Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.95 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: VĂN HÓA KINH DOANH

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VĂN HĨA KINH DOANH
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK
Giảng viên hướng dẫn: Trịnh Đức Duy
Nhóm thực hiện
: Nhóm 9
Lớp HP
: 2154BMGM1221

Hà Nội – 2021
1


MỤC LỤC

2


3


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khơng ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của văn hóa với sự phát
triển của xã hội. Ở Việt Nam ta, các khía cạnh khác nhau của văn hóa ln được Đảng và
Nhà nước quan tâm và luôn đề cao việc phát triển văn hóa tiến bộ, tốt đẹp trong mối


tương quan chặt chẽ với phát triển kinh tế, xã hội. Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm
bảo sự phát triển bền vững của xã hội thì văn hóa kinh doanh chính là nền tảng tinh thần,
là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia, dân tộc. Việc quan tâm, nhận
thức đúng đắn về vai trò và phát triển văn hóa kinh doanh ở nước ta là một điều vơ cùng
quan trọng. Phát triển văn hóa kinh doanh giúp tạo ra sự phát triển hài hòa, lành mạnh
trong các lĩnh vực kinh doanh, trong các thị trường khác nhau và trên tồn bộ nền kinh tế.
Nó tạo động lực cho các doanh nghiệp, người lao động thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển, tái sản xuất và sản xuất mở rộng sức lao động, tạo ra sức mạnh cộng đồng xã hội
trong phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài ra, phát triển văn hóa kinh doanh tạo nên sức sống
mạnh mẽ của các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, chống lại tình trạng vơ
trách nhiệm, cạnh tranh không lành mạnh trong các ngành kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa, vai trò lớn lao đó của văn hóa kinh
doanh qua Học phần Văn Hóa Kinh Doanh tại trường Đại Học Thương Mại và qua các
thông tin và trải nghiệm thực tiễn về văn hóa kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên thị
trường. Nhóm 9 chúng tôi xin thực hiện đề tài: Nghiên cứu văn hóa kinh doanh tại Cơng
ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài, nhóm thực hiện cịn có nhiều thiếu sót và khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý
kiến, những phản hồi, nhận xét tích cực từ các thầy cơ, các học giả, người nghiên cứu,
...để nhóm nghiên cứu có nhiều góc quan sát hơn, thực hiện tốt hơn, hồn thiện hơn về
các vấn đề, các khía cạnh của đề tài. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

4


PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ VINAMILK
Vinamilk là tên gọi tắt của Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam, được hình thành vào
năm 1976, đến nay đã trải qua 45 năm hình thành và phát triển. Vinamilk hiện đang là
doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam với
lượng thị phần cao nhất trên cả nước. Cơng ty được hình thành dựa trên sứ mệnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp

hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống
con người và xã hội”.

Lịch sử hình thành và phát triển
Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty
Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu
hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung
Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ công nghiệp
thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí
nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:


Nhà máy bánh kẹo Lubico.



Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi
tên thành Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên
sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa
ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà
máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu
cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.




1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp
Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành
công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
5




2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Cơng Nghiệp Trà Nóc, Thành phố
Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng
sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Cơng ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận
có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.



Tháng 5 năm 2001, cơng ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ.
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)



2003: Cơng ty chuyển thành Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch
trên sàn giao dịch chứng khốn là VNM. Cũng trong năm 2003, cơng ty khánh thành nhà
máy sữa ở Bình Định và TP. Hồ Chí Minh



2004: Mua thâu tóm Cơng ty Cổ phần sữa Sài Gịn. Tăng vốn điều lệ của Cơng ty lên
1,590 tỷ đồng.




2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình
Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ
An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Cơng Nghiệp Cửa Lị, Tỉnh
Nghệ An. Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005.



2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Cơng ty. Khởi động chương trình trang
trại bị sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11
năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được
đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.



2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ
sở tại Khu cơng nghiệp Lễ Mơn, Tỉnh Thanh Hóa.



2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại ni bị sữa
tại Nghệ An, Tuyên Quang



2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư
là 220 triệu USD.




2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.

6


Các sản phẩm: Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa chua, sữa
đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát.

Danh hiệu và Phần thưởng


Huân chương Lao Động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)



Danh hiệu Anh hùng Lao Động (2000)



Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)



Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)




Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore 2010)



Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500).

7


PHẦN 2. VĂN HĨA KINH DOANH VINAMILK
I. Văn hóa doanh nghiệp
1.1 Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình
1.1.1 Kiến trúc
Trong cấu trúc và cách bài trí của mình, tại các nơi làm việc Vinamilk ln gắn lên
đó logo của cơng ty. Bên cạnh đó, các nhà máy, xí nghiệp của Vinamilk cũng được gắn
liền với màu xanh, và trắng, tương ứng với 2 màu chủ đạo trên logo của công ty. Không
gian trong Vinamilk luôn được bài trí hợp lý, ln sạch sẽ và thống mát. Với kiến trúc
bài trí này đã giúp Vinamilk tạo được sự ấn tượng với nhân viên, với khách hàng. Đồng
thời, được làm việc trong không gian hiện đại như vậy cũng giúp các nhân viên trong
công ty cảm thấy tự hào và cố gắng cống hiến hơn cho công ty.
Đặc biệt, khi bước vào sảnh của Vinamilk sẽ có một mơ hình con thuyền Văn hóa
Vinamilk đang lướt sóng vươn ra biển lớn, mỗi cánh buồm là một giá trị và trên đó thể
hiện đầy đủ nội dung về hành trình Vinamilk, là những thứ mà người Vinamilk nói về
Vinamilk. Đây thực sự là một điểm ấn tượng trong kiến trúc của Vinamilk. Cánh buồm
này vừa giúp nhắc nhở các thành viên trong cơng ty về văn hóa Vinamilk, vừa là niềm tự
hào của công ty, và tạo ấn tượng tới khách hàng.

