Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DU HỌC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HATICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG VIỆT – HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
Tên đề tài:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN THƠNG MARKETING TÍCH HỢP CHO DỊCH VỤ TƯ VẤN
VÀ ĐÀO TẠO DU HỌC CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN
HATICO

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2021


1. Lý do chọn đề tài.
Chuyên gia marketing Philip Kotler đã viết trong cuốn Marketing
Management (2014) như sau: “Marketing hiện đại khơng những phải
tìm cách phát triển một sản phẩm tốt hơn, giá cả hấp dẫn hơn, mà
còn phải truyền thông hiệu quả nhất đến khách hàng mục tiêu. Công
ty phải biết cách tích hợp các cơng cụ truyền thơng lại để giới thiệu
với khách hàng hiện tại và tiềm năng, bởi vì việc truyền thơng riêng
rẽ lâu nay chưa chắc dẫn đến thành công.”
Và hiện nay, người tiêu dùng phải tiếp nhận một lượng thông tin
quá tải lên đến hàng trăm nghìn thơng tin mỗi ngày, điều này khiến
cho doanh nghiệp cần phải tìm kiếm một hướng đi mới "độc - lạ - ấn
tượng" để có thể thơng tin truyền tải đến người tiêu dùng một cách
hiệu quả nhất. Trong khi, hiệu quả của các kênh truyền thông đang
trên đà giảm sút thì chí phí để đăng quảng cáo lại tăng cao đến mức
khó có thể chấp nhận được. Do vậy, nếu chỉ chạy đơn thuần quảng
cáo truyền thống là chưa đủ, và cũng khó có thể mang lại hiệu quả


cần thiết. Chính vì vậy, hoạt động truyền thơng Marketing tích hợp
ngày càng có vai trị quan trọng và sức ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh và được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm và triển
khai áp dụng. Các doanh nghiệp tư vấn và đào tạo du học với sản
phẩm điển hình là các khóa học ngoại ngữ và các chương trình du
học, một sản phẩm dễ dàng bị tác động mạnh mẽ từ các yếu tố bên
ngoài, cạnh tranh chủ yếu dựa trên vấn đề uy tín, chất lượng của
công ty. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơng ty Cổ phần Tập
đồn HATICO, thơng qua tìm hiểu của bản thân trong quá trình thực
tập tại công ty, em nhận thấy hoạt động truyền thông marketing tích
hợp của Cơng ty chưa phát huy được hiệu quả và chưa thực sự được
đề cao trong quá trình hoạt động kinh doanh đối với dịch vụ tư vấn
và đào tạo du học, vì vậy em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “XÂY
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THƠNG MARKETING TÍCH HỢP CHO


DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DU HỌC CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐỒN HATICO”. Từ đó xây dựng những kế hoạch, phương hướng,
biện pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động duy trì và
phát triển nguồn khách cho Công ty. Báo cáo này được thực hiện
thông qua việc nghiên cứu các tài liệu kinh doanh của Cơng ty, giáo
trình, các tài liệu tham khảo kết hợp với những quan sát của bản
thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơng ty Cổ phần Tập
đồn HATICO. Vì đề tài q rộng lớn và hiện cũng chưa có nhiều tài
liệu sách báo viết về đề tài này, nên khơng thể tránh những thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cơ, các
anh chị trong Cơng ty. Để em có thêm những kinh nghiệm và tích lũy
cho bản thân.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Thứ nhất, hiểu được các nội dung của hoạt động Truyền thơng marketing tích

hợp - Integrated Marketing Communication (IMC)
Thứ hai, nghiên cứu về Công ty Cổ phần Tập đồn HATICO,
những yếu tố ảnh hưởng, tình trạng hoạt động truyền thơng
Marketing tích hợp trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo du học của công
ty.
Thứ ba, căn cứ vào thực trạng để đưa ra những định hướng phát
triển cơng ty và xây dựng chương trình Truyền thơng Marketing tích
hợp cho lĩnh vực tư vấn và đào tạo du học của công ty vào giai đoạn
sắp tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
• Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động truyền thông
Marketing với các công cụ như PR, bán hàng cá nhân, marketing trực
tiếp và khuyến mại của công ty cổ phần tập đoàn HATICO.


• Phạm vi nghiên cứu.
-

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tổng quan về hoạt động kinh doanh
của công ty trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo du học, sau đó đi sâu
vào nghiên cứu hoạt động truyền thơng Marketing tích hợp của dịch
vụ tư vấn và đào tạo mà cơng ty đã thực hiện, từ đó xây dựng
chương trình truyền thơng Marketing tích hợp cho cơng ty theo lĩnh
vực nêu trên.

-

Phạm vị khơng gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động Truyền thơng
Marketing tích hợp của cơng ty Cổ phần Tập đoàn HATICO tại địa bàn

tỉnh Hà Tĩnh đối với dịch vụ tư vấn và đào tạo du học.

