Mục lục
Lời mở đầu
I. Tìm hiểu chung về Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật………..2
1. Khái quát chung ……………….…………………………………...…….4
2. Chức năng …………………………………………………………….….4
3. Nhiệm vụ ………………………………………………………………...5
4. Cơ cấu tổ chức …………………………………………………………...5
II. Kết quả quá trình tìm hiểu, tham gia kiến tập của cá nhân tại Ban
sách Quốc tế - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật ………………7
1. Vài nét về Ban sách Quốc tế ……………………………………………..7
2. Các thể loại sách chủ yếu .....................................................................8
3. Công tác biên tập - xuất bản tại Ban sách quốc tế ………………………8
4. Kết quả quá trình kiến tập của cá nhân tại Ban sách Quốc tế ………….10
5. Ý kiến đề xuất ……………..………………………………………………11
6. Kinh nghiệm rút ra cho bản thân ………………………………………..12
6.1. Đối với việc khai thác bản thảo ……………………………………….13
6.2. Đối với công tác cộng tác viên ………………………………………..13
6.3. Đối với việc đọc, thẩm định bản thảo ...………………………………13
6.4. Đối với công tác biên tập ……………………………………………..14
III. Kết luận ………………………………………………………………14
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục đích giúp sinh viên của chuyên ngành Xuất bản năm thứ ba
của khoa Xuất bản - Học viện Báo chí và tuyên truyền tiếp cận với hệ thống
chính trị các cấp từ trung ương đến cơ sở, cơng tác nghiên cứu và giảng dạy
chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chính trị, các viện, học
viện, gắn lý thuyết với thực tiễn chính trị nhằm hồn thiện kiến thức chính
trị với chun ngành Xuất bản của bản thân sinh viên, phục vụ cho các mơn
học trong chương trình đào tạo.
Trong đợt kiến tập em đã có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu
và tham gia vào q trình, cơng tác biên tập, xuất bản tại Ban sách Quốc tế,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Đợt kiến tập này, một mặt tạo điều
kiện cho em hiểu được những công việc xung quanh công tác biên tập, xuất
bản, mặt khác giúp em được trực tiếp tham gia công việc, có điều kiện thực
hành những kiến thức đã được học vào cơng việc. Qua đó, em đã học hỏi,
tích lũy được thêm nhiều tri thức, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý
báu trên phương diện là một biên tập viên của nhà xuất bản.
Để đạt được những kết quả trên, trước hết em xin chân thành cảm ơn lãnh
đạo Khoa Xuất bản cùng những giảng viên hướng dẫn trong khoa, người đã
tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để em được kiến tập tại Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật. Đặc biệt là chị Nguyễn Thị Thành Giang người trực tiếp hướng dẫn em trong đợt kiến tập này.
Về phía nhà xuất bản, em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – Sự thật và Ban sách Quốc tế đã tạo cơ hội và tận tình
giúp đỡ em trong quá trình kiến tập. Và để đạt được những kết quả đó em
chân thành cảm ơn cơ Nguyễn Kim Nga (Trưởng Ban sách Quốc tế) và các
anh, chị biên tập viên Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia –
Sự thật - người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em tìm hiểu, tham gia các
hoạt động của Ban và giúp em hoàn thành báo cáo kiến tập này.
Do thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên trong báo
cáo kiến tập này không tránh khỏi những sai sót, em kính mong thầy, cơ có ý
kiến đóng góp để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIẾN TẬP
TẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
I. Tìm hiểu chung về Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
1. Khái quát chung
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật (National Political
Publishing House) là đơn vị sự nghiệp trung ương của Đảng Cộng sản Việt
Nam đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí thư Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, có chức năng là cơ quan xuất bản chính trị
của Đảng và Nhà nước Việt Nam, hoạt động theo luật xuất bản. Nhà xuất
bản ra đời sau Cách mạng Tháng Tám và đã có 70 năm hoạt động vững
mạnh trong lĩnh vực xuất bản, trở thành công cụ đắc lực, phục vụ cho các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước.
Từ khi thành lập đến đầu năm 2013, trụ sở của Nhà xuất bản ở 24,
Quang Trung, Hà Nội và các chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành như TP.Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi và Nha Trang.
