Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI Viện khoa học kỹ thuật Bưu Điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 51 trang )

Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
1
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Phần A : Giới Thiệu Viện khoa học kỹ thuật Bưu Điện
I.Giới thiệu về Viện khoa học kỹ thuật Bưu Điện 4
II.Nội quy, an toàn lao động 5
2.1 NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG 5
2.2 NỘI QUY PHÒNG MÁY 5
2.3 NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI TRỰC CA 6

Phần B : Tổng quan về Hệ thống thông tin di động 3G UMTS và Qui trình lắp
đặt trạm BTS
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G UMTS 7
1.1 Lộ trình phát triển thông tin di động 7
1.2 Đặc điểm cơ bản của 3G UMTS 8
1.3 Dịch vụ CS và dịch vụ PS 9
1.4 Chuyển mạch ATM và IP 9
1.5 Kiến trúc 3G UMTS 9
1.5.1 Thiết bị người sử dụng 10
1.5.2 Mạng truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN) 11
1.5.3 Mạng lõi (CN) 11
1.5.4 Các mạng ngoài 12
1.5.5 Các giao diện 13
1.6 Kiến trúc 3G UMTS R4 13
1.7 Kiến trúc 3G UMTS R5 14
1.8 Kết Luận 16
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
2


Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS TRONG THỰC TẾ 17
2.1 Các thành phần của trạm BTS 17
2.2 Các yêu cầu an toàn trong lắp đặt trạm BTS 18
2.1.1 Hệ thống tiếp đất, chống sét 188
2.1.2 Hệ thống nguồn điện cung cấp 19
2.1.3 Nhà trạm 20
2.3 Quá trình lắp đặt Indoor (trong nhà) 20
2.3.1 Lắp đặt cabinet 21
2.3.2 Lắp đặt cầu cáp 22
2.3.3 Chuẩn bị ngõ đi cáp 25
2.3.4 Kết nối jumber, feeder 31
2.3.5 Lắp đặt và đấu nối tủ DDF 35
2.3.6 Lắp đặt và đấu nối tủ nguồn 36
2.4 Lắp đặt Outdoor (ngoài nhà) 38
2.4.1 Qui trình lắp đặt outdoor 38
2.4.2 Lắp đặt anten 38
2.4.3 Lắp đặt Feeder 39
2.4.4 Kiểm tra feeder, jumber, connector 41
2.4.5 Hoàn thành lắp đặt…………………………………………….………….…… 44
KẾT LUẬN 46
THUẬT NGỮ ViẾT TẮT 47
DANH MỤC HÌNH VẼ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 51




Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
3

Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống hàng ngày, thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng và
không thể thiếu được, đặc biệt là thông tin di động. Nó quyết định nhiều mặt của đời
sống xã hội, giúp con người mau chóng nắm bắt các thông tin có giá trị về văn hóa,
kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật, giáo dục…
Ngày nay, với nhu cầu ngày càng rất cao về thông tin nên đòi hỏi những nhà cung
cấp dịch vụ phải có những phương tiện hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống viễn thông ngày nay không còn là điều xa lạ với người dân
Việt Nam. Hệ thống thông tin di động rất phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi, không còn giới
hạn cho những người có thu nhập cao trước kia mà trở thành dịch vụ ngày càng phổ
cập với mọi đối tượng.
Hệ thống thông tin di động 3G UMTS ra đời đã đáp ứng một phần lớn nhu cầu của
người sử dụng về tốc độ, các loại hình và chất lượng dịch vụ.
Trong hệ thống viễn thông, truyền dẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng, có thể
nói là nền móng cho cả hệ thống. Việc xây dựng và lắp đặt trạm thu phát gốc BTS
đóng vai trò cốt lõi cho việc truyền dẫn di động ngày nay. Do vậy trong báo cáo thực
tập tốt nghiệp em xin trình bày những nét cơ bản về Hệ thống thông tin di động 3G
UMTS và Qui trình lắp đặt trạm thu phát gốc BTS.
Với kiến thức và thời gian thực tập, nghiên cứu còn hạn chế nên trong bài Báo cáo
khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của thầy cô và
các bạn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo,
đặc biệt là tới thầy giáo Trần Hoàng Diệu đã hướng dẫn em trong đợt thực tập vừa
qua và giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày…Tháng Năm 2013
Sinh Viên


Nguyễn Đình Đàn


Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
4
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
Phần A : Giới thiệu về Viện khoa học kỹ thuật Bưu Điện
I. Giới thiệu về Viện khoa học kỹ thuật Bưu Điện
Địa chỉ: 122 Hoàng Quốc Việt
Tel : 04-35746799
Fax : 04-37339432
Email :
Viện trưởng : PGS.TS Lê Hữu Lập
Phó Viện trưởng : Ths.Mai Thúy Anh
Phó Viện trưởng : Ths.Hà Trần minh

Viện khoa học kĩ thuật Bưu Điện là đơn vị nghiên cứu khoa học, được thành lập
ngày 8/4/1975 với tiền thân là Viện kỹ thuật và Quy hoạch Bưu điện. Viện khoa học kĩ
thuật Bưu Điện có bề dày kinh nghiệm trên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học với vai trò là một đơn vị nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực kinh tế bưu
chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển,
Viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua của
Ngành. Với đội ngũ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, đủ năng lực chuyên môn, phẩm
chất đạo đức, luôn năng động sáng tạo, cập nhật kịp thời kiến thức mới sẵn sàng phục
vụ đắc lực sự nghiệp phát triển của ngành và của xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế.
Tên giao dịch tiếng Anh: Research Institute of Posts and Telecommunications (RIPT).