1.1.2 Nghi lễ, nghi thức
Nghi lễ là một yếu tố quan trọng tạo nên văn hóa của một công ty. Đối với
Vinamilk, các nghi lễ sẽ nhận được sự quan tâm khá lớn, đặc biệt là khi tổ chức các nghi

lễ quan trọng như: Lễ kỷ niệm thành lập cơng ty, lễ cơng bố chương trình mới, …
Hàng năm, Vinamilk cũng tổ chức đều đặn các Hội nghị, các lễ tri ân khách hàng,
các chương trình tổng kết cuối năm, … Điều này giúp các thành viên trong cơng ty gắn
bó hơn, giúp mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là các đại lý, nhà phân phối trở nên
gắn kết hơn. Bên cạnh đó nghi lễ như chào đón trao thưởng các cá nhân, đội nhóm xuất
sắc là một cách mà Vinamilk ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực của nhân viên; qua đó giúp
các nhân viên cảm thấy được ghi nhận và nỗ lực nhiều hơn nữa.

8


1.1.3 Biểu tượng

Biểu tượng chính trong logo Vinamilk là sự kết hợp của cách điệu chữ và hình
khối trịn. Hình khối trịn tượng trưng cho sự hồn hảo, sự trịn đầy của chất lượng sản
phẩm. Bên trong logo sữa Vinamilk là biểu tượng chữ VNM cách điệu bằng cách nối liền
với nhau mềm mại. Các đường lượn phía trên và dưới trong thiết kế logo Vinamilk tượng
trưng cho những giọt sữa thanh mát, đầy dưỡng chất. Bên cạnh đó, với dịng chữ tên
thương hiệu VINAMILK phía bên dưới, cơng ty đã sử dụng một font chữ tạo nên sự
vững chắc, mạnh mẽ, mang đến những hơi thở hiện đại và khỏe khoắn. Cuối cùng là về
màu sắc của logo, Vinamilk đã sử dụng màu chính là màu xanh dương và màu trắng.
Thơng qua đó thể hiện lên sự hy vọng, về niềm tin tưởng và tính bảo đảm về chất lượng;
đồng thời với màu trắng là sự tượng trưng cho màu của sữa, màu của dưỡng chất. Khơng
khó để nhận ra tên thương hiệu Vinamilk nghĩa là gì bởi nó khá ấn tượng, dễ nhớ:
Vinamilk = Vina + milk
-

Vina: là thu gọn của Việt Nam. Vi – còn là Victory (tạm dịch là chiến thắng) là
chiến thắng mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách để thành công.
Milk: là một danh từ tiếng Anh với nghĩa là sữa. Chính là đặc trưng của thương

hiệu – cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa tươi, sữa chua, …

Khi sử dụng tên thương hiệu Vinamilk muốn khẳng định thương hiệu sữa của
người Việt, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em Việt. Tên thương hiệu đơn giản, quen thuộc
tưởng như ai cũng hiểu nhưng lại mang thông điệp ý nghĩa, mang tầm vóc dân tộc
Việt.Trải qua bao năm hình thành và phát triển, tên thương hiệu Vinamilk đã có mặt khắp
trong, ngoài nước, khắp các siêu thị, cửa hàng Việt Nam.
Thiết kế của Vinamilk ý nghĩa, tạo ấn tượng trong mắt người tiêu dùng. Ngoài ra, thương
hiệu cũng xây dựng được hình ảnh cánh đồng cỏ xanh bát ngát, chú bò nhảy múa tạo cảm
nhận gần gũi thiên nhiên và nguồn gốc nguyên liệu sữa đảm bảo.

9


1.1.4 Khẩu hiệu
Slogan của Vinamilk không chỉ là một thông điệp từ năm này qua năm khác mà
mỗi slogan khi ra đời đều gắn với một sứ mệnh khác nhau, truyền tải những chiến dịch
khác nhau. Nhưng dù có đổi qua nhiều lần thay đổi slogan thì Vinamilk vẫn ln hướng
tới giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, thêm phần khẳng định niềm tin vào chất lượng sản
phẩm. Điểm danh một số slogan nổi bật của Vinamilk qua các thời kỳ:








Chất lượng quốc tế - Chất lượng Vinamilk
Tận hưởng cuộc sống

Vì thế hệ tương lai vượt trội
Giá trị tự nhiên
Chia sẻ cộng đồng
Cuộc sống tươi đẹp
Vươn cao Việt Nam

Slogan hiện tại của Vinamilk là “Vươn cao Việt Nam”. Với slogan hiện tại,
Vinamilk muốn truyền tải tới thông điệp, là ước muốn mang lại là những bài học về đạo
đức và tinh thần sẵn sàng vươn xa, theo đuổi ước mơ của mỗi cá nhân và khơng qn
đóng góp sức trẻ cho xã hội. Bên cạnh đó, với slogan này, Vinamilk đã gắn liền với hành
trình đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong suốt những năm qua, phù hợp với slogan
“Vươn cao Việt Nam”.