2. Chức năng
Căn cứ Quyết định của Bộ Chính trị số 68-QĐ/TW ngày 3-4-2003.
Điều 1, về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật: “Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật là đơn vị sự
nghiệp trung ương của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xun
của Ban Bí thư, có chức năng là “cơ quan xuất bản chính trị của Đảng và
Nhà nước, hoạt động theo Luật xuất bản”.
3. Nhiệm vụ
Căn cứ Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 3-4-2003. Điều 1, về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật
- Biên tập, xuất bản:
Tổ chức biên tập, xuất bản các sách chính trị, lý luận và pháp luật, góp
phần làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí
chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao kiến thức của nhân dân
về chính trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới và hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nghiên cứu khoa học:
Tổ chức nghiên cứu khoa học xuất bản nhằm phục vụ trực tiếp cho
công tác biên tập, xuất bản và đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư các vấn
đề về lĩnh vực xuất bản sách lý luận chính trị.
Tham gia nghiên cứu các chương trình quốc gia, đề tài khoa học xã
hội cấp nhà nước, cấp ban, bộ; góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về
chính trị, lý luận, pháp luật; về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội.
4. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật:
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật được tổ chức theo cơ cấu tổ chức
của cơ quan sự nghiệp xuất bản có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động thường xuyên.
- Lãnh đạo Nhà xuất bản gồm:
+ Giám đốc kiêm Tổng Biên tập
+ Từ 3-4 Phó Giám đốc và Phó Giám đốc kiêm Phó tổng biên tập.
+ Hội đồng khoa học - biên tập gồm Chủ tịch là Giám đốc kiêm Tổng
biên tập, các Phó Chủ tịch là các Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng biên tập và
các ủy viên.
(Theo quyết định của Bộ chính trị số 68- QĐ/TW ngày 3-4-2003 về
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Nhà xuất bản (Chính trị quốc gia - Sự
thật)).
- Ban Giám đốc:
+ Hoàng Phong Hà, Q.Giám đốc – Tổng biên tập.
+ Đỗ Quang Dũng, Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập.
+ Trần Quốc Dân, Phó Giám đốc.
+ Vũ Trọng Lâm, Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập.
- Các ban biên tập và đơn vị chuyên môn:
+ Ban sách Đảng
+ Ban sách Kinh điển - Lý luận
+ Ban sách Nhà nước và Pháp luật
+ Ban sách Kinh tế
+ Ban sách Giáo khoa và Tham khảo
+ Ban sách Quốc tế
+ Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học
- Khối tham mưu, phục vụ
+ Văn phòng
+ Vụ kế hoạch và Thư ký biên tập
+ Vụ Tài chính - Kế toán
+ Vụ Tổ chức và đào tạo cán bộ
- Khối sản xuất kinh doanh
+ Trung tâm Phát hành sách
+ Trung tâm Tổ chức in
+ Nhà in sự thật
- Các chi nhánh
+ Chi nhánh Nhà xuất bản tại TP. Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Đồng bằng sơng Cửu Long tại Cần Thơ
+ Chi nhánh miến Trung – Tây Nguyên tại Huế
+ Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên tại Đà Nẵng
+ Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên tại Quảng Ngãi
+ Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên tại Nha Trang.
II. Kết quả quá trình tìm hiểu, tham gia kiến tập của cá nhân tại Ban
sách Quốc tế - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
1. Vài nét về Ban sách Quốc tế
Ban sách Quốc tế, là một trong 6 ban sách của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật. Tính đến thời điểm năm 2016, Ban sách Quốc tế, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật có 12 người. Trong đó có 1 Trưởng
ban và 11 biên tập viên.
Vị trí của Ban sách quốc tế là đơn vị trực thuộc Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, một trong bảy ban biên tập, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Q.
Giám đốc - Tổng biên tập hoặc Phó giám đốc – Phó Tổng biên tập được ủy
quyền.
Ban sách quốc tế có chức năng là tổ chức biên tập và xuất bản các
sách chuyên sâu về quốc tế, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Làm sáng tỏ đường lối đối ngoại của Đảng từ trước tới nay, nhất là
quan điểm của Đại hội XII của Đảng.
