Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn quản trị chuỗi cung ứng - Thiết kế lại chuỗi cung ứng cho nhãn hàng Dr. Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.16 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

Tiểu luận môn:
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Đề tài:

THIẾT KẾ LẠI CHUỖI CUNG ỨNG
CHO NHÃN HÀNG DR.THANH
Giáo viên

: Ths. Nguyến Duy Hồng

Họ và tên
: Mai Sơn Ngọc
Mã sinh viên : A23149

HÀNỘI – 2017


MỤC LỤC


DANH SÁCH BẢNG BIỂU


LỜI NÓI ĐẦU

Chỉ 10 năm trước đây, cụm từ "chuỗi cung ứng" rất hiếm khi được các nhà quản trị
sử dụng. Họ thường dùng các cụm từ "logistics" hay "vận tải" để mô tả dòng chảy hàng


hoá. Các chức danh như Giám Đốc Logistics, Giám đốc Phân Phối, Giám đốc Vận Tải là
những cụm từ ít ỏi mô tả những người làm trong lĩnh vực logistics.
Trong nền kinh tế hiện nay việc xây dựng thương hiệu là việc đầu tiên cho mỗi
doanh nghiệp cần phải làm. Bên cạnh đó để phân phối hàng hóa cho các trung gian của
doanh nghiệp thì cần xây dựng nên một hệ thống phân phối một cách cụ thể và chính xác
nhằm quản lý hết được hàng đến tay người tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng vẫn còn là một cụm từ khá mới mẻ ở Việt Nam. Thế nhưng xu
hướng toàn cầu hoá ngày nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập với thế giới sau khi gia nhập
WTO, đã khiến cho Việt Nam trở thành một trong những ngôi sao sáng về hoạt động
chuỗi cung ứng. Trung Quốc đã và đang là chiếc nôi hàng đầu về hoạt động chuỗi cung
ứng. Thế nhưng ngày nay vị thế này đang dần chuyển dịch sang Việt Nam vì môi trường
kinh doanh ngày càng thông thoáng và chi phí lao động cạnh tranh so với các nước trong
khu vực.
Trong thời gian vừa qua, Tân Hiệp Phát đang gặp phải nhiều khủng hoảng truyền
thông. Các scandal, các thông tin tiêu cực lây lan trên các cộng đồng mạng gây ảnh
hưởng nhiều đến danh tiếng cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Việc người tiêu dùng
tẩy chay sản phẩm của công ty ảnh hưởng rất nhiều đến chuỗi cung ứng của công ty. Vậy
phải thiết kế chuỗi cung ứng như thế nào để sản phẩm có thể bán được và giúp cho Tân
Hiệp Phát lấy lại được uy tín của mình. Bài tiểu luận “Thiết kế lại chuỗi cung ứng cho
nhãn hàng Dr.Thanh” của em xin được làm rõ cho vấn đề này.


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát (THP) được sáng lập bởi Tiến sĩ Trần Quí
Thanh từ năm 1994 với tiền thân là Nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức
năng sản xuất, kinh doanh sản xuất rượu, bia, nước giải khát. Công ty TNHH TM-DV
Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội Rượu Bia và Nước Giải Khát Việt Nam. Từ khi
thành lập đến nay, với trên 14 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, phục vụ các tầng lớp

người tiêu dùng, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy và
đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty là đơn vị đạt liên tục
10 năm liền (từ 1999- 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu
dùng bình chọn”, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Hiện tại công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã được Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Bộ Y tế
cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Có tất cả 37 nhãn hiệu
hàng hóa do Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí
tuệ. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp có thành tích cao về kinh
doanh, sản xuất trong những năm qua.
 Lịch sử phát triển

− Tiền thân là Nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành được hình thành vào đầu
thập niên 90.
5