-

Phạm vi thời gian: Báo cáo sử dụng số liệu nghiên cứu trong thời gian
là 3 năm từ năm 2018 đến 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp quan sát: sử dụng trong thời gian thực tập tại công ty,
quan sát và trải nghiệm thực tế các công việc rút ra nhiều kinh
nghiệm và những thông tin thực tế về các hoạt động kinh doanh và
truyền thông của công ty.

-

Phương pháp thống kê, tổng hợp: Thu thập tài liệu về cơ sở lý thuyết,
về công ty, số liệu thống kê về kết quả tình hình hoạt động kinh
doanh, các hoạt động truyền thơng marketing tích hợp mà cơng ty
đã thực hiện từ 2018-2020.

-

Phương pháp đánh giá: Đánh giá những mặt thành công, tồn tại của
các hoạt động truyền thơng marketing tích hợp của công ty.
5. Dự kiến kết quả.


-


Xác định được các yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng và
thực trạng hoạt đông Marketing Mix của cơng ty.

-

Trình bày và đánh giá được thực trạng hoạt động truyền thơng
Marketing tích hợp tại cơng ty đối với lĩnh vực tư vấn và đào tạo du
học.

-

Xây dựng thành cơng một chương trình truyền thơng Marketing tích
hợp cho công ty đối với lĩnh vực tư vấn và đào tạo du học.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

-

Ý nghĩa khoa học: đề tài có ý nghĩa khoa học trong việc tổng hợp và
hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về hoạt động truyền thơng
Marketing tích hợp.

-

Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứ có ý nghĩa thiết thực cho các
nhà kinh doanh dịch vụ tư vấn và đào tạo du học cụ thể như sau:
+ Kết quả nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ tư vấn và đào tạo du học xác định được điểm mạnh và
điểm yếu của hoạt động Truyền thơng Marketing tích hợp của cơng
ty và xây dựng một chương trình truyền thơng Marketing tích hợp

mang lại hiệu quả tốt hơn.
7. Dự kiến bố cục báo cáo
Báo cáo được trình bày bao gồm 3 chương như sau:


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH
HỢP (IMC)
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG MARKETING
TÍCH HỢP CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DU HỌC TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HATICO.
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THƠNG
MARKETING TÍCH HỢP CHO DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DU HỌC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HATICO.


1.1.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THƠNG MARKETING
TÍCH HỢP (IMC)
Khái niệm về truyền thơng Marketing tích hợp (IMC)
1.1.1. Khái niệm
Truyền thơng tiếp thị tích hợp (IMC) là tiến trình những hoạt động mang tính
phối hợp, gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng, nhất quán
thông qua sự kết hợp giữa các phương thức truyền thông như quảng cáo, bán hàng cá
nhân, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, khuyến mại,... nhằm truyền tải một
thông điệp rõ ràng, nhất quán đến công chúng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến,
thơng qua đó tạo nên sự tương tác và phản ứng tích cực mà doanh nghiệp mong muốn
từ nhóm cơng chúng đối với doanh nghiệp.
IMC– Integrated Marketing Communication hay truyền thơng marketing tích
hợp là những hoạt động marketing có sự phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm

truyền tải một thơng điệp rõ ràng, có tính nhất qn, xun suốt và thuyết phục đến
khách hàng mục tiêu về một doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp đó.
(Armstrong & Kotler 2005).
IMC là khái niệm về sự hoạch định truyền thông nhằm xác định giá trị gia tăng
của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau
trong truyền thông như Quảng cáo, Khuyến mãi, PR, bán hàng cá nhân, Marketing
trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều
đặn, hiệu quả tối đa.
(Hiệp hội các nhà quảng cáo Mỹ)
IMC là quá trình hoạch định và triển khai các hình thức khác nhau của chương
trình truyền thông theo thời gian với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Mục đích của IMC là gây ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi của khách hàng mà doanh
nghiệp đã lựa chọn. IMC xem tất cả các nguồn quan hệ với khách hàng của thương
hiệu như là kênh tiềm năng để truyền tải các thông điệp tương lai. Tóm lại, q trình
IMC bắt nguồn từ khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, sau đó xác định các
cách thức và phương pháp để phát triển các chương trình truyền thơng hiệu quả.
(Don Schults)
1.1.2. Các đặc trưng của IMC


-

Tính gắn kết: IMC là sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ,
phương tiện truyền thông với nhau để đạt được mục tiêu mà doanh
nghiệp đặt ra. Các công cụ riêng biệt nhưng lại hỗ trợ, thúc đẩy nhau

-

trong chiến dịch truyền thơng.
Tính nhất qn: Các cơng cụ, phương tiện truyền thông phải thống

nhất nội dung truyền tải, công chúng mục tiêu hướng đến, thời gian
thực hiện,… trong việc truyền tải thơng điệp đến cơng chúng.