+ Học tập, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế và xã hội (cả
thành công và thất bại) của các nước trên thế giới nhằm giúp ta tránh những
vấp váp trong quá trình xây dựng đất nước.
+ Cung cấp những tư liệu tham khảo bổ ích về khoa học – công nghệ
hiện đại, kinh tế tri thức về tồn cầu hóa, khu vực hóa.
+ Nghiên cứu các vấn đề về chủ nghĩa tư bản hiện đại, cung cấp
những kiến thức thông tin quốc tế bổ ích cho cán bộ đảng viên và bạn đọc về
các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Ban sách quốc tế có những quyền hạn sau:
+ Xây dựng kế hoạch đề tài biên tập xuất bản dài hạn và hằng năm để
Q.Giám đốc - Tổng biên tập duyệt.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt, đặc biệt là các đề tài trọng
tâm.
+ Biên tập nội dung sách của Ban.
+ Tổ chức và đồng tổ chức các hội nghị cộng tác viên, hội nghị khoa
học về những đề tài đã được Ban Giám đốc duyệt.
2. Các thể loại sách chủ yếu.
- Sách kinh điển.
- Sách văn kiện của Đảng và Nhà nước.
- Sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo.
- Sách lịch sử truyền thống.
- Sách lý luận chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Sách pháp luật.
- Sách Giáo khoa, Giáo trình.
- Sách Quốc tế và tham khảo.
3. Công tác biên tập - xuất bản tại Ban sách quốc tế
Giống như công tác biên tập xuất bản tại các Ban cũng như các nhà
xuất bản khác, biên tập viên tại Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia - Sự thật phải đảm nhiệm việc thực hiện một quy trình biên tập,
xuất bản chặt chẽ bao gồm nhiều cơng đoạn có tính chất chun mơn, nghiệp
vụ cao, địi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng hết mực.
Quy trình biên tập, xuất bản này gồm những công tác sau :
Đầu tiên là công tác khai thác, tổ chức bản thảo. Đây chính là khâu mà
các biên tập viên phải nhạy bén, chủ động tìm kiếm đề tài và tìm nguồn bản
thảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ban; phải có nội dung tốt, có
những vấn đề mới, sâu sắc và thực sự cần thiết cho xã hội.
Trong công tác tổ chức bản thảo, biên tập viên vừa tìm đề tài, nguồn
bản thảo vừa phải biết tổ chức công tác viên tác giả, bởi lẽ tác giả chính là
chủ thể sáng tạo ra tác phẩm, là nguồn nhân lực tạo ra “nguyên liệu đầu vào”
cho nhà xuất bản. Công tác tổ chức cộng tác viên địi hỏi các biên tập viên
phải có năng lực, tầm nhìn trong việc tìm kiếm các tác giả phù hợp với kế
hoạch đề tài, với nhu cầu tri thức của xã hội.
Biên tập viên phải nhận được bản thảo đã có đủ số lượng in và đăng
ký kế hoạch xuất bản thì bắt đầu biên tập. Trong quá trình biên tập, biên tập
viên phải làm các công việc sau:
+ Biên tập nội dung: bảo đảm câu văn trong sáng, dễ hiểu, đầy đủ
thành phần câu.
+ Tra cứu các trích dẫn, đặc biệt trích dẫn Mác - Ăngghen tồn tập,
Lênin tồn tập, Hồ Chí Minh tồn tập, văn kiện Đảng phải bảo đảm chính
xác, đúng số trang trích dẫn.
+ Lưu ý các bài viết, đoạn văn có tính chất nhạy cảm. Nếu khơng xử
lý được phải đánh dấu lại, trình các cấp lãnh đạo xử lý.
+ Biên tập hình thức bản thảo: bảo đảm sự thống nhất, trình bày
phơng chữ các chương, mục, phần trong bản thảo.
Sau khi biên tập xong, biên tập viên viết lời Nhà xuất bản hoặc chú
dẫn của Nhà xuất bản tùy vào từng bản thảo cụ thể. Sau đó đóng quyển, nộp
trưởng ban duyệt.
