ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Mơn: Luật Kinh Doanh
Chủ đề:
“Bình luận các điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm
2020 về quản trị công ty cổ phần so với Luật Doanh nghiệp năm 2014.”
--------------------------------Giảng viên hướng dẫn: ThS Từ Thanh Thảo
Tên sinh viên: Trương Nguyễn Thanh Dung
Mã số sinh viên: 1957061109
Lớp: QH1719_CLC
Năm học: 2021 - 2022
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2022
Dẫn nhập
Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện đang đang là Luật doanh nghiệp mới nhất và đang có
hiệu lực thi hành. Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14
ngày 17/6/2020. Theo đó Luật doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực pháp luật từ
01/01/2021. Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực sẽ thay thế và làm chấm dứt hiệu lực của
Luật doanh nghiệp năm 2014. Bài viết sau đây sẽ đi phân tích và bình luận những điểm mới
của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về quản trị công ty cổ phần so với Luật Doanh nghiệp
năm 2014.
Nội dung
Tại khoản 3, điều 111 về công ty cổ phần trong Luật Doanh Nghiệp 2020, có bổ sung thêm
như sau: “ Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng
khoán khác của công ty. “ so với Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định: “Cơng ty cổ phần
có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”
⇒ Có sự thay đổi này là vì thực tế ơng ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có quy mơ vốn
lớn, nhiều cổ đơng và có cơ chế huy động vốn rất linh hoạt. Cùng với sự phát triển của
doanh nghiệp, trong q trình hoạt động kinh doanh, cơng ty cổ phần ln địi hỏi một
lượng vốn rất lớn từ đó cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài cũng như trong nội bộ công
ty. Nên việc phát hành trái phiếu và các chứng khốn khác của cơng ty nhằm mục đích giúp
cho công ty cổ phần huy động được các nguồn vốn từ phía bên ngồi.
Tại khoản 1, điều 113 về việc Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh
nghiệp trong Luật Doanh Nghiệp 2020 có bổ sung thêm về trường hợp cổ đơng góp vốn
bằng tài sản như sau: “Trường hợp cổ đơng góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển
nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó khơng tính vào
thời hạn góp vốn này.”
Tại khoản 1, điều 114 về Các loại cổ phần trong Luật Doanh Nghiệp 2020, có bổ sung
thêm về các loại cổ phần ưu đãi. So với Luật Doanh Nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020
có bổ sung thêm “Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về
chứng khoán.” cũng là một loại cổ phần ưu đãi.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đặt ra 2 điều khoản mới hoàn toàn như sau: Khoản
6: “Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký khơng
có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký khơng có quyền
biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền
biểu quyết.” và Khoản 7: “Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký khơng có quyền biểu
quyết.”
Tại khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020, đã xóa bỏ điều kiện cổ đơng phải sở
hữu cổ phần liên tục trong thời hạn 06 tháng mà chỉ cần cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu
từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại
Điều lệ cơng ty thì sẽ có một số quyền nhất định.
⇒ Theo quy định cũ tại Luật Doanh nghiệp 2014, để thực hiện một số quyền của mình như
đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm Sốt, triệu tập Đại hội cổ đơng bất
thường..., cổ đông bắt buộc phải sở hữu liên tục cổ phần trong thời hạn 06 tháng với tỷ lệ sở
hữu tối thiểu 5% cổ phần phổ thông hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công
ty. Quy định này làm hạn chế quyền của cổ đông mới khi không được thực hiện ngay quyền
làm chủ của mình, thậm chí trong nhiều trường hợp, nhóm cổ đơng cũ tranh thủ khoảng thời
gian 06 tháng này để thực hiện một số ý đồ tư lợi như sửa đổi Điều lệ, quy chế nội bộ, thay
đổi các nhân sự cấp cao để làm hạn chế quyền lực của cổ đông mới. Việc từ bỏ quy định này
mang đến thay đổi tích cực cho cổ đơng thiểu số, bởi điều này cho phép cổ đơng thiểu số
“có tiếng nói” ngay từ thời điểm gắn bó lợi ích với cơng ty, thay vì phải chờ đợi một cách vô
lý trong khoảng thời gian 06 tháng mà những vấn đề bất lợi có thể xảy ra.
