Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vận dụng biện pháp đóng vai trong dạy học lịch sử địa phương nhằm nâng cao khả năng tự học và sáng tạo của học sinh lớp 8 - trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.29 KB, 7 trang )

92

VẬN DỤNG BIỆN PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
ĐỊA PHƢƠNG NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH LỚP 8 - TRƢỜNG PTTHCLC NGUYỄN TẤT THÀNH
Đỗ Thị Tiến Thành – Phòng KT& ĐBCL
Email: thanhphb81@ gmail.com
Tóm tắt: Đóng vai là một trong những biện pháp dạy học tích cực, góp phần phát huy tính
tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm và đem lại niềm hứng thú học tập cho học sinh. Bài viết phân
tích vai trị, các bước thực hiện biện pháp đóng vai, các hình thức đóng vai trong dạy học
lịch sử, cách thức vận dụng biện pháp đóng vai trong dạy học lịch sử địa phương cho học
sinh lớp 8 – Trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành. Việc vận dụng linh hoạt, phù hợp biện
pháp đóng vai trong dạy học lịch sử địa phương sẽ góp phần nâng cao khả năng tự học,
sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng tình yêu quê hương, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
I. Đặt vấn đề
Đóng vai là là một biện pháp dạy học tích cực, góp phần phát huy khả năng tự học và
sáng tạo trong học tập của học sinh. Hiện nay, phần lớn giáo viên có nhận thức đúng đắn
về đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng các biện pháp dạy học tích cực trong
đó có biện pháp đóng vai vào q trình giảng dạy. Đối với mơn lịch sử, đóng vai là một
trong những biện pháp có nhiều ưu điểm. Qua đóng vai, học sinh học được cách suy nghĩ,
thể hiện thái độ và thực hiện các kỹ năng ứng xử của các nhân vật trong tình huống được
đưa ra, từ đó góp phần hình hành, nâng cao năng lực tự học và sáng tạo của học sinh. Bài
viết đề cập đến một vấn đề cụ thể: vận dụng biện pháp đóng vai trong dạy học lịch sử địa
phương nhằm nâng cao khả năng tự học và sáng tạo của học sinh lớp 8 - Trường
PTTHCLC Nguyễn Tất Thành.
II. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận thơng qua tài liệu, giáo trình.
2. Phương pháp quan sát sư phạm, thực nghiệm sư phạm thông qua quá trình giảng dạy
của giáo viên.
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


2.1. Đóng vai và vai trị của biện pháp đóng vai trong dạy học lịch sử


93

Đóng vai có thể hiểu là biện pháp tổ chức cho học sinh thực hành, làm thử một số
cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định. Đối với dạy học lịch sử, đóng vai có vai trị
quan trọng trong việc phát huy khả năng tự học, sáng tạo của học sinh, từ đó khơi gợi hứng
thú và tạo động cơ học tập môn học.
Để thể hiện được vai diễn trong kịch bản, học sinh phải tìm hiểu về nhân vật qua
nhiều kênh thông tin khác nhau như sách, báo, tư liệu lịch sử, phim ảnh... Học sinh cần
phải hiểu rõ về nhân vật hoặc tình huống lịch sử mới thể hiện được cảm xúc, thái độ và
cách ứng xử phù hợp. Việc tự tìm hiểu về nhân vật lịch sử hoặc tình huống lịch sử được
giao đóng vai giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sử đang học, đồng thời ở
học sinh cũng từng bước hình thành kỹ năng tự học, tự tìm hiểu và khám phá tri thức.
Biện pháp đóng vai góp phần phát huy khả năng sáng tạo của học sinh như sáng tạo
trong cách thức giải quyết tình huống, xây dựng kịch bản, thể hiện cảm xúc, thái độ, tư
tưởng của nhân vật. Trong q trình đóng vai, học sinh được giao lưu với bạn bè, thầy cô,
được chia sẻ kinh nghiệm học tập và rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn
đề...
2.2. Một số hình thức đóng vai trong dạy học lịch sử địa phương
Giáo viên có thể vận dụng biện pháp đóng vai trong nhiều hoạt động của quá trình
dạy học lịch sử địa phương. Đối với giờ dạy trên lớp, giáo viên có thể vận dụng biện pháp
đóng vai trong các hoạt động như: Khởi động bài học, hình thành kiến thức mới, củng cố
bài học hoặc mở rộng kiến thức. Trong giờ học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng
vai nhận vật lịch sử, đóng vai nhân vật giả định hoặc đóng vai tình huống:
Đóng vai nhân vật lịch sử: Học sinh thể hiện tính cách, suy nghĩ, tư tưởng, thái độ và
hành động của nhân vật lịch sử cụ thể. Thơng qua vai diễn của mình, học sinh phải khắc
họa được hình tượng nhân vật. Bên cạnh việc được giáo viên cung cấp thông tin về nhân
vật lịch sử, học sinh có thể tìm hiểu về nhân vật qua sách báo, phim tư liệu lịch sử…Việc

