Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Báo cáo thực tập kỹ thuật tại công ty trách nhiệm hữu hạn phong nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.51 MB, 31 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CƠ KHÍ
BỘ MƠN CƠ ĐIỆN TỬ
----------------------------------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP KỸ THUẬT
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
PHONG NAM – SINHIROSE
GVHD:
SVTH:

Hà Nội, 8 – 2018
1


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

MỤC LỤC
Lời nói đầu

Trang 3

Phần I: Giới thiệu công ty


Trang 5

1. Thông tin công ty

Trang 5

2. Lĩnh vực hoạt động

Trang 6

3. Sơ dồ tổ chức

Trang 6

Phần II: Các hoạt động và chu trình của nhà máy

Trang 13

1. Giới thiệu tổng quan chu trình của nhà máy

Trang 13

2. Nội quy an toàn và vệ sinh lao động

Trang 13

Phần III: Nhiệm vụ và hoạt động thực tập kỹ thuật cá nhân

Trang 23


1. Phòng thiết kế

Trang 23

2. Xưởng khuôn

Trang 25

3. Xưởng nhựa

Trang 27

Kết luận

Trang 27

Đánh giá của cán bộ hướng dẫn tại đơn vị thực tập

Trang 30

Đánh giá của Giảng viên hướng dẫn

Trang 31

2


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1


LỜI NĨI ĐẦU
Những mơn học trên giảng đường đại học mang lại cho sinh viên những
kiến thức tồn diện về lĩnh vực của mình. Để củng cố kiến thức đã được học,
đồng thời mang lại cho sinh viên những cái nhìn thực tế, những trải nghiệm chân
thực, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức đợt thực tập kỹ thuật cho
sinh viên.
Khoảng thời gian thực tập là đặc biệt quan trọng đối với sinh viên, đặc
biệt là sinh viên khối ngành kỹ thuật. Vì khoa học kỹ thuật ln được cải tiến
từng ngày nên những ngày thực tập giúp sinh viên tiếp cận với thực tế, kiểm
nghiệm lại những kiến thức đã được học và vận dụng những kiến thức này vào
thực tiễn sản xuất.
Được sự đồng ý của Bộ môn Cơ Điện Tử trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, chúng em đã được nhân vào thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Phong Nam. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phong Nam là một trong
những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo khuôn mẫu và gia công
sản phẩm nhựa.
Trong khoảng thời gian thực tập chúng em đã học hỏi được rất nhiều,
được làm việc dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ và cơng nhân trong ty.
Khoảng thời gian thực tập tại công ty, chúng em được quan sát quá trình thiết kế
3


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

khn mẫu, vận hành các loại máy gia công cơ, máy phay, tiện CNC và cuối
cùng là quy trình sản xuất sản phẩm nhựa theo khn mẫu.
Vì thời gian thực tập là có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bản báo cáo

này khơng thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em mong các giảng viên của Bộ
môn Cơ Điện Tử trường Đại học Bách Khoa Hà Nội góp ý để bản báo cáo này
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, cán bộ kỹ thuật, công nhân
và các bác nấu bếp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phong Nam đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho chúng em có một kỳ thực tập thành cơng.
Nhóm sinh viên thực hiện

4


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠNG TY
1. Thơng tin cơng ty:
Cơng ty TNHH Phong Nam được nhận giấy phép kinh doanh ngày
15.08.1995 với mã số doanh nghiệp: 0100697930 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Vĩnh Phúc cấp.
Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Phong Nam hoạt động với sứ
mệnh, tầm nhìn và phương châm hướng tới lợi ích khách hàng sâu sắc.
– Sứ mệnh Phong Nam: NGƯỜI ĐỒNG HÀNH ĐÁNG TIN CẬY của các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam XANH và THỊNH VƯỢNG.
– Tầm nhìn Phong Nam: Trở thành NHÀ CUNG CẤP khuôn mẫu và các
sản phẩm nhựa công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
– Phương châm làm việc:
+ Tín: ln giữ chữ TÍN với khách hàng.
+ Năng: năng động tiếp nhận mọi thách thức và sự thay đổi với tiêu chí
hành động:

“Khơng ngừng cải tiến, không ngừng đổi mới,
nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng cao của khách hàng”.
+ Nhân: con người Folin “Sáng tạo, năng động vì khách hàng. Kiên trì, chất
lượng và triệt để vì chất lượng. Đồn kết, hướng thiện vì sự phát triển của cá nhân
và cộng đồng”.
+ Hòa: Folin là tổ ấm và là nơi làm việc thoải mái của mọi thành viên. Folin
là tinh thần dân chủ, sáng tạo, hợp tác với tâm nguyện: “Tất cả để tạo ra những
giá trị cao hơn cho khách hàng, bản thân và cộng đồng”.

