Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

báo cáo thực tập tại trường cao đẳng sư phạm trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.8 KB, 30 trang )

A.

MỞ ĐẦU

Để có thể trở thành một giảng viên tốt, một cán bộ giỏi thì khơng chỉ học tốt
lý thuyết trên ghế nhà trường mà còn phải vận dụng lý thuyết ấy như thế nào trong
thực tiễn. Đối với sinh viên năm thứ tư khối lý luận thì thực tập sư phạm là một cơ
hội tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn vô cùng hiệu quả. Thực tập sư phạm không
những giúp các sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế giảng dạy trên lớp và các hoạt
động chuyên môn của giảng viên các trường chính trị Tỉnh, Thành phố, các trường
Đại học, Cao đẳng mà còn nâng cao ý thức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng tinh
thần say mê nghề nghiệp cũng như là tiền đề, cơ sở cho công tác sau khi tốt nghiệp.
Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động thực tập sư phạm, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền ra quyết định cho sinh viên năm tư khối lý luận đi thực
tập sư phạm tại các trường Chính trị Tỉnh, các trường Cao đẳng, Đại học.
Theo sự phân công của Học viện, từ ngày 22/2/2016 đến ngày 15/4/2016
đoàn thực tập tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương gồm 8 sinh viên thuộc các
lớp: Triết học K32, Lịch sử Đảng K32.
Là sinh viên của lớp Lịch Sử Đảng K32 thuộc Đoàn thực tập tại trường Cao
đẳng sư phạm Trung ương, sau một thời gian ngắn được thực tập tại trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương, thực hiện đúng những nhiệm vụ mà Học viện đề ra và
sinh hoạt như một thành viên của khoa Cơ bản, em đã tiếp thu được những kết quả
nhất định và đã nhận được sự đánh giá, nhận xét của khoa chủ quản. Đó là quãng
thời gian ngắn so với thời gian em học tập trên ghế trường đại học nhưng quãng
thời gian ấy có ý nghĩa rất quan trọng trong tồn bộ q trình học tập của em, tạo
tiền đề cho sự nghiệp giảng dạy của em sau này.


Trong quá trình thực tập em đã chấp hành đầy đủ các buổi dự giảng theo quy
định và tham gia trực khoa, tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động chung của trường
thực tập, từ đó giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức trong công tác giảng dạy,


nắm vững những chức năng, nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chủ yếu của
Trường, làm quen với hệ thống tổ chức và môi trường nghề nghiệp; nâng cao ý
thức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp đối với ngành
nghề đào tạo của mình.
Sau đây là bản báo cáo thực tập của bản thân em, bản báo cáo gồm 5 phần
chính:
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH
HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHẦN II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TRUNG ƯƠNG
PHẦN III: KẾ HOẠCH TOÀN ĐỢT THỰC TẬP
PHẦN IV: NỘI DUNG THỰC TẬP
PHẦN V: NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM TRUNG ƯƠNG , KHOA CƠ BẢN, HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN
TRUYỀN VÀ VỚI SINH VIÊN THỰC TẬP
PHẦN VI: ĐÁNH GIÁ CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP
Do khả năng và trình độ cịn hạn chế nên bản báo cáo của em khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để bản báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


B.

NỘI DUNG

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH
HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.


Vị trí địa lý
Thủ đơ Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu

não về chính trị, văn hố và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao
dịch kinh tế và quốc tế của cả nước.
Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc;
Hà Nam - Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng n ở phía Đơng và
Hịa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, tồn bộ hệ thống
chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ
bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn
xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Thủ đơ Hà Nội sau khi được mở rộng
có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp
17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2
triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận,
huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam,
từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành
phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi


núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia
Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…
Khu vực nội đơ có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Thủ đơ Hà Nội có bốn điểm cực là:

Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
2. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội từ tháng 2/ 2016 đến tháng
4/2016 ( quý I năm 2016)
2.1. Tình hình kinh tế
Trong q I/2016, tồn Đảng, toàn dân, toàn quân Thành phố đang tập trung
chỉ đạo cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố và Nghị
quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng bằng các chương trình, kế hoạch cơng tác lớn.
Mặc dù q I có thời gian nghỉ Tết dài, nhưng với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, sâu
sắc, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô đã triển khai quyết
liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, một số kết quả chủ yếu trong quí I năm
2016 đạt được như sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,95%; vốn đầu tư phát triển trên
địa bàn tăng 9,5%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội
tăng 9,9%; kim ngạch xuất khẩu tăng 2,3%, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát là
những thuận lợi cơ bản. Bên cạnh đó, Hà Nội có những khó khăn đặc thù về tốc độ


đơ thị hóa rất nhanh, dân số tăng cao, cơ sở hạ tầng quá tải và chưa đồng bộ, thiên
tai, biến đổi khí hậu tồn cầu… tạo áp lực lớn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức thực hiện.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Ba tăng 26,5% so tháng trước (đây là mức
tăng khá cao do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ, tháng Hai sản xuất ảnh hưởng bởi
kỳ nghỉ tết Nguyên đán, tháng Ba sản xuất đã đi vào ổn định nên hầu hết các ngành
sản xuất cơng nghiệp có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước) và tăng 10,1% so
cùng kỳ. Ước tính quý I năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,6% so cùng
kỳ, trong đó: Cơng nghiệp khai khống tăng 0,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 8,8%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 6,2%; cung cấp
nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội quý I năm 2016 ước đạt
65.655 tỷ đồng, tăng 9,8% so cùng kỳ. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt
13.374 tỷ đồng, tăng 5,5% so cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước đạt 46.215 tỷ đồng,
tăng 13,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6.066 tỷ đồng, giảm 3,1%. Trong
tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, vốn ngân sách nhà nước do địa phương
quản lý ước đạt 5.447 tỷ đồng, tăng 33,5% so cùng kỳ.
Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng và dịch vụ quý I năm 2016 nếu
loại trừ yếu tố giá tăng 7,2% so cùng kỳ. Quý I trùng với thời điểm Tết Nguyên
đán, tình hình giá cả thị trường tương đối ổn định song sức tiêu thụ của người dân
chủ yếu chỉ tập trung vào những ngày giáp Tết, sau Tết mức tiêu thụ chậm. Trong
những tháng đầu năm, các doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, siêu thị đã đưa
ra nhiều đợt khuyến mãi với nhiều hình thức khác nhau như giảm giá, tặng quà,
bốc thăm trúng thưởng, tuy nhiên, lượng khách đến mua hàng đến thời điểm này
vẫn chưa cao.


Để thu hút khách quốc tế đến Hà Nội, ngành du lịch Hà Nội đã tăng cường
hợp tác liên kết phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch và phát triển thương
hiệu du lịch. Khách quốc tế vào Hà Nội tháng Ba ước đạt 256 nghìn lượt khách,
giảm 3,7% so tháng trước và tăng 17,1% so cùng kỳ. Khách quốc tế lưu trú tại Hà
Nội chia theo phương tiện đến bằng đường hàng khơng là 210 nghìn lượt người,
tăng 9,4% so với cùng kỳ; đến bằng đường biển, đường bộ 45 nghìn lượt người,
tăng 74,4%. Khách nội địa, tháng Ba giảm 1,4% so tháng trước và giảm 0,8% so
cùng kỳ. Doanh thu khách sạn, lữ hành tăng 0,4% so tháng trước và tăng 9,2% so
cùng kỳ.
Ước tính quý I năm 2016, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 10,4% so
cùng kỳ; hàng hoá luân chuyển tăng 9,4%; doanh thu tăng 10,2%; số lượt hành
khách vận chuyển tăng 8%; hành khách luân chuyển tăng 8,4%; doanh thu tăng
7,9%. Trong dịp Tết và quý I, vận tải hành khách liên tỉnh đã đáp ứng khá tốt nhu
cầu của khách tại các bến xe khách liên tỉnh, số hành khách đi trên các tuyến xe