Ví dụ: Vụ việc tại Tổng Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gịn (Sabeco), Cơng ty
Thai Beverage Public (Thaibev) đã mua thành công 53,59% vốn điều lệ của Sabeco thông
qua Công ty TNHH Vietnam Beverage. Tuy nhiên do không sở hữu cổ phần liên tục 06
tháng, nên Thaibev không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm Soát theo
Luật Doanh nghiệp 2014. Để giải quyết vướng mắc trên, Thaibev phải nhiều lần kiến nghị
Chính phủ, Bộ Công Thương để đề xuất Bộ Công Thương (Sở hữu 36% cổ phần) triệu tập
Đại hội cổ đông bất thường để bầu các nhân sự do ThaiBev đề cử vào vị trí thành viên Hội
đồng quản trị. Mặc dù ThaiBev là cổ đông sở hữu tỷ lệ lớn cổ phần, nhưng vấn đề mà
Thaibev gặp phải, là rào cản chung mà CĐTS gặp phải thời gian qua. 1
Tại khoản 1, điều 116 về Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần
ưu đãi biểu quyết trong Luật Doanh Nghiệp 2020, có bổ sung thêm như sau: “Chỉ có tổ chức
được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu
quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đơng sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu
quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được
quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết
chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.” Hơn nữa, tại khoản 3, điều 116, cũng bổ sung thêm
một ngoại lệ về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông cho người khác
như sau: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần
đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.”
Tại điều 119 trong Luật Doanh nghiệp 2020, có xuất hiện thêm 1 điều khoản mới quy định
về Nghĩa vụ của cổ đông với nội dung như sau: “Bảo mật các thông tin được công ty cung
cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để
thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi
thơng tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.”
Tại điều 127 trong Luật Doanh nghiệp 2020, có quy định thêm một nội dung mới về
Chuyển nhượng cổ phần như sau: “Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký
cổ đông theo yêu cầu của cổ đơng có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được
yêu cầu theo quy định tại Điều lệ cơng ty.”
Ngồi ra Luật doanh nghiệp 2020 còn quy định thêm 3 điều luật mới lần lượt như sau: Điều
128. Chào bán trái phiếu riêng lẻ; Điều 129. Trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng
trái phiếu riêng lẻ và Điều 130. Quyết định chào bán trái phiếu riêng lẻ.
Tại điểm b, khoản 1, Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tên gọi “Uỷ ban kiểm toán”
đã thay thế tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ” nêu tại điểm b, khoản 1, Điều 134 Luật Doanh
nghiệp năm 2014. Các lý do chủ yếu được đưa ra là: tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ” trực
1 Ph.Nhung (2019). Mua 53,59% cổ phần Sabeco, tỉ phú Thái vẫn chưa được tham gia điều hành.Báo
Người Lao động. Truy cập 11 giờ ngày 07 tháng 3 năm 2022
/>
thuộc Hội đồng quản trị có thể gây nhầm lẫn với một cơ quan trùng tên nhưng lại trực thuộc
Giám đốc hoặc Ban Giám đốc, mặc dù hai cơ quan cùng tên này hoàn toàn khác về địa vị
pháp lý cũng như chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến gây khó khăn trong thực tiễn tổ chức và
quản lý công ty cổ phần; tên gọi “Uỷ ban kiểm toán” đã được nhiều công ty sử dụng để thay
thế cho tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ” trên thực tế; Sự thay thế bằng tên gọi mới là Uỷ ban
kiểm toán sẽ phù hợp hơn với tên gọi phổ biến hiện nay và thông lệ quốc tế tốt, hạn chế
những nhầm lẫn, thúc đẩy một mơ hình quản trị mới, hiện đại, phổ biến.
Tại điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, có bổ sung thêm ba nội dung mới về Quyền và
nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông như sau:
k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát;
l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát;
m) Phê duyệt danh sách cơng ty kiểm tốn độc lập; quyết định cơng ty kiểm toán độc
lập thực hiện kiểm tra hoạt động của cơng ty, bãi miễn kiểm tốn viên độc lập khi xét
thấy cần thiết;
Tại điều 141 Luật Doanh nghiệp 2020, có sự khác nhau với điều 137 Luật Doanh nghiệp
2014 về Danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Điều 137. Danh sách cổ đơng có quyền dự
họp Đại hội đồng cổ đơng
Điều 141. Danh sách cổ đơng có quyền dự
họp Đại hội đồng cổ đơng
1. Danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại
hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng
ký cổ đơng của cơng ty. Danh sách cổ đơng
có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
được lập không sớm hơn 05 ngày trước
ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ
đông nếu Điều lệ công ty không quy định
thời hạn dài hơn.
1. Danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại
hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng
ký cổ đơng của cơng ty. Danh sách cổ đơng
có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi
giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu
Điều lệ công ty không quy định thời hạn
ngắn hơn.
Tại điều 142 Luật Doanh nghiệp 2020 về Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ
đơng , có quy định thêm về thời gian trong Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ
đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thời gian như sau: “Trường hợp
người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này
thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Tại điều 143 về việc Mời họp Đại hội đồng cổ đông, nếu như Luật doanh nghiệp 2014 quy
định rằng “Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả
các cổ đơng trong Danh sách cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai
mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.” thì luật Doanh nghiệp 2020 quy
định rằng: “Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả
cổ đông trong danh sách cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai
mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.”
Trước đây Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “Cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng được tiến
hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết” thì nay tại
Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 đã giảm tỷ lệ này xuống còn 50%.
⇒ Điều này đã tạo điều kiện cho các cổ đông thiểu số thực hiện quyền tiến hành họp Đại
hội đồng cổ đông được dễ dàng hơn nếu các cổ đông nhỏ phối hợp với nhau để tạo thành
nhóm cổ đơng đạt tỷ lệ đủ điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất
hoặc lần thứ hai với 33% mà không cần phải chờ đến lần thứ ba hay chờ sự tham gia của các
cổ đông lớn.
Tại điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 về Điều kiện
để nghị quyết Đại hội đồng cổ đơng được thơng qua có một vài sự khác nhau như sau:
Điều 144. Điều kiện để nghị quyết được
thông qua
Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông được thông qua
2. Các nghị quyết khác được thông qua khi
được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51%
tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông
dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ
thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết được thông qua khi được
số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu
biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán
thành, trừ trường hợp quy định tại các
khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ công ty quy định.
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới
hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đơng được thơng
qua nếu được số cổ đơng đại diện ít nhất
51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ
lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới
hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị
quyết Đại hội đồng cổ đơng được thơng qua
nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng
số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đơng có
quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ công ty quy định.
Ngoài ra, tại điều này, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng bổ sung thêm một nội dung mới ở
khoản 6 như sau: “Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền
và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu
đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc
được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán
thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.”
Tại điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 về Biên bản họp Đại hội đồng cổ đơng, có quy định
thêm về “Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực
nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội
dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên
bản họp.” so với điều 146 Luật Doanh nghiệp 2014.
Tại điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 về Hội đồng quản trị, có thay đổi tại khoản 4 so với
Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Điều 144. Hội đồng quản trị
Điều 153: Hội đồng quản trị
4. Trong trường hợp nghị quyết do Hội
đồng quản trị thông qua trái với quy định
của pháp luật hoặc Điều lệ cơng ty gây thiệt
hại cho cơng ty thì các thành viên tán thành
thơng qua nghị quyết đó phải cùng liên đới
chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó
và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành
viên phản đối thơng qua nghị quyết nói trên
được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp
này, cổ đông sở hữu cổ phần của cơng ty
liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm có
quyền u cầu Hội đồng quản trị đình chỉ
thực hiện nghị quyết nói trên.
4. Trường hợp nghị quyết, quyết định do
Hội đồng quản trị thông qua trái với quy
định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng
cổ đông, Điều lệ cơng ty gây thiệt hại cho
cơng ty thì các thành viên tán thành thơng
qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng
liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị
quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt
hại cho cơng ty; thành viên phản đối thơng
qua nghị quyết, quyết định nói trên được
miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, cổ
đông của cơng ty có quyền u cầu Tịa án
đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết,
quyết định nói trên.
Tại điều 156 về Chủ tịch hội đồng quản trị Luật Doanh nghiệp 2020, có bổ sung thêm về
trường hợp “Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm cơng việc nhất định” thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành
viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành
cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị, so với điều 152 Luật Doanh nghiệp
2014.
