Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bao cao kien tap tại NHÀ XUẤT bản CHÍNH TRỊ QUỐC GIA sự THẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.23 KB, 18 trang )

Lời mở đầu
Trong thời gian vừa qua, em có dịp đến kiến tập tại Ban Quốc tế, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
Đợt kiến tập vừa qua đã giúp em có cơ hội tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu
và tham gia vào quá trình biên tập, xuất bản tại Ban sách Quốc tế, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Thơng qua đó, em hiểu được những công
việc của công tác biên tập, xuất bản, có điều kiện áp dụng những kiến thức
đã được học vào cơng việc. Bên cạnh đó, em đã học hỏi, tích lũy được thêm
nhiều kiến thức, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trên phương
diện là một biên tập viên của nhà xuất bản.
Để đạt được những kết quả trên, em xin chân thành cảm ơn lãnh
đạo Khoa Xuất bản cùng những giảng viên hướng dẫn trong khoa, những
người đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để em được kiến tập tại Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Đặc biệt là thầy Trần Văn Hải - người
trực tiếp hướng dẫn em trong đợt kiến tập này.
Về phía nhà xuất bản, em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Ban sách Quốc tế đã tạo cơ hội và tận
tình giúp đỡ em trong quá trình kiến tập. Em chân thành cảm ơn chị Lê
Thanh Huyền (Phó trưởng Ban sách Quốc tế), và các anh, chị biên tập viên
Ban sách Quốc tế đã hướng dẫn em tìm hiểu, tham gia các hoạt động của
Ban và giúp em hoàn thành báo cáo kiến tập này.
Do thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên trong
báo cáo kiến tập này không tránh khỏi những sai sót, em kính mong thầy, cơ
có ý kiến đóng góp để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ KIẾN TẬP
TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT


I. Tìm hiểu chung về Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
1. Khái quát chung
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 5-12-1945, Nhà
xuất bản Sự thật, tiền thân của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
ngày nay đã chính thức ra đời tại Thủ đơ Hà Nội. Nhà xuất bản Sự thật trực
thuộc Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư
Trường Chinh, nhưng do hồn cảnh Đảng Cộng sản Đơng Dương hoạt động
bí mật, nên Nhà xuất bản Sự thật hoạt động dưới danh nghĩa là Nhà xuất bản
của Hội Những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà xuất bản Sự thật đã tập trung mọi cố gắng
vào việc biên tập và xuất bản những tác phẩm quan trọng của C. Mác, Ph.
Ăngghen, những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Tổng Bí thư
Trường Chinh, của Đảng Cộng sản Đông Dương, phục vụ kịp thời công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhiệm vụ của cách mạng, như: Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản; Chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội
khoa học; Ngọn cờ giải phóng; Chặt xiềng; Chủ nghĩa Các Mác; Cách
mạng tháng Tám, v.v.. Những tác phẩm đó đã trở thành sách gối đầu giường
đối với cán bộ, đảng viên thuộc đội ngũ những người cận vệ, động viên tinh
thần, cổ vũ hành động cách mạng của quần chúng.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà xuất bản Sự
thật chuyển lên chiến khu Việt Bắc, từ Thái Nguyên tới Tuyên Quang, từ
Định Hóa, Đại Từ đến Chiêm Hóa, Sơn Dương. Trong điều kiện khó khăn,
gian khổ và thiếu thốn, những năm 1947, 1948, 1949, Nhà xuất bản Sự thật
vẫn biên tập, xuất bản được nhiều cuốn sách có giá trị lớn của các nhà kinh
điển Mác - Lênin, của Bác Hồ, của đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng
và của Đảng Cộng sản Đông Dương, như: Mười năm cỏ héo, Đời sống mới,
Sửa đổi lối làm việc, Bàn về cách mạng Việt Nam; Chủ nghĩa Mác và văn
2