buýt của Hà Nội tăng đáng kể và là phương tiện khá thuận tiện và trở thành phương
tiện không thể thiếu được trong giao thông hàng ngày. Hoạt động hỗ trợ vận tải,
ước tính quý I/2016 doanh thu tăng 9,4% so cùng kỳ 2015.
2.2. Tình hình văn hóa – xã hội
Hà Nội là thủ đơ có bề dày lịch sử hơn một nghìn năm từ khi vua Lý Thái Tổ
dời kinh đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) đến thành Đại La, sau đổi thành kinh thành
Thăng Long, nay là Hà Nội (từ năm 1010 đến nay). Năm 2010 Hà Nội đã tổ chức
thành công sự kiên 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã để lại ấn tượng lớn cho nhân
dân cả nước và bạn bè quốc tế. Hà Nội là thủ đơ có nhiều di tích nổi tiếng như
Hoàng Thành Thăng Long, khu văn miếu Quốc Tử Giám, và lễ hội Thánh Gióng
được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. Hà nội đã được UNESCO


trao tặng danh hiệu thành phố vì hịa bình năm 1999 và được chủ tịch nước Trần
Đức Lương trao tặng danh hiệu Thủ đô anh hùng năm 2000.
Một số thống kê về tình hình văn hóa - xã hội đầu năm 2016:
Số vụ phạm pháp: Trong tháng Hai đã phát hiện 287 vụ phạm pháp hình sự,
giảm 49,9% so cùng kỳ (trong đó, có 224 vụ do cơng an khám phá, giảm 53,6%),
số đối tượng vi phạm bị bắt, giữ theo Luật là 345 người, giảm 65,3%. Lũy kế 2
tháng, toàn Thành phố đã phát hiện 691 vụ phạm pháp hình sự, giảm 38% so cùng
kỳ (trong đó 555 vụ được công an khám phá, giảm 38,7%) và bắt, giữ theo Luật là
1.306 người, giảm 22,8%. Cũng trong tháng Hai, đã phát hiện 161 vụ phạm pháp
kinh tế, giảm 60,6% so cùng kỳ; số đối tượng phạm pháp là 170 người, giảm
60,9% và thu nộp ngân sách 16,1 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng, toàn Thành phố đã xảy
ra 567 vụ phạm pháp về kinh tế, giảm 8,3% so cùng kỳ năm trước; số đối tượng
phạm pháp là 609 người, giảm 9% và thu nộp ngân sách 36,5 tỷ đồng.
Tệ nạn xã hội: Tháng Hai đã phát hiện 41 vụ cờ bạc, giảm 61% so cùng kỳ;
số đối tượng bị bắt giữ 233 người, giảm 51,6%. Lũy kế 2 tháng, đã phát hiện 131
vụ cờ bạc, giảm 12,1% so cùng kỳ năm trước và 618 người bị bắt giữ, giảm 14,9%
so cùng kỳ. Cũng trong tháng Hai, phát hiện 208 vụ buôn bán, tàng trữ và vận

chuyển ma túy, bắt 255 đối tượng; Lũy kế 2 tháng, đã phát hiện 611 vụ và bắt 784
đối tượng, tăng 46,2% về số vụ và 53,1% về số đối tượng bị bắt so cùng kỳ năm
trước.
Trật tự an tồn giao thơng: Tháng Hai, toàn Thành phố đã xảy ra 113 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 47 người và bị thương 108 người. Lũy kế, đã xảy ra 238
vụ tai nạn, làm 96 người chết và bị thương 212 người, giảm 19,9% về số vụ tai nạn,
3% về số người chết và 8,2% số người bị thương so cùng kỳ năm trước.


PHẦN II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ
NỘI VÀ KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
1.
1.1.

Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Lịch sử trường
Cách đây 22 năm, theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là

Chính phủ) Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được
thành lập với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng Giáo viên, Cán bộ quản lý mẫu giáo
với trình độ Cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến Trường phổ
hông. Trường được hình thành trên nền thành tựu đã đạt được của hai Trường Sư
phạm Mẫu giáo TW Hà Nam (1964 - 1988) và Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ TW
(1972 - 1988). Hai trường này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đào
tạo hàng nghìn giáo viên Nhà trẻ, Mẫu giáo, đóng góp to lớn cho việc xây dựng,
phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non nước nhà.
Hai mươi năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát
triển của một Trường Cao đẳng sư phạm - chặng đường đổi mới, phát triển liên tục
và ln giữ vững vai trị là một Trường trọng điểm số một trong khối các Trường
Sư phạm Mầm non của cả nước.