Hơn nữa, tại khoản 5 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020, theo đó trong trường hợp cần
thiết, “Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm thư ký cơng ty” thay vì “Chủ tịch Hội đồng
quản trị tuyển dụng thư ký công ty” như nêu tại khoản 5 Điều 152 Luật Doanh nghiệp năm
2014, vì quyền này vốn thuộc về Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty theo quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2020. Quy định như trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 có thể dẫn
đến sự nhầm lẫn giữa hai vị trí “thư ký cơng ty” (hỗ trợ cơng việc cho Hội đồng quản trị) và
“thư ký riêng” (của Chủ tịch Hội đồng quản trị). Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020
cũng kết cấu lại các quyền và nghĩa vụ của thư ký công ty theo hướng tinh gọn, rõ ràng hơn
và tránh bị lặp đi lặp lại
Tại điều 158 về Biên bản họp Hội đồng quản trị Luật Doanh nghiệp 2020, có bổ sung thêm
về trường hợp “2. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng
nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội
dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì biên bản này có
hiệu lực.” so với điều 154 Luật Doanh nghiệp 2014.
Tại điều 160 Luật Doanh nghiệp 2020 về Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành
viên Hội đồng quản trị, có thay đổi so với điều 156 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Điều 156. Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ
sung thành viên Hội đồng quản trị
Điều 160. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế
và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn
nhiệm trong các trường hợp sau đây:
1. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau
đây:
a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo
quy định tại Điều 151 của Luật này;
a) Khơng có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo
quy định tại Điều 155 của Luật này;
b) Không tham gia các hoạt động của Hội
đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ
trường hợp bất khả kháng;
c) Có đơn từ chức;
d) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ
cơng ty.
b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;
c) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ
công ty.
3. Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ
đông quyết định thay thế thành viên Hội
đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm một điều luật mới (điều 161), về Ủy ban
kiểm toán so với luật Doanh nghiệp 2014.
Tại điều 162 về Giám đốc, Tổng giám đốc cơng ty Luật Doanh nghiệp 2020, có bổ sung
thêm khoản 5 so với Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
“Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều
88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện
sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Khơng được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm sốt
viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn
của doanh nghiệp tại cơng ty và cơng ty mẹ;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.”
Tại điều 165 về Trách nhiệm của người quản lý cơng ty Luật Doanh nghiệp 2020, có bổ
sung thêm khoản 2 so với Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
“2. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích
bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường tồn bộ thiệt hại cho cơng ty và bên thứ ba.”
⇒ Đây là quy định mà các nhà đầu tư cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi tài sản của họ
khơng phải bị đem đi để thanh tốn tiền bồi thường cho bên thứ ba bởi lỗi của người quản lý
công ty.
Tại điều 166 về Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng
giám đốc Luật Doanh nghiệp 2020, có bổ sung thêm khoản 3 so với Điều 161 Luật Doanh
nghiệp 2014 như sau: “3. Cổ đơng, nhóm cổ đơng theo quy định tại Điều này có quyền xem
xét, tra cứu, trích lục thơng tin cần thiết theo quyết định của Tịa án, Trọng tài trước hoặc
trong quá trình khởi kiện.”
⇒ điều này tạo tiền đề thực thi quyền khởi kiện cho cổ đơng nói chung và cổ đơng thiểu số
nói riêng khi khởi kiện khi những cá nhân khác, nó đảm bảo họ tiếp cận thơng tin cần thiết
và hữu ích phục vụ quá trình tố tụng.
Tại điều 168 về Ban kiểm sốt Luật Doanh nghiệp 2020, có quy định thêm về năng lực của
Trưởng ban kiểm soát như sau: “ Trưởng Ban kiểm sốt phải có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế tốn, kiểm tốn, luật, quản trị
kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
trừ trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn” so với Điều 163 Luật
Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định: “Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm
toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.”