5


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

2. Lĩnh vực hoạt động:
Công ty Phong Nam hoạt động trong các lĩnh vực chính như sau:
– Thiết kế và chế tạo khn mẫu cho các sản phẩm nhựa.
– Gia công sản phẩm nhựa nhãn hiệu Folin.
– Gia công sản phẩm OEM.
– Chai, bao bì cho các ngành giải khát, thực phẩm.
– Bao bì dược.
– Là đại lý chính thức của phần mềm Delcam, phần điều khiển Anilam,
Softservo, Động cơ Servo và dẫn hướng bi, vitme bi Hiwin.
3. Sơ đồ tổ chức:

6



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

3.1. Chức năng các phịng ban:
- Giám đốc
+ Đề ra chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu thích hợp với mục tiêu của cơng ty,
làm cho công ty hoạt đông hiệu quả.
+ Xác định trách nhiệm và quyền hạn các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của
công ty và các mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.
+ Quyết định chiến lược kinh doanh đã được công ty đề ra.
+ Phê duyệt các tài liệu.
+ Bổ xung và đào tạo nhân lực đủ khả năng đáp ứng khối lượng công việc.
+ Trực tiếp chỉ đạo các phịng ban trong cơng ty.
+ Khi giám đốc đi vắng, giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc phụ trách
xử lý các hoạt động trong công ty.
+ Chủ trì các cc họp trong cơng ty.
- Phó giám đốc:
+ Thay mặt giám đốc làm việc với khách hàng, xem xét các hoạt động sản
xuất và lập kế hoạch sản xuất.
+ Chỉ đạo các đơn vị sản xuất đảm bảo đúng thiết kế, đúng tiến độ và bảo
đảm an toàn lao động.
+ Kiểm tra, duyệt các phiếu vật tư theo dự toán.
+ Tổ chức phối hợp giữa các đơn vị sản xuất và phân phối điều động giữa
các đơn vị.
+ Được giám đốc ủy quyền điều hành khi giám đốc đi vắng.
- Phòng kinh doanh
7



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

+ Tìm và tạo thị trường, ký kết các hợp đồng gia công, chế tạo các sản phẩm.
+ Tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt các yêu cầu của khách hàng.
+ Trao đổi và soạn thảo hợp đồng, xem xét các hoạt động do khách hàng
yêu cầu để trình lên giám đốc xem xét và ký kết.
+ Theo dõi tiến độ làm việc phù hợp với hợp đồng.
- Phịng kế tốn
+ Trên cơ sở kế hoạch đã được xác định trong phạm vi cho phép tùy theo
tính chất cơng việc mà huy động nguồn vốn thích hợp, bảo đảm cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện với hiệu quả kinh tế cao.
+ Lập dự thảo về tài chính và thống nhất với kế hoạch sản xuất kinh doanh
của cơng ty.
+ Thanh tốn đầy đủ, đúng hạn kịp thời, đúng chế độ các khoản thanh toán.
+ Phải trả ngân sách nhà nước, thanh toán các khoản cần thiết với khách
hàng và với nhân viên và thu hồi vốn với khách hàng cịn thiếu nợ nếu có.
+ Trích lập và sử dụng các quỹ theo đúng chính sách chế độ và mục đích.
+ Thường xuyên kiểm tra tài chính đối với hoạt động kinh doanh.
- Phòng thiết kế
+ Đầu tư, nghiên cứu, thiết các sản phẩm mới, khuôn mẫu mới.
+ Có trách nhiệm tham mưu với giám đốc các cơng tác về kỹ thuật để các
đơn vi sản xuất.
+ Lập dự trù các vật tư cần thiết.
+ Tính tốn và thiết kế các bản vẽ, lập quy trình cơng nghệ và phương án
tiến hành cho các đơn vị thực hiện.
8