− Năm 1994, hình thành Phân xưởng nước giải khát Bến Thành sản xuất nước
ngọt, nước giải khát có gaz, bia chai.
− Năm 1995, sản xuất sữa đậu nành dạng chai 220ml.
− Năm 1996, đầu tư dây chuyền chiết bia tươi hiện đại của Đức và cho ra đời bia
tươi FLASH.
− Năm 1999, Nhà máy nước giải khát Bến Thành. Sản xuất các mặt hàng sữa đậu
nành, bia chai, bia hơi, bia tươi FLASH.
− Năm 2000, bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng
nhận ISO 9001 - 2000.
− Năm 2001, xây dựng Nhà máy sản xuất và Văn phòng tại tỉnh Bình Dương. Cũng
trong năm đó, THP sản xuất nước tăng lực Number One.
− Năm 2002, sản phẩm nước tăng lực Number One, tạo ra hiện tượng mới trong thị
trường nước giải khát, đứng vào hàng top 10 các sản phẩm nước giải khát khu
vực Đông Nam Á.

− Năm 2003, với dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á, THP
cho ra đời sản phẩm lần đầu tiên có mặt tại Đông Nam Á là “Bia tươi đóng chai
Laser”.
− Năm 2004, THP cho ra đời sản phẩm sữa đậu nành.
− Năm 2005, THP tung ra thị trường một sản phẩm mang tên bia Gold Bến Thành.
− Năm 2006: THP sản xuất Trà Xanh Không Độ với các hương vị chanh, mật ong,
không đường; nước tăng lực Number One Dâu và nước uống vận động Number
One Active.
− Năm 2007: sản xuất Trà Bí Đao Không Độ, nước cam ép Number One Juicie với
các hương vị ổi, chanh dây, thơm, cam, me…; sản xuất nước tăng lực Number
One Chino và Trà Barley Không Độ.
− Năm 2008: THP đạt danh hiệu 2 Nhãn hàng nổi tiếng Quốc gia: Number 1, Trà
Xanh Không Độ và cũng trong năm đó ra mắt sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh.
− Năm 2010: Sản phẩm của công ty: Number 1, Trà xanh Không độ, Trà thảo mộc
Dr Thanh đã được vinh danh Giải thưởng Thương hiệu Quốc Gia 2010.

6


− Năm 2011: Tái tung sản phẩm nước tăng lực Number 1 dâu với công thức và bao
bì mới. Ngoài ra, trong năm đó, THP đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ công nhận đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
− Năm 2012: Lễ động thổ khởi công xây dựng Nhà máy Number One Chu Lai.
Ngoài ra, trong năm này, THP được bình chọn Top 100 sản phẩm dịch vụ được
Tin & Dùng năm 2012 do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn
Tiêu & Dùng bình chọn.
− Năm 2015, Tân Hiệp Phát đổi tên thành Number 1, chính thức bổ nhiệm ông
Roland Ruiz vào vị trí Phó Tổng Giám đốc dịch vụ tổ chức và quản trị doanh
nghiệp.

 Cơ sở vật chất

− Tân Hiệp Phát tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công
nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất Việt Nam như dây chuyền chiết lạnh
vô trùng Aseptic, dây chuyền sản xuất bia tươi cùng với đó là các trang thiết bị
phục vụ sản xuất và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, THP có cơ
sở hạ tầng bao gồm diện tích đã xây dựng: văn phòng (6.037m2), nhà máy
(77.511m2), kho (45.552m2).
 Giá trị cốt lõi

− Chính trực
− Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai
− Thỏa mãn cao nhất nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng
− Chất lượng quốc tế
− Trở thành đối tác đáng tin cậy
− Tinh thần làm chủ trong công việc
− Có trách nhiệm đối với xã hội
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và danh mục sản phẩm của công ty
− Tầm nhìn
7


