Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.81 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

TIỂU LUẬN
ỨNG DỤNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ “VOSO.VN”
TRONG QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÁC SẢN PHẨM OCOP HUYỆN LẠC
DƯƠNG

GVHD

: TS. Lê Như Bích

Học viên

: Nguyễn Duy Hưng

Mơn

: Quản trị chuỗi cung ứng

MSHV

: 2001014

Lâm Đồng, năm 2022


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Dịch COVID-19 đã tạo ra những tác động theo chiều hướng tiêu cực đối với
các ngành sản xuất, trong đó có nơng nghiệp. Để hỗ trợ việc tiêu thụ hàng nông


sản, nhiều mặt hàng đã được hỗ trợ trên các sàn thương mại điện tử. Thực tế cho
thấy, đây là hướng đi phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho bà con nơng dân...
Việc đưa hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử là một trong những giải
pháp kịp thời giúp mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản, nhất là khi các kênh tiêu
thụ truyền thống bị thu hẹp do tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, do tiêu
thụ hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử là một phương thức còn khá
mới mẻ với người nông dân, đặc biệt là bà con ở các tỉnh miền núi nên cần có sự
hỗ trợ nhiều hơn để họ quen với phương thức này. Nói cách khác, một trong những
thách thức lớn nhất là nhận thức của người nông dân về thương mại điện tử cịn
nhiều hạn chế. Vì vậy, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp cần được huấn
luyện, đào tạo bài bản về cách thức quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản
phẩm. Các cơ quan chức năng cần có những chính sách khuyến khích nơng dân
ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Thời gian gần đây, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trên
địa bàn huyện Lạc Dương và lãnh đạo chính quyền quan tâm tích cực triển khai.
Hiện địa phương đã có 19 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đưa lên sàn
giao dịch thương mại điện tử Voso.vn bao gồm: Rượu vang phúc bồn tử đỏ, Rượu
vang phúc bồn tử đen, Mứt phúc bồn tử đỏ, Mứt phúc bồn tử đen, Nấm hương
Langbiang và Nấm hương v.v…các sản phẩm này đã nhận được sự đón nhận và
phản hồi tích cực từ khách hàng.Theo các doanh nghiệp, việc tham gia sàn thương
mại điện tử là một hoạt động rất thiết thực, để mở rộng thị trường, quản trị chuỗi
cung ứng, tiếp cận khách hàng, nhất là trong thời điểm dịch covid- 19 bùng phát,
đồng thời giúp cho các sản phẩm đặc sản của địa phương khơng chỉ vươn tầm
trong nước mà cịn hướng đến mở rộng thị trường quốc tế.
Nhận thấy vấn đề này đang được sự quan tâm của nhiều người do vậy em
lựa chọn chủ đề “Ứng dụng sàn thương mại điện tử “voso.vn” trong quản trị
chuỗi cung ứng các sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương” làm Đề tài Tiểu luận
cho môn Quản trị chuỗi cung ứng.


2


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Tổng quan tài liệu, một số vấn đề liên quan:
a) Giới thiệu về Voso.vn:
“Voso.vn” hay “Sàn thương mại điện tử (hoặc TMĐT) Voso.vn” là sàn giao
dịch thương mại điện tử có tên website và địa chỉ miền là Voso.vn do Tổng Cơng
ty cổ phần Bưu chính Viettel (VTP) sở hữu. Tổng Công ty cổ phần Bưu chính
Viettel là đơn vị tồn quyền sở hữu hợp pháp và cung cấp dịch vụ Sàn thương mại
điện tử Voso.vn.
Voso.vn hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, theo quy chế hoạt
động và tuân thủ pháp luật.
Voso.vn là sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép tổ chức, cá nhân mua
bán, trao đổi hàng hóa trực tuyến một cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất và an
tồn nhất.
Voso.vn được xây dựng nhằm cung cấp ứng dụng mua bán, trao đổi hàng hóa
trong nước và quốc tế, liên kết với các sàn TMĐT khác để đưa ra nhiều lựa chọn
cho người mua.
Các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu được giao dịch trên website: Hàng điện tử,
gia dụng; Máy tính, điện thoại, thiết bị văn phịng; Ơ tơ, xe máy, xe đạp; Thời
trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe; Cơng nghiệp, xây dựng; Thiết bị nội thất,
ngoại thất; Sách, văn phòng phẩm; Hoa, quà tặng, đồ chơi; Thực phẩm, đồ uống;
Dịch vụ lưu trú và du lịch.
“Nhà Bán hàng” hoặc “Người bán” là các tổ chức, cá nhân có hoạt động
kinh doanh, thương mại hợp pháp được VTP đồng ý cho phép sử dụng dịch vụ do
Sàn TMĐT Voso.vn và các bên liên quan cung cấp. Thông qua Voso.vn các “Nhà
Bán hàng” hoặc “Người bán” tạo gian hàng trưng bày, giới thiệu, mua bán và thực
hiện hoạt động khác nhằm mua bán hàng hóa, dịch vụ đến Khách hàng.
Voso.vn là sàn thương mại điện tử đầu tiên chú trọng vào Đặc Sản Vùng