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

+ Thường xuyên kiểm sốt q trình sản xuất và máy móc trang thiết bị
nếu có sai phạm gì thì kịp thời khắc phục.
+ Lập kế hoạch sửa chữa và bảo trì các thiết bị máy móc.
+ Thường xuyên kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo chất lượng khi giao
cho khách hàng để có uy tín trong sản xuất kinh doanh.
- Xưởng khn: bao gồm Tổ máy và Tổ nguội
+ Trực tiếp tiến hành gia cơng các sản phẩm theo quy trình cơng nghệ đã
được phòng kỹ thuật lập bản vẽ. Căn cứ vào bản vẽ đã được lập sẵn gia công các
sản phẩm theo yêu cầu bản vẽ.
+ Tổ máy: Gia công khn mẫu trên máy phay, tiện CNC với độ chính
xác cao; sửa lại khuôn mẫu chưa đạt yêu cầu.
Tổ máy có các máy gia cơng chính:
7 CNC Machining Center
4 CNC Wirecutting Machines
1 CNC EDM Surface Mirror Machines
4 CNC EDM Machines
2 ZNC EDM Machines
1 CNC Lathe machines
2 Vertical Milling Machines
1 Lathe Machines
3 Surface Grinding Machines
1 CNC Hole machines
1 Saw Machines
1 Drilling Machines
1 CNC 3D Measuring Machines
9



BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

Maximum mold size : XxYxZ Traverse : 1600 x 850 x 750(mm)

Các máy phay CNC.

Các máy cắt dây, xung điện, máy tiện CNC.
+ Tổ nguội: Khoan lỗ cấp nước làm nguội khuôn trong quá trình ép nhựa,
đánh bóng bề mặt khn và hồn thiện các chi tiết cịn lại của khn.
- Xưởng nhựa:
+ Tiếp nhận khuôn mẫu từ xưởng khuôn và bản vẽ của phịng thiết kế.
+ Gá đặt khn lên máy ép nhựa và tiến hành sản xuất ra sản phẩm nhựa
theo khuôn mẫu.
10


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

+ In nhãn sản phẩm nhựa sau khi ép.

Xưởng nhựa.

Máy ép nhựa.
3.2. Nhiệm vụ sản xuất

- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Bảo toàn và tăng vốn được giao, đạt hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường
điều kiện vật chất, xây dựng nền tang vững chắc cho doanh nghiệp.
- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ, bồi
11


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

dưỡng.
- Nâng cao trình độ và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
- Tuân thủ các chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước, báo cáo trung thực
theo chế độ kế toán thống kê của Nhà nước.

12


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CHU TRÌNH CỦA NHÀ MÁY
1. Giới thiệu tổng quan chu trình của nhà máy

2. Nội quy an tồn và vệ sinh lao động:
2.1. Tổng mặt bằng
- Các cơ sở cơ khi phải cách xa khu dân cư và các cơ sở khác một khoảng
cách không nhỏ hơn khoảng cách an toàn, vệ sinh được quy định ở điều lệ về vệ

sinh và các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh hiện hành.
- Nhà xưởng, kho, văn phòng và các cơng trình phụ trợ vệ sinh - sinh
hoạt khác phải được bố trí theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn vệ sinh, an tồn
và phịng chống cháy.
- Các khu vực sản xuất có phát sinh các yếu tố đọc hại phải được bố trí ở
13


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

cuối hướng gió chủ đạo và bố trí cách ly với các khu vực sản xuất khác.
- Phải có khu vực riêng đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy để
bảo quản các vật liệu dễ cháy.
- Các hầm, hào, hố, cống rãnh trên mặt bằng phải có nắp đậy hoặc rào
che chắn xung quanh.
- Đường đi lại của phương tiên cơ giới trong mặt bằng phải có chiều rộng
khơng q nhỏ hơn chiều rộng của phương tiện lớn nhất cộng thêm 1,4m.
- Văn phòng làm việc của cơ sở phải được bố trí ở vị trí mà các yếu tố
nguy hiểm và đọc hai phát sinh trong sản xuất tác động đến ở dưới mức cho phép.
a. Nhà xưởng
- Nhà xưởng phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại các tiêu chuẩn về an
toàn, vệ sinh và quy định trong tiêu chuẩn này.
- Nhà xưởng phải có cửa sổ hoặc cửa trời để thơng gió và chiếu sáng tự
nhiên.
- Nhà xưởng của các bộ phận sản xuất có sử dụng hoặc phát sinh các chất
ăn mịn phải có kết cấu thơng thống và làm từ vật liệu chống ăn mịn.
- Nhà xưởng của bộ phận sản xuất tỏa nhiệt, bức xạ lớn hoặc dể cháy phải
làm từ vật liệu không cháy.

