Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.92 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
I.Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.Lí do chọn để tài.................................................................................................1
2. Thời gian nghiên cứu:......................................Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ B2 nơi tôi công tác.............................2
5. Khảo sát kỹ năng vệ sinh cá nhân, mức độ hiểu biết về dịch bệnh của trẻ.......2
II.Giải quyết vấn đề...............................................................................................3
1.Cơ sở lí luận.......................................................................................................3
2.Cơ sở thực tiễn...................................................................................................4
3.Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non........5
3.1.Nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở
trường mầm non....................................................................................................5
3.2.Thiết kế bài giảng điện tử cung cấp kiến thức vệ sinh, phòng chống dịch
bệnh cho trẻ 4-5 tuổi..............................................................................................5
3.3.Xây dựng các tình huống rèn luyện kĩ năng phịng chống dịch bệnh…
3.4.Thực hiện nghiêm túc kế hoạch vệ sinh định kì, chuẩn bị mơi trường an tồn
cho trẻ ở trường mầm non.....................................................................................8
3.5.Phối hợp với nhân viên y tế, với các cấp lãnh đạo chăm sóc sức khỏe kịp
thời cho trẻ trong thời gian xảy ra dịch bệnh........................................................9
3.6.Thực hiện tuyên truyền có hiệu quả đến phụ huynh thơng tin phịng chống
dịch bệnh theo mùa, theo thời điểm phát sinh dịch bệnh....................................10
4.Hiệu quả của sáng kiến
III.Kết luận..........................................................................................................12
1.Kết luận............................................................................................................12
2.Bài học kinh nghiệm.........................................Error! Bookmark not defined.
3. Khuyến nghị:...................................................................................................13
3.1. Đối với các cấp lãnh đạo..............................................................................13
3.2. Đối với ban giám hiệu..................................................................................13
3.3. Đối với giáo viên..........................................................................................13



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I.Đặt vấn đề
1.Lí do chọn để tài
Thomas Carlyle từng nói “ Có sức khỏe, có hy vọng. Có hy vọng là có tất
cả mọi thứ. Khi con người có sức khỏe thì con người ln vui vẻ hoạt bát, tràn
đầy năng lượng để làm việc và trải nghiệm những điều mình muốn. Con người
khỏe mạnh mới có sức lực để thực hiện những ước mơ hồi bão của mình. Một
người khơng khỏe mạnh thì những việc đơn giản như làm sinh hoạt cá nhân
cũng gặp khó khăn thì làm sao có thể làm được những việc khác. Mọi người có
sức khoẻ thì cơng tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm
gửi các cháu để cơng tác. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của ngành học
mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc chăm sóc được đưa lên hàng đầu, trẻ có
khỏe mạnh thì mới có nền tảng thể lực tốt, mới có tiền đề để tiếp thu các hoạt
động giáo dục ở nhà trường.
Đối với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ,
kích thích sự tị mị, khám phá của trẻ... Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh
cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Vốn hiểu biết của trẻ về dịch bệnh, kĩ
năng ứng phó với dịch bệnh cịn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cịn non nớt,
sức đề kháng cịn yếu. Mơi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung
nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch
bệnh. Cho nên trẻ cần có một mơi trường an tồn để trẻ học tập, vui chơi mà
khơng có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao
giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật.
Trong năm học này có nhiều dịch bệnh xảy ra như bệnh sốt xuất huyết,
bệnh cúm A, và hiện nay là dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Diễn biến
của dịch bệnh rất phức tạp, các cấp chính quyền, phòng giáo dục cũng như nhà
trường đã quan tâm đến cơng tác phịng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, dưới góc

độ là một giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ, tơi nhận thấy cần có thêm những biện
pháp cụ thể hơn nữa để cơng tác phịng dịch được chủ động từ chính bản thân
trẻ, đồng thời giáo viên cần tránh chủ quan, sát sao hơn nữa trong công tác

1


phịng chống dịch bệnh để tạo cho trẻ một mơi trường giáo dục an toàn, để trẻ
sinh hoạt và học tập một cách tốt nhất.
Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan
trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Vì vậy, trong
năm học này tơi đã nghiên cứu và áp dụng “một số biện pháp phòng chống
dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” với mong muốn chăm
sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh
thần, phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2019 đến tháng 3 năm 2020
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm
non.
4. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ B2 nơi tôi công tác.
5. Khảo sát kỹ năng vệ sinh cá nhân, mức độ hiểu biết về dịch bệnh của
trẻ 4-5 tuổi và mức độ hiểu biết của phụ huynh về dịch bệnh và cách phịng
chống dịch bệnh.
Để có cơ sở xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh
cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất, tôi khảo sát kĩ năng vệ sinh và kiến thức phòng
chống dịch bệnh của trẻ như sau:
BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT
Để đánh giá kỹ năng vệ sinh và kiến thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ
tôi tiến hành đánh giá trẻ và thu được kết quả như sau:
Nội dung đánh giá


Tốt

Khá

Trung

Yếu

bình
Kỹ năng rửa tay
6
13
7
4
Kỹ năng lau mặt
6
9
10
5
Kỹ năng đeo khẩu trang
5
11
8
6
Thói quen giữ vệ sinh mơi trường
8
9
9
4

Kiến thức phịng bệnh
4
5
11
8
Qua bảng tổng hợp tơi thấy số trẻ có kỹ năng vệ sinh và kiến thức phòng
bệnh đạt ở mức độ tốt chưa cao, số trẻ đạt ở mức độ yếu và trung bình còn

2


nhiều. Đây là cơ sở cho thấy cần thiết phải có biện pháp để việc phịng chống
dịch bệnh đạt kết quả cao.