Chức năng và nhiệm vụ:
- Viện Khoa Học Kĩ thuật Bưu Điện có chức năng nghiên cứu, tham mưu, tư vấn

và tham gia đào tào về lĩnh vực khoa học kĩ thuật bưu chính, viễn thông phục
vụ nhu cầu phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và của xã
hội, bao gồm:
- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu đón đầu các công nghệ mới và nghiên cứu ứng
dụng vào hệ thống viễn thông Việt Nam.
- Nghiên cứu xây dựng dự báo phát triển, các dự án chiến lược và quy hoạch phát
triển Tổng công ty.
- Nghiên cứu, xây dựng các quy chế quản lý, các đề án tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động khoa học, xây dựng kế hoạch hóa và hạch toán kinh tế của Tổng công
ty.
- Nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực giá cước, thị trường dịch vụ Bưu chính,
Viễn thông.
- Nghiên cứu các hoạt động về công nghệ, hệ thống mới.
- Tham gia các trương trình nghiên cứu của Nhà nước, các tổ chức Bưu chính,
Viễn thông quốc tế về lĩnh vực khoa học kĩ thuật Bưu chính, Viễn thông.
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
5
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
- Tổ chức biên soạn các tài liệu, nội san, sách về khoa học kĩ thuật có liên quan
đến hoạt động của Viện, Học Viện, Tổng công ty.
- Quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo về khoa học Bưu chính,
Viễn thông, công nghệ thông tin.

II. Nội quy, an toàn lao động
2.1 NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Công nhân trước khi đi làm phải tự kiểm tra phương tiện đi lại và mọi phương
tiện dụng cụ làm việc ( dây an toàn…) đẩm bảo chắc chắn mới tiến hành công
việc.
2. Khi tiến hành công việc nhất thiết phải sử dụng các phương tiện dụng cụ trang

thiết bị an toàn, trang bị bảo vệ cá nhân đã được cấp phát để đảm bảo an toàn.
3. Khi làm việc ở khu vực có điện đèn, điện truyền thanh phải sử dụng các trang
thiết bị, dụng cụ an toàn như kìm cách điện, bút thử điện, giấy cách điện,
thang, dây an toàn, phải có biện pháp an toàn cho từng công việc. Ở những
nơi có nguy hiểm phải báo cáo công ty xin cắt điện để làm việc, không được
làm việc khi chưa có lệnh sản xuất, phải liên hệ với tổ điện, chi nhánh, sở điện
yêu cầu cắt điện và phải kiểm tra lại nếu thấy chưa an toàn thì chưa được tiến
hành công việc mà phải báo cáo ngay với người phụ trách để có biện pháp.
Cấm không được làm bừa, làm ẩu. Khi làm việc nhất thiết phải có từ hai
người trở lên ( phải có nhóm trưởng chỉ huy)
4. Làm việc trên cao phải có dây an toàn. Đầy đủ dụng cụ làm việc và trang bị
bảo vệ cá nhân đã được cấp phát, thang phải được đặt đúng tiêu chuẩn an toàn
có người giữ thang. Dây an toàn phải được treo ở những nơi đảm bảo độ tin
cậy và làm việc ở bất cứ độ cao nào. Người làm việc trên cao phải được y tế
chấp nhận.
5. Khi vận chuyển mang vác nặng phải bố trí đủ người, đủ phương tiện dụng cụ
ở những nơi qu đường giao thông, nơi đông người qua lại phải có biển báo
công tác, đèn báo hiệu hoặc người cảnh giới.
6. Khi vận hành thiết bị phải thực hiện đúng quy trình, quy phạm đã ban hành.
7. Tổ trưởng tổ sản xuất và an toàn viên phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở
kiểm tra công nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành các quy trình thao tác, sử
dụng đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phòng hộ lao động đã được cấp phát.
Kiểm tra trật tự nơi làm việc. Kiểm điểm tình hình BHLĐ của tổ hàng tuần.
Thực hiện chấm AT – VSCN
8. Báo cáo kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn trong sản xuất và VSCN cho
lãnh đạo đơn vị để có biện pháp giải quyết, tránh để xảy ra tai nạn lao động.
2.2 NỘI QUY PHÒNG MÁY
1. Trong phòng máy mọi nguyên tắc về an toàn lao động và phòng chống cháy
nổ. Tuyệt đối không được để các chất cháy nổ, dễ cháy trong phòng máy.
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in

6
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
2. Nhân viên trực ca phải luôn ở bên vị trí trực ca của mình để kịp thời sử lý
thông tin. Không được ngủ hoặc làm việc riêng trong phòng máy.
3. Khi vào phòng máy phải cởi bỏ giầy dép. Giầy dép, guốc, nón, mũ và tư trang
phải để đúng nơi quy định trong phòng trực ca.
4. Không được đưa nước uống, đồ ăn vào trong phòng máy
5. Không được hút thuốc trong phòng máy.
6. Người không có nhiệm vụ không được vào phòng máy, phòng trực, nhà ắc
quy và nhà máy nổ. Không leo trèo lên cột cao anten hoặc tự ý đấu nối các hệ
thống cung cấp điện, tín hiệu.
7. Khách đến thăm quan hoặc liên hệ công tác phải được kiểm tra đầy đủ giấy tờ
trước khi cho vào khu vực kỹ thuật và phải tuân theo mọi sự hướng dẫn của
cán bộ phụ trách ca hoặc phụ trách trạm.
8. Khách riêng, người nhà cán bộ công nhân viên chức không được vào khu vực
của đài, trạm. Việc tiếp khách chỉ tiến hành ở khu vực sinh hoạt nhà ở của đài,
trạm. Trường hợp lưu lại qua đêm phải được trưởng đài, trạm đồng ý và làm
thủ tục khai báo tạm trú.
2.3 NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI TRỰC CA
1. Bàn giao ca, bàn giao tình hình tồn tại của ca trước ( nội dung bàn giao gồm:
tình hình thông tin, tài sản, thiết bị trong trạm ).
2. Giải quyết tồn tại của ca trước sau khi nhận ca.
3. Thường xuyên giám sát tuyến, luồng, kênh liên lạc qua các hệ thống cảnh báo.
4. Phối hợp với các trạm trên tuyến để cùng xử lý sự cố thông tin theo sự điều
hành của trạm đầu cuối HNI. Không dùng đường truyền nghiệp vụ để nói
chuyện riêng, chỉ sử dụng kênh nghiệp vụ để phục vụ việc xử lý điều hành.
Thời gian sử dụng kênh nghiệp vụ phải ngắn nhất để tránh kênh nghiệp vụ
bận liên tục, không có tác dụng phục vụ thông tin.
5. Kiểm tra thiết bị kênh qua hệ thống giám sát và đo nhanh: ( mức thu, mức
phát, các mức nguồn cung cấp ). Sửa chữa đường điện khi có sự cố.

