Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM ĐỀ BÀI Nhân cách người phạm tội: khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại và quá trình phát triển nhân cách người phạm tội. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.94 KB, 20 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM
ĐỀ BÀI SỐ 02
“Nhân cách người phạm tội: khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại và
quá trình phát triển nhân cách người phạm tội. Liên hệ thực tiễn”

N04 – TL1

LỚP

:

NHÓM

: 05

Hà Nội, tháng 02 năm 2022

1


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ
KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
Nhóm số: 05 Lớp: N04 – TL1
Khóa: K43
Tổng số thành viên của nhóm:……13……………………………………………………………………
Có mặt: ……………………13…………………………………………………………………………...
Vắng mặt: …………0…….. Có lý do: ………………… Khơng lý do: ………………………………...


Nội dung: …Bài tập nhóm……………………………………………………………………………......
Tên bài tập: Nhân cách người phạm tội: khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại và quá trình phát
triển nhân cách người phạm tội. Liên hệ thực tiễn
Môn học: Tâm lý học tội phạm
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số
05, kết quả như sau:

Đánh giá của
SV
STT

Mã SV

SV

tên

Họ và tên

A

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13

432212
432219
432221
432238
432245
432247
432250
432256
432261
432263
440801
440857
441009

Vũ Long Khánh
Vũ Thái
Nơng Thanh
Lê Thị Minh
Nguyễn Phạm Minh
Nguyễn Thành
Nguyễn Thị Bích
Lê Hải
Ngô Chiến
Nguyễn Văn
Dương Thị

Hà Thị
Lương Thị

Đánh giá của
GV

Khánh
Hưng
Tuyền
Hằng
Hiếu
Tuệ
Ngọc
Long
Công
Phương
Ngân
Thưởng
Huệ

Kết quả điểm bài viết: ............................
- Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
- Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
Kết quả điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:………………

B

C


Điểm
(số)

Điểm
(chữ)

GV
ký tên

A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2022
NHÓM TRƯỞNG

DƯƠNG THỊ NGÂN

2



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
1. Lý luận về nhân cách người phạm tội ............................................................ 1
1.1. Khái niệm nhân cách người phạm tội ...................................................... 1
1.2. Cấu trúc nhân cách người phạm tội ......................................................... 2
1.3. Phân loại nhân cách người phạm tội ........................................................ 2
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách người phạm tội
......................................................................................................................... 4
1.4.1. Yếu tố bẩm sinh di truyền. ................................................................. 4
1.4.2. Yếu tố xã hội. ..................................................................................... 4
1.4.3. Những khiếm khuyết trong quá trình hội nhập hóa cá nhân. ............ 5
2. Liên hệ thực tiễn về nhân cách người phạm tội qua một vụ án cụ thể .......... 7
2.1. Nội dung vụ án ......................................................................................... 7
2.1.1. Cuộc đời ............................................................................................. 7
2.1.2. Quá trình phạm tội............................................................................. 8
2.2. Phân tích nhân cách người phạm tội qua vụ án ....................................... 9
2.2.1. Phân tích cấu trúc nhân cách của “Aileen Wuornos” ...................... 9
2.2.2. Phân loại nhân cách của “Aileen Wuornos” .................................. 10
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của “Aileen Wuornos” ....... 11
3. Một số giải pháp nhằm cải thiện nhân cách người phạm tội và ngăn ngừa tái
phạm tội ............................................................................................................ 13
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 17

3


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, vấn đề nhân cách đang trở thành trung tâm nghiên cứu của các
ngành khoa học như triết học, xã hội học, y học, giáo dục học, tâm lý học...
Nhân cách con người không phải được sinh ra, mà là được hình thành. Nhân
cách người phạm tội được hình thành trong quá trình thực hiện tội phạm, q
trình tác động qua lại giữa cá nhân với mơi trường sống xã hội tiêu cực. Việc
nghiên cứu tìm hiểu nhân cách người phạm tội có ý nghĩa rất lớn trong việc thực
hiện mục đích phịng, ngừa tội phạm. Do đó nhóm chúng em lựa chọn đề tài số
02: “Nhân cách người phạm tội: khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại và
quá trình phát triển nhân cách người phạm tội. Liên hệ thực tiễn” là nội dung
cho bài tập nhóm mơn Tâm lý học tội phạm để đưa ra những quan điểm về lý
luận và thực tiễn từ đó phân tích được nhân cách người phạm tội qua những vụ
án có thật dưới góc nhìn của sinh viên ngành Luật học.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lý luận về nhân cách người phạm tội
1.1. Khái niệm nhân cách người phạm tội
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một con người biểu hiện
ở bản sắc và giá trị xã hội của người đó . Khi xem xét nhân cách có thể xem xét
trong các quan hệ xã hội lịch sử cụ thể, vị trí của cá nhân trong hệ thống các mối
quan hệ xã hội , địa vị của họ trong cơ cấu xã hội . Nhân cách là toàn bộ các giá
trị mà con người đạt được trong sự trưởng thành xã hội của nó.1 Từ đó, có thể
chia nhân cách làm 2 loại: Nhân cách hợp chuẩn và nhân cách không hợp chuẩn.
Nhân cách người phạm tội - tập hợp các đặc điểm, các nét tiêu biểu của
người phạm tội, quy định thái độ, quan hệ xã hội và hành vi, trong đó có hành vi
phạm tội c ủa người đó. Đây là một điển hình của nhân cách khơng hợp chuẩn,
nhân cách có sự lệch lạc trong định hướng giá trị xã hội, với nhận thức, quan
điểm sai trái, tình cảm tiêu cực và có hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội
được pháp luật hình sự bảo vệ.
Hồng Chí, “Vấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cớt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và
tinh tế nhất của triết lý giáo dục”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Tạp chí Triết học
1