hiểu sâu sắc về nhân vật sẽ giúp học sinh có thể đặc tả được tính cách, thần thái của nhân
vât.
Đóng vai nhân vật giả định: Khác với đóng vai nhân vật lịch sử, học sinh đã được
giáo viên cung cấp thông tin về nhân vật hoặc tự tìm hiểu về nhân vật qua các kênh thơng
tin khác thì khi đóng vai nhân vật giả định, học sinh phải tự mình tưởng tượng về nhân vật


94

qua những thơng tin được cung cấp trong tình huống. Điểm nổi bật của việc đóng vai nhân
vật giả định là học sinh khơng phải đóng vai theo khn mẫu mà có thể tưởng tượng và
sáng tạo để tạo nên những nhân vật sinh động.
Đóng vai tình huống: Trong q trình dạy học, giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề
và học sinh giải quyết tình huống bằng phương pháp đóng vai có ý nghĩa quan trọng. Việc
đóng vai giải quyết tình huống sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung bài học, phát huy
khả năng sáng tạo của mình, qua đó thể hiện nhận thức, thái độ của bản thân trong các tình
huống cụ thể và đưa cách thức ứng xừ phù hợp với tình huống.
Trên thực tế, khi giảng dạy lịch sử địa phương tại Trường PTTHCLC Nguyễn Tất
Thành, giáo viên đã vận dụng phương pháp đóng vai vào q trình giảng dạy và học sinh
cũng rất thích thú, tích cực khi được phân cơng đóng vai trong giờ học lịch sử địa phương.
2.3 Các bước thực hiện biện pháp đóng vai trong dạy học lịch sử.
Bước 1: Giáo viên căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học, nêu chủ đề, yêu cầu
và giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm (GV đưa ra các tiêu chí về diễn xuất, đạo cụ,
thời gian…)
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, phân công vai diễn và thông qua kịch
bản với giáo viên, đóng thử…
Bước 3: Các nhóm được phân cơng thực hiện đóng vai theo kịch bản đã xây dựng.
Bước 4: Nhận xét, thảo luận, đánh giá.
Bước 5: Giáo viên kết luận, giúp học sinh rút ra bài học.
2.4 Áp dụng biện pháp đóng vai trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 8 Trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành.

Giáo dục địa phương là môn học tự chọn dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 của
Trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành với các phần kiến thức cơ bản dành cho các khối
lớp. Chương trình giáo dục địa phương (phần lịch sử địa phương) dành cho khối lớp 8 giúp
học sinh nắm được những nội dung cơ bản về lịch sử tỉnh Hịa Bình từ nguồn gốc đến ngày
nay gồm các giai đoạn: từ nguồn gốc đến năm 1884; từ năm 1884 đến năm 1954; từ năm
1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay; bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào và yêu
mến quê hương, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hịa Bình, tự