6. Phối hợp đo định kỳ theo lịch chung.
7. Ghi chép sổ sách đầy đủ theo quy định và phải rõ ràng, rành mạch, nếu sửa
chữa phải có chữ ký xác nhận, báo cáo đầy đủ tình hình thông tin theo quy
định của hệ thống điều hành thông tin. Bảo quản tốt hồ sơ, tài liệu được cung
cấp.
8. Sửa chữa dụng cụ trong phòng máy, hàn nối, thay thế cầu chì đối với những
trường hợp khi cần thiết.
9. Làm vệ sinh cho thiết bị, phòng máy, ắc quy, máy nổ, pin trời (nếu trang bị).



Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
7
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
Phần B : Tổng quan về thông ti di động 3G UMTS
và Qui trình lắp đặt trạm BTS

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G UMTS
1.1 Lộ trình phát triển thông tin di động
Hệ thống thông tin di động được chia thành 3 thế hệ chính : thứ nhất (1G), thứ 2
(2G), thứ 3 (3G) đã và đang khai thác. Thế hệ thứ tư (4G) đang trong quá trình thử
nghiệm và đưa vào sử dụng.
Các hệ thống 1G đảm bảo truyền dẫn tương tự dựa trên công nghệ ghép kênh phân
chia theo tần số (FDM) với kết nối mạng lõi dựa trên công nghệ ghép kênh phân chia
theo thời gian (TDM).

Khác với 1G, các hệ thống 2G được thiết kế để triển khai quốc tế. Thiết kế 2G
mạnh hơn về tính tương thích, khả năng chuyển mạng phức tạp và sử dụng truyền dẫn
thoại số hóa trên giao diện vô tuyến.


Hệ thống 3G được phát triển từ các hệ thống 2G trước đó. Một hệ thống thông tin
di động được coi là 3G nếu nó đáp ứng một số yêu cầu được liên minh viễn thông
quốc tế (ITU) đề ra sau :
- Hoạt động ở một trong số các tần số được ấn định cho các dịch vụ 3G.
- Phải cung cấp dãy các dịch vụ số liệu mới cho người sử dụng bao gồm cả
đa phương tiện.
- Phải hỗ trợ truyền dẫn số liệu di động tại 144 kb/s cho người sử dụng di
động tốc độ cao và truyền dẫn số liệu lên đến 2Mb/s cho người sử dụng
cố định hoặc di động tốc độ thấp.
- Phải cung cấp các dịch vụ số liệu gói.
- Phải đảm bảo tính độc lập của mạng lõi với giao diện vô tuyến.

Hệ thống 4G được phát triển từ các hệ thống 3G trước đó và wimax đạt tốc độ
truyền dẫn số liệu di động từ 100Mb/s đến 1Gb/s.

Hình 1.1 Lộ trình phát triển thông tin di động
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
8
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
1.2 Đặc điểm cơ bản của 3G UMTS
Hệ thống thông tin di động thứ 3 được xây dựng với mục đích cho ra đời một
mạng di động toàn cầu với các dịch vụ phong phú, bao gồm : thoại, nhắn tin, internet
và dữ liệu băng rộng. Tại Châu Âu hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 đã được
tiêu chuẩn hóa bởi viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI) phù hợp với tiêu chuẩn
IMT – 2000 của ITU. Hệ thống có tên là “hệ thống viễn thông di động toàn cầu
(UMTS)”. UMTS được xem là hệ thống kế thừa của hệ thống thế hệ thứ 2 (GSM)
nhằm đắp ứng các yêu cầu phát triển của các dịch vụ di động và ứng dụng Internet.
3G UMTS được phát triển bởi đề án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP). Sử dụng dải tần
quốc tế 2Ghz cho đường lên là :1885 – 2025 Mhz ; đường xuống là : 2110 – 2200
Mhz.

Hệ thống 3G UMTS sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng
(WCDMA). WCDMA là công nghệ được sử dụng cho phần giao diện vô tuyến của hệ
thống 3G UMTS.
 WCDMA sử dụng trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS). Các bít thông tin được trải
ra trong một băng tần rộng bằng cách nhân dữ liệu cần truyền với các bít giả ngẫu
nhiên (gọi là Chip). Các bít này xuất phát từ các mã trải phổ CDMA. Để hỗ trợ tốc độ
bít cao (2 Mb/s) cần sử dụng các kết nối đa mã và hệ số trải phổ khác nhau.
 WCDMA có tốc độ chíp là 3,84 Mb/s dẫn đến băng thông xấp xỉ 5 Mb/s nên
được gọi là hệ thống băng rộng. Với băng thông này WCDMA có thể hỗ trợ các tốc độ
dữ liệu cao của người dùng và đem lại những lợi ích xác định. Các nhà vận hành mạng
có thể sử dụng nhiều sóng mang 5 Mhz để tăng thêm dung lượng, cũng có thể sử dụng
các lớp tế bào phân cấp. Khoảng cách giữa các sóng mang thực tế có thể được chọn
trong khoảng từ 4,4 Mhz đến 5 Mhz, tùy thuộc vào nhiễu giữa các sóng mang.
 WCDMA hỗ trợ tốt các tốc độ dữ liệu người dùng khác nhau. Mỗi người sử
dụng được cấp các khung có độ rộng 10ms, trong khi tốc độ người sử dụng được giữ
không đổi. Tuy nhiên dung lượng người sử dụng có thể thay đổi giữa các khung. Việc
cấp phát nhanh dung lượng vô tuyến thông thường sẽ được điều khiển bởi mạng để đạt
được thông lượng tối ưu cho các dịch vụ số liệu gói.
 WCDMA hỗ trợ hai mô hình hoạt động cơ bản. Chế độ phân công phân chia
theo tần số (FDD) và song công phân chia theo thời gian (TDD). Trong chế độ FDD
đường lên và đường xuống sử dụng các sóng mang 5 Mhz có tần số khác nhau. Còn
chế độ TDD các đường lên và đường xuống sử dụng cùng tần số nhưng ở các khoảng
thời gian khác nhau.
 WCDMA hỗ trợ hoạt động của các trạm gốc. Điều này khác với hệ thống đồng
bộ IS-95, nên không cần chuẩn thời gian toàn cầu như ở hệ thống định vị toàn cầu
GPS. Việc triển khai các trạm gốc micro và trạm gốc indoor sẽ dễ dàng hơn khi nhận
tín hiệu mà không cần GPS.
 WCDMA áp dụng kỹ thuật tách sóng kết hợp trên cả đường lên và đường
xuống dựa trên việc sử dụng kênh hoa tiêu.
 Giao diện vô tuyến WCDMA được xây dựng có khả năng tách sóng của nhiều

người dùng và các anten thích ứng thông minh, giao diện vô tuyến có thể được triển
khai bởi các nhà điều khiển mạng như một hệ thống được chọn lựa để tăng dung lượng
và vùng phủ sóng.

Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
9
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
1.3 Dịch vụ CS và dịch vụ PS
Dịch vụ chuyển mạch kênh (CS service): Là dịch vụ trong đó mỗi đầu cuối được
cấp phát một kênh riêng và nó toàn quyền sử dụng tài nguyên của kênh này trong thời
gian cuộc gọi, tuy nhiên phải trả tiền cho toàn bộ thời gian này dù có truyền tin hay
không.

Dịch vụ chuyển mạch gói (PS service): Là dịch vụ trong đó nhiều đầu cuối cùng
chia sẻ một kênh và mỗi đầu cuối chỉ chiếm dụng tài nguyên của kênh này khi có
thông tin cần truyền và nó chỉ phải trả tiền theo lượng tin được truyền trên kênh.

1.4 Chuyển mạch ATM và IP
ATM (Asyncronous Transfer Mode: Chế độ truyền dẫn dị bộ) : Là công nghệ
thực hiện phân chia thông tin cần phát thành các tế bào 53byte để truyền dẫn và
chuyển mạch. Một tế bào ATM gồm 5byte tiêu đề (có chứa thông tin định tuyến) và
48byte tải tin (chứa số liệu của người sử dụng).
Chuyển mạch hay Router IP (Internet Protocol): Cũng là một công nghệ thực
hiện phân chia thông tin phát thành các gói được gọi là tải tin (Payload). Sau đó mỗi
gói được gán một tiêu đề chứa các thông tin địa chỉ cần thiết cho chuyển mạch. Trong
thông tin di động đo vị trí của đầu cuối di động thay đổi nên cần phải có thêm tiêu đề
bổ xung để định tuyến theo vị trí hiện thời của máy di động. Quá trình định tuyến này
được gọi là đường truyền hầm (Tulnel). Có hai cơ chế để thực hiện điều này : MIP
(Mobile IP : IP di động) và GTP (GPRS Tulnel Protocol : giao thức đường hầm
GPRS).


1.5 Kiến trúc 3G UMTS
UMTS R3 hỗ trợ cả kết nối chuyển mạch kênh lẫn chuyển mạch gói: đến
384Mbit/s trong miền CS và 2Mbit/s trong miền PS. Các kết nối tốc độ cao này đảm
bảo cung cấp một tập các dịch vụ mới cho người sử dụng di động giống như trong các
mạng điện thoại cố định và Internet. Các dịch vụ này gồm: điện thoại có hình (truyền
hình hội nghị), âm thanh chất lượng cao và tốc độ truyền cao tại đầu cuối. Một tính
năng khác cũng được đưa ra cùng với GPRS là “luôn luôn kết nối” đến Internet.
UMTS cũng cung cấp thông tin vị trí tốt hơn và vì thế hỗ trợ tốt hơn các dịch vụ dựa
trên vị trí.
Một mạng UMTS bao gồm ba phần: thiết bị người sử dụng (UE: User Equipment),
mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN), mạng lõi (CN: Core Network).
UE bao gồm 3 thiết bị: thiết bị đầu cuối (TE), thiết bị di động (MT) và modun nhận
dạng thuê bao UMTS (USIM: UMTS Subcriber Identity Module). UTRAN gồm các
hệ thống mạng vô tuyến (RNS: Radio Network System) và mỗi RNS bao gồm bộ điều
khiển mạng vô tuyến (RNC: Radio Network Conller) và các BTS nối với nó. Mạng lõi
CN bao gồm miền chuyển mạch kênh (CS), chuyển mạch gói (PS) và HE (Home
Enviroment: Môi trường nhà). HE bao gồm AuC, HLR và EIR.
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
10
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông

Hình 1.2 Kiến trúc 3G UMST

1.5.1 Thiết bị người sử dụng
UE (User Equipment: Thiết bị người sử dụng ) là đầu cuối mạng UMTS của người
sử dụng.
Các đầu cuối

Vì máy đầu cuối bây giờ không chỉ đơn thuần dành cho điện thoại mà còn cung

cấp các dịch vụ dữ liệu mới, nên tên của nó được chuyển thành đầu cuối. Đầu cuối hỗ
trợ hai giao diện. Giao diện Uu định nghĩa liên kết vô tuyến ( giao diện WCDMA ).
Nó đảm nhiệm toàn bộ kết nối vật lý với mạng UMTS. Giao diện thứ hai là giao diện
Cu giữa UMTS IC card (UICC) và đầu cuối. Giao diện này tuân theo tiêu chuẩn cho
các card thông minh.
Mặc dù các nhà sản xuất đầu cuối có rất nhiều ý tưởng về thiết bị, họ phải tuân
theo một tập tối thiểu các định nghĩa tiêu chuẩn để những người sử dụng bằng các đầu
cuối khác có thể truy nhập đến một số các chức năng cơ sở theo cùng một cách.

UICC

UMTS IC card là một card thông minh. Điều mà ta quan tâm đến nó là dung lượng
nhớ và tốc độ xử lý do nó cung cấp. Ứng dụng USIM chạy trên UICC.

USIM

USIM chứa các hàm và dữ liệu cần để nhận dạng và xác thực thuê bao trong mạng
UMTS. Nó có thể lưu cả bản sao lý lịch của thuê bao.
Người sử dụng phải tự mình xác thực đối với USIM bằng cách nhập mã PIN. Điều
này đảm bảo rằng chỉ người sử dụng đích thực mới truy nhập mạng UMTS. Mạng sẽ
chỉ cung cấp các dịch vụ cho người nào sử dụng đầu cuối dựa trên nhận dạng USIM
được đăng ký.

Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
11
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
1.5.2 Mạng truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN)
UTRAN (UMTS Terrestrial Radio Access Network : mạng truy nhập vô tuyến mặt
đất UMTS) liên kết giữa người sử dụng và CN. Nó gồm các phần tử đảm bảo các cuộc
truyền thông UMTS trên vô tuyến và điều khiển chúng.

RNC

RNC (Radio Network Controller : Bộ điều khiển mạng vô tuyến) chịu trách nhiệm
cho một hay nhiều trạm gốc và điều khiển các tài nguyên của chúng. Đây cũng chính
là điểm truy nhập dịch vụ UTRAN cung cấp cho CN. Nó được nối đến CN bằng hai
kết nối, một cho miền chuyển mạch gói (đến GPRS) và một đến miền chuyển mạch
kênh (MSC).
Một nhiệm vụ quan trọng nữa của RNC là bảo vệ sự bí mật toàn vẹn. Sau thủ tục
xác thực và thỏa thuận khóa, các khóa bảo mật và toàn vẹn được đặt vào RNC. Sau đó
các khóa này được sử dụng bởi các hàm an ninh f8 và f9.

Nút B

Trong UMTS trạm gốc được gọi là nút B và nhiệm vụ của nó là thực hiện kết nối
vô tuyến vật lý giữa đầu cuối với nó. Nó nhận tín hiệu bên giao diện Iub từ RNC và
chuyển nó vào tín hiệu vô tuyến trên giao diện Uu.

1.5.3 Mạng lõi (CN)
Mạng lõi (CN) được chia thành ba phần : miền PS, miền CS và HE. Miền PS đảm
bảo các dịch vụ dữ liệu cho người sử dụng bằng các kết nối đến Internet và các mạng
dữ liệu khác và miền CS đảm bảo dịch vụ điện thoại đến các mạng khác.

SGSN

SGSN là nút chính của miền chuyển mạch gói. Nó nối đến UTRAN thông qua
giao diện IuPS và đến GGSN thông qua giao diện Gn. SGSN chịu trách nhiệm cho tất
cả kết nối PS của tất cả các thuê bao. Nó lưu hai kiểu dữ liệu thuê bao : thông tin đăng
ký thuê bao và thông tin vị trí thuê bao.

GGSN


GGSN là một SGSN kết nối với các mạng dữ liệu khác. Tất cả các cuộc truyền
thông dữ liệu từ thuê bao đến các mạng ngoài đều qua GGSN. Cũng như SGSN, nó
lưu cả hai kiểu dữ liệu : thông tin thuê bao và thông tin vị trí.

BG
BG là một cổng giữa miền PS của PLMN với các mạng khác. Chức năng của nút
này giống như tường lửa Internet: để đảm bảo mạng an ninh chống lại các tấn công
bên ngoài.

VLR

Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
12
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
VLR là bản sao của HLR cho mạng phục vụ (SN: Serving Network). Dữ liệu thuê
bao cần thiết để cung cấp các dịch vụ thuê bao được sao chép từ HLR và lưu ở đây. Cả
MSC và SGSN đều có VLR nối với chúng.

MSC
MSC thực hiện các kết nối CS giữa đầu cuối và mạng. Nó thực hiện các chức năng
báo hiệu và chuyển mạch cho các thuê bao trong vùng quản lý của mình. Chức năng
của MSC trong UMTS giống chức năng MSC trong GSM, nhưng nó có nhiều khả
năng hơn. Các kết nối CS được thực hiện trên giao diện CS giữa UTRAN và MSC.
Các MSC được nối đến các mạng ngoài qua GMSC.

Môi trường nhà

Môi trường nhà (HE: Home Environment) lưu các lý lịch thuê bao của hãng khai
thác. Nó cũng cung cấp cho các mạng phục vụ (SN) các thông tin về thuê bao và về

cước cần thiết để xác thực người sử dụng và tính cước cho các dịch vụ cug cấp. Trong
phần này ta sẽ liệt kê các dịch vụ cung cấp và các dịch vụ bị cấm.

HLR

HLR là một cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ quản lý thuê bao di động. Một mạng di
động có thể chứa nhiều HLR tùy thuộc vào số lượng thuê bao, dung lượng của từng
HLR và tổ chức bên trong mạng.

AuC

AuC lưu giữ toàn bộ dữ liệu cần thiết để xác thựuc, mật mã hóa và bảo vệ sự toàn
vẹn thông tin cho người sử dụng. Nó liên kết với HLR và được thực hiện cùng với
HLR trong cùng một nút vật lý. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng AuC chỉ cung cấp thông
tin về các vecto xác thực (AV) cho HLR.

EIR

EIR chịu trách nhiệm lưu các số nhận dạng thiết bị di động quốc tế IMEI. Đây là
số nhận dạng duy nhất cho thiết bị đầu cuối. Cơ sở dự liệu này được chia thành ba
danh mục: danh mục trắng, xám, đen. Danh mục trắng chứa các số IMEI được phép
truy nhập mạng. Danh mục xám chưa IMEI của các đầu cuối đang bị theo dõi, còn
danh mục đen chứa các số IMEI của các đầu cuối bị cấm truy nhập mạng. Khi một đầu
cuối được thông báo là bị mất cắp, IMEI của nó sẽ bị đặt vào danh mục đen vì thế nó
bị cấm truy nhập mạng. Danh mục này cũng có thể được sử dụng để cấm các seri máy
đặc biệt không được truy cập mạng khi chúng không hoạt động theo tiêu chuẩn.

1.5.4 Các mạng ngoài
Các mạng ngoài không phải là bộ phận của hệ thống UMTS nhưng chúng cần thiết
để đảm bảo truyền thông giữa các nhà khai thác. Các mạng ngoài có thể là các mạng

điện thoại như: PLMN, PSTN, ISDN hay các mạng dữ liệu như Internet. Miền PS kết
nối đến các mạng dữ liệu còn miền CS nối đến các mạng điện thoại.
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
13
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
1.5.5 Các giao diện
Vai trò của các nút khác nhau của mạng chỉ được định nghĩa thông qua các giao
diện khác nhau. Các giao diện này được định nghĩa chặt chẽ để các nhà sản xuất có thể
kết nối các phần cứng khác nhau của họ.
Uu
Giao diện Uu là WCDMA, giao diện vô tuyến được định nghĩa cho UMTS. Giao
diện này nằm giữa nút B và đầu cuối.