1


1.2. Cấu trúc nhân cách người phạm tội
Xu hướng: nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách, nhân cách phát
triển từ đâu, theo chiều hướng nào là do xu hướng qui định. Xu hướng bao gồm
nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin.
Tính cách: Đó là hệ thống thái độ biểu hiện qua hệ thống hành vi quen
thuộc. Tính cách người phạm tội, nhất là của những đối tượng phạm tội chuyên
nghiệp, tái phạm nguy hiểm thường bao gồm các nét xấu xa, tiêu cực . Họ sống
chà đạp lên đạo đức và dư luận xã hội, bị chi phối và điều chỉnh bởi các mục đích
phản xã hội .
Về năng lực: Hệ thống kĩ năng, kĩ xảo thể hiện tập trung, biểu hiện rõ nhất
năng lực cá nhân - thành tố trong cấu trúc của nhân cách. Trong lĩnh vực kĩ năng,
kĩ xảo, người ta cịn nói đến các yếu tố sở trường, sở đoản của cá nhân. Năng lực
của cá nhân phát triển theo chiều hướng để đạt hiệu quả trong hoạt động phạm tội,
cho nên năng lực của người phạm tội phát triển ở cả những lĩnh vực liên quan tới
hoạt động phạm tội .
Về tình cảm và ý chí: Khác với những người bình thường, đời sống tình
cảm của người phạm tội thường nghèo nàn, các tình cảm cao cấp như tình cảm
đạo đức, tình cảm thẩm mĩ và tình cảm trí tuệ kém phát triển. Các đối tượng phạm
tội ln có ác cảm với các lực lượng chuyên chính, thù ghét chế độ...Cái thiện bị
thay thế dần dần bởi cái ác. Các phẩm chất ý chí tích cực ở người phạm tội kém
phát triển bị lấn át bởi các phẩm chất ý chí tiêu cực.
Khí chất vốn được xem là yếu tố liên quan chặt chẽ với kiểu thần kinh của
con người. Tính ổn định tương đối của khí chất đã làm cho nó ít chịu tác động
trước hồn cảnh bên ngồi.
1.3. Phân loại nhân cách người phạm tội
Có nhiều cách phân loại khác nhau:

* Cách chia thứ nhất: Căn cứ vào mức độ của những đặc điểm, phẩm chất
tâm lý tiêu cực để phân loại về nội dung và cách chia cũng tương tự như trên:
Nhân cách “tội phạm toàn thể”: Người có nhân cách thuộc loại này thường
có thái độ tiêu cực đối với các giá trị xã hội, hành vi phạm tội được định hình,
2


cuộc sống khơng ngồi tội phạm, thường xun gắn liền với tính tốn, hoạt động
phạm tội, khơng dao động ngả nghiêng trong hoạt động phạm tội. Có quan điểm
lệch lạc và hoàn toàn trái ngược với các chuẩn mực xã hội, ý thức pháp luật kém.
Nhân cách “tội phạm cục bộ” có sự phân đơi các phẩm chất, vừa có cả
những phẩm chất tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên phẩm chất tiêu cực thường lấn
át những phẩm chất tích cực, trong những hoàn cảnh thuận lợi những phẩm chất
tiêu cực dễ dàng bộc lộ.
Nhân cách “tội phạm tiểu cục bộ”: Trong nhân cách loại này có vài phẩm
chất tâm lý tiêu cực mà trong tình huống nhất định đã thúc đẩy cá nhân phạm tội.
* Cách chia thứ hai: Căn cứ theo khách thể bị xâm hại và đặc điểm hành vi
phạm tội có thể chia thành 3 loại sau đây:
Nhân cách người phạm tội vụ lợi: Đây là loại nhân cách có định hướng
sống thể hiện rõ tính vụ lợi trong hoạt động, giao tiếp, quan hệ, ứng xử. Thường
xử dụng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong hoạt động phạm tội và trong cuộc
sống hàng ngày. Xu hướng vụ lợi là nhân tố nòng cốt của hành vi cá nhân.
Nhân cách người phạm tội bạo lực: Đây là loại nhân cách với các phẩm
chất điển hình như tính ích kỉ cao, khơng có thái độ dung hịa khi lợi ích cá nhân
bị va chạm, tính quyết đốn cao, nhẫn tâm, tàn bạo, coi thường người khác,
thường sử dụng bạo lực trong giải quyết xung đột, mâu thuẫn, khả năng kiềm
chế, ổn định cảm xúc kém, đời sống tình cảm nghèo nàn, đặc biệt là các tình
cảm cấp cao như: tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ.
Nhân cách người phạm tội vụ lợi- bạo lực: Đây là loại nhân cách có sự pha
trộn, kết hợp các đặc điểm nhân cách của các loại trên.

* Cách chia thứ ba: Căn cứ vào ý thức trong hoạt động phạm tội có thể chia
thành 2 loại sau:
Nhân cách người phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm: Người phạm tội
chuyên nghiệp thông thường cũng là những người tái phạm tội. Những người
thuộc kiểu nhân cách tái phạm tội luôn coi thường pháp luật, hành vi phạm tội
luôn được tiến hành bằng các phương pháp thuần thục và trở nên quen thuộc, ổn
định. Một trong những biểu hiện tâm lý phổ biến của đa số nhứng người tái
phạm tội là sự thờ ơ với khả năng bị trừng phạt, với dư luận xã hội.
3