hóa Việt Nam; Nhà nước và cách mạng, Mấy vấn đề cốt yếu về chính quyền
dân chủ nhân dân, v.v..
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, của cơng tác tư tưởng
chính trị và sự trưởng thành của đội ngũ, năm 1950, Ban Tuyên truyền Trung
ương đã tổ chức một ban biên tập riêng phụ trách việc biên soạn, xuất bản
sách của Nhà xuất bản Sự thật, do đồng chí Minh Tranh - ủy viên Ban Tuyên
truyền phụ trách. Từ đó, sách của Nhà xuất bản Sự thật được xuất bản đều
đặn hơn, phong phú hơn. Năm 1950, có tới 52 tên sách được xuất bản, năm
1951, các văn kiện Đại hội II của Đảng và một hệ thống sách giới thiệu, giải
thích văn kiện, sách chính trị, thời sự phổ thông, sách mỏng, in khổ nhỏ phù
hợp với điều kiện cuộc kháng chiến đã được ra mắt bạn đọc.
Sau Đại hội II (1951) của Đảng, Nhà xuất bản Sự thật có một bước
ngoặt mới về tổ chức. Năm 1952, Trung ương ra quyết định tổ chức Ban
biên tập riêng của Nhà xuất bản Sự thật trực thuộc Trung ương Đảng do
đồng chí Minh Tranh làm Trưởng ban. Ban biên tập có 20 người, được tổ
chức theo các tổ chuyên môn như: sách kinh điển, sách thời sự quốc tế, sách
thời sự trong nước, sách kinh tế - văn hóa - xã hội. Do sự phát triển về tổ
chức biên tập đó mà hằng năm số đầu sách xuất bản đều tăng.
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được hồn tồn giải
phóng, Nhà xuất bản Sự thật chuyển về Hà Nội, có thêm điều kiện mở rộng
hoạt động, tuyển thêm cán bộ, tăng cường bộ máy để phục vụ nhiệm vụ
chính trị, tư tưởng của Đảng trong thời kỳ mới. Các tác phẩm kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin được dịch và xuất bản một cách có hệ thống, đặc biệt
đã đẩy mạnh việc xuất bản tuyển tập và chuẩn bị các điều kiện để xuất bản
toàn tập. Sách Văn kiện Đảng, sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xuất
bản đều đặn với số bản in ngày càng tăng. Sách chính trị phổ thông, sách
dịch của các nước xã hội chủ nghĩa và các Đảng Cộng sản được chú trọng.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Sự
thật đã từng phải sơ tán ở Thanh Ba, Phú Thọ rồi Quốc Oai, Ba Vì, Hà Nội,
song cơng tác biên tập, xuất bản vẫn được tiến hành nghiêm túc và đều đặn.

Những tác phẩm được xuất bản trong thời kỳ này đã góp phần rất tích cực
3


vào cơng tác lãnh đạo, cơng tác chính trị, tư tưởng của Đảng, làm rõ tính
chất đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta về việc thực hiện đồng thời hai chiến
lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa; đúc kết những phát kiến và sáng tạo độc đáo về chiến tranh nhân
dân trong thời đại Hồ Chí Minh và khẳng định tính chất độc lập, tự chủ của
Đảng ta trong các vấn đề quốc tế.
Từ sau khi miền Nam được hoàn tồn giải phóng, nước nhà thống
nhất, để kịp thời đáp ứng nhu cầu sách chính trị của bạn đọc trong cả nước,
Nhà xuất bản Sự thật đã đặt các chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và sau
đó ở các tỉnh miền Trung. Đặc biệt năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã ra quyết định nâng cấp Nhà xuất bản Sự thật là cơ quan xuất bản của
Đảng, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương, có vị trí như một tổng cục.
Trong thời gian này, cùng với việc xuất bản đều đặn, có hệ thống các
văn kiện Đại hội Đảng, văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, sách tun truyền các bài nói, bài viết quan trọng của các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sách nghiên cứu, sách chính trị phổ thơng, Nhà
xuất bản Sự thật đã hợp tác với các Đảng Cộng sản và các nước xã hội chủ
nghĩa anh em, biên tập và xuất bản bộ V.I. Lênin Toàn tập (55 tập), bộ Tuyển
tập Mác - Ăngghen (6 tập). Đặc biệt trong năm 1990, Nhà xuất bản Sự thật
đã hoàn thành việc xuất bản bộ Hồ Chí Minh Tồn tập đầu tiên, gồm 10 tập.
Với thành tích xuất sắc đó, năm 1990, nhân dịp Nhà xuất bản Sự
thật tròn 45 tuổi, Đảng và Nhà nước đã quyết định tặng thưởng Huân
chương Hồ Chí Minh cho Nhà xuất bản Sự thật.
Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, tăng cường
cơng tác chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước, ngày 20-11-1992, Ban
Bí thư Trung ương Đảng đã Quyết định số 53-QĐTW thành lập Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia - Sự thật trên cơ sở hợp nhất bốn nhà xuất bản:
- Nhà xuất bản Sự thật trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Nhà xuất bản Thông tin lý luận trực thuộc Viện Nghiên cứu chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
4