1.1.5 Đồng phục
Đồng phục là một yếu tố tạo nên sự khác biệt của công ty, giúp nhận diện những
nhân viên của công ty với các công ty khác. Đồng phục của Vinamilk được thiết kế gắn
liền với 2 màu sắc chủ đạo của công ty: Màu xanh và màu trắng và trên đó có gắn liền
với tên và logo của cơng ty. Từ đó, với mẫu đồng phục này giúp Vinamilk quảng cáo
thương hiệu của mình tốt hơn, đặc biệt là trong quá trình phục vụ khách hàng, thực hiện
các chương trình bán hàng, tri ân, …
Đồng thời, đồng phục của Vinamilk được thiết kế tương đối đẹp, hiện đại, tối giản.
Điều này sẽ giúp các nhân viên cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Cùng với đó, việc
mặc lên đồng phục của cơng ty, và được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và
hiện đại cũng là một yếu tố giúp các nhân viên cảm thấy tự tin hơn và cảm nhận được
trách nhiệm của mình đối với cơng ty để làm việc nghiêm túc hơn, ước muốn được cống
hiến cho công ty hơn.
10


1.1.6 Ứng xử trong doanh nghiệp

Vinamilk đã xây dựng cho mình bộ Quy tắc ứng xử. Được quy định cụ thể đến
từng đối tượng và từng mối quan hệ để thực hiện được tốt nhất, quy định như sau:
a.
-

-

-

Công ty với nhân viên

Tôn trọng: Vinamilk luôn tôn trọng nhân quyền và phẩm giá của tất cả nhân viên cũng
như tin rằng tính Chính trực ln sẵn có trong mỗi cá nhân. Tơn trọng có nghĩa là chúng
ta coi trọng sự khác biệt của nhau, tôn trọng các quan điểm xuất phát từ chính những
khác biệt đó.
Cơng bằng: Vinamilk cam kết đối xử Cơng bằng với nhân viên, điều đó có nghĩa là:
Công bằng trong việc đánh giá năng lực của nhân viên cho dù tồn tại những quan điểm, ý
kiến khác nhau trong công việc. Việc tuyển dụng, sắp xếp cơng việc và xác định mức
lương, lợi ích khác cho tất cả nhân viên của Vinamilk được dựa trên cơ sở phù hợp về
trách nhiệm, khả năng và thể hiện bản thân, kinh nghiệm cũng như kết quả đánh giá của
từng nhân viên.
Môi trường làm việc: Vinamilk luôn cung cấp và duy trì một mơi trường làm Sviệc an
ninh, an tồn, lành mạnh và thân thiện. Một mơi trường ln thu hút và giữ chân những
con người tài năng dù họ có xuất phát điểm khác nhau.
b.
1.

Cơng ty với Nhà nước
Luật pháp và cơ quan Nhà nước:


Vinamilk luôn tôn trọng Luật pháp, cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật
cũng như sẽ chịu trách nhiệm về những hành vi không tuân thủ. Vinamilk khẳng định sẽ
là một công ty Chính trực trong tất cả các mối quan hệ với Cơ quan Nhà nước. Vinamilk
cam kết không thực hiện những hành vi phi pháp, trái đạo đức để thu thập thông tin hoặc
che đậy thông tin nhằm mang lại lợi ích riêng cho Cơng ty. Đồng thời, Vinamilk cam kết
khơng thực hiện những hành vi mang tính chất hối lộ để đạt được những ưu đãi đặc biệt
về lợi ích như giấy phép, hợp đồng. Nhân viên Vinamilk, trong q trình thực hiện cơng
việc của mình, thì khơng được nhân danh Vinamilk thực hiện bất kỳ hành động như tặng
quà, hoạt động giải trí.
2.

Người tiêu dùng, khách hàng, nhà cung cấp:

Khách hàng: Sản phẩm của Vinamilk luôn hướng tới sứ mệnh là mang đến cho
cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu
và trách nhiệm với cuộc sống, con người và xã hội. Niềm tin yêu của người tiêu dùng đối
với sản phẩm của Vinamilk chính là thước đo thành cơng và là động lực quý giá cho mỗi
11


hành động. Vinamilk ln đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu, cam kết duy trì giá trị
đạo đức, đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
Vinamilk ln nhìn nhận khách hàng như là một đối tác kinh doanh dựa trên cơ sở
đơi bên cùng có lợi. Vinamilk sẽ có những hành động thiết thực như hoạch định, điều
khoản hợp tác, hỗ trợ về hệ thống khách hàng của mình. Vinamilk khơng có hành vi hay
hàm ý ban ơn cho khách hàng, dù là nhà phân phối hay điểm bán lẻ, về giá cả, chiết khấu,
khuyến mại, hỗ trợ.
Nhà cung cấp: Vinamilk cam kết tạo dựng hình ảnh một cơng ty uy tín, tơn trọng
và trung thực với các nhà cung cấp.
3.


Đối tác, nhà đầu tư, cổ đơng:

Tơn trọng lợi ích lẫn nhau là phương châm quan trọng và thiết yếu trong mối quan hệ của
Vinamilk với đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.


Đối tác: Vinamilk cam kết tơn trọng lợi ích của đối tác và nỗ lực trong việc bảo
vệ tài sản, nhân lực tham gia hợp tác, liên doanh liên kết.



Nhà đầu tư: Vinamilk cam kết tạo cơ hội đầu tư ngang bằng cho mọi nhà đầu tư
trong việc trao đổi, tiết lộ thông tin và tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch
bằng việc cơng khai quy trình lựa chọn nhà đầu tư.



Cổ đơng: Tơn chỉ của Vinamilk là xem lợi ích của các cổ đơng như chính lợi ích
của mình.

c.
1.

Nhân viên với công ty
Tài sản:

Khái niệm “Tài sản” được đề cập tại đây có nghĩa là tất cả các tài sản có hình thái
vật chất lẫn phi vật chất mà Vinamilk có quyền quản lý, sử dụng và/hoặc định đoạt. Các
tài sản có hình thái phi vật chất được tạo ra với nguồn lực hoặc dữ liệu bởi bất kỳ nhân

viên nào đều là Tài sản của Vinamilk.
Đối với Tài sản sở hữu trí tuệ của Vinamilk bao gồm nhưng khơng giới hạn ở các
ý tưởng kinh doanh, thơng tin, bí mật kinh doanh.
Vinamilk nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực mang lại lợi ích
cao nhất cho các Cổ đơng là đảm bảo giữ gìn và bảo vệ Tài sản của Vinamilk và cũng
chính là của Cổ đơng. Do đó, bản thân mỗi nhân viên phải có ý thức trách nhiệm về việc
này để đáp lại niềm tin của các Cổ đông. Cụ thể như sau:
12


-

-

Tất cả nhân viên phải có trách nhiệm bảo vệ các Tài sản của Vinamilk khỏi hư hỏng, thiệt
hại, mất mát hoặc sử dụng sai mục đích, hoặc những hình thức sử dụng không phù hợp
khác, đặc biệt khi các Tài sản đó được giao cho nhân viên quản lý hoặc sử dụng.
Tài sản của Vinamilk được đầu tư, trang bị nhằm mục đích phục vụ cho cơng việc kinh
doanh của Vinamilk, nhân viên không được sử dụng những Tài sản đó cho mục đích cá
nhân của mình.
2.