Nhân cách người phạm tội vô ý: Trái ngược với những phạm tội chuyên
nghiệp, người tái phạm tội, những người vơ ý phạm tội lại khơng có động cơ,
mục đích phạm tội. Nhìn chung họ là những cơng dân bình thường, không cố ý
phạm tội, nhưng là những người thiếu tự giác, tuân thủ kỷ luật, kém khả năng
kiềm chế, tự chủ.
* Cách thứ tư theo A.I.Dongova thì có 3 loại:
Loại hình nhân cách phạm tội có hệ thống: Người có nhân cách loại này
khơng chỉ lợi dụng hồn cảnh mà cịn tự bản thân tạo ra hồn cảnh, vượt qua
mọi trở ngại để thực hiện âm mưu tội lỗi, hành vi phạm tội đã trở thành thói
quen xử sự ở họ.
Loại hình nhân cách phạm tội do chuẩn mực đạo đức, pháp luật lỏng lẻo
không nghiêm: Lối sống đã hình thành trước đây trong sự tác động với tình huống
chuẩn mực đạo đức, pháp luật lỏng lẻo, không nghiêm dẫn đến hành vi phạm tội.
Loại hình nhân cách phạm tội bối cảnh: Người có nhân cách loại này
thường có hành vi phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh xung đột.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách người phạm tội
1.4.1. Yếu tố bẩm sinh di truyền.
Yếu tố bẩm sinh di truyền ở đây được hiểu là các đặc điểm về cấu tạo, chức
năng giải phẫu sinh lý của con người, chủ yếu là bộ não, hệ thần kinh và các

giác quan. yếu tố sinh vật có ảnh hưởng nhất định đến những đặc điểm tâm lí
trong nhân cách người phạm tội, là cơ sở, tiền đề của hành vi phạm tội nhưng
không quyết định hành vi phạm tội của cá nhân. Đây là vấn đề có ý nghĩa
phương pháp luận trong nghiên cứu đánh giá tâm lí, nhân cách người phạm tội.
1.4.2. ́u tớ xã hội.
Ảnh hưởng của khiếm khuyết trong môi trường cá nhân sống và hoạt động
là nhân tố xã hội trực tiếp làm nảy sinh các phẩm chất tâm lý tiêu cực trong nhân
cách người phạm tội. Đó là mơi trường sống cụ thể của cá nhân với những nhân
tố lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ xã hội, không
thuận lợi cho sự phát triển nhân cách... Đặc biệt là tác động không lành mạnh từ
gia đình như bầu khơng khí khơng thuận hịa, có người phạm tội, nếp sống thiếu
văn hóa, giáo dục sai lầm, hồn cảnh kinh tế thiếu thốn, khó khăn, thiếu việc
4


làm... Tác động của gương xấu của bạn bè và những người xung quanh. Tác
động tiêu cực của đường phố, làng xã, nơi cư trú. Tác động tiêu cực của sách
báo, phim ảnh và các loại văn hóa đồi trụy khác. Tác động xấu của hồn cảnh
xung đột, bất hịa, do đụng chạm về quyền lợi và do quan hệ ứng xử khơng đúng
mực. Tác động chính của các hiện tượng phạm tội, phạm pháp và các tệ nạn
đang hàng ngày xảy ra trong xã hội...
Ngoài ra, những thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội
cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách của người phạm tội. Đất nước ta đang
trong quá trình đổi mới, pháp luật chưa hồn thiện, chồng chéo và cịn có nhiều
sơ hở. Sự thực thi pháp luật của các cơ quan pháp hành có nơi, có lúc chưa
nghiêm, nhất là của những người có quyền lực trong các cơ quan bảo vệ pháp
luật. Hoạt động của các cơ quan điều tra, xét xử, thi hành án còn nhiều bất cập...
đã tạo ra những kẽ hở để một số người đi vào con đường phạm tội
Những nhân tố xã hội trên đây đã tác động hạn chế hay làm mất đi
nhữngphẩm chất tích cực của cá nhân như: thiếu ý thức trách nhiệm đối với xã

hội, cộng đồng; khơng có tinh thần đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực; hạn chế
khả năng tu dưỡng, rèn luyện bản thân...Nó cũng tác động, ảnh hưởng và dần
dần hình thành ở cá nhân những đặc điểm tâm lý tiêu cực như: nhu cầu khơng
lành mạnh, ham muốn làm giàu bất chính; sự phản kháng; tính tự do, vơ kỉ luật;
ý thức coi thường đạo đức, coi thường pháp luật...
1.4.3. Những khiếm khuyết trong quá trình hội nhập hóa cá nhân.
Mặc dù quá trình xã hội hóa cá nhân được điều chỉnh bằng các quy phạm
pháp luật, tuy nhiên vẫn tồn tại những thiếu sót, lệch lạc nhất định, và chúng là
nguyên nhân nảy sinh các phẩm chất tiêu cực của cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến
sự hình thành nhân cách người phạm tội.
Thứ nhất, những thiếu sót khi thực hiện vai trò xã hội của cá nhân đặc biệt là
vai trò trong hoạt động nghề nghiệp, có thể do các nguyên nhân: Cá nhân khơng
có đủ những phẩm chất tâm lý cần thiết mà vai trò xã hội đòi hỏi ở họ; Cá nhân
khơng có đủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hồn thành vai trị xã hội; Cá
5


nhân khơng ý thức được đầy đủ hoặc có khái độ tiêu cực đối với vai trò xã hội của
bản thân. Những thiếu sót này dẫn tới làm giảm tính tích cực của cá nhân khi thực
hiện vai trị xã hội họ không quan tâm, không chú ý đến công việc của mình,
khơng sáng tạo, cẩu thả, thờ ơ, chán nản trong công việc, coi nhẹ trách nhiệm của
bản thân, nảy sinh tính vơ kỷ luật, thiếu ý thức lao động, lười biếng, …
Thứ hai, những thiếu sót trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội
nguyên nhân của những thiếu sót này là do: cá nhân khơng tự giác tiếp thu kinh
nghiệm xã hội; thiếu sót trong kinh nghiệm xã hội của nhóm, tập thể ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tiếp thu kinh nghiệm của cá nhân; do cá nhân chỉ quan tâm
tiếp thu những kinh nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân dẫn đến hệ
thống kinh nghiệm của cá nhân không đầy đủ, phiến diện. Từ những thiếu sót
trên dẫn cá nhân đến việc khơng thực hiện được vai trị xã hội của mình, khơng
thể tham gia tích cực vào đời sống xã hội, làm hạn chế các mối quan hệ giữa cá