+ Trưởng ban biên tập duyệt xong, biên tập viên đưa lên Vụ Thư ký
và kế hoạch biên tập duyệt. Sau đó trình Phó Giám đốc – Phó Tổng biên tập
phụ trách ban duyệt. Cuối cùng Q.Giám đốc - Tổng biên tập sẽ duyệt in.
+ Sau khi bản thảo được Q. Giám đốc – Tổng biên tập duyệt in sẽ ra
bông, can để đọc kiểm tra. Bản can sau khi được Trưởng ban biên tập ký xác
nhận đưa xuống nhà in sẽ được in thành sách.
Trong công tác biên tập bản thảo, biên tập khơng đơn thuần chỉ chỉnh
sửa từ ngữ, chính tả cho tác phẩm mà còn biết phải chỉnh lý kết cấu sao cho
phù hợp, logic, phù hợp với nội dung của tác phẩm và quy chuẩn về thể thức
trình bày của nhà xuất bản. Như vậy, biên tập viên vừa phải bảo đảm tốt nội
dung của bản thảo vừa phải đảm nhiệm chu đáo cơng việc trình bày minh
họa kỹ - mỹ thuật của sách sẽ xuất bản.
Hiện nay, công tác biên tập tại Ban và nhà xuất bản thường được thực
hiện theo hình thức nhóm. Đặc điểm của hình thức này là một nhóm biên tập
viên cùng nhau làm việc với một bản thảo (thường là bản thảo có dung
lượng lớn). Bản thảo được chia ra nhiều phần, chia cho một nhóm biên tập
viên và mỗi biên tập viên phụ trách biên tập một phần. Biên tập theo hình
thức nhóm có ưu điểm là nhanh chóng, sẽ có nhiều người cùng chịu trách
nhiệm về bản thảo và trong q trình làm việc có điều kiện giúp đỡ nhau.
Tuy nhiên, do nhiều người cùng làm việc với một bản thảo nên có thể
xảy ra vấn đề không thống nhất trong cách biên tập bản thảo hay bất đồng
quan điểm giữa các thành viên trong nhóm.
4. Kết quả quá trình kiến tập của cá nhân tại Ban sách Quốc tế
Trong thời gian kiến tập tại Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật, ngoài việc tham gia một số hoạt động chung của Ban em
đã được tiếp cận và tham gia trực tiếp vào công tác biên tập bản thảo sau:
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930 - 2007. Văn
kiện IV năm 1976 - 1985. Bản Thảo dày 715 trang nhưng chúng em 5 người
sinh viên Lào được chia nhau biên tập mỗi người được 143 trang, (khổ 16 x
24 cm). Em đã biên tập từ trang 1 – 143.
* Biên tập và viết nhận xét bản thảo 143 trang:
- Nội dung:
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là mối quan hệ lâu bền từ
trước tới nay, là lịch sử phát triển khơng ngừng mối quan hệ hợp tác tồn diện
của nhân dân hai nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sau
này là Đảng của mỗi nước đã làm nên những chiến cơng chói lọi trong lịch sử
hai dân tộc và đi vào lịch sử thế giới như một biểu tượng sáng ngời về tinh thần
đoàn kết quốc tế vô sản, một tấm gương mẫu mực trong lịch sử quốc tế. Vì vậy
cái mới của bản thảo này là cung cấp cái nhìn cụ thể, sâu rộng về công cuộc đổi
mới và nâng cao tối đa những thành quả quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về
chính trị, giáo dục và kinh tế. Từ đó, đánh giá tác động của chính trị, giáo dục và
kinh tế đến nay 54 năm, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, và 39 năm,
ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào, vần đề còn nhiều mới mẻ và
thách thức.
+ Nội dung bản thảo trực tiếp liên quan đến vấn đề kinh tế - chính trị, định
hướng phát triển của hai Đảng và hai Nhà nước.
+ Đối tượng bạn đọc: Cộng đồng trong nước và ngoài nước, trong trường
học, bạn đọc chuyên ngành lịch sử, kinh tế - chính trị,… và tất cả các bạn quan
tâm đến vấn đề này.
+ Tuy nhiên, còn gặp phải nhiều hạn chế. Nội dung một số đoạn còn bị
lặp lại, thiếu so với mục lục và một số từ ngữ được sử dụng không phải từ phổ
thơng.