- Nền nhà xưởng phải phẳng, không trơn, không sinh bụi đảm bảo các yêu
cầu vệ sinh và sản xuất.
- Nền nhà xưởng của các bộ phận sản xuất có thải nước hoặc các chất lỏng
khác đảm bảo không thấm và có độ dốc cần thiết để thải chất lỏng.
- Nền nhà xưởng của các bộ phận sản xuất có sử dụng các loại hóa chất độc,
ăn mịn phải làm từ các vật liệu chống tác động của chúng.

14


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

- Ống thải khói, hơi nóng, bụi phải cao hơn điểm cao nhất của các cơng
trình xung quanh trong phạm vi 20m.
- Chỗ làm việc phải được chiếu sáng theo đúng quy định của TCVN
2262-86 và tiêu chuẩn này.
- Phải có biện pháp chống tia nắng mặt trời và tia sáng của chiếu sáng nhân
tạo chiếu thẳng vào mắt người lao động.
- Các đường và lối đi lại trong mặt bằng phải được chiếu sáng.
- Tất cả các gian sản xuất và sinh hoạt phải được thơng gió đảm bảo vi khí
hậu và nồng độ các chất độc hại ở chỗ làm việc phải nhỏ hơn mức cho phép.
- Những chỗ phát sinh bụi hoặc khí độc hại vượt quá mức tiêu chuẩn cho
phép phải được trang bị hệ thống hút có bộ phận xử lý trước khi thải ra ngồi.
- Phải có hệ thống cấp thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.Nếu nồng
độ chất đọc hại trong nước thải lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì nước thải phải
được xử lý trước khi thải ra môi trường.
b. Thiết bị và dụng cụ sản xuất
- Các thiết bị và dụng cụ sản xuất sử dụng trong các cơ sở cơ khí phải đảm

bảo các yêu cầu quy định trong TCVN 2290-78 và tiêu chuẩn này .
- Mỗi thiết bị sản xuất phải có tài liệu thuyết minh hướng dẫn về cấu tạo,
hoạt động và cá yêu cầu đảm bào khi lắp ráp, vận hành, sửa chữa và bảo hành.
- Các thiết bị sản xuất phải được kiểm tra,thử nghiệm trước khi đưa vào sử
dụng và định kỳ phải được kiểm tra, thử nghiệm lại.
- Những thiết bị sản xuất có phát sinh bụi hoặc các chất độc hại vượt tiêu
chuẩn cho phép phải có bộ phận hút thải chúng.
- Các bộ phận chuyển động cảu thiết bị sản xuất (bánh răng, bánh vít, đai
truyền, trục truyền...) phải được bao che an tồn, vững chắc, thuận tiện khi sử
15


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

dụng và tháo lắp. Nếu các bộ phận chuyển động của thiết bị sản xuất vì một lý do
nào đó khơng thể bao che được thì phải dùng các biệt pháp khác ngăn khơng cho
người vào vùng nguy hiểm của các bộ phận đó.
- Những thiết bị sản xuất khi có thơng số kỹ thuật vượt giá trị giới hạn cho
phép sẽ gây sự cố hoặc tai nạn lao động thì phải được trang bị bộ phận an tồn
ngăn ngừa hiện tượng đó.
- Các thiết bị sử dụng năng lượng điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Các phần dẫn điện phải được cách ly hoặc che chắn.
+ Các đầu dây nối vào thiết bị phải được che kín.
+ Cấm dùng một cầu dao cho hai thiết bị trở lên. Vỏ kim loại của thiết bị
phải được nối đất bảo vệ theo đúng quy định tại QPVN 13-78.
- Các thiết bị nâng phải đảm bảo các yêu cầu về cấu tạo, quản lý và sử dụng
theo quy định của “TCVN 4244-86”.
- Các vùng của thiết bị có khả năng văng bắn chất lỏng hoặc vật rắn ra khi

thiết bị hoạt động phải được trang bị che chắn bảo vệ.
- Cấu tạo và vị trí lắp đặt các bộ phận điều khiển phải loại trừ được khả
năng tự đóng, mở thiết bị một cách ngẫu nhiên.
- Các dụng cụ sản xuất phải được chế tạo theo đúng các tiêu chuẩn hiện
hành.
- Khi tiến hành gia công gỗ phải thực hiện các yêu cầu quy định tại “TCVN
4723-89”.
- Cấm sử dụng máy, thiết bị dụng cụ sản xuất khi chúng hư hỏng, không
đảm bảo an toàn.