Thơng tin:

Trong q trình làm việc, nhân viên được tiếp cận với những thông tin bảo mật.
Yêu cầu của Vinamilk là nhân viên phải giữ gìn nghiêm ngặt những thơng tin bảo mật đó.
3.

Xung đột lợi ích:


Vinamilk hành động trên cơ sở những Giá Trị Cốt Lõi và luôn nhận thức được
rằng chúng ta phải minh bạch và trung thực trong tất cả các giao dịch, cho dù là với
khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, cổ đông hay cộng đồng. Là một đại diện cho Vinamilk
trong một tình huống nào đó, mỗi nhân viên chúng ta phải tự điều chỉnh bản thân bằng
chuẩn mực cao nhất của sự Chính trực và theo những cách thức Tôn trọng danh tiếng
cũng như vị thế của Vinamilk. Chính bản thân mỗi người phải Cơng bằng và trung thực
trong tất cả các giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, đối thủ cạnh tranh và
ngay cả với những nhân viên khác để tránh xung đột lợi ích. Tất nhiên, mỗi chúng ta
cũng tơn trọng sự tuân thủ của nhân viên tổ chức đó với bộ quy tắc ứng xử của họ.
d.
1.

Nhân viên với nhân viên
Mối quan hệ làm việc thành công:

Tất cả những tương tác - giữa những đồng nghiệp với nhau, giữa cấp trên và cấp
dưới - nên được thực hiện dựa trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tinh
thần đó ln được đặt trên những Giá Trị Cốt Lõi và vì sự thành cơng chung của
Vinamilk.
Trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, chúng ta đẩy mạnh giá trị Tơn trọng
và Cơng bằng.


Tơn trọng cấp trên có nghĩa là chúng ta ln giữ niềm tin với cấp trên, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, phản hồi về công việc với những ý kiến đề xuất sáng tạo
của bản thân lẫn góp ý những mặt tiêu cực hoặc hạn chế còn tồn tại.

13





Tơn trọng và Cơng bằng với cấp dưới có nghĩa là chúng ta ln làm gương về sự
Liêm chính, Cơng bằng, và Chính trực, lắng nghe ý kiến phản hồi, nhiệt tình trợ
giúp khi có u cầu. Hơn nữa, là một người quản lý, bản thân chúng ta phải có
trách nhiệm xác định ra các tiêu chuẩn về hiệu quả cũng như một môi trường làm
việc luôn thúc đẩy tinh thần đồng đội, kích thích tư duy sáng tạo.

2.

Giao tiếp và ứng xử trên tinh thần cởi mở, chân thành, thẳng thắn:

Họ làm việc và giao tiếp với nhau hằng ngày trong Công ty. Thái độ và cách ứng
xử của họ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường làm việc. Sự thúc đẩy hay hạn chế
tinh thần hợp tác giữa mỗi người với nhau là tùy thuộc vào sự thẳng thắn, cởi mở và chân
thành của mỗi cá nhân.
e.

Bản thân với hoạt động ngồi cơng ty

Vinamilk tơn trọng và tuân thủ luật pháp trong tất cả hành vi của mình khơng chỉ
vì bảo vệ danh tiếng của Vinamilk mà cịn vì mục đích tạo dựng tính kỷ luật. Tuy nhiên,
trong thực tế cuộc sống và hoạt động, vẫn có thể tồn tại những trường hợp không tuân thủ
do bản thân mỗi cá nhân tự thực hiện hoặc bị ép buộc thực hiện. Trong 1 số trường hợp:
Trường hợp nhân viên, đang bị ép buộc hoặc trong điều kiện bất khả kháng, phải làm
điều gì đó sai trái có liên quan đến vi phạm pháp luật, nhân viên phải thông báo ngay cho
cấp quản lý trực tiếp hoặc Bộ phận Tn thủ hoặc đường dây nóng của kênh tiếp nhận
thơng báo 24/24h để có sự tư vấn phù hợp. Nhân viên cũng hành động tương tự nếu đang
hoặc có nguy cơ phải gánh chịu một hình phạt do vi phạm pháp luật.


14


1.2 Cấp độ 2: Những giá trị mong muốn
1.2.1 Tầm nhìn và sứ mệnh
Trong những năm gần đây, do tình hình khu vực và thế giới nói chung, cũng như
Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều biến chuyển do q trình tồn cầu hóa và khó khăn do
khủng hoảng tài chính, kinh tế, Vinamilk đã có những điều chỉnh lại tầm nhìn, mục tiêu,
sứ mạng của cơng ty.
a.

Trước năm 2008:



Tầm nhìn: Vinamilk sẽ tập trung mọi nguồn lực để trở thành cơng ty sữa và thực phẩm có
lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất tại thị trường Việt Nam
bằng chiến lược xây dựng các dịng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn.



Sứ mệnh: Vinamilk khơng ngừng đa dạng hóa các dịng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân
phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của
cổ đơng Cơng ty.
Ta có thể thấy khi mới thành lập, do những hạn chế về nhiều mặt, sứ mệnh và tầm
nhìn của Vinamilk tập trung vào sự phát triển và mở rộng công ty. Những tuyên bố này
chưa nhắm vào sự phát triển của cộng đồng. Và lúc này Vinamilk cũng chưa có ý định
mang sản phẩm của mình vươn xa ra Thế giới.
b.


