Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương môn kinh tế học đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.79 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC BẬC CAO HỌC
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC ĐƠ THỊ
SỐ TÍN CHỈ: 2

1. Giảng viên phụ trách
Học hàm/học vị, họ và tên
TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan

Bộ mơn/Ban
Trưởng phịng, Quan hệ
Quốc tế, Đại học Hoa Sen

Email liên lạc


2. Điều kiện tiên quyết
Học viên có kiến thức kinh tế vi mơ và vĩ mơ, trình độ tiếng Anh ở mức khá để đọc hiểu tài liệu
tham khảo
3. Giới thiệu môn học
Kinh tế học đô thị không phải là môn học về những ngành kinh tế trong đô thị. Kinh tế đơ thị dựa
trên nền tảng chính là lý thuyết kinh tế vi mô, kết hợp với khoa học vùng (regional science) và
ngành học về sử dụng đất và giao thông. Kinh tế đô thị với tư cách là một ngành kinh tế học ra đời
trong những năm 1960 ở Hoa Kỳ. Với sự tham gia nghiên cứu và ứng dụng của các nhà kinh tế học
trong những năm sau đó, ngành này đã phát triển mạnh mẽ bao gồm phần lý thuyết nền tảng (mơ
hình thành phố đơn tâm) và phần ứng dụng dựa trên đặc điểm phân bổ không gian của hoạt động
kinh tế và nhà ở tại các thành phố của Hoa Kỳ.
Tùy vào từng thời kỳ, kinh tế học đơ thị có những trọng tâm phát triển về mặt lý thuyết và ứng
dụng khác nhau và được phát triển chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Trong những năm gần đây, các
vấn đề được học giả trong lĩnh vực này quan tâm bao gồm quần tụ hoạt động kinh tế


(agglomeration/ clustering) và hiệu quả kinh tế do quần tụ hoạt động kinh tế, sự lan tràn của kiến
thức, q trình đơ thị hóa, và phân bổ lao động và việc làm. Các học giả từ khu vực Đông Á và
Đông Nam Á như tại Thailand và Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này từ những
năm 2000.
Những kiến thức có được từ mơn kinh tế học đơ thị sẽ giúp sinh viên hiểu được các quy luật kinh
tế chi phối hoạt động và hành vi của con người trong vùng đô thị và trong thành phố. Những quy
luật này sẽ là cơ sở giúp học viên đánh giá hiệu quả của quy hoạch đất đai trên cơ sở kinh tế. Đồng
thời những quy luật kinh tế này hỗ trợ sinh viên trong am hiểu bất động sản và thị trường bất
động sản.


4. Các mục tiêu học tập
Học viên áp dụng những kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô để tìm hiểu về phân bổ hoạt động kinh
tế theo quy luật khách quan trong thành phố và trong vùng đô thị và vai trò của quy hoạch trong
phát triển kinh tế. Thông qua thảo luận sâu và nghiên cứu tài liệu về những tranh luận cụ thể của
giới học giả quy hoạch và kinh tế, học viên sẽ có kiến thức nâng cao về lý thuyết và ứng dụng của
kinh tế học đô thị xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng quyết định về vị trí địa lý của doanh nghiệp,
vai trò của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động kinh tế, và phân bổ lao động việc làm và dân cư. Quan
trọng nhất là học viên sẽ được khơi gợi trí tị mị khám phá cách thức các sự vật hoạt động theo
những quy luật kinh tế trong vùng không gian đô thị.
5. Phương pháp giảng dạy
Học viên phải đọc trước các bài đọc bắt buộc trước mỗi buổi lên lớp và phải chuẩn bị trả lời các
câu hỏi gợi ý để thảo luận. Ngoài ra học viên được khuyến khích đọc thêm các bài báo có liên quan
các chủ đề tương ứng. Bài thi nhằm đánh giá sự am hiểu lý thuyết của học viên.
Tham gia thảo luận
Học viên phải tham gia trình bày tóm tắt các bài đọc và tham gia thảo luận trên lớp. Việc chấm
điểm được tính dựa trên cơng thức: điểm tối đa = số lần tham gia cao nhất của học viên.
Bài kiểm tra giữa kỳ
Bao gồm các vấn đề lý thuyết liên quan mơ hình thành phố đơn tâm, đa tâm, quy hoạch sử dụng
đất, phát triển của đô thị. Bài kiểm tra được thực hiện vào buổi học 4.