- Nhà xuất bản Tư tưởng - Văn hóa trực thuộc Ban Tư tưởng - Văn
hóa Trung ương;
- Nhà xuất bản Pháp lý trực thuộc Bộ Tư pháp.
Ngay từ khi mới thành lập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy và biên chế với
phương châm “Đoàn kết, ổn định và phát triển”. Sự hợp nhất đã tập trung
đầu mối và nâng cao hiệu quả công tác xuất bản sách chính trị, lý luận, pháp
luật, tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà xuất bản.
Trong hơn 10 năm (1992-2003), Nhà xuất bản đã cho ra mắt bạn đọc hơn
3.000 cuốn sách với hàng chục triệu bản và hàng tỷ trang in.
Trên cơ sở nhiệm vụ, u cầu của tình hình mới, ngày 3-4-2003, Bộ
Chính trị đã ra Quyết định số 68-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Với vị thế mới, Nhà
xuất bản tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị và các sự kiện quan trọng của
đất nước, chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, Mặt trận, các đoàn thể
ở Trung ương và các địa phương xuất bản kịp thời sách và các tài liệu phục
vụ triển khai Nghị quyết Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI của
Đảng và các hội nghị Trung ương các khóa, phục vụ đắc lực Cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" v.v.. Sách của Nhà
xuất bản luôn giữ đúng định hướng chính trị của Đảng, bảo đảm chất lượng
nội dung chính trị, lý luận và khoa học; thể loại sách ngày càng phong phú,
đa dạng; hình thức sách có nhiều đổi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Từ 2007 đến nay, Nhà xuất bản đã tích cực chuyển đổi một phần
hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, hoạt
động xuất bản phải thực hiện tốt việc phục vụ nhiệm vụ chính trị đồng thời
phải mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm và nâng cao đời sống cho cán bộ,
công nhân viên. Trước những yêu cầu phát triển mới, Nhà xuất bản đã tập
trung xây dựng và triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2009-2015,
hướng tới 2020, gồm ba bộ phận quan trọng: Chiến lược đề tài xuất bản,
Chiến lược phát hành và Chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ
5


biên tập - xuất bản, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện các mặt
hoạt động của Nhà xuất bản.
Nhằm thiết thực góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị cấp xã và nâng cao dân trí cho các tầng lớp nhân
dân ở cơ sở, từ năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã chủ
động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các ban, bộ ngành Trung
ương và các địa phương xây dựng Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường,
thị trấn trình Ban Bí thư và được Ban Bí thư đồng ý chủ trương cho thực
hiện thí điểm. Năm 2009 và 2010, Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường,
thị trấn đã được thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trong cả nước với
45 đầu sách, trang bị cho hơn 4.000 xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đánh giá
tính thiết thực, hiệu quả của Đề án trong quá trình thực hiện thí điểm, Ban Bí
thư đã cho chủ trương triển khai Đề án đồng bộ trong cả nước. Năm 2011,
Đề án đã xuất bản 69 ấn phẩm; năm 2012: 87 ấn phẩm, năm 2013: 80 ấn
phẩm cung cấp cho 11.112 xã, phường, thị trấn.
Nhà xuất bản là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành xuất
bản tích cực ứng dụng cơng nghệ hiện đại đa dạng hóa các xuất bản phẩm,
cho ra đời một loạt ấn phẩm điện tử như: CD-ROM Hồ Chí Minh Tồn tập,
CD-ROM Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh, CD-ROM Văn kiện Đảng Tồn tập, CD-ROM Lịch sử Nam Bộ kháng
chiến, DVD Hành trình theo chân Bác... được đông đảo bạn đọc đánh giá
cao. Bên cạnh việc thực hiện tốt các đề tài sách phục vụ nhiệm vụ chính trị,
Nhà xuất bản cịn tập trung nâng cao chất lượng các đề tài sách tự tổ chức
xuất bản và phát hành, sách liên kết xuất bản, sách dịch đáp ứng nhu cầu của
đông đảo bạn đọc.
Nhà xuất bản đã tập trung xây dựng và củng cố lại mạng lưới phát hành;
tổ chức các Nhà sách Sự thật; tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác có
năng lực để mở rộng mạng lưới phát hành; đổi mới cơ chế chiết khấu, chế độ
nhuận bút tác giả; đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cộng tác viên,
đổi mới phương pháp biên soạn sách lý luận chính trị, pháp luật.
6


Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy các nguồn lực, Nhà xuất
bản chú trọng thực hiện dân chủ, cơng khai, minh bạch hóa mọi hoạt động;
thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở; đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành; củng cố và phát huy vai trị của tổ chức Đảng, các tổ chức, đồn
thể trong cơ quan; tăng cường trách nhiệm cá nhân của cán bộ, đảng viên,
đặc biệt là cán bộ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị. Nhà xuất bản đã xây dựng
và đưa vào vận hành một hệ thống tương đối đầy đủ và toàn diện với hơn 50
quy định, quy chế quản lý nội bộ. Đã tiến hành kiện toàn, sắp xếp hợp lý bộ
máy tổ chức, cán bộ; hoàn thành có chất lượng cơng tác quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn của Nhà xuất bản theo sự chỉ đạo của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương cho 2
giai đoạn 2010-2015 và 2016-2021. Sắp xếp sử dụng, phát huy hiệu quả
nguồn nhân lực hiện có, đồng thời có chính sách thu hút, tiếp nhận và thi
tuyển cơng khai nhiều cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và triển
vọng, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển
trước mắt và lâu dài của Nhà xuất bản. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ của Nhà xuất bản được thực hiện một cách thường xuyên với nhiều
hình thức phong phú, trong đó kết hợp cả hình thức rèn nghề trực tiếp, mở
các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tổ chức các sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao
kỹ năng, nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo trong và ngồi
nước, v.v..
Cơng tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản được chú trọng và
không ngừng phát triển. Những năm qua, Nhà xuất bản tiếp tục củng cố mối
quan hệ truyền thống với các nhà xuất bản của Trung Quốc, Lào, Nga, đồng
thời mở rộng quan hệ với các Nhà xuất bản của Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản,
Ấn Độ, Ôxtrâylia, Xingapo, Hàn Quốc, Cuba, Vênêzuêla… các tổ chức quốc
tế ở Việt Nam như UNICEP, UNDP, v.v..
Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị và sản xuất, kinh
doanh đã từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
cán bộ, công nhân viên Nhà xuất bản.
7


Trụ sở: 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy và 24 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà
Nội
Theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 3-4-2003 của Bộ Chính trị,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật có chức năng, nhiệm vụ:
Về chức năng
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật là đơn vị sự nghiệp trung
ương của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí
thư, có chức năng là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và Nhà nước, hoạt
động theo Luật xuất bản.
Về nhiệm vụ
1. Biên tập, xuất bản
Tổ chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp luật,
góp phần làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ

vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao kiến thức của
nhân dân về chính trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Nghiên cứu khoa học
- Tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản nhằm phục vụ trực tiếp cho
công tác biên tập, xuất bản và đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư các vấn
đề về lĩnh vực xuất bản sách lý luận chính trị.
- Tham gia nghiên cứu các chương trình quốc gia, đề tài khoa học xã
hội cấp nhà nước, cấp ban, bộ; góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề
chính trị, lý luận, pháp luật, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội.
- Biên tập, xuất bản:
Tổ chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp luật, góp
phần làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí
chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao kiến thức của nhân dân
8


về chính trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nghiên cứu khoa học:
Tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản nhằm phục vụ trực tiếp cho
công tác biên tập, xuất bản và đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư các vấn
đề về lĩnh vực xuất bản sách lý luận chính trị.
Tham gia nghiên cứu các chương trình quốc gia, đề tài khoa học xã
hội cấp nhà nước, cấp ban, bộ; góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về
chính trị, lý luận, pháp luật; về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội.

4. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật:
(Theo quyết định của Bộ chính trị số 68- QĐ/TW ngày 03/04/2003 về
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Nhá xuất bản (Chính trị Quốc gia - sự thật)
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật được tổ chức theo cơ cấu tổ
chức của cơ quan sự nghiệp xuất bản có thu tự bảo đảm một phần chi phí
hoạt động thường xuyên.
- Lãnh đạo Nhà xuất bản gồm:
+ Giám đốc kiêm Tổng Biên tập
+ Từ 3-4 Phó Giám đốc và Phó Giám đốc kiêm Phó tổng biên tập.
+ Hội đồng khoa học – biên tập gồm Chủ tịch là Giám độc kiêm Tổng
biên tập, các Phó Chủ tịch là các Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng biên tập và
các ủy viên.
- Ban Giám đốc:
+ Hoàng Phong Hà, Q. Giám đốc –Tổng biên tập.
+ Đỗ Quang Dũng, Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập.
+ Vũ Trọng Lâm, Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập.
+ Trần Quốc Dân, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh
- Các ban biên tập và đơn vị chuyên môn:
+ Ban sách Đảng
+ Ban sách Kinh điển - Lý luận
9