Iu
Giao diện Iu kết nối CN và UTRAN. Nó gồm ba phần, IuPS cho miền chuyển
mạch gói, IuCS cho miên chuyển mạch kênh và IuBC cho miền quảng bá. CN có thể
kết nối đến nhiều UTRAN cho cả giao diện IuCS và IuPS. Nhưng một UTRAN chỉ có
thể kết nối đến một điểm truy cập CN.
1.6 Kiến trúc 3G UMTS R4
Sự khác nhau cơ bản giữa R3 và R4 là ở mạng lõi (CN). Tại đây chuyển mạch
phân tán và chuyển mạch mềm được đưa vào thay thế cho các MSC truyền thống.
Về cơ bản MSC được chia thành các MSC Server và các cổng phương tiện
(MGW). MSC Server chứa tất cả các phần mềm điều khiển cuộc gọi và quản lý di
động ở một MSC tiêu chuẩn, tuy nhiên nó không chứa ma trận chuyển mạch. Ma trận
chuyển mạch được nằm trong MGW và được MSC Server điều khiển, có thể đặt ở xa
MSC Server.
Báo hiệu điều khiển các cuộc gọi chuyển mạch kênh được thực hiện giữa các RNC
và MSC Server. Còn đường truyền cho các cuộc gọi chuyển mạch kênh được thực
hiện giữa các RNC và MGW. Thông thường MGW nhận các cuộc gọi từ RNC và định
tuyến các cuộc gọi này đến nơi nhận, trên các đường trục gói. Trong nhiều trường hợp

đường trục gói sử dụng giao thức truyền tải thời gian thực (RTP) trên giao thức IP.
Trên Hình… ta thấy lưu lượng số liệu gói từ RNC đi qua SGSN và tới GGSN trên
mạng đường trục IP. Như vậy cả số liệu và tiếng đều có thể sử dụng truyền tải IP bên
trong mạng lõi. Đây là mạng truyền tải hoàn toàn IP.


Hình 1.3 Kiến trúc 3G UMTS R4

Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
14
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
Tại nơi mà một cuộc gọi truyền đến một mạng khác (PSTN) sẽ có một cổng các
phương tiện MGW được điều khiển bởi MSC Server cổng (GMSC Server). MGW này
sẽ chuyển tiếng thoại được đóng gói thành PCM tiêu chuẩn để đưa đến PSTN. Vì thế
chuyển đổi mã chỉ cần thực hiện ở điểm này. Ta giả thiết rằng nếu tiếng thoại ở giao
diện vô tuyến được truyền với tốc độ 12,2Kb/s thì tốc độ này phải chuyển thành
64Kb/s ở MGW giao diện với PSTN. Truyền tải kiểu này cho phép tiết kiệm đáng kể
độ rộng băng tần, đặc biệt là khi MGW đặt cách xa nhau.
Trong nhiều trường hợp MSC Server hỗ trợ các chức năng của GMSC Server.
Ngoài ra, MGW còn có khả năng giao diện với RAN và PSTN. Khi đó cuộc gọi đến
hoặc từ PSTN có thể chuyển thành nội hạt. Nhờ vậy có thể tiết kiệm đáng kể đầu tư.
Ví dụ ta xét trường hợp khi một RNC được đặt tại thành phố A thực hiện cuộc gọi
nội hạt. Nếu không có cấu trúc phân bổ, cuộc gọi cần chuyển từ thành phố A đến thành
phố B (nơi có MSC) để đấu nối với thuê bao PSTN tại chính thành phố A. Với cấu
trúc phân bố, cuộc gọi có thể điều khiển tại MSC Server ở thành phố B nhưng đường
truyền các phương tiện thực tế có thể vẫn ở thành phố A, nhờ vậy giảm đáng kể yêu
cầu truyền dẫn và giá thành khai thác mạng.
HLR tại đây có thể được gọi là Server thuê bao tại nhà (HSS). HSS và HLR có
chức năng tương đương nhau, ngoại trừ giao diện với HSS là giao diện trên cơ sở
truyền tải gói. Trong khi sử dụng giao diện SS7 dựa trên cơ sở báo hiệu số 7. Ngoài ra

còn có các giao diện giữa SGSN với HLR/HSS và giữa GGSN với HLR/HSS.
Rất nhiều giao diện được sử dụng bên trong mạng lõi là các giao thức trên cơ sở
gói sử dụng IP hoặc ATM. Tuy nhiên, mạng phải giao diện với các mạng truyền thống
qua việc sử dụng các cổng phương tiện MGW. Ngoài ra mạng cũng phải giao diện với
các mạng SS7 tiêu chuẩn. Giao diện này được thực hiện thông qua SS7GW. Đây là
cổng mà ở một phía nó hỗ trợ truyền tải bản tin SS7 trên đường truyền tải SS7 tiêu
chuẩn, ở phía kia nó truyền tải các bản tin ứng dụng SS7 trên mạng gói (IP). Các thực
thể như MSC Server , GMSC Server và HSS liên lạc với cổng SS7 (SS7GW) bằng
cách sử dụng các giao thức truyền tải được thiết kế đặc biệt mang các bản tin SS7 ở
mạng IP. Bộ giao thức này được gọi là Sigtran.