- Hình thức:
+ Ngơn ngữ: Tiếng Lào
+Trong các bản thảo mà em đã được tiếp cận và tham gia vào công tác
biên tập, em đã được biên tập viên giao bản thảo biên tập trực tiếp bản thảo sau:
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930 – 2007 gồm 3
phần chính.
+ Phần 1: Lời giới thiệu tập IV
+ Phần 2: Nội dung chính ( 2 phần nhỏ )
+ Phần 3: Mục lục
Tuy nhiên, nội dung được trình bày chưa đúng so với kết cấu đã được
trình bày trong mục lục. Tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng được thể hiện bằng các
hình vẽ, hình ảnh và nguồn trích dẫn số liệu chưa rõ ràng, một số số liệu cịn
mâu thuẫn, cách trình bày chưa thống nhất, chưa logic khoa học.
5. Ý kiến đề xuất.
- Trình bày lại kết cấu bản thảo.
- Cập nhật số liệu mới.
- Sửa chữa lại hình thức, nội dung của hình vẽ, hình ảnh.
- Thêm chú thích.
- Thống nhất trình bày hình thức tiêu đề các mục, các phần.
- Ưu điểm
+ Nội dung bản thảo cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của đất
nước, chứa đựng nhiều thơng tin có giá trị, là tài liệu nghiên cứu, tham khảo
hữu ích đối với bạn đọc muốn tìm hiểu những “lịch sử quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào, Lào – Việt Nam” hiện tại và tương lại.
- Nhược điểm
+ Bản thảo còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ chưa chính xác.
Bản thân em do kiến thức chuyên sâu về chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội cịn hạn chế, nên trong quá trình tham gia trực tiếp biên tập, em mới chỉ
dừng lại ở việc đọc, nghiên cứu nội dung bản thảo để nắm bắt các thông tin
trong bản thảo, đọc để sốt lỗi chính tả và đề xuất phương án sửa chữa,... Xác
định đây là bản thảo khó, có nguồn trích dẫn phong phú, phức tạp, biên tập
viên Ban sách Quốc tế của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã tiến
hành gia công, biên tập, sửa chữa kỹ lưỡng, tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và
cơng sức tra cứu nguồn trích dẫn… Trên cơ sở những phần mà biên tập viên
đã sửa, em cũng tự nghiên cứu, phân tích để trả lời cho các câu hỏi: Tại sao
biên tập viên lại phải sửa như vậy? Sửa như thế đã chính xác hay chưa?...
Những chỗ nào khơng hiểu hoặc chưa rõ thì em hỏi cô hướng dẫn.
Đây thực sự là những kinh nghiệm hữu ích giúp em có sự hình dung rõ rệt
về nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời xác định được những công việc cần
làm trong thời gian tới.
6. Kinh nghiệm rút ra cho bản thân
Cơng việc biên tập là loại hình cơng việc trí tuệ nặng nhọc do cán bộ
biên tập đảm nhiệm. Nó được coi là q trình sáng tạo tiếp theo của tác giả
bản thảo. Công tác biên tập vừa có giá trị hồn thiện bản thảo vừa góp phần
nâng cao chất lượng bản thảo nhờ sự đầu tư “chất xám” của cán bộ biên tập.
Trong thời gian kiến tập tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và được
trực tiếp biên tập các trang bản thảo, em đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau đây:
6.1. Đối với việc khai thác bản thảo
- Trong công tác khai thác bản thảo, biên tập viên phải có sự tinh nhạy
với cái mới, khơng ngừng cập nhật thơng tin và có sự chủ động, nhanh nhẹn
trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông để tiếp cận được với nhiều
nguồn thông tin khác nhau.
- Để có những bản thảo có chất lượng, biên tập viên cần chủ động,
linh hoạt trong việc tìm hiểu, nắm bắt được những tác phẩm có giá trị, phù
hợp với tình hình mới mà tác giả đã hoặc đang nghiên cứu.
6.2. Đối với công tác cộng tác viên
- Duy trì và giữ mối quan hệ thường xuyên với các tác giả đã có.