+ Ban sách Nhà nước và Pháp luật
+ Ban sách Kinh tế
+ Ban sách Giáo khoa và Tham khảo
+ Ban sách Quốc tế
+ Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học
- Khối tham mưu, phục vụ

+ Văn phòng
+ Vụ kế hoạch và Thư ký biên tập
+ Vụ Tài chính - Kế toán
+ Vụ Tổ chức và đào tạo cán bộ
- Khối sản xuất kinh doanh
+ Trung tâm Phát hành sách
+ Trung tâm Tổ chức in
+ Nhà in sự thật
- Các chi nhánh
+ Chi nhánh Nhà xuất bản tại TP. Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Đồng bằng sơng Cửu Long tại Cần Thơ
+ Chi nhánh miến Trung – Tây Nguyên tại Huế
+ Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên tại Đà Nẵng
+ Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên tại Quảng Ngãi
+ Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên tại Nha Trang.
II. Kết quả quá trình tìm hiểu, tham gia kiến tập của cá nhân tại
Ban sách Quốc tế - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
1. Vài nét về Ban sách Quốc tế
Ban sách Quốc tế, là một trong 6 ban sách của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật. Tính đến thời điểm năm 2016 Ban sách Quốc tế, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật có 12 người. Trong đó có 1 Trưởng
ban, 02 Phó trưởng ban và 9 biên tập viên.
Ban sách Quốc tế có nhiệm vụ chính là tổ chức biên tập, xuất bản chủ
yếu các sách lý luận, sách tham khảo về chủ trương, đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước; sách dịch về các vấn đề quốc tế
10


3. Công tác biên tập - xuất bản tại Ban sách quốc tế
Giống như công tác biên tập xuất bản tại các Ban cũng như các nhà

xuất bản khác, biên tập viên tại Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia - Sự thật phải đảm nhiệm việc thực hiện một quy trình biên tập,
xuất bản chặt chẽ bao gồm nhiều cơng đoạn có tính chất chun mơn, nghiệp
vụ cao, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng hết mực.
Quy trình biên tập, xuất bản này gồm những cơng tác sau :
Đầu tiên là công tác khai thác, tổ chức bản thảo. Đây chính là khâu mà
các biên tập viên phải nhạy bén, chủ động tìm kiếm đề tài và tìm nguồn bản
thảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ban; phải có nội dung tốt, có
những vấn đề mới, sâu sắc và thực sự cần thiết cho xã hội.
Trong công tác tổ chức bản thảo, biên tập viên vừa tìm đề tài, nguồn
bản thảo vừa phải biết tổ chức công tác viên tác giả, bởi lẽ tác giả chính là
chủ thể sáng tạo ra tác phẩm, là nguồn nhân lực tạo ra “ nguyên liệu đầu
vào” cho nhà xuất bản. Công tác tổ chức công tác viên tác giả địi hỏi các
biên tập viên phải có năng lực, tầm nhìn trong việc tìm kiếm các tác giả phù
hợp với kế hoạch đề tài, với nhu cầu tri thức của xã hội.
Biên tập viên phải nhận được bản thảo đã có đủ số lượng in và đăng
ký kế hoạch xuất bản thì bắt đầu biên tập. Trong quá trình biên tập, biên tập
viên phải làm các cơng việc sau:
+ Biên tập nội dung: bảo đảm câu văn trong sáng, để hiểu, đầy đủ
thành phần câu.
+ Tra cứu các trích dẫn, đặc biệt trích dẫn Mác- Ăngghen tồn tập,
Lênin tồn tập, Hồ Chí Minh tồn tập, văn kiện Đảng phải bảo đảm chính
xác, đúng số trang trích dẫn.
+ Lưu ý các bài viết, đoạn văn có tính chất chính tự nhạy cảm. Nếu
không xử lý được phải đánh dấu lại, trình các cấp lãnh đạo xử lý.
+ Biên tập hình thức bản thảo: bảo đảm sự thống nhất, trình bày
phông chữ các chương, mục, phần trong bản thảo.