-

Tính liên tục: Tính liên tục ở đây chính là sự đánh giá, đo lường hiệu
quả và có sự thay đổi khi cần thiết.

-

Tính định hướng chiến lược: IMC mang tính định hướng chiến lược
cho thương hiệu, khi lập kế hoạch IMC thường được lập theo thời gian
1 năm đến 2 năm.
1.1.3. Các cơng cụ truyền thơng Marketing tích hợp
Có 5 cơng cụ chính trong IMC bao gồm: Advertising (Quảng cáo),
Public Relations (PR), Sale/ Promotion (Khuyến mãi), Direct Marketing
(Tiếp thị trực tiếp), Personal Selling (Bán hàng cá nhân). Mỗi cơng cụ
lại có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Sự kết hợp giữa các công cụ
trong IMC với 4P (Product, Price, Place, Promotion) trong Marketing Mix
giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh chóng và
hiệu quả nhất.

1.1.3.1.

Quảng cáo
Quảng cáo được định nghĩa là một hình thức truyền thơng được
trả tiền để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu và thuyết
phục khách hàng thực hiện hành động ở hiện tại hoặc trong tương
lai. Ngày nay, quảng cáo bao gồm 5 loại hình chính: quảng cáo trên
truyền hình TV, quảng cáo radio, quảng cáo online, quảng cáo trên

báo giấy, poster, tờ rơi và quảng cáo ngoài trời.
Điểm mạnh của quảng cáo là khả năng tạo ra hình ảnh hoặc tính
cách thương hiệu một cách nhanh chóng và thuyết phục, do đó, đây
là hình thức truyền thơng tiếp thị được biết đến nhiều nhất và được
các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để quảng bá sản phẩm đến gần
hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.

1.1.3.2.

Khuyến mại
Khuyến mại là những hoạt động tiếp thị cung cấp thêm giá trị
hoặc động lực cho lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc người


tiêu dùng cuối cùng và có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Chương
trình khuyến mại thường được chia thành hai loại chính: Hoạt động
định hướng người tiêu dùng và hoạt động định hướng thương mại.
-

Khuyến mại định hướng người tiêu dùng: Nhắm mục tiêu đến người
dùng cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ để khuyến khích họ mua
hàng ngay lập tức, bao gồm các hình thức khuyến mại: Phiếu giảm
giá, hàng mẫu, giảm giá trực tiếp, cuộc thi, rút thăm trúng thưởng và
các phương pháp khác tại điểm bán.

-

Khuyến mại định hướng thương mại: Nhắm vào các trung gian tiếp
thị như nhà bán buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ để quảng bá sản
phẩm của công ty, bao gồm các hình thức khuyến mại: Phụ cấp

khuyến mại và hàng hoá, ưu đãi giá, cuộc thi bán hàng và triển lãm
thương mại.

1.1.3.3.

Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng (PR) được định nghĩa là các phương pháp và
hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng
để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các
đối tượng bên ngồi.
Mục đích của PR là thiết lập và duy trì hình ảnh tích cực của cơng
ty trong mắt khách hàng mục tiêu. So với các công cụ IMC khác, PR
có thể tạo độ tin cậy, khiến người tiêu dùng có xu hướng ít hồi nghi
hơn đối với thơng tin có lợi về một sản phẩm hoặc dịch vụ khi nó đến
từ một nguồn thơng tin trung lập.
Một số hình thức quan hệ công chúng phổ biến như: Tham gia các
hoạt động cộng đồng, gây quỹ, tài trợ cho các sự kiện, tổ chức họp
báo ra mắt và giới thiệu sản phẩm mới. Ngồi ra, các thơng tin về
doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp cũng thường xuất
hiện dưới dạng một câu chuyện, tin tức trên các phương tiện truyền
thơng xã hội hoặc các trang báo uy tín.

1.1.3.4.

Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân được hiểu là hình thức bán hàng trực tiếp giữa
người với người, trong đó người bán cố gắng hỗ trợ hoặc thuyết phục
những người mua tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công
ty. Không giống như quảng cáo, bán hàng cá nhân liên quan đến việc



tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán hoặc qua trung gian
thông qua các công cụ như điện thoại, website.
1.1.3.5.

Marketing trực tiếp
Tiếp thị trực tiếp là hình thức sử dụng truyền thông để tiếp thị sản
phẩm trực tiếp tới khách hàng nhằm mục đích tăng doanh số bán
hàng và tạo ra những phản hồi tại ngay thời điểm giao dịch. Có thể
kể đến một số hình thức: Bán hàng trực tiếp, tiếp thị qua điện thoại
(Telesales Marketing), tiếp thị qua email (Email Marketing) và nhiều
phương tiện truyền thông khác.

1.2.