Trở thành tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống,
thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa. Với vị trí nằm trong top 10 công ty đứng đầu trong thị
trường nước giải khát và thức ăn tại Việt Nam. Thâm nhập thị trường quốc tế kinh doanh
thương hiệu Tân Hiệp Phát ở ít nhất 2 thị trường Châu Á.
− Sứ mệnh
Tập đoàn Tân Hiệp Phát tổ chức và sản xuât kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho
sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn quốc tế đồng thời liên tục thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để xứng danh là nàh

cung cấp đối tác được ưa chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác.
− Danh mục sản phẩm
+ Bia: bia Bến Thành, bia Gold.
+ Trà: trà xanh Không Độ, trà bí đao Không Độ, trà Barley Không Độ, trà xanh trái
cây Fruit tea Không Độ, trà xanh có ga Ikun, trà Olong Không Độ Linh Chi, trà
thảo mộc Dr.Thanh.
+ Nước tăng lực: nước tăng lực Number One, nước tăng lực Number One Chanh,
nước uống bổ sung Number One Vitamin, nước vận động Active Chanh.
+ Nước giả khát: nước ép trái cây Juicie (chanh dây, cam, mãng cầu), nước tinh
khiết Number One.
+ Sữa: sữa đậu nành Soya Number One.
Ngoài nghành nghề kinh doanh nước giải khát thì Tân Hiệp Phát còn sản xuất, kinh
doanh thực phẩm: khoai tây chiên, trái cây sấy ăn liền, mì ăn liền..... và là nhà máy sản
xuất bao bì lớn, vừa hoạt động phục vụ cho sản xuất nước giải khát, thực phẩm công ty
vừa cung cấp cho 1 số doanh nghiệp khác.
1.3. Sản phẩm tà thảo mộc Dr.Thanh
Với chiến lược phát triển thương hiệu các sản phẩm của mình, sau 15 năm thành
lập, Tập đoàn Tân Hiệp Phát từ một cơ sở sản xuất nhỏ đến nay đã lớn mạnh trên thị
trường, có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng biết tới, đó là bia Bến Thành, nước tăng
lực Number One, Trà xanh không độ, trà Barley không độ. Hầu hết các sản phẩm của
THP Group hướng tới loại nước giải khát không có ga, có lợi cho sức khỏe. Và đến năm
8


năm 2008, Tân Hiệp Phát chính thức cho ra mắt thêm một sản phẩm, đó là trà thảo mộc
Dr.Thanh.
Với việc dùng ngay tên, hình ảnh của mình làm biểu tượng cho nhãn hiệu nước giải
khát đã là cách làm táo bạo, thể hiện sự độc đáo của sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh.
Tuy nhiên, việc đặt ra giải pháp chữa “nóng trong người” với 9 vị thảo mộc cung đình
mới là cách tiếp cận thuyết phục người tiêu dùng để tạo nên thành công của trà thảo mộc

Dr.Thanh.
Ngoài ra, việc chọn thời điểm trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu để tung sản phẩm trà
Dr.Thanh cũng là một cách tính toán khôn ngoan và hợp lý. Bởi vì Tết là thời gian có
mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thị trường. Ông Thanh cho rằng, chậm trễ dù
chỉ một ngày tung sản phẩm, chúng tôi sẽ không thể nào gặt hái được kết quả tốt như
ngày hôm nay.
Kết quả là, chỉ sau 3 tháng tung ra thị trường, trà thảo mộc Dr.Thanh đã được đông
đảo người tiêu dùng đón nhận, sản phẩm có sự tham gia của 300 nhà phân phối, h ơn
2.000 nhân viên và 1.000 xe tải tham gia chuyên chở. Từ sản lượng 300.000 chai/ngày
đến nay tập đoàn đã nâng sản lượng lên 600.000 chai/ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được
25% nhu cầu sử dụng. Bằng hình thức quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền
thông thì sau khi ra mắt sản phẩm đã đạt doanh thu 200% so với tiêu chí đề ra mang lại
doanh thu lớn.
Và sau một thời gian làm mưa làm gió trên thị trường, sản phẩm trà thảo cũng mộc
Dr.Thanh đi vào giai đoạn bão hòa. Nhằm cứu vớt tình trạng này THP đã cho ra sản phẩm
trà thảo mộc Dr.Thanh không đường theo đó là nhiều quảng cáo mạnh mẽ hơn vớ khuyến
mãi mới.