1.7 Kiến trúc 3G UMTS R5
Bước phát triển tiếp theo của 3G UMTS là đưa ra kiến trúc mạng đa phương tiện
IP (Hình…) trong R5. Bước phát triển này thể hiện sự thay đổi toàn bộ mô hình cuộc
gọi. Ở đây cả thoại và số liệu đều được sử lý giống nhau trên toàn bộ đường truyền từ
đầu cuối của của người sử dụng đến nơi nhận cuối cùng. Có thể nói kiến trúc này là sự
hội tụ toàn diện cả tiếng và số liệu.
Từ hình vẽ ta thấy thoại và số liệu không cần các giao diện cách biệt chỉ có một
giao diện Iu duy nhất mang tất cả các phương tiện. Trong mạng lõi giao diện này kết
cuối tại SGSN và không có MGW riêng.
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
15
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông

Hình 1.4 Kiến trúc 3G UMTS R5

Ta thấy có một số phần tử mạng mới như : chức năng điều khiển trạng thái kết nối
(CSCF), chức năng tài nguyên đa phương tiện (MRF), chức năng cổng các phương
tiện (MGCF), cổng báo hiệu truyền tải (TSGW), cổng báo hiệu chuyển mạng
(RSGW).

Một nét quan trọng của kiến trúc toàn vẹn IP là thiết bị người sử dụng được tăng
cường rất nhiều, nhiều phần mềm được cài đặt ở UE. Trong thực tế, UE hỗ trợ giao
thức khởi tạo phiên (SIP). UE trở thành một tác nhân người sử dụng SIP. Như vậy UE
có khả năng điều khiển các dịch vụ lớn hơn trước rất nhiều.
Chức năng điều khiển trạng thái kết nối (CSCF) quản lý việc thiết lập duy trì và
giải phóng các phiên đa phương tiện đến và đi từ người sử dụng. Nó bao gồm các chức
năng như phiên dịch và định tuyến. CSCF hoạt động như một Server đại diện.
SGSN và GGSN là phiên bản tăng cường của các nút được sử dụng ở GPRS và 3G
UMTS R3 và R4. Điểm khác nhau duy nhất là ở chỗ các nút này không chỉ hỗ trợ dịch
vụ số liệu gói mà cả dịch vụ chuyển mạch kênh (như thoại). Vì thế cần hỗ trợ các khả
năng chất lượng dịch vụ (QoS) hoặc bên trong SGSN và GGSN, hoặc ít nhất là ở các
Router kết nối trực tiếp tới chúng.
Chức năng tài nguyên đa phương tiện (MRF) là chức năng lập cầu hội nghị, được
sử dụng để hỗ trợ các tính năng như tổ chức cuộc gọi nhiều phía và dịch vụ hội nghị.
Cổng báo hiệu truyền tải (TSGW) là một cổng báo hiệu SS7, để đảm bảo tương
tác SS7 với các mạng tiêu chuẩn ngoài như PSTN. TSGW hỗ trợ các giao thức
Sigtran.
Cổng báo hiệu chuyển mạng (RSGW) là một nút đảm bảo tương tác báo hiệu với
các mạng di động hiện có sử dụng SS7 tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp TSGW và
RSGW cùng tồn tại trên một nền tảng.
MGW thực hiện tương tác với các mạng ngoài ở mức đường truyền đa phương
tiện. MGW ở kiến trúc R5 có chức năng như ở R4, MGW được điều khiển bởi chức
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
16
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
năng điều khiển cổng các phương tiện (MGCF). Giao thức điều khiển giữa các thực
thể là H.248.
MGCF liên lạc với CSCF thông qua giao diện SIP.
Cấu trúc toàn IP ở R5 là tăng cường của kiến trúc R3 và R4. Nó đưa thêm vào một
vùng mới trong mạng, đó là vùng đa phương tiện IP (IMS). Vùng mới này cho phép

mang cả thoại và số liệu trên IP, trên toàn tuyến nối đến máy cầm tay. Vùng này sử
dụng miền chuyển mạch gói PS cho mục đích truyền tải sử dụng SGSN, GGSN, Gn,
Gi là các nút và giao diện thuộc vùng PS.

1.8 Kết Luận
Trong chương này chúng ta đã tìm hiểu một những điều cơ bản nhất về lịch sử
phát triển của các hệ thống thông tin di động trên thế giới. Đặc biệt chúng ta đi tìm
hiểu những nét cơ bản của hệ thống thông tin di động 3G UMTS (R3, R4 và R5), qua
đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin di động 3G. Từ đó làm
cơ sở để chúng ta đi vào một phần nhỏ của hệ thống thống tin di động trong thực tiễn.

































Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
17
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS TRONG THỰC TẾ
2.1 Các thành phần của trạm BTS

Hình 2.1 Các thành phần của trạm BTS

Các thành phần thiết bị trên trạm BTS (Base Transceiver Station):
- Tủ thiết bị BTS
- Truyền dẫn
- Hộp DDF
- Nguồn cung cấp
- Vật tư phụ cho lắp đặt
- Hệ thống anten
- Hệ thống đấu đất, chống sét
- Điều hòa nhiệt độ


Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
18
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
2.2 Các yêu cầu an toàn trong lắp đặt trạm BTS
2.1.1 Hệ thống tiếp đất, chống sét
Ngoài phòng thiết bị
Đối với trạm dùng cột tự đứng hoặc cột dây níu:
- Dây thoát sét từ kim thu sét phải được nối trực tiếp thẳng xuống bãi đất, phải
kiểm tra thật kỹ tiếp xúc giữa kim thu sét và dây thoát sét. Đảm bảo rằng dây thoát sét
không bị đi ngược lên và phải được cố định vào thân cột (mỗi 2m một lần). Ngoài ra,
còn phải đảm bảo tách biệt dây thoát sét với phiđơ, cáp RF (nên bố trí đi dây thoát sét
đối diện với thang cáp đi phiđơ, cáp RF)
- Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, phiđơ phải được tiếp đất ít nhất 3 điểm
• Điểm thứ nhất : tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ trên cột
khoảng 0,3m đến 0,6m.
• Điểm thứ hai : tại vị trí trước khi phiđơ uốn cong ở chân cột cách chỗ
uốn cong khoảng 0,3m.
• Điểm thứ ba : tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm, nếu lỗ cáp nhập trạm và
bảng đất ngoài phòng thiết bị gần nhau thì không cần phải dùng thanh
đất mà nối trực tiếp đây tiếp đất cho phiđơ vào bảng đất này.
(Lưu ý: Lắp vị trí thanh đất và điểm làm đất cho phiđơ thật linh động sao cho dây
tiếp đất cho phiđơ phải đi thẳng xuống, hạn chế tối đa bị uốn cong.
- Cả ba thanh đồng tiếp đất, chống sét cho phiđơ nêu trên phải nối vào bảng đồng
tiếp đất trước lỗ cáp nhập trạm và được nối xuống cọc đất.
(Lưu ý: Phải làm thêm tiếp đất cho vỏ phiđơ khi chiều dài phiđơ lớn hơn 20m)

Đối với trạm dùng loại cột cóc (pole):
- Dây thoát sét của từng cột phải đi thẳng và nối với nhau tại một điểm dưới sàn
sân thượng rồi nối thẳng trực tiếp xuống bãi đất, sao cho khi có sét đánh ở bất
kỳ cột nào thì sét cũng được thoát xuống đất nhanh nhất.