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lí luận
1.1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và phịng chống dịch
bệnh cho trẻ ở trường mầm non.
*Dịch bệnh - epidemic là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền
nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc một
khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn. Dịch
bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi một số yếu tố trong đó có một sự
thay đổi trong sinh thái của số lượng vật chủ, một sự thay đổi di truyền trong các
ổ mầm bệnh hoặc bắt đầu của một tác nhân gây bệnh mới nổi.
*Phòng chống dịch bệnh là hoạt động phòng bị và chống lại ảnh hưởng
của dịch bệnh đối với sức khỏe con người và những tổn hại đối với xã hội mà
dịch bệnh gây nên.
Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ em, trong khi phần lớn các em
còn nhỏ tuổi, khả năng miễn dịch thấp, chưa có ý thức cao trong về việc giữ gìn
vệ sinh cá nhân, kiến thức phòng bệnh và thực hành phòng bệnh còn rất hạn chế.

3


Nguy cơ mắc và lây lan dịch bệnh, bệnh tật là khơng hề nhỏ. Trong khi đó, dịch
bệnh thường lây lan rất nhanh, tổn hại đến sức khỏe con người, thậm chí là tử
vong. Có những dịch bệnh là những bệnh truyền nhiễm xảy ra theo mùa, theo
chu kì thì con người đã nghiên cứu và điều chế vacxin, thuốc điều trị. Nhưng có
những dịch bệnh mới xuất hiện mà con người chưa kiểm soát được nên càng
nguy hiểm.
Đáng ngại hơn là do nhận thức của trẻ còn hạn chế, những hành vi khơng
bảo đảm vệ sinh, phịng bệnh, khơng có lợi cho sức khỏe hiện tại cũng như về
sau này dễ được hình thành do quá trình tương tác, học hỏi lẫn nhau trong lớp
học. Nếu khơng có sự quản lý, theo dõi và uốn nắn, nhắc nhở thường xun sẽ
gây ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác phịng bệnh cho trẻ. Chính vì vậy, việc
phịng bệnh cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển thể
chất và tinh thần của trẻ. Nếu trẻ khơng có nền tảng thể lực tốt thì khơng có đủ
sức khỏe để tham gia đầy đủ các hoạt động mà giáo viên tổ chức. Trẻ khơng
khỏe mạnh thì bố mẹ khơng n tâm công tác. Cho nên giáo viên cùng với các
cấp quản lí, nhân viên y tế cần tổ chức tốt hoạt động phịng chống dịch bệnh, tạo
cho trẻ một mơi trường giáo dục an toàn để trẻ vui chơi và học tập.
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Cơng tác phịng chống dịch bệnh là trách nhiệm của ngành y tế, ngành
giáo dục mà cịn là trách nhiệm chung của tồn xã hội. Tuy nhiên, cơng tác
phịng chống dịch bệnh phải có sự thống nhất về chủ trương, phương thức thực
hiện mới đem lại hiệu quả cao. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non
luôn chấp hành theo sự chỉ đạo của các cấp. Cơng tác phịng chống dịch bệnh
được thực hiện theo các công văn như:
- Công văn Số: 245/PGD-VP về việc tăng cường cơng tác phịng chống
dịch sốt xuất huyết, đảm bảo ATTP trong trường học của Phòng giáo dục và đào

tạo quận Cầu Giấy ngày 28/08/2019.
- Công văn số 3685/SGDĐT-CTTT, ngày 06/9/2019 của PhòngCTTT - Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
4