Công tác đào tạo luôn được Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và mọi
hoạt động trong công tác đào tạo luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế.
Từ 2003 trở về trước, Nhà trường mới chuyên đào tạo Giáo viên Mầm non, với quy
mơ ngày càng lớn và ln có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp
giáo dục, thực hành, thực tập. Do vậy, chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày
càng được nâng cao và sinh viên tốt nghiệp ra trường có tay nghề vững vàng đáp


ứng yêu cầu của Ngành và được xã hội chấp nhận, đánh giá cao. Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo không ngừng tăng lên.
Từ năm học 2003 - 2004, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và tiềm lực của Nhà
trường, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã dần chuyển
thành Trường đào tạo đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành đào tạo mới như
Sư phạm âm nhạc, Giáo dục Đặc biệt, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sư
phạm Công nghệ, Thông tin - Thư viện, Tin học, Công tác xã hội, Văn thư lưu trữ,
Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng.... Và đến nay Nhà trường đã có 17 ngành
đào tạo cả trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
Để phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của Trường, cuối năm 2005 Nhà trường
đã xây dựng Đề án đổi tên Trường và ngày 26/01/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ra Quyết định số 509/QĐ-BGD&ĐT đổi tên Trường thành Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có nhiệm vụ:
- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng cho Giáo dục Mầm non
và các Trường chuyên biệt.
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn
một số chuyên ngành khác: Nghệ thuật, Nhân văn, Thông tin - Thư viện, Dịch vụ
xã hội, Quản lý giáo dục.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và ngày càng phát huy hiệu
quả. Thông qua các hoạt động hợp tác với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước,
Nhà trường đã tổ chức được nhiều Hội nghị, Hội thảo khoa học mang tính chất

quốc gia. Bốn năm qua kể từ 2004, Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên


môn cho đội ngũ giảng viên các trường sư phạm có đào tạo Giáo viên Mầm non và
đội ngũ Giáo viên các trường Mầm non, cán bộ quản lý giáo dục Mầm non của trên
50 tỉnh thành với sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia nước ngoài. Các Hội
thảo khoa học và các lớp bồi dưỡng đều được Bộ và các đơn vị cơ sở đánh giá cao.
Đồng thời, Nhà trường đã mở rộng quan hệ với nhiều nước như Singapore, Đan
Mạch, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Lào..., nhiều tổ chức quốc tế như VSO (Anh),
SIF (Singapore), Uỷ ban II Hà Lan, Plan International, Nipon Foundation,... Đồng
thời thường xuyên có sự trao đổi, giao lưu, học tập lẫn nhau và mời chuyên gia
giảng dạy cho sinh viên một số ngành như Giáo dục Mầm non, Giáo dục Đặc biệt...
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược cán bộ, trong
nhiều năm qua Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường đã quán triệt sâu sắc và thực
hiện tốt từ công tác tuyển dụng, đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về mọi
mặt. Do đó đội ngũ cán bộ của Nhà trường đặc biệt là cán bộ giảng dạy ngày càng
lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số cán bộ của Trường là 574
(kể cả ba Trường Mầm non thực hành), trong đó có : Tiến sĩ: 13; Thạc sĩ: 188;
Giảng viên chính: 24; Giảng viên có trình độ đại học: 42/206; Nghiên cứu sinh: 18;
Cao học: 20.
Ngành nghề được mở rộng, thích ứng với nhu cầu của xã hội, không ngừng đổi
mới đào tạo, với đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ,
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế để hoàn thiện chất lượng,
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo được sức hấp dẫn với người học và
trở thành địa chỉ đáng tin cậy có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ
cán bộ, giáo viên, đặc biệt là Giáo viên Mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà
nước trao tặng.