Sau năm 2008

Vấn đề dinh dưỡng đang là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng hiện mà
Vinamilk là đứa con đầu đàn trong ngành công nghiệp cung cấp dinh dưỡng. Vì thế,
Vinamilk xác định rõ vai trị, trách nhiệm và sứ mệnh của mình cho dân tộc, cho đất
nước.


Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống
con người và xã hội.
Với sứ mệnh này, Vinamilk không những nỗ lực cung cấp cho người tiêu dùng
những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất mà cịn ln
hướng đến phương châm hoạt động “Lợi ích của Người tiêu dùng là mục tiêu phát triển

15


của Vinamilk” bằng sự kết hợp của một dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo với sự phục vụ
chu đáo, tận tâm và luôn luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.


Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam và châu Á về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
Vinamilk sẽ tập trung mọi nguồn lực để trở thành cơng ty sữa và thực phẩm có lợi
cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất trên thị trường bằng chiến
lược xây dựng các dòng sản phẩm chất lượng, có lợi thế cạnh tranh dài hạn bằng cách
khơng ngừng đa dạng hóa các dịng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm duy trì
vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đơng Cơng ty.
Mục tiêu Đến năm 2030: chiếm lĩnh thị phần châu Á về các sản phẩm từ sữa.

(khoảng 30% thị phần). Đến năm 2020: xây dựng 30 chi nhánh ở nước ngoài như: Trung
Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, …
1.2.2

Chiến lược

Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và
tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu,
Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:


Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao:
Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh



doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở




rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu
cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải
nghiệm phong phú và tiện lợi.
Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa việt nam
Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thơn với các dịng sản phẩm phổ




thơng, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.
Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng,



đặc biệt ở khu vực thành thị.
Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị
phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.
Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á
16


Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ
hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết
hợp. Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục
đích mở rộng thị trường và tăng doanh số. Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu
mới với chiến lược chuyển đổi mơ hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình
thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
1.2.3 Mục tiêu
Đến năm 2030, Vinamilk sẽ chiếm lĩnh thị trường châu Á về sản phẩm dinh dưỡng
và sức khỏe khoảng 30% thị phần




Năm 2020 xây dựng 30 chi nhánh trên các thị trường lớn của châu á như : Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Mã Lai, Đài Loan,….
Năm 2025 xây dựng 15 nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái

Lan,
Năm 2030 xây dựng xong 500 nghìn điểm phân phối trên trong khu vực châu á.

1.2.4 Triết lý doanh nghiệp
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ.
Vì thế chúng tơi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của
Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.
Ln thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách khơng ngừng cải tiến,
đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá
cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.
1.2.5 Giá trị cốt lõi


Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.



Tơn trọng: Tơn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tơn
trọng đối tác, Hợp tác trong sự tơn trọng.



Cơng bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác.



Đạo đức: Tơn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách


17




Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách,
quy định của Cơng ty.

Để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và có chỗ đứng, tất cả ban lãnh đạo và nhân
viên công ty đều nắm vững 7 hành vi lãnh đạo như sau:


Làm việc cần có kế hoạch, báo cáo và có KPIs.



Cấp trên cần quan tâm và động viên nhân viên đúng lúc.



Quan sát năng lực và đào tạo ngay nhân viên giỏi.



Tạo điều kiện mơi trường làm việc tốt và kết nối tất cả nhân viên phịng ban lại với
nhau



Cần biết đưa ra các ý tưởng, sáng tạo, không được làm thay.




Hãy cư xử có văn hóa, người lớn trong mọi cơng việc, tình huống.



Là người cầm lái, là huynh trưởng nhưng cũng là người phục vụ.

18


1.3 Cấp độ 3: Những giá trị ngầm định
Đây là tầng sâu nhất của văn hố, nó quyết định và chi phối tồn bộ văn hóa doanh
nghiệp Vinamilk. Các giả định ngầm hiểu này sẽ quyết định các giá trị, niềm tin được
đồng thuận ở trên có trở thành văn hóa được hay khơng hay chỉ là tầng trung gian. Rất
nhiều doanh nghiệp đưa ra các giá trị và niềm tin được đồng thuận (tầm nhìn, sứ mệnh,
giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, …) và đi tuyên truyền, kỳ vọng văn hóa được hình
thành là điều khơng thể. Đó là lý do tại sao văn hóa khơng thể hình thành.
Để gắn kết tồn bộ các nhân sự trong doanh nghiệp, Vinamilk đã xây dựng và phát
triển cuốn sổ văn hóa mang tên “Hải trình Vinamilk”, nêu ra 6 nguyên tắc văn hóa doanh
nghiệp bắt buộc phải đi theo như sau:


Trách nhiệm: Khi xảy ra bất cứ sự việc gì, ngun nhân đầu tiên chính là các bạn,
đừng đổ lỗi cho ai



Hướng kết quả: Hãy nói chuyện với nhau bằng lượng hóa.




Sáng tạo và chủ động: Đừng bao giờ nói khơng, hãy tìm kiếm ít nhất 2 giải pháp.



Hợp tác: Người lớn không cần người lớn giám sát mà cần người để hợp tác.



Chính trực: Lời nói của tơi chính là tơi, khơng nên đổi trắng thay đen.



Xuất sắc: Là người có chun mơn, lĩnh vực chun gia tiêu chuẩn quốc tế.