giáo dục thể chất (GDTC), hoạt động thể thao và y tế trường học (YTTH) năm
học 2019 – 2020.
- Công văn số 3347/UBND-KGVX của Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội về vấn đề tăng cường cơng tác phịng, chống dịch sốt xuất huyết ngày
05/08/2019.
- Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành công văn số: 6773 / SGD&ĐT-VP yêu
cầu các trường thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch cúm
A/H1N1 ngày 12/08/2019.
- Công văn số 490/BYT-MT của bộ y tế và mơi trường về vấn đề phịng
chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut corona ngày
06/02/2020.
- Công văn 787/HDLN/YT-GDĐT-LĐTBXH của liên bộ về cơng tác
phịng, chống bệnh COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. giáo dục nghề nghiệp
ngày 21/01/2020.
2.Thực trạng của đề tài
Trong năm học 2019-2020, tôi phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B2 và qua
nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy một số khó khăn khi thực hiện cơng tác phịng
chống dịch bệnh cho trẻ như sau:
- Diện tích lớp cịn hẹp trong khi số trẻ đông nên việc bảo đảo vệ sinh lớp
học cũng như vệ sinh cá nhân cho trẻ cịn nhiều khó khăn. Do số lượng trẻ đơng
nên giáo viên gặp khó khăn khi quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân trẻ.
- Kỹ năng vệ sinh và nhận thức của trẻ về dịch bệnh không đồng đều nên
giáo viên khó khăn khi hướng dẫn kỹ năng vệ sinh cho trẻ, hướng dẫn cách
phòng chống dịch bệnh cho trẻ

- Giáo viên tuy nhiệt tình, có trách nhiệm với cơng việc nhưng cũng còn hạn
chế về kiến thức y tế, ít có thời gian cập nhật thơng tin mới về các lĩnh vực khác
ngồi kiến thức chun mơn.
- Giáo viên còn chưa sát sao được tới sức khỏe cá nhân từng trẻ.
3.Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường
mầm non.
5


3.1.Nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức phòng chống dịch bệnh
cho trẻ ở trường mầm non.
Việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn là một hoạt động bắt buộc
trong hoạt động sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Hơn nữa sự phát triển của
trẻ cũng như dịch bệnh ln có sự biến đổi và phát triển.Vì vậy, việc cập nhật
kiến thức chăm sóc và phịng bệnh cho trẻ là hết sức cần thiết.
Trong năm học này tôi chú ý tìm hiểu thơng tin về các bệnh sốt xuất
huyết, bệnh cúm A, bệnh covid-19. Tơi đã tìm hiểu về khái niệm của bệnh, triệu
chứng, cách phòng bệnh và điều trị. Tơi nghiên cứu và tìm hiều qua các kênh
thơng tin sau:
- Tơi nghiên cứu tài liệu chăm sóc sức khỏe cho trẻ qua các cuốn sách: “
chăm sóc sức khỏe trẻ em của bác sĩ Thôi Ngọc Đào; “ Bác sĩ của con” của Bác
sĩ Steven P Shelov , Bác sĩ Shelly Vaziri Flais; giáo trình phịng bệnh cho trẻ
mầm non của bác sĩ-CKI Phạm Thị Nhuận; giáo trình phịng bệnh và bảo đảm
an tồn cho trẻ mầm non của tác giả Lê Thị Mai Hoa.
- Tôi tham gia bồi dưỡng kiến thức thông qua các buổi tập huấn phịng
chống dịch bệnh của trường tổ chức.
- Tơi cập nhật thơng tin về dịch bệnh và cách phịng chống dịch bệnh trên
webside của bộ y tế, thông tin từ cơng văn phịng chống dịch bệnh của các cơ sở
y tế cấp trên gửi về trường.
Thông qua hoạt động bồi dưỡng kiến thức phịng tại trường và q trình

tự bồi dưỡng, tôi thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh nên tơi đã có
thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nhờ vậy, tơi có thể chủ động
trong việc phòng chống dịch bệnh tại lớp cũng như có khả năng trao đổi tuyên
truyền cho các bậc phụ huynh về tình hình dịch bệnh cũng như tham gia phịng
chống dịch bệnh tại địa phương nơi tơi sinh sống.
Hình ảnh minh họa: phụ lục 2
3.2.Thiết kế bài giảng điện tử cung cấp kiến thức vệ sinh, phòng chống
dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi.

6


Việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non nói riêng và ở
trong cộng đồng nói chung chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự chủ động, phịng
bệnh tích cực của chính bản thân trẻ. Vì vậy, việc cung cấp cho trẻ những kiến
thức cơ bản về vệ sịnh thân thể, vệ sinh môi trường cũng như một số dịch bệnh
thông thường, hay xảy ra theo mùa hoặc những dịch bệnh mới nguy hiểm là hết
sức cần thiết. Tuy nhiên, do vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế nên kiến thức cung
cấp cho trẻ cần đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, phù hợp với khả năng nhận thức của
trẻ lớp tôi phụ trách. Cho nên, tôi lựa chọn cung cấp cho trẻ một số kiến thức
sau: hướng dẫn cách rửa tay; hướng dẫn cách lau mặt; hướng dẫn cách đeo khẩu
trang; cách phòng bệnh sốt xuất huyết; cách phòng bệnh cúm A; kiến thức về
bảo vệ mơi trường.
Ngồi ra, phương pháp, hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ cần đặc biệt
quan tâm, để làm sao những kiến thức cô cung cấp trở nên hấp dẫn với trẻ, có
như vậy thì trẻ mới nhớ lâu và hứng thú khi thực hiện, áp dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn. Tư duy của trẻ là tư duy trực quan sinh động nên việc sử dụng
hình ảnh minh họa sống động để cung cấp kiến thức cho trẻ là hình thức dạy trẻ
thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, tơi đã lựa chọn hình ảnh, video phù hợp gần gũi
với thực tiễn, xen giữa những hình ảnh là bài hát, video hoặc những trò chơi