nhân với xã hội, làm nảy sinh tích ích kỷ, hẹp hịi, chủ nghĩa cá nhân.
Thứ ba, những thiếu sót trong thực hiện hệ thớng giao tiếp. Những thiếu
sót đó phá vỡ những quan hệ giao tiếp tốt đẹp sẵn có, củng cố thêm những phẩm
chất tâm lý tiêu cực như chủ nghĩa cá nhân, bất mãn với xã hội, đưa con người
đến chỗ phủ nhận các chuẩn mực xã hội, làm tích cực hóa hành vi phạm tội.
Thứ tư, những thiếu sót trong quá trình thích nghi xã hội. Những thiếu sót
trong q trình thích nghi xã hội làm cho cá nhân khơng thể thích nghi với điều
kiện mới, làm xuất hiện thêm những bất đồng và mâu thuẫn giữa cá nhân với xã
hội dẫn đến hành vi chống đối xã hội của cá nhân.
Mặc dù q trình xã hội hóa cá nhân được nhà nước, xã hội quan tâm và
điều chỉnh, tuy nhiên vẫn tồn tại những thiếu sót, lệch lạc nhất định, và chúng là
nguyên nhân nảy sinh các phẩm chất tiêu cực của cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến
sự hình thành nhân cách người phạm tội.

6


2. Liên hệ thực tiễn về nhân cách người phạm tội qua một vụ án cụ thể
2.1. Nội dung vụ án
2.1.1. Cuộc đời
Aileen Carol Wuornos (29/2/1956 – 9/10/2002) là một nữ tội phạm giết
người hàng loạt người Mỹ với tổng số 7 nạn nhân. Wuornos chịu ngược đãi và
bị mọi người xa lánh từ nhỏ. Cả đời của Aileen Wuornos sống quanh những kẻ
tội phạm và chính người phụ nữ này cũng dính đến các vụ phạm tội trước khi
tàn sát nhiều người vào năm 1989, sát hại 7 người đàn ông chỉ trong 1 năm.
Bà ta xuất thân từ Rochester, Michigan (Mỹ) với tên nhũ danh là Aileen
Carol Pittman. Mẹ cô không đủ sức nuôi hai con nên đã giao Aileen và anh trai
Keith cho cha nuôi dưỡng. Người cha này nổi tiếng là vô đạo đức, nên hai đứa
con phải sống trong sự thù hằn của hắn. Nhưng chỉ vài năm sau thì người cha chết
và hai đứa con phải sống với ông bà ngoại - Lauri và Britta Wuornos. Sau khi trở

thành con nuôi hợp pháp, Aileen và Keith được đổi sang họ Wuornos. Nhưng ông
bà ngoại cũng nghiện rượu và hung bạo không kém người cha của hai đứa trẻ.
Aileen chỉ thật sự khám phá họ chính là ơng bà ngoại ruột của mình khi lên 12
tuổi. Lúc đó Aileen bắt đầu nổi loạn chống lại Lauri và Britta Wuornos.
Ngay từ nhỏ, cô đã biết đổi tình lấy kẹo và thuốc lá ở trường học lúc 11
tuổi. Năm 1971, lúc mới 14 tuổi, Aileen mang thai. Trong thời gian này Aileen
có thái độ sống rất xa cách và thù hằn với mọi người chung quanh, cô có con từ
năm 15 tuổi và đã đem đứa bé cho đi làm con ni. Sau đó Wuornos có quan hệ
loạn ln với anh ruột của mình nhưng sau đó cái chết của anh trai Keith đã thay
đổi cuộc sống của cô, cô sống bất cần đời, nghiện ma túy và làm gái điếm lấy
tiền ni thân. Sau đó, Wuornos lao vào cuộc đời của một tên trộm, cướp có vũ
trang, đánh lộn ở các quán bar và thường xuyên ra vào nhà tù, cho tới khi trơi
dạt sang phía nam tới vùng Florida.
Tại Florida, Aileen kết hôn với Lewis Fell, một ơng già giàu có, nhưng sau
khi Aileen bộc lộ bản tính hung bạo và ăn cắp tiền của chồng, cuộc hơn nhân
nhanh chóng kết thúc. Aileen lại bị tống ra đường phố và bước vào cuộc sống
của một ả tội phạm, chuyên làm giấy tờ giả và ăn cắp vặt. Suốt trong nhiều năm
7


trời, Aileen vào tù ra khám như cơm bữa. Năm 1986, Aileen quen biết Tyria
Moore, một ả cũng cùng hội cùng thuyền với mình, trong một quán bar của
người đồng tính luyến ái, người sau này trở thành người tình đồng giới và đồng
phạm của Aileen trong các vụ giết người man rợ.
2.1.2. Quá trình phạm tội
Aileen chuyển đến Florida và kết hôn với một người đàn ông 69 tuổi tên là
Lewis Fell. Tuy nhiên cuộc hơn nhân nhanh chóng kết thúc chỉ sau 9 tuần do
người chồng không chịu được bản tính hung bạo và ăn cắp tiền chồng của Aileen.
Một lần nữa bị tống cổ ra đường, Aileen sống bất cần đời và dính líu vào hàng
loạt hành vi phạm pháp. Năm 1986, cô ta gặp Tyria Moore trong một quán bar