16


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

c. Chỗ làm việc
- Chỗ làm việc phải đảm bảo điều kiện an toàn và vệ sinh cho người lao
động.
- Các yếu tố độc hại tại chỗ làm việc không được vượt quá giá trị cho phép.
- Việc bố trí và sắp xếp chỗ làm việc phải đảm bảo đi lại an toàn tới chỗ
làm việc và sơ tán nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn.
- Phải thực hiện các biện pháp sau ở những nơi dễ cháy nổ.
+ Cấm tiến hành các cơng việc có sử dụng ngọn lửa trần hoặc phát sinh tia
lửa.
+ Các thiết bị điện phải là loại phòng nổ.
+ Treo biển cấm lửa,cấm hút thuốc.
+ Định kỳ đo nồng độ bụi,khi cháy nổ.
+ Trang bị thiết bị báo hiệu cháy nổ.

+ Trang bị vật liệu và phương tiện chữa cháy.
- Hệ thống các đường đây dẫn điện phải được bố trí và lắp đặt theo đúng
các quy định hiện hành về an toàn lao động điện và nhà xưởng, cơng trình:
+ Các đường dây phải đi trên sứ cách điện.Cấm quấn hoặc để đường dây
điện đi trực tiếp lên các kết cấu kim loại của nhà xưởng, cơng trình.
+ Các đường dây điện đi đến từng thiết bị cố định cần được bố trí đi ngầm
dưới nền và đi trong đường ống bảo vệ.
+ Khi sử dụng từ 2 nguồn điện trở lên để cung cấp điện cho các thiết bị sản
xuất phải có biện pháp loại trừ khả năng đóng 2 nguồn cùng 1 lúc. Cấm sử dụng
điện bằng cách đấu dây pha của một nguồn và dây trung tính của nguồn khác vào
thiết bị.
17


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

+ Cấm mắc đèn chiếu sáng bằng cách đấu một dây vào đầu dây pha còn 1
đầu dây cắm xuống đất.
- Các cầu dao điện phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Lắp đặt chắc chắn ở vị trí và độ caco thuận lợi cho việc thao tác.
+ Có nắp đậy.
+ Dây chảy đúng thơng số kỹ thuật.
+ Các đầu dây ra và vào cầu dao phải được bắt chặt bằng đai ốc. Không
được đấu kiểu xoắn dây vào bulong.
+ Cầu dao đặt ngoài trời phải được che mưa.
+ Cấm để cầu dao nằm trên mặt đất.
+ Cấm đấu dây trực tiếp với cầu dao khơng qua dây cháy bảo vệ.Nhiều cầu
dao bố trí cạnh nhau, phải ghi rõ đối tượng phục vụ của từng cầu dao.

- Những chỗ làm việc thường tiến hành việc nâng chuyển các vật nặng trên
20kg cần trang bị thiết bị nâng.
2.2 Nội quy an toàn khi sử dụng máy
Tất cả ông nhân sử dụng máy và cán bộ,nhân viên làm việc tại các PXSX
phải nghiêm chỉnh thực hiên các biện pháp an toàn về điện được quy đinh sau
đây:
1. Cấm làm các công việc về điện như thay dây chì, sửa đèn, tháo lắp
các đầu dây, sửa chữa hoặc di chuyển các thiết bị điện, đường dây điện, ấn rơ le
điện.
2. Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện đã trang bị trên máy hay nơi
làm việc. Cấm dùng chân thào tác điện (Trừ những máy cho phép).
3. Khi dừng máy chỉ được sử dụng nút bấm hay tay gạt và công tác bố
18


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

trí trên máy mà khơng cần phải cắt điện áp tơ mát chính. Khi có sự cố hoặc hết
ca làm việc cắt điện áp tơ mát chính.
4. Khi sửa chữa điện đột xuất,người sử dụng máy phải có mặt ở máy
trong suốt thời gian thợ điện sửa chữa nhưng không được thao tác bất kỳ thiết
bị nào trên máy.
5. Không được phép treo bất kỳ vật gì lên thiết bị điện, khơng cất dấu
vật vào tủ điện.
6. Không làm hư hỏng các thiết bị an toàn điện như: đứt dây tiếp địa,
vỡ nắp hộp bảo vệ vv...
7. Cấm để vật đè lên dây điện và thiết bị điện; không để dầu, nước,
phoi, đất vv... rơi vào các bộ phận điện.