Miền. Không đơn thuần chỉ là kinh doanh sản phẩm hàng hóa thơng thường mà
đây cịn là mơi trường kết nối đặc biệt giúp đưa đặc sản vùng miền đến với mọi
miền tổ quốc qua nền tảng thương mại điện tử.
Ngoài ra, cũng giống như những sàn thương mại điện tử khác như Lazada,
Tiki, Shopee, Sendo…, Voso có rất nhiều chương trình ưu đãi, flash sale tất cả các
3


mặt hàng từ hàng tiêu dùng, gia dụng, thời trang,…cho đến hàng công nghệ giá trị
lớn.
Là một đứa con tinh thần của Viettel Post, Voso thừa hưởng toàn bộ “gia tài”
của công ty mẹ và hệ sinh thái rộng lớn từ tập đoàn Viettel. Thừa hưởng mạng lưới
chuyển phát nhanh rộng khắp 63 tỉnh thành với hơn 1.800 bưu cục, 6.000 điểm
giao dịch, 25.000 cửa hàng, 18.000 nhân viên bán hàng trực tiếp khiến Voso.vn dễ
dàng kết nối với người mua và bán ở thị trường TP hạng 2, nông thôn, vùng xa trên
khắp cả nước.
b) Giới thiệu về chương trình OCOP:
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về việc phê duyệt
Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018- 2020; số 1048/QĐ-TTg ngày
21/8/2019 về việc Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương
trình mỗi xã một sản phẩm; số 781/QĐ-TTg ngày 8/6/2020 về việc sửa đổi bổ sung
phụ lục Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản
phẩm;
Chương trình OCOP là chương trình phát triển mỗi xã một sản phẩm. Nghĩa
là phát triển các sản phẩm đặc trưng, có giá trị so sánh về giá trị, hiệu quả kinh tế,
điều kiện tự nhiên, khác biệt của từng địa phương mang đặc trưng của địa phương.
Thông qua chương trình OCOP, ta có thể quảng bá các sản phẩm của địa phương
tới du khách, khách hàng trong và ngoài nước biết được. Do vậy khi tới một địa
phương, khách hàng có thể biết được tại địa phương này, đang có những sản phẩm
đặc trưng gì.

Tiêu chí chất lượng, dịch vụ của sản phẩm được phân loại qua hội đồng đánh
giá phân loại theo hạng sao. Từ 3-4 sao, phân loại đạt OCOP cấp tỉnh. 5 sao phân
loại đạt OCOP cấp quốc gia.
Do vậy chương trình OCOP có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy xúc tiến
thương mại, quảng bá phát triển thị trường, nâng cao giá trị các sản phẩm của
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất.
2. Kết quả thực hiện Ứng dụng sàn thương mại điện tử “voso.vn” trong
quản trị chuỗi cung ứng các sản phẩm Ocop huyện Lạc Dương hiện nay
2.1. Thành tựu:
Lạc Dương thuộc huyện miền núi ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Huyện có 06
đơn vị hành chính cấp xã: Thị trấn Lạc Dương, xã Lát, xã Đạ Chais, xã Đạ Nhim,
4