9


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
2.1. Tiềm lực của Tân Hiệp Phát
Để trở thành thương hiệu Việt hàng đầu, Tân Hiệp Phát đã đầu tư cho mình một hệ
thống các công nghệ, thiết bị hiện đại nhất thế giới. Với tiềm lực này, Tân Hiệp Phát hoàn
toàn có thể cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước ngoài.
Với việc đầu tư nhà máy bao bì hoàn chỉnh và thống nhất. Tân Hiệp Phát đã trở
thành đơn vị duy nhất tại Việt Nam và một trong số ít tập đoàn trên thế giới hoàn thiện
được khả năng tự cung cấp khép kín. Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình với hệ thống
quản lý sản xuất đồng bộ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm. Với những nỗ lực và cố

gắng không ngừng để hoàn thiện hệ thống sản xuất nhằm cung cấp cho thị trường những
sản phẩm chất lượng. Tân Hiệp Phát đã đạt được những thành tựu kinh doanh đang nể
đặc biệt là trong những năm gần đây.
Nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hà Nam ở Cụm Công nghiệp Kiện
Khê I, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) của Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một ví dụ. Đây
là nhà máy thứ hai, sau khi nhà máy ở Bình Dương đã vận hành và đưa tên tuổi của Tập
đoàn này lên hàng đầu quốc gia trong lĩnh vực nước giải khát.
Giữa bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp nội địa đối mặt với không chỉ những thách
thức để hoàn thiện nội tại như tài chính, hạ tầng, công nghệ, mà còn phải đối mặt cả
những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Với Tân Hiệp Phát, chất lượng là yếu tố
quan trọng bậc nhất làm nên thành công trong cạnh tranh, giành giật khách hàng ở các
nhà sản xuất. Nó cũng là một trong những yếu tố then chốt để các nhà sản xuất phục vụ
tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cũng bởi vậy, việc đáp ứng nâng cao công nghệ, củng
cố niềm tin thương hiệu chính là bước đi đúng trong bối cảnh này.
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát khẳng định:
“Đầu tư là khẳng định sự cam kết và sự tôn trọng khách hàng của Tân Hiệp Phát”.

10


Hình 1. Dây chuyền sản xuất có xuất xứ từ Đức của Tân Hiệp Phát

2.2. Thị phần của Tân Hiệp Phát
Theo một báo cáo của tổ chức Business Monitor International – BMI, tốc độ tăng
trưởng kinh doanh NGK trong 5 năm từ 2013 đến dự báo 2017 sẽ có mức tăng khoảng
20% khi thu nhập đầu người dân tăng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Trong
quy hoạch phát triển ngành sản xuất Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm
2015, tầm nhìn đến 2025, chỉ tiêu sản lượng NGK đến 2015 là 4 tỷ lít, phân bố các vùng
là 1.188 ngàn lít tại miền Bắc, 603 ngàn lít tại miền Trung và 2.209 ngàn lít tại niềm
Nam; sản lượng đến năm 2025 là 11 tỷ lít, phân bố lần lượt tại các vùng trên là 3.436 –

2.511 – 5.053 ngàn lít. Theo báo cáo của Cục quản lý cạnh tranh, một thống kê của
Nielsen về thị phần theo nhãn hiệu NGK năm 2011 cho thấy, sản phẩm Trà xanh Không
độ chiếm 13% thị phần, C2 chiếm 8,1%, Sting chiếm 5,7%, Coca-Cola chiếm 5,4%,
Number One và Trà thảo mộc Dr Thanh cùng có mức 4,9%, Pepsi 4,7%, Red Bull
3,6%...