95

hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của q hương, biết kính trọng và ghi nhớ
cơng ơn những anh hùng, chiến sĩ chiến đấu và hi sinh vì quê hương đất nước từ đó xác
định được trách nhiệm đối với quê hương...
Để tạo hứng thú học tập, tăng cường khả năng tự học và sự sáng tạo của học sinh,
bản thân tơi đã tích cực vận dụng biện pháp đóng vai trong q trình dạy học mơn học.
Điểm thuận lợi là trong chương trình lịch sử địa phương có các tiết thực hành nên tơi đã tổ
chức cho học sinh tìm hiểu về nhân vật, tình huống lịch sử và đóng vai nhằm khắc sâu, mở
rộng kiến thức cho học sinh. Việc tổ chức cho học sinh đóng vai được tôi thực hiện một
cách linh hoạt căn cứ vào mục tiêu của từng bài học.
Ví dụ 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai nhân vật giả định cho phần hình
thành kiến thức mới bài: Tỉnh Hịa Bình từ nguồn gốc đến khi bị Thực dân Pháp xâm
chiếm (1884).
Hoạt động tìm hiểu: Hịa Bình thời tiền sử
Mục tiêu: Học sinh biết về nền văn hóa thời tiền sử của cư dân Hịa Bình – nền
“Văn hóa Hịa Bình”
- Phương pháp: Tổ chức cho học sinh đóng vai là một nhà khảo cổ học giới thiệu về
nền “văn hóa Hịa Bình”
Hoạt động của GV và HS


Kiến thức cần đạt

Chuẩn bị:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các - Tên gọi: “Văn hóa Hịa Bình”
nhóm

- Địa bàn phân bố:

- Các nhóm HS chọn nhân vật đóng vai, + Trải rộng từ phía nam Trung Quốc
tìm hiểu kiến thức trong tài liệu, phim tài xuống Đông Nam Á, Nhật Bản...
liệu, sách báo, xây dựng lời thoại…

+ Ở Việt Nam tìm thấy 130 điểm văn

- Giáo viên kiểm tra cơng tác chuẩn bị của hóa Hịa Bình rải rác từ Thanh Hóa,
các nhóm học sinh trước khi đóng vai
Lai Châu đến Quảng Trị. Ở Tỉnh Hịa
- Thời gian đóng vai của mỗi nhóm: 3 Bình tìm thấy 72 điểm.
phút.

- Niên đại: cách ngày nay khoảng


96

Dạy học trên lớp.

18.000 và khung niên đại kết thúc cách

- Học sinh thể hiện vai diễn được phân ngày nay khoảng 7.500 năm

cơng (có thể kết hợp với trình chiếu - Đặc trưng: đặc trưng nổi bật của văn
Powpoint)

hóa Hịa Bình là tổ hợp di vật gồm đồ

- Học sinh khác nhận xét

đá, đồ xương. Tiêu biểu là công cụ đá

- GV nhận xét phần đóng vai của học sinh:

nghè một mặt, hai mặt, rìu ngắn, rìu
dài...

kịch bản, diễn xuất, kiến thức.. Chọn,
khen ngợi nhóm đóng vai tốt.
Khi đóng vai nhân vật giả định, học sinh phải nghiên cứu kỹ tài liệu để có kiến thức
phong phú, phải có trí tưởng tượng đa dạng thì vai diễn mới hấp dẫn. Với dạng đóng vai
nhân vật giả định, giáo viên cũng có thể áp dụng một cách linh hoạt cho phần khởi động
bài học hoặc phần củng cố mở rộng. Đối với các tiết thực hành, giáo viên có thể dành
nhiều thời gian để học sinh chuẩn bị chu đáo hơn về kịch bản, đạo cụ, sân khấu, chuẩn bị
phần trình chiếu Powpoint và luyện tập trước khi đóng vai. Trong q trình chuẩn bị đó,
nhiều học sinh sẽ bộc lộ được khả năng, năng khiếu của bản thân cũng như giúp giáo viên
phát hiện năng khiếu của các em để có các biện pháp bồi dưỡng phù hợp.
Ví dụ 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai nhân vật lịch sử trong bài thực
hành: Sưu tầm tư liệu, xây dựng, thuyết trình báo cáo về Anh hùng Cù Chính Lan và khu
di tích tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan (Cao Phong - Hịa Bình).
Với nội dung của tiết học thực hành nên học sinh có thời gian và được sử dụng
phương tiện hiện đại (phòng học máy tính) để tìm hiểu thơng tin về Anh hùng Cù Chính
Lan. Tơi đã chú trọng sử dụng triệt để thuận lợi này trong chương trình học lịch sử địa