của người đồng tính và cả hai nhanh chóng trở thành tình nhân của nhau. Tyria
Moore sau này trở thành đồng phạm của Aileen trong các vụ giết người man rợ.
Nạn nhân đầu tiên của Wuornos là Richard Mallory, một chủ cửa hàng ở
Palm Harbor, Florida. Có nhân chứng khai đã nhìn thấy Mallory khi ơng đang đi
cùng Wuornos vào ngày 30/11/1989. Một ngày sau, cư dân địa phương phát
hiện chiếc xe hơi của Mallory với một chiếc ví rỗng, một số bao cao su và một
vỏ chai vodka bên trong, bị vứt bỏ tại một khu vực hẻo lánh ở bãi biển Ormond.
Gần 2 tuần sau, cảnh sát mới tìm thấy thi thể của doanh nhân xấu số với 3 viên
đạn găm ở ngực tại một khu vực thuộc vùng biển Daytona.
Vào tháng 5 năm 1990, Aileen giết David Spears (43 tuổi) bằng cách bắn
ông ta sáu phát và cởi hết quần áo nạn nhân. 05 ngày sau khi thi thể của David
được phát hiện, cảnh sát tiếp tục tìm thấy hài cốt của Charles Carskaddon (40
tuổi) người đã bị bắn 9 phát đạn và quăng bên vệ đường.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 1990, Peter Siems (65 tuổi) mất tích trên đường
lái xe từ Florida đến Arkansas. Các nhân chứng sau đó tuyên bố đã nhìn thấy 2
phụ nữ, khớp với mơ tả về Aileen và người tình đồng giới, lái chiếc xe của ơng
này. Dấu vân tay của Aileen sau đó đã được tìm thấy từ chiếc xe và một số đồ
dùng cá nhân của Peter xuất hiện ở các cửa hàng cầm đồ địa phương.

8


Người bán xúc xích Troy Burress bị bắn hai phát và xác bị vứt dưới mương.
Cựu thiếu tá không quân Charles Humphreys bị bắn 6 phát vào đầu và người.
Nạn nhân cuối cùng của Wuornos là Walter Antonio, thi thể găm đầy vết
đạn của người đàn ơng này được tìm thấy ở một đoạn đường ít người qua lại.
Khi thi thể nạn nhân thứ 7 được tìm thấy vào tháng 11/1990, truyền thông bắt
đầu đề cập tới khả năng tồn tại một kẻ sát nhân hàng loạt. Sau khi ghi nhận lời khai
của các nhân chứng và thu thập các chứng cơ, cảnh sát xác định Aileen là nghi
phạm chính. Cơng cuộc tìm kiếm hung thủ trong các vụ án liên tục diễn ra, song

với sự tinh quái của mình, Aileen đã sử dụng rất nhiều tên giả nhằm "cắt đuôi"
hướng điều tra như: Sandra Kretsch, Susan Lynn Blahovec, Lee Blahovec, Cammie
Marsh Greene, Lori Christine Grody. Nhưng "lưới trời lồng lộng”, cuối cùng, cảnh
sát tiến hành bắt giữ cô ta tại một quán bar ở hạt Volusia vào tháng 1/1991.
Các điều tra viên khám phá ra rằng, chỉ trong vòng một năm, Wuornos đã giết
hại tới 7 người đàn ông da trắng tại bang Florida bằng cùng một thủ đoạn là dùng
súng bắn chết nạn nhân, rồi cướp hết tài sản của họ. Sau nhiều cuộc thẩm vấn,
Aileen cuối cùng cũng thừa nhận tội nhưng nói tất cả đều nhằm tự vệ. Song, sau đó
cơ ta khai, động cơ gây án là nhằm trả thù việc bị đàn ông đánh đập và hãm hiếp.
Mặc dù các bác sĩ xác nhận Aileen bị rối loạn tâm thần nặng, nhưng ngày
27/1/1992, tòa vẫn tun án tử hình đối với cơ ta vì những tội ác ghê rợn đã gây
ra. Ngày 9/10/2002, Aileen chính thức bị xử tử bằng tiêm thuốc độc tại Broward.2
2.2. Phân tích nhân cách người phạm tội qua vụ án
2.2.1. Phân tích cấu trúc nhân cách của “Aileen Wuornos”
Về cấu trúc nhân cách của Aileen Wuornos được tập trung vào các mặt đó
là: Tính cách, tình cảm và ý chí; khí chất.
Tính cách của Aileen đã thể hiện rõ sự coi thường pháp luật thông qua việc
giết người hàng loạt mà khơng hề có chút do dự. Thêm vào đó, việc sinh ra trong
Vũ Cao, Báo Cơng an Nhân dân Online, “Bi kịch của Wuornos, kẻ giết người hàng loạt”,
/>truy
cập
ngày
28/01/2021.
2

9


một gia đình khơng hề có chút tình thương u đối với cô đã khiến thị sống một
cách tự do, làm bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật cấm quy định hành nghề.