11


Hình 2. Biểu đồ thị phần nước giải khát tại Việt Nam

Theo báo cáo của Hiệp hội bia rượu-nước giải khát, đến thời điểm này, thị phần
ngành nước giải khát hiện do Coca Cola chiếm lĩnh trên 41% thị phần, PepsiCo khoảng
22,7% trong khi Tân Hiệp Phát là 25,5%, số còn lại khoảng 10,5% thuộc về các cơ sở
nhỏ lẻ khác.
Chỉ sau vài chục năm đầu tư vào Việt Nam, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là Coca Cola, Pepsi đang chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần nước giải khát có
gas. Trong khi đó, với phân khúc nước uống giải khát không gas thì duy nhất hiện có Tân
Hiệp Phát là doanh nghiệp 100% vốn trong nước vẫn đang chi phối.
2.3. Phân tích SWOT
 Điểm mạnh

Điểm mạnh đầu tiên phải kể đến của Tân Hiệp Phát đó là thương hiệu lâu đời, có
tiếng của Việt Nam, đã đạt nhiều giải thưởng về chất lượng, tham gia nhiều sự kiện xã
hội. Cùng với đó là thị phần tương đối lớn đối với thị trường nước giải khát không Gas.
12


Song song với thế mạnh về thương hiệu, Tân Hiệp Phát còn sở hữu dây chuyền
công nghệ, sản xuất hiện đại. Cùng với đó là nguồn nhân lực có chuyên môn cao, ban

quản trị có năng lực, tham vọng và tầm nhìn.
Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn có một hệ thống phân phối rộng, đầu tư nhiều cho
nghiên cứu phát triển sản phẩm của mình.
 Điểm yếu

Tân Hiệp Phát Mới chưa xuất khẩu được sản phẩm, chỉ phát triển mạnh ở thị trường
nước giải khát trong nước tuy nhiên cũng chưa đủ khả năng cạnh tranh với các hãng lớn
như Coca hay Pepsi.
Các trụ sở của Tân Hiệp Phát còn ít, chưa phủ sóng rộng rãi khắp cả nước.
Giá cả các sản phẩm của Tân Hiệp Phát còn cao hơn các sản phẩm cùng nghành.
Một phân nguyên nhân là do có một số nguyên vật liệu còn phải nhập ở nước ngoài.
 Cơ hội

Đất nước đang trong đà phục hồi của nền kinh tế, các gói kích thích của chính phủ
cùng với việc hội nhập WTO sẽ giúp Tân Hiệp Phát mở rộng được thị trường của mình.
Thị hiếu, xu hướng tiêu dùng hiện đại hướng về các sản phẩm sạch, có nguồn gốc từ
tự nhiên.
Thời kì công nghệ phát triển nhanh giúp cho việc tiếp cận khách hàng trở nên dễ
dàng hơn.
Có nhiều nhà cung ứng để lựa chọn cùng với nguồn nguyên vật liệu đảm bảo.
 Thách thức

Độ nhạy cảm về giá của khách hàng ngày càng tăng khi khách hàng càng ngày càng
yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã và vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần có các sản phẩm thay thể phong phú, đa dạng hơn do áp lực từ đối thủ về các
sản phẩm thay thế.
Các vụ scaldan gần đây của Tân Hiệp Phát gây ảnh hương không nhỏ đến uy tín của
doanh nghiệp. Nguyên nhân cũng xuất phát một phần từ việc cạnh tranh không lành
mạnh giữa các đối thủ.