Bài viết
Mỗi học viên viết critical review đánh giá 1 chương trong sách Asian and Pacific Cities:
Development Patterns. Định nghĩa và hướng dẫn cách viết critical review có tại:
/>*Yêu cầu: bài viết tối đa 3 trang A4, Spacing: 1.5, font: Times New Roman, Size: 11, Margin: 1 in
*Bài viết phải ghi rõ trích dẫn và nguồn gốc trích dẫn, mọi hành vi sao chép bất hợp pháp sẽ có
điểm 0.
Hạn chót nộp bài: qua email và trước 01May 2013
Bài thi cuối kỳ
Bao gồm các vấn đề lý thuyết liên quan quy hoạch giao thơng, quy hoạch sử dụng đất, chính sách
nhà ở.
6. Tài liệu học tập, tham khảo
Bắt buộc:
1) O’ Sullivan, A. Urban economics. 6th Edition. McGraw-Hill Irwin, New York, NY. 2007.


2) Shirley, I. and Carole Neil. Asian and Pacific Cities: Development Patterns. Routledge Advances
in Asia-Pacific Studies. Routledge. Oxford, UK. 2013.
3) Báo cáo của Ngân hàng thế giới về đô thị hóa ở Việt Nam 2011
/>Tham khảo thêm:
Arnott and McMillen. A Companion to Urban Economics, Blackwell Publishing, Oxford. 2006.
7. Cách thức đánh giá kết quả học tập
1. Điểm quá trình:
Bài kiểm tra giữa khóa:
Tham gia thảo luận trong lớp:
Bài viết
2. Bài thi cuối khóa :

50%
40%
30%

30%

50%

8. Các chính sách giảng dạy áp dụng trong môn học
Học viên không được để chuông điện thoại reo và làm ảnh hưởng đến sự chú ý của thành viên
khác trong lớp.
9. Nội dung chi tiết
Buổi
1

Nội dung
Nguồn gốc và chức năng của thành phố
I.
Giới thiệu về kinh tế đô thị
II.
Năm định lý cơ bản kinh tế học đô thị của O’Sullivan
III.
Sự tồn tại của thành phố
1. Tại sao thành phố tồn tại
2. Đặc điểm quan trọng của thành phố
Khái niệm quan trọng cần lưu ý: quần tụ doanh nghiệp (firm clustering), quần tụ hoạt
động kinh tế (agglomeration), hiệu quả kinh tế cục bộ (localization economies), hiệu quả
kinh tế do đơ thị hóa (urbanization economies), tính kinh tế do quy mơ (economies of
scale), tính kinh tế do đa dạng trong lĩnh vực (economies of scope).


2

Quần tụ họat động kinh tế (agglomeration and firm clustering)

I. Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp sản xuất
II. Lý thuyết về hiệu quả do quần tụ kinh tế
Bài đọc bắt buộc trước khi vào lớp:
- O’ Sullivan, Chương III
- Binh Thi Thanh Dinh. Agglomeration Economies and Location Choices of Foreign
Investors in Vietnam. Paper presented at 25 th Celebration Conference on
Entrepreneurship and innovation – organizations, institutions, systems and
regions. Copenhagen, Denmark. 2008.
- Ratanawaraha, A. City Innovation Systems in Southeast Asia: Informality,
Intermediaries, and Incentives. Working paper for Chulalongkorn University.
2012.
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Tại sao có hiện tượng quần tụ hoạt động kinh tế ở các phạm vi địa lý khác nhau
- Những hiện tượng này có tồn tại khi thay đổi trong những nền kinh tế khác nhau:
nông nghiệp vs dịch vụ, đang phát triển vs đã phát triển
- Những yếu tố nào ảnh hưởng sự lan tràn kiến thức

3

Khái niệm quan trọng cần lưu ý: tacit knowledge, informal knowledge, learn by doing,
social capital.
Sử dụng đất trong đơ thị : Mơ hình thành phố đơn tâm (monocentric city)
I.
Yếu tố tư hữu đất đai và hành vi của người tiêu dùng
II.
Mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và giá thuê đất

-

-


Bài đọc bắt buộc:
Hoang, P., Wakely, P. Status, Quality and other Trade offs: Toward a New Theory of
Urban Residential Location. Urban Studies, Vol. 37 No. 1. 2000: 7-35. Bản dịch
tiếng Việt
Nguyễn Lưu Bảo Đoan, Khi lạm dụng công cụ quyền lực quy hoạch, Báo Đầu tư
tài chính, 28/3/2011. />
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Ở Việt Nam, đất khơng thuộc tư hữu thì có những hệ quả gì trong vấn đề trao đổi
mua bán bất động sản?
- Giá bất động sản, giá thuê nhà/văn phòng ở Việt Nam có tuân theo quy luật
thành phố đơn tâm?
Khái niệm quan trọng cần lưu ý: monocentric cities, polycentric cities, time cost (chi phí
thời gian) vs out-of pocket cost (chi phí trực tiếp)


