Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

mo ta giai phap tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.5 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………..………………………….
I. Tên sáng kiến: "Tích hợp giáo dục mơi trường trong dạy học Địa lí ở
trường THCS"
II. Mơ tả bản chất của giải pháp
1. Tình trạng giải pháp
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy vấn đề giáo dục môi trường cho học
sinh là rất cần thiết. Vì hiện nay có nhiều học sinh chưa có ý thức về mơi trường,
bảo vệ môi trường đặc biệt vẫn ăn quà vặt trong trường, thả rác lung tung, vấn
đề vệ sinh phòng học, trang trí lớp học chưa thực sự xanh - sạch - đẹp, sự chăm
sóc các bồn hoa, cây cảnh theo phân công của trường chưa tốt lắm;
Hơn nữa trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ giáo dục môi
trường thông qua tiết học bài học, chúng ta có thể thực hiện nhiều phương pháp,
tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà có thể lựa chọn
phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong phạm vi
chuyên đề này chỉ giới thiệu một số phương pháp cơ bản với tính chất gợi ý, cịn
trong q trình giảng dạy tuỳ theo đối tượng học sinh có thể sử dụng nhiều hình
thức và phương pháp khác miễn sao đạt được mục đích mình đề ra.
2. Nội dung giải pháp
a. Mục đích của giải pháp
Mục đích lồng ghép kiến thức mơi trường và giáo dục mơi trường thơng
qua các bài dạy địa lí ở lớp 8 nhằm giúp các học sinh:
+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường
và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về
mối quan hệ giữa con người và môi trường;
+ Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn mơi trường, kĩ năng dự đốn,
phịng tránh và giải quyết những vấn đề mơi trường nảy sinh;
1




+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khơi phục, bảo vệ và gìn giữ mơi
trường.
b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cộng với sự áp dụng của đề tài trong
quá trình giảng dạy, giáo viên hướng dẫn nhiệt tình học sinh đã có kết quả học
tập tốt và yêu thích mơn học hơn, từng bước hình thành cho các em một lối sống
lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên, yêu
trường, yêu lớp. Từ đó, các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và mơi
trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập. Cũng giống như
các bộ mơn khác, mơn Địa lí là một trong những bộ mơn có nhiều khả năng để
tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng khi lên lớp.
c. Bản chất của giải pháp
c.1. Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, xử lí thơng tin liên quan
đến mơn học, bài học
Vào đầu năm học giáo viên giới thiệu:
- Nội dung chương trình năm học;
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trước thông qua phần
mục lục;
- Nắm được một số thơng tin liên quan đến chương trình học mơn Địa lí 8,
các bài học để tự thu thập những vấn đề liên quan đến bộ môn thông qua sách,
báo, đài, tivi, Internet ...và học sinh có thể ghi chép, in ra giấy, sưu tập tranh
ảnh, mẫu vật, các câu ca dao, tục ngữ nói về các hiện tượng của thời tiết, khí
hậu,…tìm hiểu và giải thích ngun nhân, hậu quả của các hiện tượng địa lí xảy
ra ở địa phương, xung quanh cuộc sống của chúng ta;
- Khi đã thu thập được thông tin các em cần phải kiểm tra cẩn thận nhất là
số liệu, phải có mốc thời gian cụ thể ví dụ: Dân số, kinh tế, chọn lọc và phân
nhóm đối tượng.
c.2. Hướng dẫn học sinh soạn bài mới ở nhà

- Trước hết các em phải đọc kĩ nội dung bài mới và chú ý: Tên bài và các
đề mục lớn;
2


- Xác định nội dung chính của từng mục, đánh dấu những nội dung cần phải
làm rõ;
- Nghiên cứu và xử lí bảng số liệu, tranh ảnh trong sách giáo khoa;
- Tìm cách trả lời các câu hỏi giữa bài và cuối sách giáo khoa;
- Thu thập những thông tin liên qua đến bài học.
c.3. Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích hợp giáo dục mơi
trường trong dạy học Địa lí 8
c.3.1 Phương pháp đàm thoại gợi mở
Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức mơi trường
thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để
mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ở mức độ phát huy sự tìm tịi và sáng tạo
của học sinh, câu hỏi cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức mơi
trường mà có thể học sinh chưa biết, nên đòi hỏi học sinh phải tìm tịi, suy nghĩ,
vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- Khi dạy, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh có thể liên hệ với
thực tế mơi trường như:
1. Khí hậu nước ta đã mang lại cho địa phương em những thuận lợi và khó
khăn gì ?
2. Làm thế nào để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn
đó ?
Ví dụ 2: Bài 33: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam
- Khi dạy phân tích đặc điểm chung sơng ngịi nước ta, giáo viên cũng có
thể đặt một số câu hỏi để giáo dục mơi trường như:
1. Đặc điểm của sơng ngịi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối

với sản xuất và đời sống ?
2. Để khắc phục những khó khăn do sơng ngịi đem lại thì cần có những
biện pháp nào ?
Hoặc khi dạy phần khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dịng
sơng, giáo viên đặt một số câu hỏi như sau:
3


1. Hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm?
Liên hệ thưc trạng sông ở địa phương em ở địa phương em.
2. Để nước sông khơng bị ơ nhiễm chúng ta phải làm gì?
Nhìn chung các câu hỏi đặt ra đều nhằm mục đích giáo dục mơi trường cho
học sinh, đồng thời thơng qua đó cũng nhằm phát triển tư duy cho học sinh, bởi
vì trong yêu cầu quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu học sinh
so sánh hai sự vật, hiện tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái
đang cần biết, để thực hiện được hai yêu cầu này học sinh phải vận dụng các
kiến thức đã học, để tìm ra kiến thức mới và để liên hệ với thực tế ở địa phương
mình, nếu hệ thống câu hỏi tốt thì tác dụng của phương pháp đàm thoại khơng
nhỏ đó là vừa thực hiện được mục đích giáo dục mơi trường, vừa phát triển tư
duy học sinh, vừa giúp học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa
phương mình.
c.3.2. Phương pháp trực quan

- Là phương pháp mà giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan như: bản
đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình….để dạy học và giáo dục mơi trường.
Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: nguồn tri thức và đồ dùng
minh hoạ. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và chức năng
sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học. Để liên hệ kiến thức bài học
4



chính với kiến thức mơi trường thì việc sử dụng phương tiện trực quan cũng
mang lại hiệu quả cao.
Có hai cách sử dụng phương tiện trực quan để liên hệ và giáo dục môi
trường:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về môi trường và giáo
dục môi trường từ phương tiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở;
- Giáo viên dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho
một hiện tượng, một hậu quả về mơi trường cần phải giáo dục.
Ví dụ Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Sau khi học sinh nhận thức được vai trò của rừng, và biết được hiện trạng
rừng nước ta đang bị giảm sút nhanh chóng, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh
hay một sơ đồ vẽ: “chuỗi các mối quan hệ nhân quả” của việc mất rừng, kèm
theo một số câu hỏi gợi mở để khai thác kiến thức như sau:
1. Quan sát tranh và những hiểu biết em hãy cho biết những nguyên nhân
nào làm cho diện tích rừng của nước ta giảm sút nhanh chóng?
2. Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
3. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường em có suy nghĩ gì để góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ mơi trường?
Hoăc giáo viên dùng sơ đồ, sử dụng câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng hợp
và rút ra được những kiến thức chính ở trong sơ đồ.
Ngồi ra giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình, đĩa CD làm phương
tiện trực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá môi trường, ô
nhiễm môi trường như đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp ở các
thành phố…, hoặc những hậu quả do tàn phá môi trường gây ra như lũ lụt, hạn
hán, bệnh tật… và cả những hành động bảo vệ môi trường như các khu rừng
cấm, các công viên thiên nhiên, các công nghệ xử lí chất thải…Tất cả những
hình ảnh trực quan đó đều gây một ấn tượng sâu sắc đối với học sinh, nó sẽ giúp
các em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề và đặc biệt nó tạo nên độ tin cậy cao trong
giáo dục.