xã Đạ Sar xã Đưng Knớ. Tổng diện tích tự nhiên 131.135,68 ha. Trong đó đất lâm
nghiệp 116.292 ha, đất quy hoạch nơng nghiệp 14.844 ha, cịn lại là đất khác.
Dân số toàn huyện đến năm 2021 hơn 28.000 người. Trong đó, đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm trên 69 %. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12 km. Địa hình,
có 3 dạng địa hình chính: Núi cao, đồi thấp đến trung bình, thung lũng. Độ cao từ
850-2200 m so với mặt nước biển. Đất canh tác đa dạng, đất đỏ bazan, đất xám, đất
đen....độ phì nhiêu tốt; khí hậu ôn đới, 02 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 17-24 0 c,
thích hợp cho nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao sinh trưởng phát triển tốt
(như rau, hoa cao cấp; cà phê arabica; cá nước lạnh;..). Tỷ trọng ngành nông
nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm khá cao: 44,53%. Phần lớn, kinh tế
của người dân chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
Từ những đặc điểm nêu trên, đã tạo cho huyện Lạc Dương nhiều tiềm năng,
nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Trong đó lĩnh vực nơng nghiệp đã khẳng
định vị trí, là vai trị chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đến
nay, trên địa bàn huyện đã có những sản phẩm nơng sản, chủ lực, có hiệu quả kinh
tế cao, được doanh nghiệp, người dân tập trung phát triển, cụ thể như: Cây hoa

hồng, (khoảng 300 ha tại thị trấn Lạc Dương); cá nước lạnh (16,1 ha); nấm hương;
Dâu tây sản xuất cơng nghệ cao trong nhà kính; Cà phê arabica; Cà phê K’ho
coffice mang đặc trưng của người đồng bào Kơ ho; Cây dược liệu Atiso, Đảng
sâm; Phúc bồn tử trồng theo tiêu chuẩn Organic;….
Đến cuối năm 2021, huyện Lạc Dương đã có 19 sản phẩm đạt chứng nhận
OCOP, trong đó 10 sản phẩm đạt 4 sao, và 9 sản phẩm đạt 3 sao. Lạc Dương là đơn
vị cấp huyện trong tỉnh tiên phong phối hợp Tập đồn Viễn thơng Qn đội Viettel
để thực hiện việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử
(TMĐT) Vỏ sò (Voso.vn). Từ đây, các sản phẩm đặc sản OCOP của huyện sẽ có
thêm giải pháp tối ưu, phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ 4.0 trong
việc cung cấp giải pháp khép kín từ việc cập nhật sản phẩm, bán hàng, giao hàng
đến thanh toán. 100% sản phẩm sau khi đạt chứng nhận OCOP đã được huyện hỗ
trợ đưa lên giới thiệu tại các sàn giao dịch điện tử, từ đó kết nối và tìm đối tác tiêu
thụ một cách hiệu quả.
Một số phản ánh tích cực của các doanh nghiệp khi tham gia sàn thương mại
điện tử Voso.vn:
Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty TNHH Dâu rừng Langbian.F (tại tổ
Đăng Gia Rít B, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) cho biết: Hiện, công ty
đang trồng phúc bồn tử hay cịn gọi là dâu rừng, mâm xơi trên diện tích 2,5 ha dưới
chân núi Langbiang. Bên cạnh đó, cơng ty cịn liên kết với người dân địa phương
5