19


II. Văn hóa doanh nhân
2.1 Năng lực doanh nhân
2.1.1 Trình độ chun mơn:
Bà đạt chứng chỉ Quản lý chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia, Việt Nam.
Bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xơ.
Bà ở vị trí một kỹ thuật sư phụ sản xuất sữa đặc và sữa chua tại Nhà máy Sữa
Trường Thọ trong nhiều năm.
Bà giữ cương vị người đứng đầu trong hơn 20 năm. Đạt danh hiệu Anh hùng Lao
động thời kỳ đổi mới.
Ở Bà Liên hội tụ đầy đủ các kỹ năng của một doanh nghiệp thành đạt như: kỹ

năng tư duy, đi ngược với xu thế chung, không ngừng sáng tạo, đột phá để tìm ra thị
trường mới, biết cách khéo léo để biến đối thủ thành đối tác, tăng cường chất lượng sản
phẩm và kỹ năng nhân sự.
Bà là người không ngừng học tập và đổi mới tư duy của bản thân. Được biết ngay
sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty Sữa Việt Nam ở tuổi 31, bà Mai Kiều Liên
chính là người đầu tiên trong cơng việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đã đưa
Vinamilk trở thành doanh nghiệp nhà nước đầu tiên cổ phần hóa với chiến lược phát triển
đầy trí tuệ. Để đảm bảo cho sức phát triển lâu dài của doanh nghiệp, người doanh nhân ấy
đã cùng các kỹ sư đi học tập kinh nghiệm của nước để xây dựng trang trại mang tầm toàn
cầu, chọn những những giống bò tốt nhất của Úc, New Zealand, Mỹ....phù hợp với điều
kiện Việt Nam, đồng thời vận động nơng dân nhân con giống bị sữa theo quy chuẩn
Vinamilk.

2.1.2 Năng lực lãnh đạo
Bà có khả năng định hướng đường đi nước bước của doanh nghiệp rất tuyệt vời.
Bản thân bà Liên quan niệm: làm doanh nghiệp luôn phải xây dựng kế hoạch dài hạn để
chủ động trong mọi tình thế. Rồi mỗi năm phải xem lại, phân tích yếu tố khách quan, chủ
quan và có quyết sách phù hợp với tình hình thị trường. Thêm vào đó, theo bà Liên,
muốn có sản phẩm đi đầu trên thị trường thì phải ln sáng tạo vì sáng tạo là yếu tố sống
cịn. Vì thế, bà ln địi hỏi sự sáng tạo không ngừng trong công ty . Bà quyết liệt tới
20


mức: “Đừng bao giờ đưa tôi ký duyệt những sản phẩm mà “ người ta làm lời lắm” phải
là sản phẩm mới, đi đầu trên thị trường”.
Được phát huy toàn bộ sở trường, những lợi thế của bản thân, khi từng học và
nghiên cứu về chuyên ngành thịt sữa ở Nga cũng chính là một trong những lợi thế giúp
bà là lãnh đạo giỏi, là đầu tàu của thương hiệu sữa Việt.
Dưới sự lãnh đạo của bà sơ đồ tổ chức của Vinamilk đã thể hiện một cách chuyên
nghiệp và có sự phân bố phịng ban hết sức khoa học và hợp lý, cho thấy được trách

nhiệm của mỗi thành viên trong mỗi phòng ban đều được nâng lên một cách rõ rệt. Chính
điều đó giúp cho việc hoạt động của doanh nghiệp đạt mức hiệu quả nhất có thể giúp các
phịng bạn có thể phối kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.
Bà Mai Kiều Liên là một người phụ nữ quyền lực và đầy sức mạnh. Không chỉ phát triển
Vinamilk ở trong nước, để có thể vươn tầm và khẳng định vị thế của người Việt với thế
giới, sản phẩm sữa của Vinamilk đã vươn ra 16 nước trong đó có cả Châu Phi và vùng
Trung Đơng.
Là một CEO nhưng bà cũng như bao nhân viên khác trong công ty: đến cơ quan
lúc 8 giờ và ra về lúc 5 giờ. Trong trường hợp có cơng việc phát sinh thì bà có thể xử lý ở
bất cứ đâu nhờ các thiết bị công nghệ cao. Mặc dù là một lãnh đạo cấp cao, nhưng bà lại
rất tỉ mỉ, nắm từng chi tiết của từng công việc, sâu sát đến từng chi tiết. Có lẽ chính vì
vậy, bà ln có sức thuyết phục đối với anh em cán bộ công nhân viên, thống nhất được
mọi người thành một khối để có thể phát huy sức mạnh của tập thể.
Chẳng có con đường nào là dễ đi , chẳng có vinh quang nào mà đằng sau nó lại
khơng là thất bại , người thành cơng chính là người biết nhận ra khuyết điểm của bản
thân, đánh giá sửa sai và tiếp tục phát huy những thế mạnh. Mai Kiều Liên là một minh
chứng cho lòng quả cảm, một nữ doanh nhân quyền lực, người giữ lửa và thắp sáng con
đường cho Vinamilk , một người lãnh đạo tài ba , người duy trì dịng sữa mát lành cho
triệu triệu trẻ em Việt Nam.

2.1.3 Trình độ quản lý doanh nghiệp
Năm 1976, sau khi tốt nghiệp, bà Mai Kiều Liên không ở lại xứ người làm việc mà
trở về Việt Nam để trở thành một nữ kỹ sư trong Công ty sữa và cà phê miền Nam - tiền
thân của Vinamilk, khi đó chỉ là một doanh nghiệp nhỏ. Dưới sự lãnh đạo của bà, sơ đồ tổ
chức bộ máy của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và có sự phân bố các
phòng ban một cách khoa học và hợp lí, phân cấp cụ thể, trách nhiệm của mỗi thành viên
viên và phịng ban trong cơng ty rõ ràng. Mọi hoạt động của công ty đều thực hiện theo
các cấp lãnh đạo và dưới sự chỉ đạo của nữ “thuyền trưởng” quật cường – vị lãnh đạo
21