4

Sử dụng đất trong đơ thị : Mơ hình thành phố đơn tâm (monocentric city)
I. Lịch sử phân khu chức năng (zoning)
II. Vai trò của quy hoạch
Bài đọc bắt buộc:
- Bengston, D. Yeo-Chang, Y. Seoul’s greenbelt: an experiment in urban
containment. Bengston, David N., tech. ed. 2005. Policies for managing urban
growth and landscape change: a key to conservation in the 21st Century. Gen.
Tech. Rep. NC-265. St. Paul, MN: U.S. Department of Agriculture, Forest Service,
North Central Research Station.
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Vai trò của quy hoạch ở Việt Nam?
- Công tác quy hoạch, tác động của quy hoạch, stakeholders của quy hoạch ở Việt

Nam?

5

Khái niệm quan trọng cần lưu ý: Hàm định giá thuê đất (bid rent function), phân khu
chức năng (zoning), quy hoạch (planning), quy hoạch theo kịch bản (scenario planning),
quy hoạch cắt lớp (transect planning), quy hoạch chiến lược vùng (regional strategic
planning)
Phân bổ lao động và việc làm trong đô thị
I.
Phân bổ lao động và việc làm trong đô thị
II.
Mối quan hệ giữa tiểu trung tâm và CBD
a. Sự hình thành các quần tụ doanh nghiệp (agglomeration)
b. Tác động của quy hoạch lên sự hình thành CBD
III.
Location quotients – Thương số vị trí

-

Bài đọc bắt buộc:
O’ Sullivan, Chương V
Báo cáo của Ngân hàng thế giới về đơ thị hóa ở Việt Nam 2011, Chương 1

Khái niệm quan trọng cần lưu ý: labor intensive industries, labor mobility, labor
distribution, employment center, commuters, mixed use, job – housing balance.
6

Sự phát triển của đô thị và tranh luận về phát triển bền vững của đô thị
I. Các định nghĩa và vấn đề của tăng trưởng

II. Các chính sách kiểm sốt sự bành trướng của đơ thị

-

Bài đọc bắt buộc:
Nguyen, Doan. Evidence of Urban Sprawl’s Impacts on Social Capital. Environment
& Planning B: Planning and Design. Vol. 37 No. 4. 2010: 610 – 627
Báo cáo của Ngân hàng thế giới về đơ thị hóa ở Việt Nam 2011, Chương 3

Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:


-

Tìm thành phố tối ưu để sống nơi nào?
Những tin tức quan trọng liên quan tới chất lượng sống ở các thành phố

Khái niệm quan trọng cần lưu ý: thành phố đơn tâm (monocentric city), thành phố đa
tâm (polycentric city), phát triển nhảy cóc (urban sprawl, sprawl), phát triển nén (urban
compactness), mật độ dân số (population density).
7

Giao thông trong đô thị
I.
Đánh giá yếu tố ngoại tác của phương tiện giao thông cá nhân
II.
Các yếu tố ảnh hưởng lên mức sử dụng phương tiện giao thơng cơng cộng
III.
Vai trị của nhà nước trong giao thông đô thị


-

Bài đọc bắt buộc:
O’ Sullivan, Chương VIII
Vũ Anh Tuấn. Chiến lược quản lý giao thông xe máy dài hạn cho các đô thị châu Á.
Bài viết gửi riêng. 2012

Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Tại sao cần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân
- Giải pháp tối ưu?

8

Khái niệm quan trọng cần lưu ý: phương tiện giao thông công cộng (mass transit, public
transportation), phát triển theo định hướng phương tiện giao thông công cộng (Transit
Oriented Development TOD), lý thuyết về địa điểm (location theory).
Nhà ở và chính sách nhà ở
I.
Sự đa dạng của nhà ở
II.
Mơ hình hedonics
III.
Chính sách nhà ở
Bài đọc bắt buộc:
- O’ Sullivan, Chương XIII, XIV
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Chính sách hỗ trợ thơng qua ngan hàng có tốt hơn?
- Làm sao để kích thích vai trị của khu vực tư nhân tham gia cung cấp nhà ở xã hội
- Mơ hình chính sách nào sẽ phù hợp tại Việt Nam?




×