thực hành liên quan để thiết kế thành các bài giảng điện tử để truyền tải kiến
thức cho trẻ.
Ví dụ: Để giáo dục trẻ cách phịng chống bệnh sốt xuất huyết tơi xây dựng
bài giảng điện như sau:
- Tơi cho trẻ chơi trị chơi “ Con muỗi”
- Cho trẻ xem hình ảnh con muỗi và đàm thoại với trẻ về việc muỗi lây
bệnh, sự nguy hiểm của muỗi đối với bệnh sốt xuất huyết.
- Cho trẻ xem hình ảnh nơi muỗi có thể sinh sống và phát triển.
- Cho trẻ xem hình ảnh nên và không nên để diệt bọ gậy, diệt muỗi.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Đội nào giỏi nhất”. Trong trị chơi sẽ có những
hình ảnh để trẻ lựa chọn hình ảnh nào có hành động đúng, hình ảnh nào có hành
động sai.
7


- Cho trẻ xem video “ vệ sinh môi trường để phòng bệnh sốt xuất huyết”.
Với cách thiết kế như thế tôi đã cho trẻ hiểu được cần phải vệ sinh mơi
trường, diệt bọ gậy,…để phịng bệnh sốt xuất huyết có hiệu quả.
Với cách làm tương tự tơi đã xây dựng các bài giảng với các nội dung nêu
trên, sau đó tiến hành tổ chức trong các buổi sinh hoạt chiều (hoặc gủi cho phụ
huynh ) để cung cấp kiến thức và kĩ năng cho trẻ. ( Bài giảng minh họa: Đĩa CD
kèm theo).
Qua quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ cách vệ sinh thân thể và phòng chống
dịch bệnh bằng bài giảng điện tử tôi nhận thấy trẻ hứng thú, tích cực khi tham
gia, có nhận thức và kỹ năng thực hành vệ sinh thân thể tốt hơn, có ý thức phòng
chống dịch bệnh hơn khi về nhà cũng nhắc bố mẹ cùng thực hiện. Như vậy, biện
pháp này thực sự có hiệu quả và khả thi khi tổ chức ở trường mầm non trong
việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
3.3.Xây dựng các tình huống cho trẻ rèn luyện kĩ năng phòng chống
dịch bệnh.

Nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe cũng như kiến thức phòng
bệnh của trẻ sẽ không được khắc sâu và trở thành kĩ năng của trẻ nếu trẻ chỉ
được giáo viên cung cấp kiến thức mà khơng có cơ hội thử nghiệm, trải nghiệm
để trở thành kĩ năng của trẻ. Chính vì vậy, tơi tận dụng mọi cơ hội cho trẻ được
rèn luyện kĩ năng vệ sinh thân thể, tận dụng các tình huống trong các hoạt động
để trẻ trải nghiệm khả năng ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Ngồi việc thực
hiện cho trẻ rửa tay sau khi chơi, trước và sau khi ăn, lau mặt trước và khi sau
khi ăn thì tơi xây dựng và tận dụng các tình huống sau để rèn luyện kĩ năng
phịng chống dịch bệnh cho trẻ:
*Tình huống 1: Trong hoạt động chiều tôi kể cho các con nghe một tình
huống xảy ra vào ngày nghỉ cuối tuần của gia đình tơi: Hơm qua là ngày nghỉ,
cơ cần đến siêu thị mua đồ dùng cho gia đình, nhưng em bé của nhà cơ lại
khơng có ai trơng? Khi đang ở siêu thị, em bé cảm thấy rất ngứa họng và muốn
hắt hơi, con sẽ phải làm gì nếu lúc đó con là em bé, em bé muốn hắt hơi ở nơi
rất đông người?
8


Tơi cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, thảo luận với bạn. Sau đó, tơi nhắc lại
để trẻ nhớ cách phòng bệnh covid-19 như sau: Trong trường hợp các con ở nơi
đông người và muốn hắt hơi. Nếu các con khơng đeo khẩu trang thì nhanh
chóng đứng cách xa mọi người, quay mặt sang hướng khác và che miệng khi hắt
hơi. Nếu con đeo khẩu trang thì cũng nhanh chóng cách xa mọi người, hắt hơi
xong thì nên thay khẩu trang nếu có khẩu trang dự phịng.
*Tình huống: Trong giờ sinh hoạt chiều tôi kể cho các con nghe câu
chuyện: “ Hôm nay đi học về, Nam thấy rất vui khi bố mua cho Nam một bể cá
nhỏ. Nhìn chú cá vàng tung tăng bơi lội, Nam thích lắm. Nhưng Nam chợt nhớ
lời cô giáo dạy không để nước đọng, nếu khơng bọ gậy có thể sinh sống và phát
triển, sẽ gây nên dịch sốt xuất huyết,..”. Nếu con là bạn Nam, con sẽ làm gì?
Cơ cho trẻ nêu ý kiến của bản thân, cho trẻ cùng thảo luận về ý kiến của