Vai trị của truyền thơng Marketing tích hợp (IMC)
Truyền thơng Marketing tích hợp có thể hiểu là sự gắn kết, kết
hợp và tổ chức chặt chẽ của nhiều công cụ, phương tiện truyền
thông khác nhau, điều này tạo nên những hiệu quả nhanh chóng so
với việc hoạt động truyền thơng riêng lẻ của doanh nghiệp.
Truyền thơng marketing tích hợp mang đến những lợi ích tồn diện như:

-

Xây dựng sự nhất quán, thiết lập hình ảnh thương hiệu trong nhận
thức của khách hàng.

-

Sự bổ trợ, kết hợp của các công cụ truyền thông làm gia tăng tốc độ

lan tỏa thông điệp, tiếp cận nhóm khách hàng đại chúng đơng đảo,
đa dạng.

-

Nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó xây dựng các kế hoạch thúc đẩy
bán hàng, chính sách chăm khóc người dùng hiệu quả hơn.

-

Gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường với các thương hiệu đối thủ,
trở nên nổi bật hơn trong mắt của khách hàng.

-

Tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao hơn so với hình thức truyền
thơng riêng lẻ.

1.3.
Tiến trình truyền thơng Marketing tích hợp (IMC)
1.3.1. Xác định mục tiêu truyền thông

Để bắt đầu truyền thông marketing tích hợp, doanh nghiệp cần
xác định mục tiêu truyền thơng của mình. Thơng thường, các chương trình
truyền thơng marketing tích hợp hướng tới những mục tiêu sau:
-

Mục tiêu kinh doanh: Hướng tới các chỉ số về doanh thu, tăng trưởng.



-

Mục tiêu marketing: Hướng đến sự thay đổi trong hành vi người tiêu
dùng

-

Mục tiêu truyền thông: Hướng tới sự thay đổi trong tâm lý, suy nghĩ
của người tiêu dùng.
Để xác định mục tiêu một cách dễ dàng và hiệu quả, các doanh
nghiệp có thể áp dụng mơ hình SMART, đây là mơ hình được kết hợp
bởi 5 chữ cái đầu của các tính từ như:

-

Specific – cụ thể

-

Measurable – có thể đo lường được

-

Achievable – có thể đạt được

-

Realistic – thực tế

-


Time-focused – tập trung vào yếu tố thời gian
Các mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả và có
cơ sở để đánh giá hoạt động truyền thơng của mình. Tuy nhiên, mục
tiêu trong kế hoạch của doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng 2 yêu
cầu là có thể đạt được (Achievable) và thực tế (Realistic). Nếu mục
tiêu chưa đạt 2 tiêu chí này hãy cẩn trọng trong việc thực hiện nó.

1.3.2. Xác định cơng chúng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu chính là nhóm người có đặc điểm nhân khẩu
học phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp hướng tới. Đó
có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng hiện hữu ngoài
đời thực, có thói quen mua hàng, hành vi mua hàng cụ thể và quan
trọng là có khả năng chi trả, bỏ tiền ra mua các sản phẩm, dịch vụ
họ cần.
Việc xác định được đối tượng mục tiêu chính sẽ giúp doanh
nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng mong muốn, tiết kiệm chi phí
và đưa ra những kế hoạch phù hợp để “chinh phục” họ.
Để xác định được chính xác đối tượng mục tiêu, bạn có thể áp
dụng một số nguyên tắc cơ bản trong Marketing.
Dựa trên nghiên cứu, lý thuyết


-

Tiến hành các thống kê, nghiên cứu từ những số liệu thu thập được
trên 1 phạm vi khách nhất định (số lượng nghiên cứu phải đủ nhiều
để đưa ra được các chỉ số chung)


-

Nghiên cứu, phân tích đối thủ trong cùng lĩnh vực, từ đó nghiên cứu
về nhóm đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm đến.
Dựa trên yếu tố thực tiễn

-

Đi thị trường (market visit)

-

Quan sát thực tế (in-home visit)

-

Sống thử cuộc sống của người tiêu dùng

-

Khảo sát thực tế thói quen truyền thơng (media habit)

-

Nghiên cứu tâm lý về nhu cầu, mong muốn, khát khao và nỗi sợ hãi
của người dùng khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ

1.3.3. Thiết kế thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là những thông điệp, những lời giải đáp

mà các nhà làm quảng cáo, chiến lược hay marketing muốn đem đến
cho khách hàng. Là khái niệm và sự hiểu biết gần nhất về sản phẩm.
Là thơng điệp về sự hữu ích, tác dụng và là lý do tại sao khách hàng
nên chọn lựa và sử dụng sản phẩm thay vì những sản phẩm khác.
Một thông điệp truyền đi cần được tiếp nhận và hiểu đúng. Chìa
khóa để tạo thơng điệp truyền thơng hiệu quả là phải đảm bảo nó
phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thông điệp
truyền thơng có thể hiểu cụ thể hơn là tập hơn những thơng tin biểu
hiện qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh…Mà các nhà chiến lược muốn
truyền tải, lưu lại trong tâm trí khách hàng và duy trì được mối quan
hệ với khách hàng. Để khách hàng có thể hiểu và nắm rõ thì những
thơng điệp phải dễ hiểu, dễ nhớ. Vậy nên mà những câu khẩu hiệu,
slogan, vẫn nhan nhản đi cùng với các thương hiệu mà chúng ta
thường thấy.
1.3.3.1.