Thêm vào đó, vì thích ăn chơi sa đọa, lười lao động cũng đã khiến cô trở thành
một con người khơng có nghị lực để phấn đấu mà ăn trộm tiền của chồng mình.
Cơ cũng khơng phải là một con người biết thương yêu, quý mến mọi người.
Điều này xuất phát từ việc sinh ra trong một gia đình khơng mấy hạnh phúc và
bị đối xử vơ cùng tàn bạo khiến lòng căm phẫn trỗi dậy. Việc chơi cùng những
người bạn xấu cũng đã hình thành, tác động việc lợi dụng tình cảm của người
khác để thực hiện hành vi xấu xa như giết người, trộm cắp tài sản.
Việc Aileen phải sinh sống trong gia đình đổ vỡ hôn nhân, đối xử bất công
và tiếp xúc những người bạn xấu phần nào cũng đã khiến cho khí chất của cơ
mất đi tính ổn định. Tức là khả năng kiềm chế bản thân, giải tỏa những căng
thẳng xảy ra trong cuộc sống. Khơng cịn khả năng phân biệt đúng sai, phải trái
mà vơ tình chịu sự kiểm sốt của yếu tố ngoại cảnh.
2.2.2. Phân loại nhân cách của “Aileen Wuornos”
Nhân cách phạm tội của Aileen Wuornos được phân loại khá rõ ràng bởi
hai căn cứ là: khách thể bị xâm hại và mức độ phẩm chất tâm lý tiêu cực nên bài
viết sẽ tập trung phân loại nhân cách của bị cáo theo hai căn cứ trên.
Thứ nhất, căn cứ vào khách thể bị xâm hại, ở đây là danh dự, nhân phẩm,
tính mạng, sức khỏe và tài sản. Cụ thể: Aileen Wuornos có hành vi dùng súng
bắn nhiều phát vào các nạn nhân, xác của các nạn nhân bị Aileen đối xử tàn
nhẫn: vứt xuống mương, quăng bên đường… - hành vi của Aileen mang tính
chất liên tục, nhẫn tâm, coi thường người khác - đã xâm phạm đến danh dự,
nhân phẩm, tính mạng của các nạn nhân. Sau khi sát hại các nạn nhân, Aileen
Wuornos đã cướp hết tài sản của họ, bao gồm tiền và các tài sản cá nhân - xuất
phát từ lối sống tha hóa, đồi trụy trước đó của cơ ta, và từ tuổi thơ thiếu sự chăm
sóc, dạy dỗ nên cơ ta đã hình thành lối sống lệch lạc, sau khi giết các nạn nhân,
cô ta đã lấy hết tiền, tài sản cá nhân - xâm phạm đến tài sản của các nạn nhân.
Vậy, đây là trường hợp thuộc nhân cách người phạm tội vụ lợi - bạo lực.
10



Thứ hai, căn cứ vào mức độ của những phẩm chất tâm lý tiêu cực, có thể
thấy Aileen Wuornos ln là một thành phần chống đối xã hội, có lối sống tha
hóa do bị cha mẹ bỏ rơi, bị cha, ông bà ngoại bạo hành, thiếu hẳn sự chăm sóc,
nuôi dưỡng tử tế. Bản thân Aileen Wuornos đã biết dùng tình đổi lấy tiền và
thuốc lá từ sớm, quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma túy. Sau khi có chồng, cho
dù được thương yêu chiều chuộng, cô ta cũng khơng kiềm chế nổi bản tính hung
bạo của mình, thường xuyên ăn cắp tiền khiến người chồng không chịu nổi,
cuộc hơn nhân kết thúc chóng vánh. Cơ ta lại lao vào con đường nghiệp ngập,
bán dâm để kiếm tiền, sau khi có người tình đồng giới cịn kiếm tiền ni cả
người tình, tài chính cạn kiệt là lúc cơ ta bắt đầu vụ giết người đầu tiên. Nhân
cách lệch lạc, hết tiền thì tiếp tục phạm tội để có tiền. Vậy có thể kết luận,
Aileen Wuornos là loại nhân cách người phạm tội tồn thể.
2.2.3. Các ́u tớ ảnh hưởng đến nhân cách của “Aileen Wuornos”
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách Aileen Wournos, khiến nhân cách của
Wournos trở nên lệch lạc và gây nên những hành vi man rợ cũng có thể hiểu là
các nguyên nhân tâm lý xã hội dẫn đến viêc Wournos thực hiện hành vi phạm
tội. Đó là những thiếu sót chủ quan lẫn khách quan làm ảnh hưởng đến tâm lí,
nhận thức và hành vi của Aileen Wournos.
2.2.3.1. Yếu tố sinh học
Tại buổi tuyên án của Wournos vào tháng 1 năm 1992, bác sĩ tâm thần để
bào chữa đã làm chứng rằng Wournos không ổn định về tinh thần và đã được
chẩn đoán mắc rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách chống đối xã
hội. Trước đó, bố của cơ - ông Leo Dale Pittman, được chẩn đoán mắc bệnh tâm
thần phân liệt và bị kết tội tơi phạm tình dục đối với trẻ em. Mà theo nghiên cứu
của các nhà khoa học, các trường hợp bị mắc bệnh tâm thần hoặc các dạng khác
nhau của bệnh thâm thần thì khi sinh con hoặc cháu cũng có dấu hiệu của bệnh
lý này, tỷ lệ di truyền cao nhất khi xảy ra ở những có quan hệ huyết thống trực
hệ. Như vậy, có thể thấy, Wournos đã tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh về tâm
thần cao khi có bố ruột được chẩn đốn mắc. Wournos mắc bệnh này dẫn đến
hình thành tâm lý vặn vẹo, lệch lạc và không phù hợp với chuẩn mực đạo đức,