điều hành năng động đã biến Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp chủ lực
của nền kinh tế Việt Nam. Bà Liên cũng là người truyền đạt cho nhân viên 1 tinh thần
làm việc hăng say, có trách nhiệm với cơng việc được giao. Bà cịn động viên, khuyến
khích mỗi nhân viên, cá nhân trong tổ chức chăm chỉ làm việc để tạo ra các sản phẩm tốt
cho khách hàng.
Nói tóm lại, bà Mai Kiều Liên là một minh chứng cho lòng quả cảm, một nữ
doanh nhân quyền lực, người giữ lửa và thắp sáng con đường cho Vinamilk, người duy trì
dịng sữa mát lành cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, giải thưởng “Lãnh đạo doanh nhân
xuất sắc Châu Á” thực sự rất xứng đáng dành cho vị nữ doanh nhân đầy bản lĩnh, kiên
cường và tài năng này.
Về chính sách nhân sự của bà Mai Kiều Liên trong công ty Vinamilk:
-

-

-

-

-

Trong công tác tuyển dụng công ty áp dụng phương pháp xét duyệt hồ sơ; phỏng vấn và
thử việc khá chặt chẽ vì vậy chất lượng lao động đầu vào khá tốt.
Thực hiện tốt việc đánh giá sự thực hiện của mỗi cá nhân sau mỗi quý; mỗi năm nhờ áp
dụng phương pháp thang điểm lấy ý kiến từ tồn bộ các nguồn xung quanh mỗi nhân
viên.
Cơng tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân viên được thực hiện tốt.
Công ty cũng tập trung thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo sự tin cậy, ổn định và
thoải mái cho tất cả các nhân viên, cho họ phát huy các khả năng của mình; đảm bảo

quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ về BHYT, BHXH cũng như các quỹ khen thưởng kỷ
luật phân minh rõ ràng xứng đáng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các công nhân viên yên tâm làm ăn: gửi con em cán bộ, công
nhân viên sang học ở các ngành công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa, tự động hóa quy
trình cơng nghệ và sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành
sữa.
Đội ngũ lãnh đạo giỏi nhiều kinh nghiệm và tham vọng, được chứng minh bởi lợi nhuận
kinh doanh bền vững của công ty.
Những kỹ sư đã được đào tạo ở nước ngoài về đều phát huy và ứng dụng hiệu quả những
kiến thức ở trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành cán bộ nịng cốt ở các nhà máy của cơng ty
và ý thức xây dựng cho sự thành công của cơng ty rất tốt.
Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực của công nghiệp tại công ty sữa Vinamilk cho
thấy, tổng giá trị sản phẩm hàng năm mà bình quân một lao động của Vinamilk làm ra
được khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một kỹ sư phần mềm.

22


-

Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn
các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng đồng thời quảng bá sản phẩm công ty.
Đội ngũ bán hàng kiêm luôn nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phân và phát triển các quan
hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới
Sau gần 40 năm gắn bó và hơn 20 năm giữ cương vị Tổng giám đốc Vinamilk,
điều khiến bà Mai Kiều Liên tâm đắc nhất đó là tập thể lãnh đạo cùng kỹ sư, cán bộ, công
nhân của Công ty đã xây dựng được “Văn hóa Vinamilk”. Đó là tất cả từ người kinh
nghiệm lâu năm đến người trẻ, ai cũng coi Vinamilk là gia đình thứ hai của mình, cùng
nhau chia sẻ mọi thứ trong cơng việc cũng như trong cuộc sống, giúp nhau vượt qua khó
khăn và cùng tự hào với những thành quả đạt được của Vinamilk.


2.2 Tố chất doanh nhân
2.2.1. Tầm nhìn chiến lược
Bà Mai Kiều Liên là người tiên phong, có tầm nhìn chiến lược rất tốt, hoạch định
được từng bước đi, cách thức phát triển, bước ra trong chính cơ chế trói buộc của doanh
nghiệp Nhà nước. Chính từ khó khăn trong vịng kim cô của doanh nghiệp Nhà nước, lại
là cơ hội để bà có thêm động lực và tạo ra một sự lột xác hồn tồn… Với tầm nhìn chiến
lược và quyết tâm cao độ, tích hợp những kinh nghiệm, tinh hoa của thời kỳ đổi mới,
Vinamilk đã thực hiện thành cơng mơ hình cổ phần hóa từ năm 2003 và gặt hái những
thành cơng có tính bước ngoặt. Minh chứng tiếp theo thể hiện cho tầm nhìn chiến lược,
trí tuệ của bà Mai Kiều Liên chính là khi trên cương vị Phó Tổng Giám đốc Vinamilk, bà
đưa ra quyết định lịch sử: Phục hồi Nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ em.
Bà Mai Kiều Liên cũng là người nổi tiếng với những quyết định “Ta mua Tây”.
Đây được coi là quyết định của những nhà kinh doanh và quản trị giỏi, có tầm nhìn xa
vào thời điểm khủng hoảng tài chính tồn cầu. Bấy giờ, tại các nước, doanh nghiệp
“chết” rất nhiều. Trong cái chết của rất nhiều doanh nghiệp như vậy, đã tạo nên cơ hội
cho những doanh nhân biết chớp thời cơ. Đó là cơ hội mua lại những thị trường mới. Việt
Nam cũng có một số doanh nghiệp nhân cơ hội đó mua một số thiết bị từ nhà máy Hàn
Quốc (nơi bị khủng hoảng khá nặng nề) về Việt Nam, nhưng chỉ dừng ở đó. Cịn vươn
hẳn ra nước ngoài là một quyết định táo bạo, rất đúng lúc, chớp được thời cơ của cá nhân
bà Mai Kiều Liên. Đối với thị trường New Zealand, Vinamilk cũng đã có khát vọng từ
lâu. Bởi đây là một trong những nơi cung cấp nguồn sữa nguyên liệu rất lớn cho Việt
Nam và thế giới. Cơ hội xuất khẩu đã đến với Vinamilk bắt đầu từ chuyến đi đầy sóng gió
23


sang Iraq của bà Mai Kiều Liên năm 1997.Sau đó, sản phẩm sữa của Vinamilk dần có
mặt tại các nước Trung Đơng và các thị trường khó tính EU và Bắc Mỹ, xuất khẩu nhờ đó
tăng dần qua từng năm.Nhận định cơ hội giao thương quốc tế đang ngày càng rộng mở
sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định TPP được ký kết, Vinamilk không chỉ

dừng lại ở việc xuất khẩu sản phẩm mà tiếp tục lấn sâu vào thị trường nhiều nước trong
khu vực và thế giới.
Đó là một chiến lược thông minh và táo bạo “Mua doanh nghiệp khác là con đường ngắn
nhất để phát triển. Bởi khi đó, sẽ mua được cả một đội ngũ, bề dày kinh nghiệm của
doanh nghiệp đó.