-

Nội dung truyền thơng
Chủ đề lý tính:


-

Liên hệ tới những lợi ích riêng của người mua, rằng SP sẽ đem lại
những gì mà người mua mong đợi

-

Chủ đề tình cảm:


-

Khơi dậy những tình cảm tích cực hay tiêu cực đúng mức để đưa đến
việc mua

-

Chủ đề đạo đức:

-

Hướng con người đến sự ý thức về cái thiện, thúc dục sự ủng hộ các
mục tiêu có tính chất xã hội như bảo vệ môi trường, giúp đỡ người
tàn tật, …

1.3.3.2.

-

Cấu trúc truyền thông
Cấu trúc thông điệp phải hợp lý, logic để nâng cao tính thuyết phục.
Ba quyết định về cấu trúc thơng điệp gồm:





Kết luận dứt khốt vấn đề hay để dành cho công chúng tự kết luận?
Nên đưa ra luận cứ thuyết phục ngay từ đầu hay để đến cuối cùng?

Chỉ nêu một mặt “nên” về lợi ích của sản phẩm hay cả hai “ nên” và
“không nên” (đồng thời thừa nhận hạn chế của sản phẩm)

-

Mỗi lựa chọn trên đây đều có ưu nhược điểm riêng. Có 3 trường hợp
người nhận thơng tin khơng hài lịng mà người truyền tin cần tránh
như sau:



Nếu người truyền tin được xem là không xứng đáng với sự tin cậy, thì

người nhận tin có thể sẽ khó chịu với ý định gây ảnh hưởng với họ.
• Nếu vấn đề đơn giản, hay người nhận tin có tri thức, thì họ có thể sẻ


bực mình với ý đồ muốn giải thích mọi điều rõ ràng cho họ.
Nếu vấn đề có tính riêng tư, thì người nhận có thể sẽ bực mình với ý
đồ của người truyền tin muốn rút kết luận thay cho họ.

-

Về vấn đề có nên kết luận dứt khốt hay khơng, có một số nghiên
cứu chỉ ra rằng việc rút ra kết luận dứt khốt có thể hạn chế việc
chấp nhận sản phẩm vì nhóm cơng chúng khác bị gạt ra ngồi. Ví dụ
nếu thơng điệp khẳng định dứt khốt một loại sản phẩm nào đó chỉ
phù hợp với một nhóm khách hàng, thì vơ tình đã gạt nhóm khách
hàng khác ra ngồi, trong khi họ vẫn có thể sử dụng sản phẩm đó
được.



-

Về vấn đề cách lập luận, lập luận kiểu một vế (chỉ ca ngợi sản
phẩm), hay kiểu kiểu hai vế (vừa ca ngợi vừa nêu một số hạn chế) có
hiểu quả hơn. Thơng thường những thơng điệp một vế có tác dụng
tốt nhất đối với công chúng mà ngay từ đầu đã nghiêng về quan
điểm của người truyền tin, cách lập luận hai về phù hợp hơn đối với
công chúng đối lập. Thơng điệp hai về có xu hướng hiểu quả hơn đối
với cơng chúng có trình độ học vấn khá hơn và đối với các công
chúng chắc chắn sẽ tiếp xúc với thông tin tuyên truyền tiêu cực về
sản phẩm.

-

Về trình tự kết luận, trường hợp thơng điệp một vế, cách trình bày
luận cứ mạnh nhất trước tiên có ưu điểm là tạo lập được sự chú ý và
quan tâm. Điều này rất có ý nghĩa khi phương tiện truyền thơng là
báo chí hay các phương tiện in ấn khác, khi công chúng chỉ chú ý và
quan tâm đến phần đầu của thông điệp mà không chú ý đến tồn bộ
thơng điệp. Trong trường hợp thơng điệp hai vế thì có hai khả năng:
nếu người nhận tin lúc đầu có thái độ độc lập, thì thơng điệp có thể
bắt đầu từ những luận cứ nhẹ nhàng về điểm hạn chế, sau đó kết
luận bằng luận cứ vững chắc nhất của người truyền tin.

1.3.3.3.

-


Hình thức truyền thơng
Hình thức thơng điệp truyền thơng là cách thơng điệp được thiết kế
(mã hóa) thông qua các yếu tố minh họa như âm thanh, màu sắc,
hình ảnh... nhằm thu hút đối tượng nhận tin qua nhiều kênh, phương
tiện khác nhau.