11



Sau khi biên tập xong, biên tập viên viết lời Nhà xuất bản hoặc chú
dẫn của Nhà xuất bản tùy vào từng bản thảo cụ thể. Sau đó đóng quyển, nộp
trưởng ban duyệt.
+ Trưởng ban biên tập duyệt xong, biên tập viên đưa lên Vụ Thứ ký
và kế hoạch biên tập duyệt. Sau đó trình phó Giám độc – phó Tổng biên tập
phụ trách ban duyệt. Cuối cùng Giám đốc- Tổng biên tập sẽ duyệt in.
+ Sau khi bản thảo được Giám đốc – Tổng biên tập duyệt in sẽ ra
bông, can để đọc kiểm tra. Bản can sau khi được Trưởng ban biên tập ký xác
nhận đưa xuống nhà in sẽ được in thành sách.
Trong công tác biên tập bản thảo, biên tập không đơn thuần chỉ chỉnh
sửa từ ngữ, chính tả cho tác phẩm mà cịn biết phải chỉnh lý kết cấu sao cho
phù hợp, logic, phù hợp với nội dung của tác phẩm và quy chuẩn về thể thức
trình bày của nhà xuất bản. Như vậy, biên tập viên vừa phải bảo đảm tốt nội
dung của bản thảo vừa phải đảm nhiệm chu đáo cơng việc trình bày minh
họa kỹ - mỹ thuật của sách sẽ xuất bản.
Hiện nay, công tác biên tập tại Ban và nhà xuất bản thường được thực
hiện theo hình thức nhóm. Đặc điểm của hình thức này là một nhóm biên tập
viên cùng nhau, làm việc với một bản thảo (thường là bản thảo có dung
lượng lớn). Bản thảo được chia ra nhiều phần, chia cho một nhóm biên tập
viên và mỗi biên tập viên phụ trách biên tập một phần. Biên tập theo hình
thức nhóm có ưu điểm là nhanh chóng, sẽ có nhiều người cùng chịu trách
nhiệm về bản thảo và trong q trình làm việc có điều kiện giúp đỡ nhau.
Tuy nhiên, do nhiều người cùng làm việc với một bàn thảo nên có thể
xảy ra vấn đề khơng thống nhất trong cách biên tập bản thảo hay bất đồng
quan điểm giữa các thành viên trong nhóm.
4. Kết quả quá trình kiến tập của cá nhân tại Ban sách Quốc tế
Trong thời gian kiến tập tại Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật, ngoài việc tham gia một số hoạt động chung của Ban em
đã được tiếp cận và tham gia trực tiếp vào công tác biên tập các bản thảo

sau:
12


1. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Lào – Việt Nam 1930 –
2007. Biên niên sự kiện II năm 1976 – 2007. Bản Thảo dày 2530 trang
(khổ 16x24 cm)
2. Sách ảnh lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào Việt nam
(1930- 2007). Bản thảo dày 224 trang, (khổ 24 x 29 cm )
* Biên tập và viết nhận xét bản thả:
- Nội dung:
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là mối quan hệ lâu bền từ trước tới
nay, là lịch sử phát triển khơng ngừng mối quan hệ hợp tác tồn diện của nhân
dân hai nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sau này là
Đảng của mỗi nước đã làm nên những chiến cơng chói lọi trong lịch sử hai dân
tộc và đi vào lịch sử thế giới như một biểu tượng sáng ngời về tinh thần đoàn kết
quốc tế vô sản, một tấm gương mẫu mực trong lịch sử quốc tế. Vì vậy cái mới
của bản thảo này là cung cấp cái nhìn cụ thể, sâu rộng về công cuộc đổi mới và
nâng cao tối đa những thành quả quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác
toàn diện Việt nam – Lào, mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về chính trị,
giáo dục và kinh tế. Từ đó, đánh giá tác động của chính trị, giáo dục và kinh tế
đến nay 53 năm, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, và 38 năm, ký
hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, vấn đề còn nhiều mới mẻ và thách
thức.
+ Nôi dung bản thảo trực tiếp liên quan đến kinh tế - chính trị, định hướng
phát triển của hai Đảng và hai Nhà nước.
+ Đối tượng bạn đọc: Cộng đồng trong nước và ngoài nước, trong trường
học, bạn đọc chuyên ngành lịch sử, kinh tế - chính trị,… và tất cả các bạn quan
tâm đến vấn dề này.
+ Tuy nhiên, còn gặp phải nhiều hạn chế. Nội dung một số đoạn còn bị lặp

lại, thiếu so với mục lục và một số từ ngữ được sử dụng khơng phải từ phổ thơng.
- Hình thức:
+ Ngơn ngữ: Tiếng Lào