13


2.4. Nguyên nhân cần thiết kế lại chuỗi cung ứng
Do cần chạy đua với thời gian để kịp thời cho ra mắt sản phẩm trà thảo mộc
Dr.Thanh vào khoảng thời gian gần Tết nguyên đán, các khâu như nghiên cứu thị trường,
thiết kế, bao bì,… và hoàn thành chỉ trong 2 tháng, một khoang thời gian quá ngắn nên
khi sản phẩm được tung ra chưa thực sự phù hợp với mong đợi người tiêu dùng.
Chi phí sản xuất cũng như nguyên liệu khá cao dần đến việc giá cả mà Dr.Thanh
đưa ra là giá hớt váng thị trường, so với mức sống của người Việt là hơi cao.
Ngoài ra, các hoạt động quảng cáo của trà thảo mộc Dr.Thanh cũng chưa hiệu quả.
Với việc lạm dụng quảng cáo, tuy thu hút được sự chú ý cũng như quan tâm của khách
hàng nhưng chi phí bỏ ra lại quá cao so với kết quả đạt được. Đó là chưa kể đến những
quảng cáo nhạt nheo, vô vị.
Cùng với đó là scandal, những thông tin tiêu cực gần đây của cộng đồng mạng đang
gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như doanh thu của Tân Hiệp Phát nói chung
cũng như các sản phẩm của Tân Hiệp Phát nói riêng và cụ thể ở đây là trà thảo mộc
Dr.Thanh.
Nhận xét: Với những hạn chế đã nêu trên, Tân Hiệp Phát thực sự cần có chiến lược, sự
thay đổi, cải cách để khắc phục tình trạng này để đưa doanh số và công ty đi lên. Và việc
thiết kế lại chuỗi cung ứng cũng là một phần trong chiến lược đó.

14


CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ LẠI CHUỖI CUNG ỨNG
3.1. Cấu trúc kênh phân phối

TÂN HIỆP PHÁT


ĐẠI LÝ

HỆ THỐNG CÁC SIÊU
THỊ

NHÀ BÁN BUÔN

NHÀ BÁN LẺ

NGƯỜI TIÊU DÙNG
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối

15


3.2. Phân tích vai trò các thành viên trong kênh
− Nhà sản xuất kiểm tra các hoạt động phân phối, cụ thể:
+ Đặt hàng trực tiếp quản lí mại vụ hoặc giám đốc bán hàng để nhận hàng.
+ Giao nhận hàng trực tiếp tại kho của nhà phân phối do công ty vận chuyển làm
trung gian trong vòng 48h từ lúc đặt hàng trong thời gian ngắn nhất, giúp tiết kiệm
thời gian.
− Đại lí phân phối:
+ Đặt hàng qua các kênh sỉ của công ty.
+ Hàng được giao nhận tạ đại lí trong vòng 24h không tính ngày nghỉ.
+ Thanh toán qua chuyển khoản hoặc tiền mặt.
− Địa điểm bán lẻ:
+ Đặt hàng qua nhân viên kênh lẻ của nhà phân phối hoặc đại lí phân phối.
+ Hàng được giao nhận tại đại lí trong vòng 24h không tính ngày nghỉ.
+ Thanh toán bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt
− Hệ thống siêu thị

+ Đặt hàng qua nhà phân phối.
+ Giao hàng tận kho của siêu thị trong vòng 24h (cả ngày nghỉ).
+ Thanh toán qua chuyển khoản.
− Hệ thống bán lẻ tại các nhà hàng, quán ăn:
+ Đặt hàng qua nhân viên bán hàng của nhà phân phối.
+ Giao hang tận nơi.
+ Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong vòng 24h.
3.3. Các kế hoạch và chương trình hoạt động
3.3.1. Tuyển chọn thành viên kênh
Các nhà phân phối của Tân Hiệp Phát bao gồm: đai lí, nhà bán buôn, nhà bán lẻ.
Hiện nay, Tân Hiệp Phát phân phối cho các kênh bao gồm hệ thống đại lí (kênh sỉ), hệ

16


thống điểm bán lẻ (kênh lẻ), nhà phân phối siêu thị và nhà phân phối các quán ăn, nhà
hàng. Trong đó:
− Nhà phân phối siêu thị
Các siêu thị trên toàn quốc được nhập hàng từ các nhà phân phối siêu thị riêng biệt,
bao gồm: Hệ thống siêu thị BigC, Metro, CoopMart, Lotte, Fivimart,…cùng các siêu thị
nhỏ lẻ khác.
− Điểm bán lẻ:
Các điểm bán lẻ bao gồm các tiệm tạp hóa, các của hàng bánh kẹo, nước giải khát.
Họ nhập hàng từ nhà phân phối lẻ hoặc đại lí.
− Điểm bán lẻ ở các quán ăn, nhà hàng
Các nhà hàng, quán ăn bao gồm: các chuỗi nhà hàng như Gogi House, Dakgalbi,
Cowboy Jack, Al Fresco,…. và các quán ăn vỉa hè, tư nhân khác.
3.3.2. Tìm kiếm trung gian phân phối
Tiêu chuẩn tuyển chọn nhà phân phối của nhà sản xuất dựa trên các tiêu chí về tài
chính, khả năng phát triển và trình độ quản lí nhân sự. Nhà sản xuất hợp tác với nhà phân