2.2.2 Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo
Yếu tố hàng đầu mang lại sự thành công cho bà Mai Kiều Liên là làm việc hết
mình, là sự sáng tạo, khơng theo lối mịn cũ, khơng theo xu hướng đám đơng. Nhiều khi
mình đi ngược lại xu thế nhưng vẫn làm khi thấy chắc chắn là mình đúng và hiệu quả.
Cuối thập niên 90, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi (FDI). Mua bán sáp nhập sơi động hơn bao giờ hết. Vinamilk cũng
từng đứng trước thời khắc lựa chọn “bán mình” hay “giữ mình”. Và cuối cùng, bà Mai
Kiều Liên đã từ chối liên doanh. Đến bây giờ, quyết định này đã chứng minh sự chuẩn
xác. Vinamilk phát triển được như ngày nay nhờ sự chủ động rất cao, nắm quyền tự chủ,
tự quyết nên luôn đứng vững.
Bà Liên quan niệm, làm doanh nghiệp luôn phải xây dựng kế hoạch dài hạn để chủ
động trong mọi tình thế. Rồi mỗi năm phải xem lại, phân tích yếu tố khách quan, chủ
quan và có quyết sách phù hợp với tình hình thị trường. Thêm vào đó, một trong những bí
quyết thành cơng “cốt tử” của Vinamilk, theo bà Liên, muốn có sản phẩm đi đầu trên thị
trường thì phải ln sáng tạo. Sáng tạo là yếu tố sống cịn. Vì thế, bà ln địi hỏi sự sáng
tạo khơng ngừng trong công ty. Bà quyết liệt tới mức: “Đừng bao giờ đưa tôi ký duyệt
những sản phẩm mà “người ta làm lời lắm”. Phải là sản phẩm mới, đi đầu trên thị trường
Vinamilk đi đầu trong phân khúc sữa tươi 100% và là nhãn hàng sữa tươi số 1 Việt Nam.
Sữa bột Vinamilk dẫn đầu ở phân khúc bình dân với dịng sản phẩm Dielac và có những
phát triển đột phá với dòng sản phẩm Optimum cho phân khúc cao cấp. Sữa chua
Vinamilk đi đầu và phát triển đầy đủ các dòng sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi
lứa tuổi. Tiên phong trong việc đổi mới và cải tiến dịng sản phẩm Sữa Đặc có đường,

24



Kem, Phơ Mai và các thức uống có lợi cho sức khỏe. Vinamilk đã trở thành nhãn hàng
phổ biến và được tin dùng số 1 Việt Nam.

2.2.3 Tính độc lập, quyết đốn, tự tin
Là một doanh nhân khơng ngừng sáng tạo, đi ngược lại những thị hiếu đám đơng,
tính tốn sao cho tìm ra được lối đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Cụ thể, khi
mà Việt Nam mở cửa và hội nhập, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài ngỏ ý muốn hợp
tác liên doanh với Vinamilk để mở rộng thị trường. Thay vì gật đầu chấp nhận, bà đã dứt
khốt khơng đồng ý. Lúc đó bà đã nói rằng: “Điều kiện liên doanh tương đối ngặt nghèo,
bao giờ người ta cũng 70% mình 30%”. Chính vì vậy, bà quyết định sẽ làm đối thủ cạnh
tranh, thay vì trở thành cơng ty liên doanh với họ. Chính vì quyết định táo bạo này, cũng
đầy sáng tạo này mới có một Vinamilk phát triển vững mạnh như ngày hơm nay.
Vốn là một doanh nhân đầy quyết đốn, lại có thêm sự tự tin tích hợp với những
kinh nghiệm tinh hoa mà bà học hỏi được, bà đã giúp Vinamilk tiến hành thành cơng mơ
hình cổ phần hóa và đưa cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn. “Nữ tướng” ngành sữa
Mai Kiều Liên cũng đã có nhiều quyết định nhìn xa, trơng rộng khi nhiều năm trước đã
đầu tư phát triển vùng nhiên liệu và hệ thống nhà máy trong và ngoài nước nhằm chủ
động việc sản xuất của cơng ty.

2.3 Đạo đức doanh nhân
Tính trung thực: Bà cam kết “cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhất
với chất lượng đạt kết quả cao nhất, giá cả cạnh tranh, và trung thực trong mọi giao dịch’’
Tôn trọng con người: Hướng tới mọi đối tượng người tiêu dùng nhân viên , đối tác, nhà
cung cấp.
Đối với người lao động mà khơng muốn đuổi những người trình độ kém mà sẵn
sàng đào tạo nâng cao tay nghề.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội: Ln nhìn
nhận khách hàng như 1 đối tác kinh doanh dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Vinamilk

dưới sự lãnh đạo của bà ln có những hành động thiết thực.
Ln thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh,
tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định. Bà đã tài trợ cho chương trình học
bổng cho tiểu học gần 1 thập niên, đem đến cho 1000 học sinh mỗi năm 1 suất học bổng
khoảng 50$.
25


×