11


xã hội. Do đó, đây có thể được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
nhân cách của Aileen Wournos.
2.2.3.2. Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường hay có thể được coi là thiếu sót trong hệ thống giao tiếp
của Aileen Wournos. Aileen Wournos khơng được gia đình quan tâm và lớn lên
trong một môi trường đầy tội lỗi. Cha cơ vốn là tội phạm tình dục bị kết án từ
trước khi cô chào đời. Cô bị mẹ bỏ rơi từ khi cịn nhỏ để ơng bà chăm sóc. Chưa
đầy 1 năm sau khi cha của Aileen tự tử, bà của cơ ta cũng qua đời vì suy gan. Cô
ta đã trở thành "con mồi" của tên yêu râu xanh chính là ơng mình. Cơ ta đã bị ông
cưỡng hiếp và lạm dụng trong vài năm. Cô ta cịn có quan hệ loạn ln với chính
anh ruột của mình. Tiếp cận với những kiến thức về tình dục và các văn hóa phẩm
đồi trụy quá sớm, Năm 11 tuổi, Wournos đã bắt đầu quan hệ tình dục ở trường để
đổi lấy thuốc lá, thuốc phiện và đồ ăn. Và năm 14 tuổi, Wournos mang thai khi bị
hãm hiếp bởi một người bạn của chính ơng mình. Có thể thấy, bị xâm hại tình dục
từ khi cịn bé đã khiến tâm lí của Wournos trở nên tiêu cực bất thường, biến
những thứ mình phải chịu đựng trở thành tác nhân để “tha hóa”. Khuyết thiếu về
các kiến thức giao tiếp bình thường, đối nhân xử thế đồng thời cũng bị trải qua
những sự việc tối tăm của xã hội, khiến Wournos hình thành nên cơ chế phịng bị,
bảo vệ bản thân mình trước những kẻ có ý định hãm hiếp và có ham muốn tình
dục đối với mình. Do đó, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc Wournos sát hại
7 người đàn ông lạ mặt, mà theo cơ thì họ có ý định hiếp dâm mình.
2.2.3.3. Yếu tố giáo dục
Như đã nêu trên, sinh ra trong một gia đình “khơng bình thường”, Aileen
Wournos khuyết thiếu sự giáo dục như những người bình thường. Nếu một đứa
trẻ bình thường được sinh ra trong tình yêu thương của bố mẹ, ơng bà và có sự
dạy dỗ đúng đắn thì Aileen Wournos sinh ra trong một gia đình khơng có cha
mẹ, ông bà cũng chỉ biết hành hung, lăng mạ thậm chí ơng ngoại mình cịn có

hành vi xâm hại đối với cơ ta. Tiếp xúc với tình dục từ sớm khiến Wournos
thiếu sót trong q trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội. Cơ ta nghĩ tình dục có thể
đánh đổi lấy tiền bạc, đồ ăn và cả thuốc phiện để phê pha và chìm đắm trong
12


những thỏa mãn của bản thân. Do đó, điều này khiến quan điểm sống của
Wournos trở nên sai trái lệch lạc. Và cũng từ chính điều này khiến cơ ra tay sát
hại người khác.
2.2.3.4. Yếu tố hoạt động cá nhân
Những thiếu sót, lệch lạc trong q trình xã hội hóa cá nhân là nguyên nhân
gây nảy sinh các phẩm chất, tâm lý tiêu cực của cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến
nhân cách người phạm tội. Trong trường hợp của Aileen Wournos, cơ ta coi
hành vi quan hệ tình dục trở thành công cụ để nuôi sống bản thân. Tâm lí sai
lệch, Wournos khơng chịu khó lao động mà quan hệ tình dục để đổi lấy đồ ăn,
thuốc lá. Và khi bị ơng đuổi khỏi nhà thì cơ ta bắt đầu những ngày tháng kiếm
kế sinh nhai bằng cách hành nghề gái mại dâm từ khi mới 15 tuổi. Xung quanh
tồn những người khơng có trí hướng lao động đúng đắn, đúng pháp luật, khiến
cho q trình thích nghi xã hội của Wournos thiếu sót nặng nề. Cũng vì khơng
có việc làm, nghề nghiệp ổn định và muốn có cuộc sống tốt đẹp, giàu có, Aileen
Wournos đã trốn tránh cuộc sống của một “gái điếm” bằng cách kết hôn với một
doanh nhân thành đạt đã nghỉ hưu là người đàn ông 69 tuổi. Cuộc sống cá nhân
cũng tha hóa, ham mê chơi bời, thường xuyên ẩu đả và nghiện ngập khiến
Wournos có những hành vi lạm dụng, thậm chí đánh cả chồng mình. Tâm lí lệch
lạc cộng thêm yếu tố bạo lực hình thành trong quá trình trưởng thành là yếu tố
thiết yếu để Wournos có hành vi giết hại đối với 7 người đàn ông được kể trên.
3. Một số giải pháp nhằm cải thiện nhân cách người phạm tội và ngăn ngừa
tái phạm tội
Hằng năm, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, hàng nghìn phạm
nhân đang chấp hành án tại các trại giam trên toàn quốc được ra tù khi mãn hạn

cũng như được đặc xá tha tù và miễn chấp hành hình phạt trước thời hạn. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để sau khi được đặc xá, tha tù, những người từng một thời
lầm lỗi sớm tái hịa nhập cộng đồng, khơng tái phạm? Nhóm xin nêu ra một số
chính sách nhà nước ta đã và đang thực hiện tốt, đồng thời đề ra phương án cải
thiện, cũng như một số phương án mới nhằm cải thiện nhân cách người phạm tội
và ngăn ngừa tái phạm tội.

13


* Về công tác quản lý
Rèn luyện và giáo dục, tuyên truyền trong giai đoạn giam giữ
Theo kết quả nghiên cứu, phạm nhân là những người có nhận thức sai lệch,
nông cạn, thiếu niềm tin đối với bản thân, xã hội, thường có thái độ nghi ngờ hệ
thống các chuẩn mực xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến hành vi phạm tội ở họ. Vì vậy, mục tiêu đầu tiên của cải thiện nhân cách
phạm nhân là xây dựng niềm tin đối với các chuẩn mực cho họ. Mặc dù có rất
nhiều đặc điểm tiêu cực trong nhân cách của phạm nhân, nhưng ở bất cứ người
nào cũng vẫn tồn tại những tình cảm tích cực. Vì vậy, khơi dậy và phát huy
những tình cảm tích cực đó ở họ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của q trình
cảm hố, giáo dục phạm nhân và tạo nên những tác động tâm lý tích cực đối với
q trình tái hồ nhập xã hội của họ sau này.
Thơng thường có thể sử dụng các phương pháp tác động giáo dục sau: Giáo
dục viễn cảnh, hướng tới tương lai, giáo dục tập thể - giáo dục lao động, giáo dục
cá biệt, giáo dục đón trước: hoạch định kết quả trước. Không lấy quá khứ phạm
tội của họ làm phương tiện giáo dục, răn đe mà cố gắng khai thác những ưu điểm
của họ dù là rất nhỏ để nhân ưu điểm lên nhằm tự nó lấn át các mặt khuyết điểm.
Chính sách khoan hồng
Đặc xá thể hiện rõ bản chất nhân đạo, truyền thống “đánh người chạy đi
khơng đánh người chạy lại”, giúp các phạm nhân có điều kiện phấn đấu, cải tạo,