phối thông qua các hợp đồng kinh tế.
Tìm kiếm trung gian phân phối có thể thông qua các nguồn:
− Thông qua lực lượng bán hàng theo khu vực: Các nhân viên bán hàng sẽ tìm
kiếm và báo cáo thông tin về các nhà phân phối cho nhà sản xuất.
− Các khách hàng: Tân Hiệp Phát thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát khách
hàng, từ đó có được thông tin về các nhà phân phối.
− Ngoài ra, công ty còn tìm kiếm thông tin từ các nhà tư vấn, danh bạ điện thoại,…
3.3.3. Thuyết phục trung gian lam thành viên kênh
Ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, công ty Tân Hiệp Phát có 16 nhà phân phối.
Hàng hóa từ nhà sản xuất được phân phối qua 2 hệ thống kênh lẻ và kênh sỉ. Trong đó,
kênh sỉ chiếm 38%-40% trên tổng hàng hóa. Nhà phân phối được hưởng 7.5% chiết khấu
thương mại từ nhà sản xuất trên giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà phân phối phải đảm
bảo lượng hàng dự trữ ít nhất bằng 40% tổng lượng hàng đã bán trong tháng cho tháng
sau.
Hệ thống kênh lẻ: Hiện tại công ty Tân Hiệp Phát có khoảng 40200 điểm bán lẻ trên
thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm các tiệm tạp hóa,…nằm trên các trục đường lớn bao
17


phủ thành phố. Nhà bán lẻ được hưởng 2% chiết khấu thương mại trên giá bán sản phẩm
và không được bán cao hơn 20% so với mức giá của nhà phân phối bán. Tại các điểm bán
lẻ, Tân Hiệp Phát luôn có hỗ trợ hình ảnh quảng cáo, in bảng hiệu kết hợp hình ảnh C2,
tủ mát,…
Hệ thống kênh sỉ: Tân Hiệp Phát có 1150 đại lí nhận hàng trực tiếp từ nhân viên bán
hàng của công ty thông qua nhà phân phối. Nhân viên bán hàng nhận được hoa hồng từ
nhà phân phối thành hai mức: 5 triệu đồng nếu đạt 75% chỉ tiêu tháng, thưởng mức hai là
0.64% doanh số bán nếu vượt mức chỉ tiêu tháng tính từ 75%. Đại lí được hưởng 2.7%
chiết khấu thương mại trên giá bán từ nhà phân phối. Giá bán lẻ cho đại lí phải lớn hơn
giá bán cho các điểm bán lẻ 10%. Giá bán cho các điểm bán lẻ giao động trong khoảng
giá nhập từ nhà phân phối không quá 10%.