phương để hướng dẫn học sinh cách thức khai thác tài liệu, chọn lọc thông tin. Học sinh
được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tự học, kỹ năng xây dựng báo cáo, thuyết trình. Đặc
biệt học sinh được trải nghiệm, hiểu sâu sắc hơn về lòng yêu nước, tinh thần quyết tâm diệt
giặc khi thể hiện tình cảm, thái độ, hành động của Anh hùng Cù Chính Lan.
Hoạt động tìm hiểu: Trực tiếp chiến đấu bảo vệ và giải phóng quê hương từ năm
1950 đến năm 1952
Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung cơ bản của cuộc chiến đấu giải phóng Thị xã


97

Hịa Bình (1951-1952)
- Phương pháp: Tổ chức cho học sinh đóng vai Cù Chính Lan diệt xe tăng Pháp trên
đường 6.
Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt

Chuẩn bị:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các
nhóm
- Các nhóm HS chọn đại diện đóng vai
Anh hùng Cù Chính Lan, tìm hiểu kiến
thức trong tài liệu, phim tài liệu, sách báo,
xây dựng lời thoại…
- Giáo viên kiểm tra công tác chuẩn bị của
các nhóm học sinh trước khi đóng vai
- Thời gian đóng vai của mỗi nhóm: 7
phút.
Dạy học trên lớp.

- Học sinh thể hiện vai diễn được phân
công
- Học sinh các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét phần đóng vai của học sinh:
kịch bản, diễn xuất, kiến thức.. Chọn,
khen ngợi nhóm đóng vai tốt.
Ví dụ 3: Khi dạy về cuộc nổi dậy của nhân dân Kỳ Sơn do Tổng Kiêm và Đốc Bang
lãnh đạo trong bài Tỉnh Hòa Bình từ năm 1884 đến năm 1929, sau khi hướng dẫn cho học
sinh tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến của cuộc nổi dậy, giáo viên tổ chức cho học sinh
đóng vai người tham gia cuộc họp bàn để đề xuất biện pháp hành động của nghĩa quân
trong bối cảnh: ngày 2/8/1909, Công sứ Pháp Rênhiê đi dưỡng bệnh, Chánh quan lang
Đinh Công Nhung về Phương Lâm.


98

Khi tổ chức cho học sinh đóng vai tình huống này, giáo viên cần lưu ý giới hạn về
thời gian thực hiện cho phù hợp để không ảnh hưởng đến thời gian thực hiện tiến trình bài
học. Phần đóng vai này khơng phải là nội dung chính của bài. Học sinh khơng được chuẩn
bị trước ở nhà mà chỉ có thời gian ngắn để suy nghĩ và đóng vai để xử lý tình huống. Điểm
quan trọng của nội dung này là phần thảo luận sau đóng vai, trao đổi trả lời câu hỏi để rút
ra nội dung bài học.
IV. Kết luận.
Áp dụng biện pháp đóng vai trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 8 Trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành cho thấy biện pháp đóng vai đã phát huy hiệu quả
trong việc nâng cao khả năng tự học và sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần lưu ý lựa
chọn tình huống đóng vai phải phù hợp với mục tiêu của từng bài học, phù hợp với lứa tuổi
học sinh, điều kiện cơ sở vật chất lớp học. Giáo viên cần tạo ra môi trường thuận lợi để
mọi học sinh trong lớp đều có thể tham gia đóng vai để học sinh có thể bộc lộ khả năng
của bản thân. Giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh chuẩn bị
và thực hiện đóng vai chứ giáo viên khơng làm hộ, làm thay học sinh. Giáo viên cũng cần

lưu ý tránh lạm dụng biện pháp đóng vai vì có thể sẽ làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng
đến thực hiện tiến trình dạy học; sử dụng linh hoạt biện pháp đóng vai cho phù hợp nhằm
đạt được mục tiêu bài học.
Tài liệu tham khảo
1. Nghiêm Đình Vỳ (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử THPT, Nxb Đại học
Sư phạm.
2. Nguyễn Thị Minh Phượng ( 2018), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB tổng hợp TP
HCM.
3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.



×