để sản xuất phúc bồn tử hữu cơ, đáp ứng nguồn nguyên liệu chế biến rượu vang và
các sản phẩm khác. Vì sản xuất theo mơ hình hữu cơ nên các diện tích sản xuất của
cơng ty khơng sử dụng bất kỳ loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hóa học nào. Đồng
thời, khơng sử dụng phân bón hóa học hay thuốc kích thích tăng trưởng.
Đến thời điểm hiện tại, cơng ty hiện có 6 sản phẩm được cơng nhận sản
phẩm OCOP 4 sao gồm: Rượu vang phúc bồn tử đỏ, Rượu vang phúc bồn tử đen,
Nước cốt phúc bồn tử đỏ, Nước cốt phúc bồn tử đen, Mứt phúc bồn tử đỏ, Mứt

phúc bồn tử đen. Trước đây, doanh nghiệp rất tích cực tham gia mạng xã hội
Facebook, Zalo để quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhưng hiện nay các trang mạng
xã hội cũng ra nhiều quy định mới nên khả năng tương tác với khách hàng cũng
hạn chế. Do đó, việc đưa các sản phẩm của cơng ty lên sàn giao dịch TMĐT là
mong muốn tất yếu.
Theo ông Hà, kể từ khi công ty đưa sản phẩm lên sàn giao dịch TMĐT
Voso.vn đã giúp sản phẩm có thể phủ khắp thị trường cả nước, dễ dàng tiếp cận
người tiêu dùng hơn. Sàn TMĐT giúp khắc phục hạn chế về khoảng cách địa lý, hạ
tầng giao thông và nguồn lực doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại.
“Ở sàn giao dịch này có riêng phần dành cho sản phẩm OCOP. Tôi nghĩ, đây
là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu bán các sản phẩm do cơ sở
mình sản xuất. Chúng tơi hy vọng khi đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thì sản phẩm
của công ty sẽ được nhiều người biết đến hơn cũng như nhận thêm nhiều đơn hàng
hơn hiện nay” - ông Hà cho hay.
Tương tự, ông Trương Bình Nguyên, Giám đốc Công ty Cổ phần Nguyên
Long cho biết: Hiện công ty cũng đã đưa 2 sản phẩm là Nấm hương Langbiang và
Nấm hương ăn liền lên sàn TMĐT Voso.vn và nhận được sự đón nhận cũng như
phản hồi rất tốt từ khách hàng.
Chúng tôi xác định, trong thời gian tới, việc bán hàng sẽ đa dạng trên các
loại hình nhất là các kênh thông tin điện tử, các trang mạng rất hiệu quả và phù
hợp với xu thế thời đại. Vì vậy, chúng tơi đã và đang tìm kiếm thêm các đối tác để
đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử. Trong đó, Viettel Post là đơn vị đầu
tiên chúng tôi phối hợp thực hiện việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch
TMĐT.
Theo ông Nguyên, việc tham gia sàn TMĐT là một hoạt động rất thiết thực,
mong rằng qua kênh này, các chủ thể sản phẩm sẽ mở rộng hướng để xúc tiến
thương mại, giúp cho các sản phẩm đặc sản của địa phương không chỉ vươn tầm
trong nước mà còn hướng đến mở rộng thị trường quốc tế.
6



Hình 1. Các sản phẩm OCOP Lạc Dương lên sàn thương mại Voso.vn
Ngay khi vừa có mặt trên sàn giao dịch, một số mặt hàng OCOP đặc trưng
của huyện Lạc Dương đã lập tức được đơng đảo khách hàng đón nhận và đã phát
sinh giao dịch trên sàn. Nền tảng TMĐT Voso.vn là công cụ hữu hiệu giúp nông
dân đưa các sản phẩm địa phương đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm trên Voso.vn
có cam kết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy
tín và được kiểm định chất lượng bởi Viettel Post. Do đó, được người tiêu dùng
đánh giá rất cao, vì họ được sử dụng đúng đặc sản, khơng sợ hàng kém chất lượng.
Nguyên tắc hoạt động của nền tảng TMĐT Voso.vn dựa trên cơ sở mua hàng trực
tiếp từ những địa chỉ sản xuất. Sau đó, thơng qua hệ thống bưu điện trên toàn quốc
cung cấp tận tay khách hàng không thông qua trung gian.
7


