Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN Đề tài THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.97 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài : THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Họ tên: Trần Minh Đức
Mã sinh viên: 11200874

Hà Nội, năm 2020


Lời mở đầu
Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành
một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện với sự
xuất hiện của nhiều khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới. Nước ta cũng
không phải ngoại lệ. Hội nhập kinh tế ở Việt Nam đã diễn ra được hơn
20 năm, đem lại vô số những thuận lợi cùng rủi ro cho nước ta. Đối với
một nước kinh tế còn thấp kém, lạc hậu như Việt Nam tại thời điểm đó,
hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để rút ngắn khoảng cách với các
nước khác trong khu vực và trên thế giới, phát huy những lợi thế và tìm
cách khắc phục hạn chế thơng qua việc học hỏi kinh nghiệm của các
nước
Kinh tế và chính trị là 2 thành phần chính để quyết định một quốc gia có
phát triển hay khơng? Chính vì vậy, việc hội nhập kinh tế mang tính
thiết yếu, cấp bách có tầm ảnh hưởng to lớn đến tương lai Việt Nam sau
này. Việc nghiên cứu thực trạng hội nhập kinh tế là cần thiết và quan
trọng
Nội dung chính của tiểu luận này gồm 3 phần chính:


-

Lý thuyết về hội nhập kinh tế
Thực trạng hiện nay
Kết luận


Phần I: Lý thuyết về hội nhập kinh tế
1. Khái niệm hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế trong tiếng Anh là Economic integration.
Hiểu theo định nghĩa đơn giản nhất, hội nhập kinh tế là việc các nền kinh tế gắn
kết lại với nhau.
Hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay khi đế quốc La Mã xâm chiếm
thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa trong tồn
bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho các nước
thuộc khu vực chiếm đóng. Theo khái niệm này, hội nhập kinh tế được hiểu ở
nghĩa khái quát nhất, rộng nhất.
Một số cách định nghĩa khác:
Bela Balassa (thập niên 60 thế kỉ 20) cho rằng "hội nhập kinh tế là việc gắn kết
các nền kinh tế lại với nhau mang tính thiết chế". Theo khái niệm này, hội nhập
kinh tế được hiểu một cách chặt chẽ hơn.
Như thế, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một
mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới
thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế thế giới;
và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thiết chế kinh tế khu vực và toàn
cầu.


Theo khái niệm mà Investopedia đưa ra, hội nhập kinh tế là một sự dàn xếp giữa
các quốc gia thường bao gồm việc giảm hoặc xóa bỏ các rào cản thương mại và sự

phối hợp của các chính sách tài chính và tiền tệ.
Hội nhập kinh tế đơi khi cịn được gọi là hội nhập khu vực vì nó thường xảy ra
giữa các nước láng giềng với nhau.
Hội nhập kinh tế nhằm giảm chi phí cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất, thúc
đẩy giao dịch thương mại giữa các quốc gia tham gia thỏa thuận.
2. Hội nhập kinh tế đối với Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá
trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng
quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam
3. Các cấp độ của hội nhập kinh tế
Khi các nền kinh tế khu vực đồng ý hội nhập, các rào cản thương mại giảm xuống
và sự hợp tác kinh tế và chính trị tăng lên. Xét theo cấp độ, hội nhập kinh tế
thường được chia thành sáu cấp độ là:
- Khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi
- Khu vực/hiệp định thương mại tự do
- Liên minh thuế quan
- Thị trường chung
- Liên minh kinh tế tiền tệ
- Hội nhập toàn diện
Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn.
Hội nhập kinh tế có thể thơng qua các mối quan hệ song phương - tức là giữa hai
nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm các nền kinh tế cùng khu vực,
hoặc đa phương - tức là có qui mơ tồn thế giới giống như những gì mà Tổ chức
Thương mại Thế giới đang hướng tới.
Phần II: Thực trạng hội nhập kinh tế ở Việt Nam


1. Con đường hội nhập kinh tế của Việt Nam
Hội nhập kinh tế là 1 phần của hội nhập quốc tế. Hội nhâp kinh tế đã diễn ra được
hơn 20 năm ở nước ta và đạt được sau những dấu mốc quan trọng sau:

- Năm 1993, nước ta khai thông quan hệ với Quỹ tiền tệ IMF, Ngân hàng thế
giới WB, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB
- Tháng 1/995, nước ta gửi đơn xin gia nhập WTO. Ở đây chúng ta đã đạt
được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đồng thời tham gia vào AFTA
và chương trình thuế quan có ưu đĩa có hiệu lực chung CEPT
- Tháng 3/1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn Á – Âu (ASEM) vói tư cachs là
thành viên sáng lập
- Tháng 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC
- Năm 2000 ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ
Những kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập:
- Nước ta triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu, kinh nghiệm còn hạn
chế nhưng cũng đã mang lại những kết quả bước đầu khá khả quan. Đó là:
- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
hơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và
vùng lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. Đẩy lùi
được chính sách bao vây, cấm vận của các nước, thế lực thù địch. Tạo được
thế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của
Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế.
- Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do hệ thống xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng kinh tế
trong khu vực năm 1997, đồng thời cũng đã mở rộng được thị trường xuất
khẩu. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt
26,003 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2003 và là mức tăng cao nhất trong
bốn năm trở lại đây. Ðây là một trong những thành tựu nổi bật của nền kinh
tế nước ta năm qua. Tính riêng trong tháng 8 năm nay, kim ngạch xuất khẩu
của cả nước đạt 2,8 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng qua lên
hơn 20,3 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước, đã chứng tỏ
đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Ðảng và Nhà nước ta

đang được thực tiễn khẳng định.


- Thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tranh thủ
được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn và giảm
đáng kể nợ nước ngoài. Năm 2004, vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước
ngoài đạt 2,85 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2003 và vượt so với dự kiến
ban đầu (mục tiêu năm 2004 là 2,75 tỷ USD). Doanh thu của khu vực đầu tư
nước ngoài trong năm 2004 đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 20% so với năm
2003.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã tạo thêm việc làm cho 7,4 vạn
lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp lên khoảng 74 vạn người. Năm 2004
cả nước đã thu hút được hơn 4,2 tỷ USD vốn đầu tư mới, tăng 37,8% so với
năm 2003, trong đó vốn cấp mới đạt trên 2,2 tỷ USD và vốn bổ sung đạt gần
2 tỷ USD. Đây là mức đăng ký cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính khu
vực diễn ra vào năm 1997.
- Việc tăng cường vận động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, việc ký kết và thực
hiện các hiệp định song phương liên quan đến đầu tư đã xuất hiện động thái
mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thể hiện qua việc gia tăng số lượng
nhà đầu tư vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Xu
hướng nói trên đã tạo điều kiện để hình thành các dự án đầu tư mới trong
năm 2005. Nếu tính cả số vốn của những dự án mới được cấp phép và số
vốn bổ sung của những dự án đang hoạt động thì tổng số vốn đăng ký mới
trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6% so với cùng
kỳ năm trước.
- Tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năng quản
lý. Nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện dựa trên cơ sở tăng cao hàm lượng
chất xám trong sản xuất - kinh doanh. Các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu…
từng bước được nâng lên tầm cao mới, sản phẩm ngày càng tạo được uy tín
trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ

theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Tỷ trọng giá trị cơng nghiệp và
dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệp
ngày càng giảm. Trong đó xu hướng tỷ trọng giá trị của dịch vụ ngày càng
tăng, tổng giá trị sản phẩm nông - công nghiệp ngày càng giảm tương ứng.
- Giữ vững sự ổn định về kinh tế. Điều này thể hiện ở nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng liên tục khá cao và tương đối ổn định, đưa đất nước thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991 đến năm 2000, GDP tăng liên tục qua
các năm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5%. So với năm 1990, năm
2000 GDP tăng gấp 2,07 lần. Tuy xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong
khu vực năm 1997, nhưng từ năm 2001 đến 2004, GDP của Việt Nam vẫn
có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7,25%. Trong năm 2005, tốc độ
tăng trưởng GDP quí I đạt 7,23%, 6 tháng đầu năm đạt 7,63% (tuy nhiên, tốc
độ tăng này chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước - mặc dù có chịu
ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh). Như vậy liên tục trong thời gian qua,


kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu
vực. Đặc biệt, tỷ lệ người nghèo đói ở Việt Nam đã giảm mạnh, từ 58%
(năm 1993) xuống 24,1% vào năm 2004 (theo chuẩn nghèo 1USD/ngày),
chuẩn nghèo lương thực đã giảm từ 24,9% (năm 1993) xuống 7,8% trong
năm 2004.
- Bước đầu chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng cũng
vẫn cịn những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Cụ thể là: Nhận thức về hội
nhập của cán bộ và nhân dân chưa được nhất trí cao. Chưa có một kế hoạch
tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chính sách, luật
pháp quản lý kinh tế, thương mại chưa hồn chỉnh, cịn có những chính
sách, luật chưa thực sự phù hợp với những thông lệ quốc tế; lực lượng sản
xuất có nguy cơ tụt hậu so với trình độ phát triển chung của thế giới, do đó
sức cạnh tranh hàng hố kém, hiệu quả đầu tư thấp. Cơ cấu hàng hoá chủ
yếu là bán sản phẩm và gia công, xuất khẩu tuy với khối lượng lớn nhưng