13


+Trong các bản thảo mà em đã được tiếp cận và tham gia vào công tác
biên tập, em đã được biên tập viên giao bản thảo biên tập trực tiếp, có hai bản
thảo sau:
1. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930 –
2007 gồm 3 phần chính.
+ Phần 1: Bao gồm mục lục, lời mở đầu.
+ Phần 2: Nơi dung chính ( 6 phần nhỏ )
+ Phần 3: Phụ lục
2. Sách ảnh lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào Việt Nam
(1930- 2007) gồm 3 phần chính.
+ Phần 1: Bao gồm mục lục, lời mở đầu
+ Phần 2: Nơi dung chính ( 3 phần nhỏ )
+ Phần 3: Phụ lục.
Tuy nhiên, nội dung được trình bày chưa đúng so với kết cấu đã được
trình bày trong mục lục. Tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng được thể hiện bằng các
hình vẽ, hình ảnh và nguồn trích dẫn số liệu chưa rõ ràng, một số số liệu mẫu
thuẫn, cách trình bày chưa thống nhất, chưa logic khoa học.
5. Ý kiến đề xuất.
- Trình bày lại kết cấu bản thảo
- cập nhật số liệu mới
- Sửa chữa lại hình thức, nội dung của hình vẽ, hình ảnh.
- Thêm chú trích
- Thống nhất trình bày hình thức tiêu đề các mục, các phần.

- Ưu điểm
+ Nội dung bản thảo cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của đất
nước, chứa đựng nhiều thơng tin có giá trị, là tài liệu nghiên cứu, tham khảo
hữu ích đối với bạn đọc muốn tìm hiểu những “lịch sử quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào, Lào – Việt Nam”hiện tại và tương lại.
- Nhược điểm
+ Bản thảo cịn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ chưa chính xác.
14


+ Một số câu, từ, thuật ngữ khi được dịch sang tiếng Việt chưa được Việt
hóa nên cịn tối nghĩa và khó hiểu.
Bản thân em do kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cịn
hạn chế, nên trong quá trình tham gia trực tiếp biên tập, em mới chỉ dừng lại ở
việc đọc, nghiên cứu nội dung bản thảo để nắm bắt các thông tin trong bản
thảo, đọc để sốt lỗi chính tả và đề xuất phương án sửa chữa,... Xác định đây
là bản thảo khó, có nguồn trích dẫn phong phú, phức tạp, biên tập viên Ban
sách Quốc tế của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã tiến hành gia
công, biên tập, sửa chữa kỹ lưỡng, tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và cơng sức tra
cứu nguồn trích dẫn,… Trên cơ sở những phần mà biên tập viên đã sửa, em
cũng tự nghiên cứu, phân tích để trả lời cho các câu hỏi: Tại sao biên tập viên
lại phải sửa như vậy? Sửa như thế đã chính xác hay chưa?... Những chỗ nào
khơng hiểu hoặc chưa rõ thì em hỏi chị hướng dẫn.
Đây thực sự là những kinh nghiệm hữu ích giúp em có sự hình dung rõ rệt
về nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời xác định được những công việc cần
làm trong thời gian tới.
6. Kinh nghiệm rút ra cho bản thân
Cơng việc biên tập là loại hình cơng việc trí tuệ nặng nhọc do cán bộ
biên tập đảm nhiệm. Nó được coi là q trình sáng tạo tiếp theo của tác giả
bản thảo. Công tác biên tập vừa có giá trị hồn thiện bản thảo vừa góp phần

nâng cao chất lượng bản thảo nhờ sự đầu tư “chất xám” của cán bộ biên tập.
Trong thời gian kiến tập tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và được
trực tiếp biên tập các trang bản thảo, em đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau đây:
6.1. Đối với việc khai thác bản thảo
- Trong công tác khai thác bản thảo, biên tập viên phải có sự tinh nhạy
với cái mới, khơng ngừng cập nhật thơng tin và có sự chủ động, nhanh nhẹn
trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để tiếp cận được với nhiều
nguồn thông tin khác nhau.

