góp ý chân thành để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1, góp
phần thực hiện tốt mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.
Xin trân trọng cảm ơn !
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.

Hồng Châu, ngày 17 tháng 3 năm 2021
NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ

Nguyễn Thị Thu Hương




×