c.3.3. Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu
5



nhiều bài, do đặc trưng của nội dung và thời gian, giáo viên vẫn có thể sử dụng
phương pháp mơ tả hoặc trích dẫn một đoạn thơ, đoạn văn, một bài viết về vấn
đề môi trường để giúp học sinh khai thác những khía cạnh về mơi trường có
liên quan đến bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy đến những bài về tự nhiên, giáo viên có thể liên hệ đến
những hiện tượng “ bất thường” của tự nhiên mà có liên quan đến con người
bằng cách như mô tả một trận lũ, lụt điển hình ở miền Trung, một trận lụt lịch sử
ở thủ đô Hà Nội, hiện tượng đất lở, đá trượt điển hình xảy ra ở Tây Bắc nước ta
6


hoặc ở một số nơi trên thế giới, hoặc khi dạy về những vấn đề kinh tế giáo viên
cũng có thể liên hệ đến vấn đề môi trường thông qua việc mô tả cảnh tượng ô
nhiễm môi trường (do dầu khí) ở Vũng Tàu và ở một số nơi trên thế giới…
Ví dụ 2: Thơng thường trong một tiết học, thời gian dành cho việc liên hệ
đến những vấn đề mơi trường rất ít, trong một số trường hợp giáo viên cũng có
thể sử dụng những tin tức, những bài viết trong các sách báo, trên các phương
tiện thông tin như Internet, radio, tivi để đọc hoặc thông báo ngắn gọn để học
sinh nghe, chẳng hạn như: thông báo về những vụ cháy rừng lớn, nước sông Thị
Vải đổi màu, có mùi hơi thối do ảnh hưởng nước thải cơng nghiệp chưa qua xử
lí, đọc tin về những vụ nhiễm chất độc lớn do chất thải công nghiệp, hoặc do ăn
phải nơng sản có hàm lượng thuốc trừ sâu cao,… sau đó giáo viên nên u cầu
hiểu tìm hiểu về nguyên nhân của những hiện tượng đó.
c.3.4. Phương pháp cho bài tập vận dụng và bài tập nghiên cứu
Trong chương trình địa lí có nhiều bài tập thực hành, để giáo dục mơi

trường giáo viên có thể cho học sinh các bài tập vận dụng và bài tập nghiên
cứu. Các bài tập này tốt nhất là nên gắn liền với môi trường ở địa phương, nơi
học sinh đang sinh sống và học tập thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.
Ví dụ: Cho các bài tập tìm hiểu về mơi trường tự nhiên ở địa phương như:
Tìm hiểu về các danh lam, thắng cảnh, tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên,
tìm hiểu về mùa mưa, về chế độ nước sông… của địa phương, đặc biệt giáo viên
nên hướng dẫn học sinh chú ý nhất vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố, vấn đề
khai thác và sử dụng, các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.
- Cho các bài tập nghiên cứu về tình hình mơi trường của địa phương: vấn
đề ô nhiễm môi trường, vấn đề cải tạo môi trường ở địa phương, đăc biệt giáo
viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề ơ nhiễm, và có
thể đề xuất những biện pháp khắc phục…
Muốn thực hiện tốt một bài tập nghiên cứu, giáo viên cần phải chú ý đến
các vấn đề sau:
+ Bài tập đưa ra phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn;
+ Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu phải rõ ràng, dễ hiểu;
7


+ Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cơ bản phải dựa trên
những nguyên tắc và nguyên lí chung, nhưng đồng thời phải dành chỗ sáng tạo
cho học sinh. Đặc biệt là phải rút ra được những kết luận và bài học điển hình.
Để tiến hành và nghiên cứu, học sinh phải quan sát tình hình mơi trường địa
phương, thu thập các tài liệu có liên quan, tiến hành khảo sát trên thực địa…
thông qua hoạt động này học sinh rèn luyện được một số kĩ năng địa lí cơ bản,
phát triển được năng lực tư duy và năng lực thực hành và đặc biệt giúp các em
hiểu rõ về tình hình mơi trường địa phương làm cơ sở tốt để sau này các em trở
thành những người lao động có ích cho q hương;
Tất cả những phương pháp được trình bày ở trên, thường khơng tách rời
nhau và không độc lập trong mỗi bài, mỗi tiết mà ln ln có sự kết hợp chặt