15


- Để có những bản thảo có chất lượng, biên tập viên cần chủ động,
linh hoạt trong việc tìm hiểu, nắm bắt được những tác phẩm có giá trị, phù
hợp với tình hình mới mà tác giả đã hoặc đang nghiên cứu.
6.2. Đối với công tác công tác viên
- Duy trì và giữ mối quan hệ thường xuyên với các tác giả đã có. Đồng
thời, tiếp tục mở rộng đội ngũ công tác viên mới; chủ động nắm bắt thông
tin một cách nhanh nhạy về các tác phẩm có giá trị mà tác giả dự định xuất
bản.
- Thực hiện đúng ngun tắc: tơn trọng, bình đẳng trong quan hệ với
tác giả, cộng tác viên; nếu có bất cứ vấn đề gì về nội dung, kết cấu bản thảo
cần trao đổi thì phải liên hệ với tác giả để thống nhất.
- Khi liên hệ với tác giả để trao đổi về nội dung, kết cấu bản thảo cần
thẳng thắn nhưng phải hết sức khéo léo, luôn giữ thái độ chân thành, tế nhị,
nhẹ nhàng, đặc biệt với những tác giả khó tính.
6.3. Đối với việc đọc, thẩm định bản thảo
- Đọc (thẩm định) ở đây chủ yếu để thâu tóm nội dung chính và nắm
bắt kết cấu của bản thảo, phát hiện những vấn đề nhạy cảm về chính trị (nếu

có). Muốn vậy, biên tập viên cần nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước.
- Việc đọc, thẩm định bản thảo không nên biên tập chi tiết ngay, tức là
đọc và chỉnh sửa ngay câu cũ, từ ngữ trong bản thảo, mà trước hết biên tập
viên phải đọc để thực sự hiểu về nội dung bản thảo tác giả muốn đề cập.
Đồng thời, biên tập viên phải đứng trên cương vị vừa là độc giả để xem nội
dung tác phẩm đã đáp ứng được nhu cầu bạn đọc hay chưa.
6.4. Đối với công tác biên tập
Biên tập viên cần lưu ý:
- Nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Khi nhận bản thảo để biên tập, trước hết phải đọc để nắm được kết
cấu, nội dung của bản thảo. Nếu kết cấu nội dung bản thảo hợp lý, trình bày
16


lơgic, khoa học thì mới tiến hành sửa chữa, biên tập. Ngược lại, kết cấu nội
dung bản thảo được sắp xếp, trình bày chưa hợp lý thì sẽ trao đổi với tác giả
và đề xuất phương án sửa chữa cho phù hợp.
- Trong quá trình biên tập, sửa chữa cần chính xác nguồn trích dẫn,
viết hoa các thuật ngữ nước ngồi, nếu nội dung nào chưa rõ thì phải đánh
dấu lại để trao đổi với tác giả, từ đó thống nhất phương án sửa chữa.
- Ngôn từ sử dụng phải phù hợp với phong cách của tác phẩm, chú ý
các lỗi chính tả, những bất hợp lý về ngơn từ đặc biệt là trong các tác phẩm
đồng tác giả. Kiểm tra sự hiện diện chính xác của các hình, hộp, bảng minh
họa và những phần phụ (phụ lục, chú giải các tên họ, danh sách các thuật
ngữ chuyên môn, bảng chỉ dẫn các đề mục và tên họ,...)
- Thống nhất hình thức bản thảo (viết hoa, viết tắt,…)

III. Kết luận

Trong thời gian kiến tập tại Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật. Mặc dù thời gian kiến tập trong 4 tuần (04 - 29/05/2015),
nhưng em thực sự đã học hỏi, tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm
thực tế trong công tác biên tập, xuất bản nói chung và cơng tác biên tập xuất
bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật nói riêng. Để có được
những kết quả đó, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân, cịn có sự quan tâm,
chỉ bảo nhiệt tình của các cơ, chú, anh, chị đang cơng tác tại Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, nhất là các cô, chú, anh, chị trong tập thể Ban
sách Quốc tế. Trong thời gian tới, em mong muốn tiếp tục nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị ở Nhà xuất bản, đồng thời, em
kính mong nhận được sự giúp đỡ của Thầy, Cô để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

17


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN

BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐƠN VỊ KIẾN TÂP: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – sự thật
Sinh viên thực hiện: Somphone
THEPTHILATH
Khoa: Xuất bản
Lớp : Xuất bản K32

Hà Nội, Ngày 28 tháng 05 năm 2015.

18




×