Đồng thời, tiếp tục mở rộng đội ngũ công tác viên mới; chủ động nắm bắt
thông tin một cách nhanh nhạy về các tác phẩm có giá trị mà tác giả dự định
xuất bản.
- Thực hiện đúng ngun tắc: tơn trọng, bình đẳng trong quan hệ với
tác giả, cộng tác viên; nếu có bất cứ vấn đề gì về nội dung, kết cấu bản thảo
cần trao đổi thì phải liên hệ với tác giả để thống nhất.
- Khi liên hệ với tác giả để trao đổi về nội dung, kết cấu bản thảo cần
thẳng thắn nhưng phải hết sức khéo léo, luôn giữ thái độ chân thành, tế nhị,
nhẹ nhàng, đặc biệt với những tác giả khó tính.
6.3. Đối với việc đọc, thẩm định bản thảo
- Đọc, thẩm định ở đây chủ yếu để thâu tóm nội dung chính và nắm
bắt kết cấu của bản thảo, phát hiện những vấn đề nhạy cảm về chính trị (nếu
có). Muốn vậy, biên tập viên cần nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước.
- Việc đọc, thẩm định bản thảo không nên biên tập chi tiết ngay, tức là
đọc và chỉnh sửa ngay câu cú, từ ngữ trong bản thảo, mà trước hết biên tập
viên phải đọc để thực sự hiểu về nội dung bản thảo tác giả muốn đề cập.
Đồng thời, biên tập viên phải đứng trên cương vị vừa là độc giả để xem nội
dung tác phẩm đã đáp ứng được nhu cầu bạn đọc hay chưa.
6.4. Đối với công tác biên tập
Biên tập viên cần lưu ý:
- Nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Khi nhận bản thảo để biên tập, trước hết phải đọc để nắm được kết
cấu, nội dung của bản thảo. Nếu kết cấu nội dung bản thảo hợp lý, trình bày
logic, khoa học thì mới tiến hành sửa chữa, biên tập. Ngược lại, kết cấu nội
dung bản thảo được sắp xếp, trình bày chưa hợp lý thì sẽ trao đổi với tác giả
và đề xuất phương án sửa chữa cho phù hợp.
- Trong quá trình biên tập, sửa chữa cần chính xác nguồn trích dẫn,
viết hoa các thuật ngữ nước ngồi, nếu nội dung nào chưa rõ thì phải đánh
dấu lại để trao đổi với tác giả, từ đó thống nhất phương án sửa chữa.
- Ngôn từ sử dụng phải phù hợp với phong cách của tác phẩm, chú ý
các lỗi chính tả, những bất hợp lý về ngơn từ đặc biệt là trong các tác phẩm
đồng tác giả. Kiểm tra sự hiện diện chính xác của các hình, hộp, bảng minh
họa và những phần phụ (phụ lục, chú giải các tên họ, danh sách các thuật
ngữ chuyên môn, bảng chỉ dẫn các đề mục và tên họ,...)
- Thống nhất hình thức bản thảo (viết hoa, viết tắt,…)
III. Kết luận
Trong thời gian kiến tập tại Ban sách Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia - Sự thật. Mặc dù thời gian kiến tập trong 4 tuần (05/05/2014 30/05/2014), nhưng em thực sự đã học hỏi, tiếp thu được nhiều kiến thức và
kinh nghiệm thực tế trong công tác biên tập, xuất bản nói chung và cơng tác
biên tập xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật nói riêng. Để
có được những kết quả đó, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân, cịn có sự
quan tâm, chỉ bảo nhiệt tình của các cơ, chú, anh, chị đang cơng tác tại Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, nhất là các cô, chị trong tập thể Ban
sách Quốc tế. Trong thời gian tới, em mong muốn tiếp tục nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị ở Nhà xuất bản, đồng thời, em
kính mong nhận được sự giúp đỡ của thầy, cơ để bài báo cáo của em được
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐƠN VỊ KIẾN TẬP: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
Sinh viên thực hiện: Sin Sang Xayalath
Khoa: Xuất bản
Lớp : Xuất bản K31
Hà Nội, Ngày 02 tháng 06 năm 2014.