8. Khi thấy biển báo khơng an tồn về điện treo ở đâu thì khơng được
đến gần; không tự ý tháo gỡ biển báo an toàn điện.
2.3. Nội quy sử dụng và bảo quản máy, thiết bị
1. Người sử dụng máy phải có trách nhiệm chính trong việc giữ gìn máy
móc, thiết bị.
2. Người khơng phận sự không được sử dụng máy.
3. Người sử dụng máy phải được đào tạo ở các trường dạy nghề và có
giấy chứng nhận, phải biết sử dụng thành thạo theo những điều trong nội quy sử
dụng máy đồng thời phải biết rõ đặc điểm, tính năng và nhược điểm của máy.
4. Người sử dụng máy hàng ngày phải đến trước 10 phút để nhận máy,
mặc quần áo BHLĐ, sắp xếp dụng cụ đồ nghề và nơi làm việc.
5. Người sử dụng máy không được tháo bỏ các che chắn máy, không
mang hoặc để người khác mang đi những bao che, phụ tùng của máy mình, chú
ý dầy đủ các thiết bị an toàn.
19


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

6. Đầu ca làm việc phải nhận máy theo quy định, phải kiểm tra các bộ
phận máy và ghi trong sổ giao ca.
7. Khiểm tra các bộ phận bên ngoài như tay nắm, bao che, vv..
8. Khiểm tra dầu mỡ qua mắt báo dầu,các mặt trượt nếu phải đổ hoặc
báo đổ thêm. Không để máy làm việc thiếu hoặc hết dầu.
9. Khiểm tra dây cua roa, bàn trượt mâm cặp, ụ tâm và bu lông nếu lỏng
phải xiết chặt lại; nếu thiêu phải bổ xung ngay.
10. Đóng cầu dao điện cho máy chạy thử các chuyển động, kiểm tra các
hộp tốc độ từ thấp đến cao.

11. Kiểm tra các bộ phận an toàn, bảo hiểm nút điện, hãm cuối, dây điện,
dây nối đất, ánh sáng xem có đảm bảo khơng, nếu thiếu hoặc khơng đảm bảo
phải báo cho người có trách nhiệm để kịp thời sửa chữa.
12. Đầu tuần sau ngày nghỉ phải cho máy chạy thử không tải từ 5- 10
phút.
13. Trường hợp chi tiết đang gia công dở trên máy khi nhận ca không
cần chạu thử máy mà chỉ kiểm tra hoạt động của từng bộ phận và những điều
ghi trong sổ giao ca.
14. Trong khi máy chạy không bỏ đi chỗ khác; cấm nhờ người trông hộ
máy. Muốn dời máy đi chỗ khác phải cắt áp tô mát điện.
15. Vật gia công phải cặp chắc chắn, phải sử dụng dụng cụ xiết chặt hợp
lý, không nối quá dài tay quay, không đóng gõ mạnh tay quay.
16. Phải lau chùi cơn, lỗ cơn, trục chính, ụ động, boong tu trước khi lắp.
17. Gia cơng vật dài phải ó luy nét đỡ, có đồ nghề đầy đủ để phịng khi
gia cơng vật nóng dãn nở ra gây hỏng vật hoặc gây TNLĐ.
18. Không dùng sắt thép chống để tháo mâm cặp, không dùng sắt thép
20


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

để đóng tháo măng ranh mà phải dùng chìa khóa chun dùng.
19. Khi lắp gá dao phải kiểm tra:
- Dao có sứt mẻ, cùn và đúng quy cách, đảm bảo chất lượng kỹ.
- Kiểm tra gá, bu lông xiết dao; không nối dài quá quy định.
20. Tốc độ cắt gọt phải chọn thích hợp với vật gia công; các tay gạt tốc
độ, bước tiến phải giữ đúng vị trí ăn khớp, khơng để ở vị trí lưng chừng.
21. Cấm đổi tốc độ khi máy đang quay; Cấm hãm máy bằng cách đóng

