Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nốt ruồi ở mắt có thể nguy hiểm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.76 KB, 3 trang )

Nốt ruồi ở mắt có thể nguy hiểm

Nốt ruồi (nơvi tế bào hắc tố) là một u mô thừa bẩm sinh xuất phát
từ lá thai ngoài trong quá trình phát triển của bào thai. Nốt ruồi có thể
xuất hiện ở mọi vùng da, niêm mạc, mắt và nhiều nơi khác của cơ thể.
Những đặc điểm của nốt ruồi về màu sắc, kích thước là dấu hiệu nhận
biết nốt ruồi có bình thường hay
không.
Ở mắt, nốt ruồi có thể ở mi
mắt, kết mạc (lòng trắng) thậm chí ở
cả sâu trong mắt như ở mống mắt
(vùng lòng đen), thể mi, hắc mạc - là
những phần liên tục với mống mắt và
góp phần tạo cho mắt giống như một
buồng tối của máy ảnh. Các nốt ruồi
có thể nhìn thấy được ngay sau khi
sinh nhưng rất nhiều nốt ruồi nhỏ và
chứa ít hắc tố nên không nhìn thấy
được và đến một giai đoạn nào đó
trong cuộc đời như tuổi dậy thì có thể
nhìn thấy vì nốt ruồi to lên và sản
xuất ra nhiều hắc tố.
- Nốt ruồi mi mắt:
Ở mi mắt, nốt ruồi có thể ở ngay vùng bờ mi, ở da mi nhưng hiếm khi
ở kết mạc mi (mặt trong mi) và thường biểu hiện như một nốt phẳng hoặc gồ
lên, màu nâu đen, ranh giới khá rõ, có thể có lông mọc kèm theo (thường là
lành tính).
- Nốt ruồi kết mạc:
Hay thấy ở kết mạc nhãn cầu vùng khe mi, thường là những đám có
ranh giới rõ và có hay không có hắc tố. Dấu hiệu chìa khóa để chẩn đoán nốt
ruồi kết mạc là hay có những nang biểu mô nhỏ ở vùng tổn thương. Vùng



Nốt ruồi bất thường ở mắt.
tổn thương có thể to và rộng thêm do sự phát triển của chính nốt ruồi hoặc
do sự phát triển của các nang biểu mô đi kèm.
- Nốt ruồi ở trong mắt (ở mống mắt, thể mi và hắc mạc):
Nốt ruồi ở mống mắt có thể dễ dàng nhìn thấy được còn ở các phần
sâu hơn (thể mi và hắc mạc) thì cần phải có sự khám xét của bác sĩ nhãn
khoa. Nốt ruồi ở mống mắt thường biểu hiện như một chấm màu đen hơn
mống mắt, phẳng hoặc hơi nhô (dưới 1mm), không có hình dáng cái nấm, ít
khi to thêm và hiếm khi vượt quá 3mm đường kính.
Theo dõi, xử trí:
Tốt nhất là phải chụp ảnh nốt ruồi ngay từ đầu và khám lại thường kỳ
6 - 12 tháng. Đa số nốt ruồi là lành tính nên không cần điều trị gì, nhất là
không được tự động cậy, nạo hay đánh tẩy nốt ruồi bằng vôi, axit, pin đèn,
đắp lá Vì mục đích thẩm mỹ, có thể lấy bỏ hay xóa đi nốt ruồi bằng nhiều
cách như đốt bằng dao điện cao tần, laser CO2 hay cắt bỏ giống như một
khối u thông thường. Tuy nhiên, nốt ruồi có thể biến đổi trở thành u hắc tố
ác tính - một loại ung thư khá nguy hiểm với tỷ lệ di căn cao. Do vậy, khi
nốt ruồi có những biến đổi nghi ngờ ác tính hóa như to nhanh trong vòng vài
tuần đến 1-2 tháng, đang từ màu nâu đồng nhất trở nên đa sắc, ngứa, sùi loét,
đường viền không đều và không rõ thì nên được cắt bỏ ngay và làm xét
nghiệm mô bệnh học.

Viện Da liễu Mỹ khuyên những người có nốt ruồi nên nhớ nguyên
lý ABCD khi theo dõi sự tiến triển của nốt ruồi:
+ A là chữ cái đầu của ASYMMETRY (tính không đối xứng của
nốt ruồi). Đây là hiện tượng mà một nửa của nốt ruồi không tương xứng
với nửa còn lại.
+ B là chữ cái đầu của BORDER (mép của nốt ruồi). Nghĩa là rìa,
mép của nốt ruồi trở thành không đều nhau (có thể lởm chởm) hoặc bị

mờ, không rõ.
+ C là chữ cái đầu của COLOR (màu sắc). Đây là hiện tượng màu
của nốt ruồi không đồng nhất. Mỗi chỗ có một màu khác nhau hoặc nó
chuyển thành màu nâu, màu đen, màu đỏ, màu trắng hay màu xanh.
+ D là chữ cái đầu của từ DIAMETER (đường kính của nốt ruồi).
Đây là hiện tượng nốt ruồi to hơn 6mm.
Tóm lại, khi có những thay đổi bất thường như trên, bạn nên đi
khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được xử lý kịp thời, tránh những hậu
quả đáng tiếc có thể xảy ra.

ThS.BS. Hoàng Anh Tuấn
(Bệnh viện Mắt Trung ương)

×