Kênh phân phối siêu thị: bao gồm nhà phân phối siêu thị và hệ thống siêu thị. Hiện
nay có 3 nhà phân phối cho hệ thống siêu thị là 8 siêu thị lớn gồm 56 siêu thị lớn và 73
siêu thị vừa và nhỏ. nhà phân phối được hưởng 6% chiết khấu. Các siêu thị lớn như
BigC, Coop Mart, Metro, Fivimart, Lotte được hưởng chiết khấu 3.5% trên giá bán. Còn
các siêu thị nhỏ được hưởng 3% trên giá bán. Giá bán có thể chênh lệch 3%. Ngoài ra,
sản phẩm được nhà sản xuất trả phí trưng bày sản phẩm trong các gian hàng trong siêu
thị.
Kênh phân phối các quán ăn, nhà hàng: Nhà phân phối được hưởng chiết khấu
thương mại là 7% trên giá bán. Nhà phân phối tổ chức nhân viên đến từng khu vực các
nhà hàng, quán ăn mà mình được đảm nhiệm.
3.3.4. Động viên kích thích các thành viên kênh phân phối
Để nâng cao hiệu quả và tạo sự khác biệt về kênh phân phối với các đối thủ khác và
đi vào tiềm thức của người tiêu dùng để họ lựa chọn sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh,
doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ mục tiêu và hoạt động của doanh nghiệp
với mục tiêu và hoạt động của các thành viên. Qua việc tạo mối quan hệ tốt đẹp gắn bó
thân thiết với các trung gian và hỗ trợ tạo điều kiện cho các trung gian phân phối cùng
hợp tác cùng phát triển,doanh nghiệp có thể nắm bắt, cung ứng và thỏa mãn thị trường
mục tiêu tốt hơn. Giới trung gian phải được thường xuyên kích thích để làm việc tốt hơn.
Ngoài phần chiết khấu thương mại dành cho các trung gian phân phối, Tân Hiệp Phát cần
có các chính sách hỗ trợ, kích thích các thành viên như:
− Hỗ trợ trưng bày sản phẩm:
18


Tại các đại lý, tiệm tạp hóa, điểm bán lẻ… công ty sẽ hỗ trợ các kệ, tủ, panner, áp
phích, bảng hiệu… trưng bày sản phẩm tạo sự nổi bật và thu hút cho sản phẩm.
Hỗ trợ dùng thử sản phẩm: khi sản phẩm mới ra mắt hay thêm một hương vị mới cho
dòng sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh, công ty cần tổ chức dùng thử sản phẩm tại các tạp
hóa gần khu đông dân cư và các khu vực công cộng như công viên, siêu thị, trường học,


− Hỗ trợ vốn:
Đối với các cửa hàng nhỏ lẻ không đủ tiềm lực tài chính được công ty hỗ trợ bằng
việc nhập hàng trong tháng đến cuối tháng mới thanh toán tiền hoặc vay vốn qua quỹ tín
dụng của công ty.
− Hỗ trợ vận chuyển:
Với các tiệm tạp hóa hay các điểm bán lẻ công ty hỗ trợ giao hàng tận nơi và miễn
phí. Còn các đại lý và nhà phân phối lớn ngoài việc giao hàng tận kho công ty hỗ trợ mua
trả góp xe tải để thuận tiện hàng hóa cho các trung gian cấp dưới lấy hàng từ đại lý hay
nhà phân phối. Ngoài ra khi vận chuyển giao hàng cho các trung gian mà gặp vấn đề về
hàng hóa sai quy cách, không đảm bảo chất lượng… thì được trả về công ty và công ty
bồi thường mọi chi phí thiệt hại.
Kết luận:
Các kết quả có thể mang lại cho Tân Hiệp Phát khi áp dụng chuỗi cung ứng mới cho
sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh:
 Chi phí cho chuỗi cung ứng giảm từ 25-50%
 Lượng hàng tồn kho giảm từ 25-60%
 Độ chính xác trong việc dứ báo sản xuất tăng từ 25-80%
 Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30%

Ngoài ra, với việc thay đổi trong chuỗi cũng ứng, Tân Hiệp Phát sẽ có một bộ mặt
hoàn toàn mới, làm lãng quên đi những thông tin tiêu cực và giành lại thị phần và niềm
tin nơi người tiêu dùng.
19


20


Lời kết


Em xin kết thúc bài tiểu luận về đề tài “Thiết kê lại chuỗi cung ứng cho nhãn hàng
Dr.Thanh”. Em xin cảm ơn thầy đã nhiêt tình, tận tâm giảng dạy, chỉ dẫn em trong học kỳ
vừa qua. Do có ít kinh nghiệm và thời gian, kiến thức có hạn nên bài viết của em còn có
nhiều điểm thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy.

21



×