các bạn. Sau đó, cơ đưa ra gợi ý cho trẻ như: bạn Nam có thể tiếp tục cá mà bạn
thích nhưng bạn Nam phải nhớ thay nước thường xun cho cá.
*Tình huống: Tơi kể cho trẻ nghe một mẩu chuyện “ Sáng chủ nhật tuần
trước, khi Mai đang chơi nghịch cát ở ngồi vườn thì mẹ đi chợ về. Mai vội
chạy ra đón và thấy mẹ mua dâu tây rất ngon. Mai vội chạy theo mẹ vào nhà và
xin mẹ ăn dâu. Mẹ bảo Mai rửa tay trước khi ăn. Nhưng Mai thích ăn quá, nên
khi mẹ khơng để ý thì Mai ăn ln. Một lúc sau, Mai thấy đau bụng quá, mẹ vội
đưa Mai đến bác sĩ để khám….”. Các con thử đoán xem bác sĩ nói Mai bị bệnh
gì? Tại sao Mai lại đau bụng?
Tôi cho trẻ thảo luận đưa ra ý kiến của mình, sau đó tơi khái qt lại ý
kiến của trẻ, nhắc nhở trẻ nhớ rửa tay sau khi chơi và trước khi ăn để đảm bảo
vệ sinh, tránh bị nhiễm vi khuẩn lây bệnh.
*Tình huống: Trong giờ hoạt động ngồi trời, tôi cho trẻ quan sát sân
trường, cho trẻ nhận xét xem sân trường có sạch đẹp khơng? Cần làm gì để sân
trường sạch đẹp?
Tơi cho trẻ thảo luận và nêu ý kiến. Sau đó tơi khái qt và cho trẻ thực
hành nhặt lá cây, rác cịn sót lại trên sân trường.

9


*Tình huống: Sáng nay, trên đường đi làm cơ đi sau xe của một bạn nhỏ
cũng đến trường. Cô thấy bạn nhỏ đó uống sữa xong thì vứt ln xuống ven
đường. Các con có nhận xét gì về hành động của bạn nhỏ đó? Nếu là con thì
con sẽ làm gì?
Tơi cho trẻ nêu ý kiến của mình, thảo luận về tình huống tơi đưa ra. Sau
đó tơi khái qt lại: Các con đã có những ý kiến rất hay, chúng mình khơng nên
vứt rác ra đường. Hành động đó làm xấu cảnh quan môi trường, làm môi trường
ô nhiễm. Chúng mình nên cầm trên tay hoặc nhờ bố mẹ cất gọn vào túi, sau đó
mang đến nơi có thùng rác để bỏ vào đó.

*Tình huống: Trong giờ sinh hoạt chiều, tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “
Sáng nay trời trở lạnh nhưng bạn Hoa cứ đòi mẹ mặc váy để đi học. Trên đường
đi, gió thổi lạnh quá làm Hoa bị sổ mũi. Vào đến lớp, Hoa lạnh run lên. Đến
trưa Hoa bị sốt. Cô giáo nhờ nhân viên y tế chăm sóc và gọi mẹ đến đón Hoa về
để đưa Hoa đi khám”. Theo các con bạn Hoa bị làm sao? Các con cần làm gì
để giữ gìn sức khỏe?
Tơi cho trẻ thảo luận, sau đó tơi nhắc nhở trẻ cần mặc quần áo phù hợp
với thời tiết để giữ gìn sức khỏe.
Với việc xây dựng và sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng
phịng chống dịch bệnh cho trẻ tơi nhận thấy trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia
trao đổi ý kiến của mình, thể hiện được nhận thức của mình về dịch bệnh và
phịng chống dịch bệnh. Trẻ có cơ hội được trải nghiệm, củng cố kiến thức nên
có ý thức và kĩ năng phịng chống dịch bệnh tốt hơn
Hình ảnh minh họa: Phụ lục 2
3.4.Thực hiện nghiêm túc kế hoạch vệ sinh định kì, chuẩn bị mơi
trường an tồn cho trẻ ở trường mầm non.
Việc chuẩn bị môi trường giáo dục an toàn cho trẻ là một khâu quan
trọng, là tiền đề để giáo viên có thể thực hiện tốt cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ. Chính vì vậy, trong quy chế ni dạy trẻ thì ở lớp hàng ngày đều có giáo
viên phụ trách việc vệ sinh mơi trường lớp học cũng như chuẩn bị đồ dùng phục
vụ cho hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ, bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện
10


các hoạt động vệ sinh thân thể trẻ sau giờ học, giờ chơi, trước và sau giờ ăn, giờ
ngủ của trẻ cũng như trong suốt quá trình hoạt động của trẻ ở lớp trong ngày.
Ngồi ra, lớp chúng tơi nghiêm túc tham gia hoạt động tổng vệ sinh cảnh
quan trong và ngoài trường hàng tuần, thực hiện luộc khăn, giặt chăn gối, chiếu
định kì cho trẻ, thay khăn mặt một năm 2 lần…Tất cả các hoạt động này được
thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch của nhà trường đề ra.