điện cho chạy ngược lại.
22. Khi đo kiểm vật gia công phải dừng máy, không được đo hay kiểm
tra khi máy đang chuyển động.
23. Không để người khác sử dụng máy khi chưa được người có trách
nhiệm đồng ý: Người thực tập khơng được sử dụng máy một mình khi vắng
người kèm cặp.
24. Cấm dùng chân điều khiển máy hặc đóng ngắt cơng tắc, nút bấm
điện (trừ máy cho phép).
25. Cấm để vật nặng lên băng máy, nóc máy.
26. Phải ngắt máy, ngắt cầu dao điện đưa tay gạt về số 0 trong các trường
hợp sau:
- Khi dời khỏi máy.
- Khi gá lắp dao hoặc vật.
- Khi thay dầu hoặc đổ thêm dầu, khi sửa chữa máy.
- Khi có sự cố hoặc TNLĐ.
27. Hàng ngày phải kiểm tra dầu mỡ ở những nơi quy định, không múc
dầu bẩn đổ vào máy; không để dầu rơi rớt chảy hoặc rị rỉ ra ngồi.
21


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

28. Khi làm việc không được:
- Gác chân, chống tay, dựa người vào máy.
- Đứng, ngồi lên máy; tra dầu mỡ, lau máy.
- Lấy phoi hoặc sờ vào vật gia công.
- Ghé mắt sát vào vật gia công.
- Luồn tay hoặc với tay qua máy.

29. Khi có sự cố phải giữ nguyên hiện trường, khơng làm mất vết tích
trước khi lập biên bản.
30. Khơng tự tiện mở các nắp bao che của máy, hay sửa chữa bất kỳ bộ
phận nào của máy.
31. Khi sửa chữa đột suất, công nhân không bỏ máy đi nơi khác mà phải
ở bên máy theo dõi, giúp đỡ thợ sửa chữa thao tác máy. Khi sửa xong phải kiểm
tra, nhận máy.
32. Hết ca làm việc, dừng may, đưa tay gạt về vị trí số 0, cắt điện, lau
chùi máy móc dụng cụ, tra dầu lên mặt băng trượt.
33. Nếu vật đang làm dở thì phải bàn giao kỹ cho người ca sau biết. Khi
người ca sau vắng mặt thì phải bàn dao cho người phụ trách. Đồng thời phải ghi
đầy đủ số lượng, chất lượng thiết bị phụ tùng vào sổ giao ca.
Tất cả CB-CNV phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy này. Nếu ai vi
phạm để xảy ra tai nạn hoặc thiệt hai tài sản phải chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty và Pháp luật.

22


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

PHẦN III: NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG
THỰC TẬP KỸ THUẬT CÁ NHÂN
1. Phòng thiết kế:
- Quan sát q trình thiết kế khn mẫu trên máy tính.

Bản vẽ khn cốc tiệt trùng
- Tìm hiểu về các phần mềm cơ bản như Auto Cad, Catia V5,

Cimatron. Trong đó phần mềm Cimatron là phần mềm chính được sử dụng tại
công ty.

23


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHÓM 1

Một số chi tiết đã dựng lại trên Catia V5R21:

Chi tiết khuôn động - khuôn thùng sơn.

Chi tiết khuôn tĩnh - khuôn thùng sơn.

24


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

NHĨM 1

Hình ảnh lắp ráp khn trên Catia V5R21
- Nắm được quy trình cơng việc để từ bản vẽ chuyển sang dạng phiếu
gửi quy trình cho máy CNC.
- Dọn dẹp, vệ sinh phòng thiết kế; vệ sinh những sản phẩm mẫu để
trưng bày.
2. Xưởng khuôn:
- Hiểu được cách hoạt động của máy phay, tiện CNC, các chức năng

và nút bấm cơ bản và cách lập trình G – Code cho máy CNC.
- Quan sát quá trình rà gá phơi trước khi gia cơng, áp dụng kiến thức
đã học và thực tế của máy. Phơi có khối lượng lớn được di chuyển đến bàn gá
25


×