- Phi đơ phải được làm tiếp đất tại ít nhất 2 điểm:
• Điểm thứ nhất : tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ khoảng
30 – 60cm
• Điểm thứ hai : tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm

Trong phòng thiết bị
- Dùng một dây đất nối từ bảng đất chung trong phòng thiết bị đi trực tiếp xuống
cọc đất và cách ly với phần chống sét bên ngoài phòng thiết bị.
- Tủ điện AC và ổn áp nối đất bằng một đường riêng. Tủ cắt lọc sét phải dùng
một dây riêng, tách biệt với các dây khác.
- Vị trí bảng đất chung cho phòng thiết bị có thể đặt ở dưới lỗ cáp nhập trạm,
hoặc dưới chân tường tùy theo điều kiện của từng trạm.
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
19
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông

Hình 2.2 Hệ thống chống sét và tiếp đất cho trạm BTS

2.1.2 Hệ thống nguồn điện cung cấp
Hệ thống nguồn AC:
- Phải kiểm tra thật kỹ về nguyên tắc đấu nối, thứ tự pha, màu dây theo quy định,
kích cỡ dây theo thiết kế:
• Tiết diện dây nguồn từ automat điện lực vào automat tổng : 2x16݉݉


• Tiết diện dây nguồn từ
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
20
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
• Tiết diện dây nguồn dùng cho máy điều hòa và điện sinh họat (đèn neon,

ổ cắm…) 2x2,5݉݉


• Màu dây theo quy định : màu đen (dây trung tính, N), màu đỏ (dây pha,
L), màu vàng/xanh (dây đất, PE)

- Phải đo kiểm hệ thống nguồn AC đạt các chỉ tiêu sau
• Hệ thống nguồn dùng ổn áp Lioa, tủ MTP54
Trước ổn áp : Điện áp 220V ± 20% (VAC), Tần số 50± 5% (Hz)
Sau ổn áp : Điện áp 220V ± 5% (VAC), Tần số 50 ± 5% (Hz)
• Hệ thống nguồn không dùng ổn áp, tủ MP75 (tủ có ổn áp dải rộng)
Điện áp 90 – 285 (VAC)
Tần số 50 ± 5% (Hz)

Hệ thống nguồn DC :
- Kiểm tra cực tính của các thanh 0V và -48V phải tương ứng với cực tính của ắc
qui.
- Cực âm (-) của mỗi tổ ắc qui nối vào cầu chì.
- Cực dương (+) nối trực tiếp vào thanh đồng trong tủ nguồn.
- Điện áp ra tủ nguồn DC : (48 - 56V), bình thường là 54 V.
- Kiểm tra điện áp của các bộ ăc qui : 48 – 55V, bình thường là 54V khi không có
tải, 48V khi có tải.
- Kiểm tra điện áp giữa cực dương (0V) với dây đất (PE) ≈ 0V.
- Tiết diện dây từ tủ nguồn DC cung cấp cho tủ BTS > 16݉݉

.

2.1.3 Nhà trạm
- Phòng máy phải được trang bị khóa chắc chắn để đảm bảo an toàn về thiết bị
- Phải đảm bảo phòng máy được bịt kín

- Lỗ cáp nhập trạm phải được bịt kín bằng keo silicon đảm bảo không bị nước
thấm vào.
- Hệ thống điều hòa phải hoạt động tốt trước khi bật thiết bị chạy.

2.3 Quá trình lắp đặt Indoor (trong nhà)
Quy trình lắp đặt indoor
• Chuẩn bị khu vực lắp đặt
• Lắp đặt cầu cáp
• Lắp tủ thiết bị BTS
• Lắp tủ nguồn DC dự phòng
• Lắp đặt DF và kết nối cáp Alarm, PCM
• Kết nối nguồn AC
• Kết nối nguồn DC
• Kết nối vào hệ thống Antena
• Lắp tiếp đất cho tủ RBS, DF, Anten, tủ nguồn
• Hoàn tất kiểm tra và dọn rác

Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
21
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
2.3.1 Lắp đặt cabinet

Hình 2.3 Lắp đặt chân đế cabinet




Hình 2.4 Cố định và cân chỉnh cabinet




Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
22
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
Cabinet đã được cố định

Hình 2.5 Cabinet đã được cố định và lắp đặt

2.3.2 Lắp đặt cầu cáp
Cầu cáp được lắp đặt trên trần nhà hay dưới sàn

Hình 2.6 Chân cầu cáp được gắn trên trần hoặc dưới sàn
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
23
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
Hình ảnh chân cầu cáp được lắp đặt trên tường

Hình 2.7 Chân cầu cáp được gắn lên tường

Cầu cáp được lắp đặt trên tường



Hình 2.8 Cầu cáp được lắp đặt trên tường

Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
24
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
Lắp đặt máng phân cáp lên cầu cáp


Hình 2.9 Lắp đặt phân máng cáp lên cầu cáp


Cầu cáp và phân máng cáp đã được lắp đặt hoàn thiện

Hình 2.10 Cầu cáp được lắp đặt hoàn thiện và đi cáp
Báo cáo thc tp tt nghip Vin Khoa Hc K Thut Bu in
25
Sinh viên : Nguyn ình àn Hc Vin Công Ngh Bu Chính Vin Thông
2.3.3 Chuẩn bị ngõ đi cáp

Hình 2.11 Chuẩn bị ngõ đi cáp từ cabinet lên cầu cáp


Cáp được đi từ cabinet lên cầu cáp

Hình 2.12 Cáp được đi từ cabinet lên cầu cáp thực tế

×