Nhờ việc thực hiện nghiêm túc kế hoạch vệ sinh môi trường trong và
ngoài lớp học thường xuyên và hiệu quả mà cảnh quan của nhà trường cũng như
cảnh quan trong lớp luôn sạch đẹp. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ ln đảm bảo an
tồn, thẩm mỹ và đảm bảo vệ sinh.
Đặc biệt, khi có dịch bệnh xảy ra thì việc vệ sinh môi trường càng được
chúng tôi thực hiện nghiêm túc và kĩ lưỡng hơn. Toàn bộ đồ dùng, đồ chơi của
trẻ được khử trùng bằng cloramin B, xung quanh trường được phun thuốc muỗi
định kì, khăn và cốc của trẻ được luộc thường xuyên,…( Hình ảnh minh họa ở
phụ lục 2)
Việc thực hiện nghiêm túc kế hoạch vệ sinh định kì, tạo mơi trường giáo
dục an tồn cho trẻ khiến cho phụ huynh tin tưởng và muốn gửi con tại trường.
Hàng năm số trẻ muốn đăng kí nhập học tại trường luôn lớn hơn chỉ tiêu tuyển
sinh được cấp trên phê duyệt. Khơng những thế, khơng có dịch bệnh hay ngộ
độc thực phẩm xảy ra tại trường trong suốt năm học vừa qua. Như vậy, việc thực
hiện nghiêm túc chế độ vệ sinh định kì là một trong những yếu tố cơ bản để
phịng chống dịch bệnh thành cơng.
Hình ảnh minh họa: Phụ lục 2
3.4. Phối hợp với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe kịp thời cho trẻ
trong thời gian xảy ra dịch bệnh.
Khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn nơi tơi cơng tác thì cơng tác phịng
chống dịch bệnh là sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các đồn thể xã hội. Cơng
tác phịng chống dịch bệnh khơng thể thành cơng nếu các đơn vị, các cá nhân tự
hành động mà khơng có sự chỉ đạo đồng bộ và xuyên suốt của cấp có thẩm
quyền. Chính vì thế, khi có dịch bệnh tơi thường được nghe phổ biến của ban
11


giám hiệu về tình hình dịch bệnh, cách phịng chống và cách xử lí khi có dịch
bệnh xảy ra ơ lớp mình phụ trách.
Bên cạnh đó, trung tâm y tế quận, trung tâm y tế phường phối hợp với

phòng y tế của nhà trường cung cấp các nội dung liên quan đến dịch bệnh, cấp
thuốc và vật tư y tế để khử khuẩn cho các lớp, cung cấp vật tư y tế phịng và xử
lí bệnh khi xảy ra dịch. Ngồi việc phun thuốc muỗi theo định kì thì khi có dịch
sốt xuất huyết trung tâm y tế quận xuống phun thuốc muỗi trong và ngồi lớp,
khi có dịch cúm A hay dịch covid-19 thì phun thuốc sát khuẩn tồn bộ trong và
ngoài lớp học. Sau khi phun thuốc muỗi và thuốc khử trùng xong thì tơi cùng
đồng nghiệp trong lớp vệ sinh lại toàn bộ đồ dùng, đồ chơi của lớp bằng nước
sạch, phơi khô theo đúng quy định. (Ảnh minh họa phần phụ lục 2)
Việc phối hợp với nhà trường và các cấp liên quan là việc làm cần thiết và
hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát dịch bệnh ở trường
học cũng như ở địa bàn nhà trường làm việc. Chính sự chặt chẽ trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh mà tơi cũng như nhà trường đang thực hiện đã mang lại
hiệu quả thiết thực. Trẻ có biểu hiện mắc bệnh như sốt xuất huyết, cúm A…được
phát hiện kịp thời, có hướng điều trị phù hợp, không lây cho các trẻ khác tạo
thành dịch trong lớp và trong trường. Thấy được hiệu quả của biện pháp này, tôi
tiếp tục phối hợp với các cấp lãnh đạo để cơng tác phịng chống dịch bệnh đạt
kết quả cao hơn.
3.5.Thực hiện tuyên truyền có hiệu quả đến phụ huynh thơng tin phịng
chống dịch bệnh theo mùa, theo thời điểm phát sinh dịch bệnh.
Việc tổ chức các biện pháp chăm sóc sức khỏe và phịng bệnh cho trẻ
khơng thể có hiệu quả khi chỉ bản thân tơi hay nhà trường thực hiện mà cần có
sự ủng hộ, hợp tác của phụ huynh.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tơi trao đổi với phụ huynh kế hoạch
chăm sóc sức khỏe cho trẻ của lớp, của nhà trường trong năm học, kế hoạch
khám sức khỏe, kế hoạch tiêm chủng ( nếu có). Ngồi ra, tơi giới thiệu để phụ
huynh hiểu được cách vệ sinh môi trường sinh hoạt của trẻ, quy chế chăm sóc vệ
sinh thân thể trẻ ở lớp. Tôi trao đổi kế hoạch cung cấp kiến thức vệ sinh thân
12