từ bỏ lỗi lầm. Việc làm này cũng có ý nghĩa động viên, giúp các phạm nhân
đang chấp hành án có thêm động lực để phấn đấu, cải tạo tốt, giúp phạm nhân và
gia đình phạm nhân tin tưởng chính sách nhân đạo Nhà nước.
Tại các trại tạm giam, trại giam, gần đây việc thực hiện chính sách nhân
đạo này cũng tiếp tục đổi mới, đó là cho phạm nhân tự liên hệ bản thân so với
các tiêu chuẩn, điều kiện xét đặc xá, miễn giảm chấp hành hình phạt và tiến
hành bỏ phiếu kín để lấy ý kiến các phạm nhân khác...
* Về công tác dân vận
14


Cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành, đồn thể ở địa phương thực hiện
tốt việc cảm hóa, giáo dục đối với người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về
địa phương, người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ;
tạo điều kiện cho họ tái hịa nhập cộng đồng, có cơ hội được làm việc cải thiện
cuộc sống, góp phần phịng ngừa tái phạm, phạm tội mới trong thời gian thử
thách. Vậy nên, về công tác dân vận, cần:
Một là, xã hội cộng đồng tạo điều kiện cho người phạm tội hoà nhập cộng
đồng. Khơng kì thị, khơng gây mặc cảm với người phạm tội. Giúp họ tìm việc
làm đúng đắn quan tâm giúp đỡ động viên.
Hiện nay, ở một số địa phương đã có “Quỹ hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng”,
cho phép người từng phạm tội được vay vốn làm ăn, với con số thậm chí khơng
nhỏ và nguồn vốn có thể đến từ cơ quan đại phương hoặc quyên góp của người
dân. Đây là mơ hình cần được phát huy ở nhiều địa phương vì giá trị tích cực và
ý nghĩa to lớn mà nó mang lại.
Hai là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú và các hoạt động
dịch vụ. Công tác quản lý cư trú không dừng lại ở việc đăng ký hộ khẩu mà vấn
đề quan trọng là chất lượng, cần phải làm cho người dân hiểu rằng khai báo tạm
trú là nghĩa vụ của mỗi công dân. Cần phải tăng cường công tác quản lý khai
báo tạm trú nhất là tại các khu vực nhà nghỉ, nhà trọ, nhà cho thuê ... Làm tốt

công tác này giúp công tác nắm người, nắm hộ đạt hiệu quả cao nhất phục vụ
cơng tác phịng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
Ba là, cần có sự giám sát bài bản, cũng như thăm hỏi, động viên ở mức độ
nhất định để tuyên truyền, giáo dục và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có các biện
pháp giúp đỡ kịp thời, hiệu quả người từng phạm tội trong q trình tái hịa nhập.
KẾT LUẬN
Những khiếm khuyết trong nhân cách người phạm tội có thể là hậu quả của
quá trình chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố xã hội tiêu cực, của quá trình tham
gia vào các nhóm, các quan hệ xã hội khơng lành mạnh nhưng đồng thời cũng là

15


hệ quả tất yếu của sự buông lỏng , không chịu rèn luyện bản thân của cá nhân .
Mỗi người cần nên biết những yếu tố cơ bản, quan trọng trên để từ đó có thể
định hướng cho mình một con đường đúng đắn trong việc hình thành và phát
triển nhân cách đồng thời cần ni dưỡng cho mình một kho tàng tri thức, biết
tiếp thu một cách chọn lọc những ảnh hưởng tốt cũng như sàng lọc, gạn lược đi
những thói hư tật xấu, những hệ quả tiêu cực của xã hội hiện đại để ngày càng
hoàn thiện hơn nhân cách của bản thân mình.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Trường Đại
học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, 2018.
2. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Trường Đại học
Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, 2019.
3. Trần Thị Thúy Hà, Tạp chí giáo dục số đặc biệt, “Giáo dục văn hóa ứng xử

với môi trường tự nhiên góp phần hồn thiện nhân cách con người”, ngày
duyệt đăng: 06/03/2017.
4. Phó giáo sư, tiến sĩ triết học Hồng Chí, “Vấn đề nhân cách và giáo dục văn
hố nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cớt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và
tinh tế nhất của triết lý giáo dục”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Tạp chí Triết học.
5. Nguyễn Anh Đức, Cổng thơng tin điện tử VKSND Tối cao, “Kiến nghị

phịng ngừa tình trạng bị án phạm tội mới trong thời gian thử thách trên địa
bàn Tp. Chí Linh, tỉnh Hải Dương”, truy cập ngày 01/02/2022.

6. Trần Danh, Báo Đồng Nai, “Phòng ngừa tình trạng tái phạm tội”,
truy cập ngày 28/01/2021.

7. Vũ Cao, Báo Công an Nhân dân Online, “Bi kịch của Wuornos, kẻ giết người
hàng loạt”, truy cập ngày 28/01/2021.

17



×