giá trị thu được thấp. Trước xu thế nhập khẩu và sức cạnh tranh chưa đủ
mạnh, có thể dẫn đến khả năng mất thị trường trong và ngoài nước. Trong
thời gian qua, mục tiêu phát triển kinh tế của ta là hướng về xuất khẩu,
nhưng thực tế lại có xu hướng thực hiện theo mơ hình cơng nghiệp hố thay
thế nhập khẩu. Nền kinh tế đang ở trình độ phát triển chậm, còn chênh lệch
quá nhiều so với các nước trong khu vực; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu,
yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; Bản sắc
văn hoá đang bị đe doạ, đặc biệt là lối sống của lớp trẻ.
- Với những thành công bước đầu về hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng và
Nhà nước ta đã xác định trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng
đến năm 2020, nước ta cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, thực
hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
2. Cơ hội và thách thức mà hội nhập mang lại
- Đối với thị trường trong nước:
Cơ hội:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất nhập khẩu, cải
thiện cán cân thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi cho Việt Nam
mở rộng thị trường và tăng cường xuất nhập khẩu khẩu, đưa xuất khẩu đã trở thành
một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là
chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, theo đó tập
trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công
nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.


Thách thức:
Với năng lực tự sản xuất và cung ứng ngun phụ liệu cịn hạn chế, thì những u
cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các
doanh nghiệp Việt Nam. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mới chỉ chú trọng đến bề

rộng, chưa chú trọng đến nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm,
những ngành mang lại giá trị gia tăng lớn. Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn
đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các
nước TPP (Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương), EU vào Việt Nam do giá
thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh
vực sản xuất trong nước.
- Đối với nguồn nhân lực:
Cơ hội:
Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ , phát triển kỹ năng của nguồn nhân lựcLực
lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ, sẽ trở thành điểm đến của dòng
chảy đầu tư quốc tế, cùng với nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nguồn nhân lực.
Thu hút được những nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nước đến làm việc, bù
đắp sự thiếu hụt lao động chất lượng cao, làm năng suất lao động của Việt Nam
tăng.
Thách thức:
Cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao trên thế giới. Việc di chuyển lao động địi
hỏi người lao động phải có kỹ năng, có năng lực, trong khi mức độ sẵn sàng của
giáo dục Việt Nam còn chậm, sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng; thái độ và tâm lý là
chưa cao.
Khả năng hịa nhập cảu sinh viên sau tốt nghiệp với mơi trường lao động chưa cao
Năng suất lao động còn thấp, khoa học công nghệ chưa phát triển
Thị trường trong nước và quốc tế yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
- Đối với văn hóa
Mặt tích cực:
Giao lưu các luồng văn hóa , tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản văn hóa của
nước ta, góp phần quảng bá Việt Nam với TG
Phát triển du lịch, bảo vệ và phát huy cac truyền thống đẹp


Giải quyết vấn đề xã hội của Việt Nam như thu hút nguồn nhân lực đầu tư hỗ trợ

phát triển những vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện xã hội khó khăn
Mặt tiêu cực:
Văn hóa của các nước lớn, giàu có, nhất là Mỹ, lan tỏa rộng, tác động sâu đến đời
sống văn hóa của nhân dân.
Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường càng làm cho văn hóa biến dạng, nhiều
mặt xuống cấp, kéo theo sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Sự tiếp thụ thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai sẽ làm tha hóa văn hóa dân tộc.
Văn hóa dần dần bng lơi vai trị giáo dục
Quan hệ giữa văn hóa và chính trị có nguy cơ bị giãn cách ngày càng xa,
- Một số khía cạnh khác:
Ngồi những vấn đề trên hội nhập kinh tế còn đi kèm cùng 1 số tác động như:
+ Đảm bảo an ninh quốc gia
+ Khiến nền kinh tế phụ thuộc các yếu tố bên ngoài
+ Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu theo hướng bất lợi
+ Tạo ra một số thách thức với quyền lực Nhà nước
………

PHẦN III: Kết luận




×