1.2.

Chức năng và nhiệm vụ
Sứ mạng của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là đem lại cho xã hội

và cộng đồng các lợi ích về chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Theo đó, phấn đấu xây dựng trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành trường
đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên và cán
bộ có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; một trung tâm nghiên cứu khoa
học công nghệ hàng đầu của đất nước; với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới, một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
phát triển cơng nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngồi nước.
1.3.

Một vài nét về các khoa trong tường

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có tổng số 10 khoa và 3 trường Mầm
non thực hành. Đội ngũ cán bộ của Nhà trường đặc biệt là cán bộ giảng dạy ngày
càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số cán bộ của Trường
là 574 (kể cả ba Trường Mầm non thực hành), trong đó có : Tiến sĩ: 13; Thạc sĩ:
188; Giảng viên chính: 24; Giảng viên có trình độ đại học: 42/206; Nghiên cứu
sinh: 18; Cao học: 20.

Khoa Âm nhạc


Năm 1988 tổ Nhạc - Múa - Ngoại ngữ của trường Cao đẳng sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương I mới chỉ có 8 giảng viên dạy học phần Âm nhạc và múa

trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non. Đến năm 2003, trên cơ sở tách từ
tổ Nhạc, Múa, Ngoại ngữ khoa Sư phạm Âm nhạc (nay là khoa Âm nhạc) được
thành lập ngày 3 tháng 7 năm 2003. đào tạo giáo viên Âm nhạc cho bậc học Mầm
non, Tiểu học, Trung học cơ sở và cán bộ QLVH tại các địa phương, các nhà văn
hóa, phịng văn hóa…Ngồi ra, Khoa cịn tham gia giảng dạy môn âm nhạc cho các
ngành học khác trong nhà trường như: Giáo dục mầm non, Giáo dục Đặc biệt,
Công tác xã hội, Giáo dục Công dân, Việt Nam học… Hiện nay, với quy mô đào
tạo hơn 500 sinh viên và 16 cán bộ giảng viên, trong đó có 5 thạc sĩ và 3 đang học
thạc sĩ. Khoa âm nhạc đã và đang phát triển ngày một vững mạnh cả về số lượng
và chất lượng, đáp ứng tốt các nhiệm vụ cũng như sự phát triển chung của Nhà
trường và xã hội.

Khoa Tiếng Anh
Hiện nay khoa Ngoại ngữ chuyên đào tạo cung cấp các chương trình đào tạo cao
đẳng sư phạm Anh văn và tiếng Anh Thương mại du lịch. Từ nhiều thập kỷ nay,
khoa Ngoại ngữ đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo giáo viên tiếng
Anh bậc tiểu học và trung học cơ sở có uy tín của Hà Nội, cung cấp đội ngũ giáo
viên có chất lượng cho các trường tiểu học, THCS, các trung tâm ngoại ngữ, và các
tổ chức quốc tế.

Khoa cơ bản


Khoa Cơ Bản được xây dựng và hình thành từ năm 2007. Sau bảy năm thành lập,
khoa không ngừng lớn mạnh, đảm nhận vai trò quan trọng trong giảng dạy và đào
tạo của nhà trường.Khoa có nhiệm vụ giảng dạy tất cả các học phần thuộc khối
kiến thức giáo dục đại cương như Lý luận chính trị, Tâm lý Giáo dục, Ngoại ngữ,
Tiếng việt thực hành, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng An ninh nhằm trang
bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận kiến
thức chuyên ngành một cách hiệu quả nhất.


Khoa Giáo dục đặc biệt
Khoa Giáo dục đặc biệt thành lập ngày 08/05/2003 với nhiệm vụ đào tạo giáo
viên Giáo dục đặc biệt trình độ Cao đẳng. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay,
khoa tập trung đào tạo các chuyên ngành giáo dục trẻ khuyết tật lứa tuổi mầm
non bao gồm: Giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, Giáo dục trẻ khuyết tật nghe nói và
Giáo dục hịa nhập.
Khoa Giáo dục Mầm Non
Khoa giáo dục Mầm non là một trong những khoa được thành lập sớm nhất
trường, gồm tổ tâm lý giáo dục, tổ giáo dục thể chất và tổ giáo dục trí tuệ. Chương
trình giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non nhằm đào tạo
giáo viên mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giáo viên mầm non được đào
tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương


trình giáo dục mầm non, có khả năng đáp ứng được sự phát triển của giáo dục
mầm non, có kỹ năng tự bồi dưỡng.