Tương tự, tại điều 169 về Tiêu chuẩn và điều kiện của kiểm soát viên Luật Doanh nghiệp
2020, có quy định thêm về năng lực của Kiểm sốt viên tại điểm b khoản 1 như sau: “b)
Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế tốn, kiểm tốn, luật,
quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp;”
⇒ Điều này cho thấy Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện, năng
lực, tiêu chuẩn của Kiểm soát viên và Trưởng Ban kiểm soát phải đúng ngành nghề, để tránh
tình trạng ai cũng có thể làm ở vị trí này một cách dễ dãi và khơng kiểm sốt được; dẫn tới
tình trạng cơng việc thiếu hiệu quả, chất lượng
Điều 170 cũng có thêm quy định mới về Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát như sau:
“Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội
đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần
có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đơng.”
Tại điều 175 về Trình báo cáo hàng năm, Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định thêm khi
kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải trình thêm Đại hội đồng cổ đông Báo cáo
thẩm định của Ban kiểm sốt.
Kết luận
Nhìn chung Luật Doanh nghiệp năm 2020 có những điểm mới nhất định đáng ghi nhận.
Ngoài những thay đổi để khắc phục các lỗi về hình thức (cách diễn đạt, ngữ pháp...), thì
Luật Doanh nghiệp năm 2020 có những điểm mới như: thay đổi một số thuật ngữ để tránh
nhầm lẫn và phù hợp hơn với thực tiễn; điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các cá nhân và cơ
quan trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần (thêm hoặc bớt) để đảm bảo sự đồng bộ và rõ
ràng; tăng thêm quyền của cổ đông, tăng thêm cơ chế kiểm sốt và làm rõ tính chịu trách
nhiệm của các cá nhân, cơ quan trong quản lý và điều hành hoạt động của công ty cổ phần
nhằm hạn chế tình trạng “rũ bỏ” hoặc “trốn chạy” trách nhiệm khi có những vi phạm xảy ra,
có căn cứ pháp lý rõ ràng cho các hoạt động khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại các cơ
quan tài phán cũng như phù hợp với thông lệ quản trị tốt. Bên cạnh đó, một số các quy định
mới của Luật Doanh nghiệp 2020 được xem như là “bệ đỡ” giúp cổ đông thiểu số thực hiện
được những quyền cơ bản khác của mình về tài sản, quyền quản trị và quyền thơng tin.
Tóm lại, những điểm mới này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công ty cổ phần trong tổ chức
và quản lý doanh nghiệp; phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của mơ hình cơng ty
cổ phần ở Việt Nam. Hơn nữa cịn đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ hơn giữa các quy định
của Luật Doanh nghiệp năm 2020 với các quy định pháp luật hiện hành về chứng khoán và
quy định về doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi. Những thay đổi này phần nào phù hợp
với thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp như các thông lệ trong Bộ nguyên tắc của Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) với bốn giá trị cốt lõi là sự cơng bằng, tính trách
nhiệm, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình 2, hay việc áp dụng từng bước các nguyên
tắc trong Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo Thông lệ Tốt nhất của Việt Nam 3 vào thực
tiễn quản trị công ty cổ phần…
2 Xem thêm giới thiệu về Bộ nguyên tắc của OECD về quản trị doanh nghiệp tại
/>3 Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo Thông lệ Tốt nhất của Việt Nam ra đời vào tháng 8 năm 2019 là
thành quả của sự hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC) với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO).
Tài liệu tham khảo:
1. Luật doanh nghiệp 2014 (số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014.
2. Luật doanh nghiệp 2020 (số 59/2020/QH14) ngày 17/6/2020
3. Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Hưng Long (2021). Những điểm mới trong tổ chức và
quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020. Truy cập vào 9 giờ ngày
07 tháng 03 năm 2022.
/>4. Nguyễn Thị Sương (2021). Luật Doanh nghiệp 2020 và cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu
số trong công ty cổ phần. Truy cập vào 10 giờ ngày 07 tháng 03 năm 2022.
/>5. OECD, Corporate governance. Truy cập vào 10 giờ ngày 07 tháng 03 năm 2022.
/>6. Ph.Nhung (2019). Mua 53,59% cổ phần Sabeco, tỷ phú Thái vẫn chưa được tham gia
điều hành.Báo Người Lao động. Truy cập 11 giờ ngày 07 tháng 3 năm 2022
/>7. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước SSC (2019), Bộ Nguyên tắc Quản trị Công ty theo
Thông lệ tốt nhất. Truy cập vào 10 giờ ngày 07 tháng 03 năm 2022.
/>