thể, kiến thức về dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh cho trẻ để phụ huynh nắm
được các vấn đề cần quan tâm và phối hợp. (Ảnh minh họa phần phụ lục 2)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, khi tổ chức hoạt động giáo
dục vệ sinh hoặc phịng bệnh cho trẻ, tơi trao đổi với phụ huynh kiến thức mà
mình đã cung cấp để phụ huynh củng cố và rèn kĩ năng cho trẻ, cho trẻ thực
hiện ở nhà thường xuyên như rửa mặt, rửa tay, xúc miệng nước muối,…Nhờ vậy
mà trẻ của lớp tôi phụ trách cũng có ý thức vệ sinh cá nhân hơn, có ý thức thực
hiện phòng bệnh hơn. Khi về nhà nhắc bố mẹ mắc màn khi ngủ, khơng để bình
nước đọng…Điều đó cho thấy việc phối hợp với phụ huynh sẽ mang lại kiến
thức và kĩ năng tốt hơn cho trẻ. (Ảnh minh họa phần phụ lục 2)
Tôi lựa chọn các nội dung cơ bản nhất, các tờ áp phích rõ ràng để thay đổi
ở góc tuyên truyền hoặc phát cho phụ huynh để phụ huynh nắm được thông tin
dịch bệnh và cách phịng chống một cách rõ ràng nhất. Thơng qua trao đổi trực
tiếp hoặc qua nhóm zalo của lớp, tơi có sự trao đổi thơng tin hai chiều để phụ
huynh nắm được tình hình của trẻ ở lớp và giáo viên có thể biết được sức khỏe
của trẻ ở nhà. Qua đó, tơi tổng hợp và báo cáo với ban giám hiệu nhà trường tình
hình của trẻ, mức độ dịch bệnh đang xảy ra để có biện pháp xử lí kịp thời. (Ảnh
minh họa phần phụ lục2 )
Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trong cơng tác chăm
sóc sức khỏe khơng chỉ đem lại sự yên tâm cho phụ huynh mà còn đem lại hiệu
quả thiết thực trong cơng tác chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh cho trẻ.
4.Hiệu quả của sáng kiến
Để đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5
tuổi ở trường mầm non mà tôi áp dụng trong năm học 2019-2020, tôi tiến hành
đánh giá và so sánh kĩ năng cũng như nhận thức của trẻ với các tiêu chí đã đánh
giá ở đầu năm học. Tôi đã thu được một số kết quả như sau:
*Về phía trẻ:
Nội dung đánh giá
Kỹ năng rửa tay
Kỹ năng lau mặt


Tốt
ĐN CN
6
9
6
8
13

Khá
ĐN CN
13
16
9
13

Trung bình
Yếu
ĐN CN ĐN CN
7
3
4
2
10
6
5
3


Kỹ năng đeo khẩu trang

Thói quen giữ VS MT
Kiến thức phịng bệnh

5
8
4

8
15
11

11
9
5

14
11
12

8
9
11

5
4
5

6
4
8


3
0
2

Qua bảng khảo sát tơi nhận thấy kĩ năng vệ sinh cũng như kiến thức
phịng bệnh của trẻ có nhiều tiến bộ, số trẻ có kĩ năng và kiến thức tốt đã tăng
lên đáng kể, số trẻ ở mức yếu giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, qua quan sát tơi thu được
kết quả sau:
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như vệ sinh mơi trường xung
quanh.
- Trẻ hứng thú với kiến thức phòng chống dịch bệnh mà cơ cung cấp.
- Có ý thức nhắc nhở người thân thực hiện nghiêm túc các yêu cầu phịng
bệnh mà cơ hướng dẫn.
*Về phía giáo viên:
- Tơi nắm rõ hơn về các bệnh lây theo mùa, các bệnh mới phát sinh về
biểu hiện, cách phòng chống, điều trị.
- Kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ của tơi cũng được nâng cao rõ rệt.
- Tơi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng cho trẻ nói
chung và bài giảng cung cấp kiến thức phịng chống dịch bệnh nói riêng.
*Về phía phụ huynh
- Phụ huynh cũng đã có ý thức hơn trong việc phịng chống dịch bệnh
cho trẻ, giúp trẻ có cơ hội học rèn luyện kĩ năng vệ sinh của mình, thực hiện tốt
cơng tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở nhà.
- Phụ huynh quan tâm hơn đến cơng tác chăm sóc giáo dục của nhà
trường, tích cực ủng hộ và phối hợp với giáo viên, với nhà trường trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh của địa phương.
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Sức khỏe là tài sản vô cùng quý giá của con người, muốn làm việc gì con