-

Tùy theo đặc điểm của từng nhóm đối tượng nhận tin, điều kiện kĩ
thuật của kênh và phương tiện truyền thông, mà nhà thiết kế có thể
thiết kế hình thức thơng điệp thích hợp.



Ấn phẩm quảng cáo: tiêu đề, lời lẽ, minh họa, màu sắc, kích cỡ, vị trí, ...



Radio: từ ngữ, giọng điệu, chất lượng giọng đọc (tốc độ, nhịp điệu, cao độ, sức truyền
cảm).




Truyền hình hay giao tiếp trực tiếp: ngơn ngữ hình thể, phong cách, vẻ đẹp, sự biểu lộ
của nét mặt, dáng vẻ, trang phục, kiểu tóc, sự vận động của thân thể…

-

Qua sản phẩm hay bao bì: cách xếp đặt, hương thơm, màu sắc, kích

thước, kiểu dáng,...

1.3.3.4.

Nguồn thơng điệp
Có 3 yếu tố thường được thừa nhận là làm tăng mức độ đáng tin cậy của nguồn:

-

Tính chun mơn: mức độ mà người truyền thơng có được thẩm
quyền để ủng hộ một luận điểm

-

Tính đáng tin: nguồn được cảm nhận có mức độ khách quan và trung
thực ra sao

-

Tính khả ái: mức hấp dẫn của nguồn truyền tải thông điệp đối với
công chúng (thật thà, hài hước, tự nhiên)

1.3.4. Lựa chọn kênh truyền thông

Dựa vào mục tiêu truyền thông, công chúng mục tiêu và ngân sách mà doanh
nghiệp hướng đến và mong muốn, từ đó lựa chọn các kênh truyền thơng phù hợp và
xây dựng chương trình truyền thơng marketing tích hợp cho doanh nghiệp.
-

Với mỗi mục tiêu truyền thông nhất định sẽ tương ứng với kênh

truyền thơng thực hiện:



Giới thiệu thương hiệu mới: Bao bì, quảng cáo, khuyến mại, truyền



miệng, trưng bày tại điểm bán, phương tiện truyền thông xã hội.
Gia tăng doanh số của các thương hiệu hiện có bằng cách tăng tần

suất sử dụng, đa dạng cách sử dụng: Quảng cáo, khuyến mại
• Thơng báo cho trung gian (bán sỉ, đại lý, môi giới, bán lẻ) và người
tiêu dùng về sự cải tiến thương hiệu: Bán hàng cá nhân, quảng cáo
theo hướng thương mại.
• Tạo nhận thức về thương hiệu: Quảng cáo, truyền thơng xã hội, bao
bì, truyền thơng tại điểm bán
• Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Bao bì, quảng cáo, truyền thơng xã



hội, tài trợ sự kiện, marketing theo định hướng xã hội, PR.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Quảng cáo
Thuyết phục trung gian sử dụng thương hiệu của nhà sản xuất:
Quảng cáo theo hướng thương mại, bán hàng cá nhân.




Kích thích doanh số tại điểm bán: Bao bì, thơng điệp tại điểm bán,


biển báo bên ngồi cửa hàng.
• Nâng cao lịng trung thành của khách hàng: Quảng cáo, truyền
thơng xã hội, khuyến mại.
• Cải thiện quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhóm lợi ích riêng biệt:


PR
Bù đắp những tai tiếng/tạo ra tiếng tăm tốt cho 1 thương hiệu: PR,

truyền thơng xã hội.
• Phản ứng lại với các nỗ lực của đối thủ cạnh tranh: Quảng cáo,


khuyến mại.
Cung cấp cho KH những lý do mua hàng ngay lập tức thay cho việc
trì hỗn: Quảng cáo, truyền thơng xã hội, khuyến mại.

-

Công chúng mục tiêu cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh
truyền thơng. Đối với

mỗi nhóm cơng chúng mục tiêu, họ mang

những đặc điểm tương đồng nhau về nhân khẩu học, tính cách, văn
hóa mua hàng, và những địa điểm họ xuất hiện. Nắm bắt được công
chúng mục tiêu, doanh nghiệp dễ dàng nhìn ra các kênh truyền
thơng phù hợp với nhóm cơng chúng mục tiêu của mình, từ đó triển
khai một cách hiệu quả. Ví dụ: Đối với giới trẻ có độ tuổi từ 18 đến

24, họ thường có thói quen lướt mạng xã hội, thích xem video giải trí,
... khi doanh nghiệp nhắm đến nhóm đối tượng này, việc sử dụng
kênh truyền thông online, cụ thể là quảng cáo trên facebook, quảng
cáo trên youtube.
-

Và tùy thuộc vào nguồn ngân sách mà doanh nghiệp có thể chi trả
để lựa chọn cho mình những kênh truyền thơng phù hợp với chi phí
mà vẫn có thể đảm bảo được mục tiêu ban đầu đặt ra.