chẽ và nhuần nhuyễn, các thao tác thuần thục của giáo viên sẽ làm cho bài dạy
có chất lượng cao khơng chỉ trong nhiệm vụ giáo dục môi trường mà cả nhiệm
vụ môn học.
Kết quả: Tôi đã tiến hành khảo sát (bằng bài kiểm tra trắc nghiệm) các vấn
đề về môi trường đối với học sinh lớp 8 kết quả cụ thể như sau:
Câu 1: Em có những hiểu biết gì về các vấn đề môi trường ở nước ta? (đang
bị ô nhiễm nghiêm trọng). 100% học sinh trả lời đúng.
Câu 2: Môi trường nào đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất? (Nước và
không khí). Dựa vào đâu mà em biết? (Thơng qua các thông tin đại chúng và bài
giảng của các thầy cô). 100% học sinh trả lời đúng.
- Môi trường tại địa phương em như thế nào? (mơi trường nước đang có
biểu hiện bị ơ nhiễm). Em có biết ngun nhân nào đã tác động xấu đến các loại
môi trường tại địa phương trong khi ở địa phương em vẫn thuộc quần cư nông
thôn? (Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu ý thức: các hộ gia đình cịn
vứt rác xuống các dịng sơng; thải nước thải chăn ni xuống sơng; đánh bắt cá
tôm bằng thuốc;….(100% học sinh trả lời đúng).
Câu 3:Trường em có được xem là ngơi trường “xanh, sạch, đẹp” không ?
Tại sao?

8


+ 50% trả lời khơng. Vì: Nhiều lớp vẫn chưa làm tốt cơng tác chăm sóc cây
xanh, các bạn cịn vứt rác vào bồn cây, chưa tưới nước thường xuyên, nhiều lớp
còn vệ sinh lớp chưa sạch, chưa đổ rác đúng nơi quy định. Nhiều bạn học sinh
còn ăn quà vặt và vứt rác ra sân trường, nhiều bạn còn vẽ bậy lên tường lên mặt
bàn, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân...
+ 50% trả lời: có vì: Nhà trường rất quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh
trường lớp và chăm sóc cây xanh trong sân trường. Ví dụ đã tổ chức cho lớp trực
kiểm tra vệ sinh của các lớp, phân công các lớp chăm sóc bồn hoa, cây cảnh

trong sân trường, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắt nhở các
em biết giữ gìn vệ sinh các nhân và vệ sinh trường lớp cho nên nhìn chung
trường em xứng đáng là một ngơi trường “xanh, sạch, đẹp”.
Câu 4: Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào
trồng cây xanh bóng mát và kí cam kết giữ gìn môi trường “ Xanh, sạch, đẹp”?
Kết quả 100% học sinh thống nhất cao và hứa sẽ tham gia tích cực.
Câu 5: Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh nhằm góp phần
vào cơng tác bảo vệ mơi trường tại nơi các em sinh sống và học tập?
- Các em đã tham gia tích cực các buổi lao động cơng ích như: Lao động vệ
sinh sân trường, đài tưởng niệm xã, không vứt rát bừa bãi ở trường, trên đường
từ nhà đến trường, ...
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, kết hợp với sự tìm tịi nghiên cứu và
sự góp ý của đồng nghiệp tôi tin chắc rằng đề tài này sẽ được lan tỏa trong toàn
trường;
Nếu áp dụng chuyên đề vào trong giảng dạy, giáo viên hướng dẫn nhiệt tình
học sinh sẽ có kết quả học tập tốt và yêu thích mơn học hơn, từng bước hình
thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân
thiện với thiên nhiên, yêu trường, yêu lớp. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo
vệ thiên nhiên và mơi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học
tập. Cũng giống như các bộ mơn khác, mơn Địa lí là một trong những bộ mơn có
nhiều khả năng để tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng nhất.
9


4. Hiệu quả của giải pháp
Sau khi thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục mơi trường trong
mơn học tơi nhận thấy:
- Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn;
- Bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ;

- Nâng cao ý thức học tập cho học sinh (chủ động tìm tịi, sáng tạo hơn);
- Có trách nhiệm trong cơng tác giữ gìn vệ sinh và mơi trường tại trường
học và địa phương các em đang sinh sống;
- Học sinh thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu
biết của mình về những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung sách giáo khoa;
- Các em dành thời gian để tìm tịi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua
các thông tin đại chúng khác nhiều hơn: Có ý thức về tầm quan trọng của mơi
trường trong sạch đối với sức khoẻ con người. với chất lượng cuộc sống của
chúng ta, phát triển thái độ tích cực đối với mơi trường....
- Phân tích được những vấn đề môi trường chứa đựng trong nội dung bài
học, liên hệ được với tình hình mơi trường của nước ta, của từng địa phương nơi
các em học tập. Từ đó giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm và hành vi bảo vệ
mơi trường.
5. Tài liệu
Khơng có

10



×