người cũng cần có sức khỏe. Trẻ em có sức đề kháng chưa tốt nên rất cần được
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh càng ngày càng
14


nguy hiểm. Chính vì vậy, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh
cho trẻ là nhiệm vụ vơ cùng cần thiết và quan trọng. Để nhiệm vụ đó đạt hiệu
quả cao thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Khi
trẻ đến lớp, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ cần được giáo viên đặc biệt
quan tâm. Giáo viên cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch
bệnh cho trẻ cho trẻ phù hợp và thiết thực. Đảm bảo mơi trường học tập của trẻ
an tồn, trẻ có thói quen vệ sinh, có kiến thức bảo vệ sức khỏe để khỏe mạnh và
phát triển. Nhận thức được điều đó, tơi đã áp dụng các biện pháp phịng chống
dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. Tuy thời gian thực hiện chưa lâu
nhưng đã thu được kết quả nhất định. Tôi mong hiệu quả của những biện pháp
này được đồng nghiệp và cấp trên ghi nhận, tiếp tục áp dụng trong cơng tác
chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong thời gian tới.
2.Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5
tuổi ở trường mầm non. Tôi nhận thấy công tác phịng chống dịch bệnh cho trẻ
có hiệu quả giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên cần nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ, kiến thức
về dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh để có đủ kiến thức ứng phó sự thay đổi
của thời tiết và dịch bệnh, có thể chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.
- Giáo viên cần cung cấp cho trẻ kiến thức giữ gìn vệ sinh, kiến thức cơ
bản về dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh để trẻ có ý thức tự bảo vệ bản thân,
chủ động phòng chống dịch bệnh.
- Giáo viên cần xây dựng các tình huống và tổ chức cho trẻ thực hành, trải
nghiệm để rèn luyện kĩ năng vệ sinh thân thể và phòng chống dịch bệnh cho trẻ,
để trẻ có ý thức chủ động trong việc phịng chống dịch bệnh.

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch vệ sinh định kì, chuẩn bị mơi trường an
tồn cho trẻ ở trường mầm non vì mơi trường là nơi trẻ sinh hoạt và học tập
trong suốt q trình ở trường. Nếu mơi trường khơng đảm bảo thì mọi biện pháp
khác đều khơng có tác dụng.

15


- Việc phịng chống dịch bệnh chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ
giữa giáo viên với nhân viên y tế.
- Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong cơng tác phịng
chống dịch bệnh cho trẻ ở trường cũng như ở nhà.
3. Khuyến nghị:
Qua thực tế chăm sóc giáo dục trẻ và sau khi nghiên cứu áp dụng một số
biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. Tôi xin đề
xuất một vài ý kiến để giáo viên có thể thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch
bệnh cho trẻ như sau:
3.1. Đối với các cấp lãnh đạo
- Sở Giáo Dục tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho trẻ
để giáo viên tham gia.
- Phòng Giáo Dục tổ chức các tiết kiến tập để cho giáo viên có điều kiện
học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp.
3.2. Đối với ban giám hiệu
- Tăng cường đầu tư kinh phí, thời gian, đồng thời khuyến khích, động
viên giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo các hoạt động mới hấp dẫn trẻ và có
hiệu quả để phục vụ cho nội dung giảng dạy, để bài học thêm sinh động.
- Cần đưa thêm nhiều hoạt động cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng
chống dịch bệnh cho trẻ vào chương trình dạy học để cơ và trẻ được thực hiện
thường xuyên hơn.
3.3. Đối với giáo viên

- Giáo viên cần trang bị thêm cho mình kiến thức về chăm sóc sức khỏe
trẻ em, kiến thức về phòng chống dịch bệnh.
- Giáo viên phải luôn phối hợp với phụ huynh, với nhân viên y tế và các
cấp lãnh đạo trong công tác phịng chống dịch bệnh
Trên đây là tồn bộ những kinh nghiệm của tơi về “Một số biện pháp
phịng chống dịch bệnh cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” tơi rất mong muốn
được tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo cấp trên và các bạn bè

16


đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn, giúp
trẻ được khỏe mạnh, phát triển về mọi mặt, thành công trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của tôi không sao chép của bất kỳ cá nhân nào.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phạm Thị Nhuận, Giáo trình phịng bệnh cho trẻ mầm non; Nhà xuất
bản văn hóa-văn nghệ.
2.Lê Thị Mai Hoa; Giáo trình phịng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ
mầm non; nhà xuất bản giáo dục.
3.Đinh Ngọc Đệ; Chăm sóc sức khỏe trẻ em; Nhà xuất bản giáo dục.
4. Bác sĩ Steven P Shelov , Bác sĩ Shelly Vaziri Flais; “ Bác sĩ của con”
5.Nguyễn Thị Hòa, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
6.Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non,NXB

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội




×