1.3.5. Ngân sách truyền thông

Muốn một kế hoạch truyền thơng “chạy mượt” thì cần chuẩn bị “nhiên liệu” - chi
phí đầy đủ. Có nhiều cách để thiết lập ngân sách, trong đó có năm cách chính được áp
dụng ở nhiều doanh nghiệp:
-

Dựa vào doanh số mục tiêu (01 chiến dịch Marketing sẽ chiếm
khoảng 10% doanh số).


-

Dựa trên kinh nghiệm đã thực hiện các chương trình Marketing trước
đây.

-

Dựa trên chỉ số Conversion rate trong quá khứ và của đối thủ cạnh
tranh.


-

Dựa trên ngân sách chi của đối thủ cạnh tranh. Cách xác định này
thường được dùng trong các thị trường đại chúng và có các kênh
truyền thông thống trị như TVC trong ngành FMCG.

1.3.6. Đánh giá hoạt động truyền thông

Đánh giá hiệu quả truyền thông kế hoạch truyền thơng marketing tích hợp IMC là
một trong những bước khơng kém phần quan trọng nhưng lại có rất nhiều Marketer bỏ
qua. Kết thúc các chiến dịch truyền thông, dựa trên những số liệu thu thập được từ
khách hàng và chi phí thực hiện với những mục tiêu, ngân sách dự kiến ban đầu để
đánh giá hiệu quả. Các nội dung đánh giá bao gồm:
-

Mức độ nhận biết thương hiệu

-

Mức độ nhận biết chiến dịch

-

Mức độ nhớ và hiểu biết thông điệp truyền thông

-

Sự tác động của chiến dịch về mức độ nhận thức và tình cảm đối với
thương hiệu


-

Sự tác động của chiến dịch với hành vi mua hàng của khách hàng
(bao gồm cả tỉ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ
khách hàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người khác)

-

Phản hồi từ khách hàng

-

Ngoài ra cũng cần phải đánh giá các hoạt động truyền thông của đối
thủ trên chỉ số SOV/SOI để điều chỉnh các hoạt động phù hợp hơn
trong giai đoạn tiếp theo.

-

Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả truyền thông sau mỗi chiến dịch
sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và gia tăng hiệu quả
truyền thông.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG
MARKETING TÍCH HỢP CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO DU
HỌC TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HATICO.
2.1.

Giới thiệu tổng quan về cơng ty cổ phần tập đồn


HATICO
2.1.1.
Khái qt cơng ty, lịch sử hình thành và phát triển của
cơng ty

Hình 2.1. Logo công ty HATICO
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Hà Tĩnh có tên tiếng Anh chính thức là
HATINH TRAINING AND CONSULTANCY JOIN STOCK COMPANY, viết tắt là
HATICO, cơng ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/12/2011 theo giấy phép kinh
doanh số 3001525982 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp. Vào năm 2019,
HATICO được đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Tập Đồn HATICO và vẫn giữ nguyên
hình ảnh logo như ban đầu.
Ngay từ khi được thành lập đến nay, Công ty cổ phần tư vấn và đào tạo Hà Tĩnh
luôn coi trọng việc nâng cao tính chuyên nghiệp, kỷ luật cao, tinh thần tập thể của đội
ngũ cán bộ, học sinh của công ty nên các học sinh trước khi được làm hồ sơ sang Nhật
Bản học đều phải trải qua các khóa học dự bị tại Cơng ty về Tiếng Nhật, rèn luyện tác
phong sinh hoạt theo môi trường quân đội, yêu cầu của đối tác Nhật Bản đề cao việc
sinh hoạt nhóm, được học kiến thức pháp luật. Do đó đến thời điểm hiện tại, 100% học
sinh do Công ty Cổ phần Tập đoàn HATICO giới thiệu đi du học đều có kết quả học
tập và rèn luyện tốt, khơng có trường hợp nào vi phạm pháp luật của Nhật Bản và bỏ
trốn, ở lại nước ngoài.