Thông qua nền tảng này, nhiều bà con bước đầu đã tìm được hướng đi mới
trong việc tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm mà không bị phụ thuộc vào thương lái
như trước đây. Về phía người tiêu dùng, có thể trải nghiệm mua sắm sản phẩm
OCOP trực tuyến thông minh, sản phẩm đặc sản chính gốc, chất lượng cao, giá
thành hợp lý.
Song song với việc nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm,
trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, việc đẩy mạnh hoạt động trên sàn TMĐT
để mở rộng thị trường tiêu thụ đang thực sự trở thành một xu thế kinh doanh tất
yếu. Chính vì vậy, huyện Lạc Dương đã và đang đẩy mạnh phát triển kênh TMĐT
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trên địa bàn huyện quảng bá, xúc
tiến, đồng thời là kênh bán hàng, tìm đối tác, mở rộng giao dịch cho các sản phẩm
OCOP của địa phương ra ngoài địa giới. Trong tương lai gần những sản phẩm của
chương trình OCOP sẽ có thêm những bước đột phá mới, đóng góp quan trọng vào
quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản của địa phương.
2.2. Tồn tại, hạn chế

Trang thương mại điện tử Voso.vn hiện tại chưa được người tiêu dùng biết
đến nhiều, do vậy sản phẩm OCOP của huyện tham gia bán được chưa nhiều.
Một số sản phẩm nơng sản có thời gian bảo quản kém như: rau xà lách, nấm
hương tươi, phúc bồn tử tươi…khó khăn cho quá trình vận chuyển xa, chỉ những
nơi gần mới đặt được hàng.
Trang Voso.vn, quá trình cập nhật, sản phẩm chậm, sơ đồ bố trí các sản
phẩm trên gian hàng chưa khoa học, và đẹp kích thích người tiêu dùng.
Quá trình cập nhật sử dụng đưa sản phẩm lên, địi hỏi cơ sở cung ứng phải
có một trình độ tin học nhất định.

8


PHẦN III. KẾT LUẬN
Với lợi thế tốc độ nhanh, phạm vi tiếp cận rộng, chi phí thấp hơn so với
thương mại truyền thống, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trên kênh thương mại điện tử
được xác định là giải pháp cứu cánh, trở thành xu thế kinh doanh tất yếu cho tiêu
thụ, xuất khẩu nông sản và các sản phẩm thế mạnh của huyện Lạc Dương. Xu
hướng này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục có
những diễn biến phức tạp. Tăng cường kết nối tiêu thụ hàng nông sản tại các sàn
thương mại điện tử không chỉ mở ra cơ hội lớn để đưa sản phẩm đến với người tiêu
dùng, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là cơ hội lớn để nơng dân
Lạc Dương thích ứng và bắt nhịp với xu hướng thương mại hiện đại trên cơ sở ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào toàn bộ quy trình sản xuất.
Thời gian tới, cơ quan chức năng cần tăng cường hỗ trợ đưa các hộ sản xuất
nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác khơng chỉ riêng các sản
phẩm OCOP mà tồn bộ sản phẩm đặc trưng đăng ký tham gia các sàn thương mại
điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ hộ sản xuất
nông nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại
điện tử, góp phần quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng, tránh ùn ứ nông sản khi cao

điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái,
trung gian…

9


PHỤ LỤC
TÀI LIỆU DẪN CHỨNG, THAM KHẢO
1. Trang thương mại điện tử: voso.vn
2. />3. />4. />5. />6.
/>7.
/>8. />9. />10. />
10


MỤC LỤC
Trang số
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................................................3
1.Tổng quan tài liệu, một số vấn đề liên quan:................................................................................3

a) Giới thiệu về Voso.vn:........................................................................................3
2. Kết quả thực hiện Ứng dụng sàn thương mại điện tử “voso.vn” trong quản trị chuỗi cung ứng
các sản phẩm Ocop huyện Lạc Dương hiện nay..............................................................................4

2.1. Thành tựu:.......................................................................................................4
2.2. Tồn tại, hạn chế..............................................................................................8
PHẦN III. KẾT LUẬN....................................................................................................................9
PHỤ LỤC......................................................................................................................................10
TÀI LIỆU DẪN CHỨNG, THAM KHẢO...................................................................................10

MỤC LỤC.....................................................................................................................................11
Trang số.........................................................................................................................................11

11



×