Khoa Mỹ thuật
Khoa Mỹ thuật Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có tiền thân là tổ tạo hình
của Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 1. Năm 2003, Khoa
được thành lập với 8 cán bộ giảng viên. Đến năm 2014, Khoa đã có 25 cán bộ
giảng viên với 90% đạt trình độ thạc sĩ. Khoa thực hiện chức năng đào tạo, nâng
cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy cho hệ thống các trường Mầm non, các
trường Tiểu học và các trường Phổ thông trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó cịn
bồi dưỡng, nâng cao trình độ tư duy sáng tạo cho các nhà thiết kế đồ họa, Thiết kế
thời trang trong tương lai.

Khoa Công Nghệ Thông Tin

Khoa Công Nghệ Thông tin là một khoa trẻ của trường Cao đảng Sư phạm Trung
ương. Tuy vậy, khoa đã thể hiện được những ưu điểm nổi bật, góp phần mình vào
giai đoạn phát triển của trường theo hướng đa ngành. Khoa đã đào tạo được 8 loại
mã ngành công nghệ thông tin, sư phạm tin học , hệ thống thông tin quản lý, kinh
tế gia đình, sư phạm kĩ thuật cơng nghiệp, công nghệ thiết bị trường học, song
ngành giáo dục mầm non – công nghệ thông tin, song ngành giáo dục mầm non –
kinh tế gia đình.

Khoa Quản lý – Văn thư


9

[A AB
5 L

H + R

`1

_ "1:

!

P

+ R
f

1.4.


7

\ ! 0T ] ^H

4

+ R b %
I

@(

1 12

0?+'

"C
"- & (

&

"C

"

& '(

#

d B

' F"

1

a

3+O

P

H

!

SM

]\ !

1 F 1

F 1

"
$

F

\ !

JY

$ e

&

"_

"_ H

# # % !

5J
FI

#

E O F 1 JT H + R

P
/ # #

(

cB

? + 5 "
&

) '

Các loại hình đào tạo


Những năm gần đây, do các mã ngành đào tạo tăng lên cùng với uy tín của Nhà
trường nên lượng thí sinh đăng ký thi vào Trường ngày càng đông và quy mô đào
tạo của Trường ngày càng mở rộng. Hàng năm, Nhà trường tuyển sinh gần 5000 thí
sinh cho các hệ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.Việc xây dựng chương trình
đào tạo cũng luôn được chú trọng và chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Đến nay,
chương trình khung và chương trình chi tiết của các ngành đào tạo đều đã được
hoàn thành, trong đó có chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non và Giáo
dục Đặc biệt trình độ Cao đẳng đã được Bộ trưởng phê chuẩn dùng cho các trường
đào tạo Giáo viên Mầm non trong cả nước.Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà
trường luôn quan tâm, chỉ đạo việc biên soạn và dịch tài liệu, giáo trình phục vụ


1.5.

Kết quả hoạt động khoa học


2.

Khoa Cơ bản

2.1.

Giới thiệu chung

2.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên


2.3. Một số thành tích đóng góp của khoa trong sự nghiệp phát triển của nhà

trường

PHẦN III: KẾ HOẠCH TOÀN ĐỢT THỰC TẬP
NGÀY

NỘI DUNG THỰC HIỆN

THÁNG
TUẦN 1

Ý KIẾN CÁ NHÂN



TUẦN 2

TUẦN 3


TUẦN 4

Tuần 5


TUẦN 6


TUẦN 7

TUẦN 8




PHẦN IV: NỘI DUNG THỰC TẬP






Bài giảng 1: Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp



Bài giảng 2: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp


×