Trong vòng 10 năm thành lập, trường đã gặt hái được nhiều thành công khi nhận
hàng loạt các giải thưởng như “Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2015” do người
tiêu dùng bình chọn, “Thương hiệu tiêu biểu Châu Á Thái Bình Dương năm 2017” và
“Cầu vàng quốc tế năm 2017”, …
Trong những năm qua, với phương châm lấy chữ “Tín” làm gốc và chữ “Tâm” làm
nền tảng cho sự phát triển, cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo

và chuyên nghiệp, sự đồng quan tâm, đồng hành của các cấp chính quyền và các tổ
chức, cá nhân có liên quan, tập thể cán bộ, nhân viên HATICO ln nỗ lực hết mình
nhằm duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động dịch vụ của công ty, đem
lại những giá trị tốt đẹp và bền vững đến với khách hàng của mình, Cơng ty Cổ phần
Tập đồn HATICO đã khơng ngừng lớn mạnh, phát triển sâu rộng, trở thành thương
hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Đào tạo - Tư vấn du học và xuất khẩu lao động trên địa
bàn Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận. Công ty đã giới thiệu được hàng trăm học sinh theo
học tại các trường: Toyama kokusai, JLA, Human, ICLC, Asahi, Nhật ngữ Oji, Nhật
ngữ quốc tế Sendai, Học viện văn hoá Chuo, Học viện TDTT Taiken, Học viện ngôn
ngữ Toua, Fukushima, Cao đẳng Saitama, Cao đẳng ngoại ngữ Tokyo, Học viện
Waseda, Nhật ngữ quốc tế Tokyo, ISI Language school và Học viện ngơn ngữ Tokyo.
2.1.2.
Tầm nhìn và sứ mệnh
2.1.2.1.
Tầm nhìn

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập sâu rộng và nền kinh tế quốc tế. Do đó, việc đổi mới hoạt động giáo
dục đào tạo, kể cả việc cử học sinh học tập ở nước ngoài trong bối cảnh môi trường
giáo dục ở Việt Nam chưa hoàn thiện là một nhu cầu tất yếu. Trong các mơi trường
giáo dục hàng đầu của thế giới thì mơi trường giáo dục tại Nhật Bản là phù hợp hơn cả
đối với các du học sinh của Việt Nam bởi yếu tố văn hóa có nét tương đối tương đồng,
gần gũi. Môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp, đặc biệt có cơ hội tìm việc làm
để trải nghiệm kiến thức đã học, có chi phí để chi trả cho quá trình học tập….
2.1.2.2.

Sứ mệnh
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của Việt Nam, nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt,
chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh. Nhƣng con người Hà Tĩnh cần cù
chịu khó, ham học lại khơng có được mơi trƣờng học tập, làm việc tốt. Nếu có được

mơi trường học tập và làm việc tốt, giáo dục hướng nghiệp tốt sẽ giúp các học sinh ở


nơi đây có điều kiện phát triển trong mơi trường năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp
và thoát nghèo. Trong khi các trường học tại Nhật đang có nhu cầu tuyển sinh, các tổ
chức, cá nhân Nhật Bản đang có nhu cầu cao tuyển dụng lao động Việt Nam nên Công
ty cổ phần Tập đồn HATICO coi đó là nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả của mình phải góp
phần tháo gỡ những khó khăn trên.
2.1.3.
Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức

HỘI ĐỒNG QUẢN TRI

CHỦ TICH HỘI ĐỒNG QUẢN TRI

ỦY VIÊN

ỦY VIÊN

GIÁM ĐỐC

PGĐ
KINH DOANH

PGĐ
NỘI CHÍNH

PHÒNG

KINH DOANH
PHÒNG2 TƯ VẤN VÀHÀNH
HỒ SƠCHÍNH – TÀI VU ĐÀO TẠO
PHÒNG KINH DOANH
1

Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc và 02 phó giám đốc
Phịng Kinh doanh và chăm sóc khách hàng số 1;
Phịng Kinh doanh và chăm sóc khách hàng số 2;
Phịng Tư vấn và Xử lý hồ sơ;
Phịng Hành chính – Kế tốn; Phịng Đào tạo – Quản lý học sinh.
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
-

2.1.3.2.


Mỗi phòng ban sẽ thực hiện chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
a. Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị và Ủy viên:
Quyết định các vấn đề liên quan đến giá cổ phần và trái phiếu
được phát hành; Các giải pháp phát triển hoạt động trung và ngắn
hạn của công ty như: Chiến lược phát triển hàng năm, mở rộng thị
trường, các hoạt động marketing, đổi mới công nghệ; Quyết định
phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền; Quyết định
việc thành lập các công ty con, chi nhánh hay việc mua lại cổ phần
của doanh nghiệp khác; Hội đồng quản trị và ủy viên cịn có quyền
quyết định cơ cấu tổ chức công ty; bầu cử, miễn nhiệm, hoặc bãi
nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp
đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và
người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.

b. Ban giám đốc
Ban giám đốc hiện tại của HATICO là ông Nguyễn Đông Phong, chịu trách nhiệm
điều hành hoạt động, phân công nhiệm vụ, quản lý và giám sát công việc hàng ngày
của các thành viên. Ban giám đốc hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, thống
nhất, độc lập, hợp tác và chịu trách nhiệm với Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh
và quản lý; Chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động của HATICO; Chịu trách
nhiệm chủ trì xây dựng các định hướng, phương án, kế hoạch, chương trình phát triển
ngắn hạn và dài hạn của HATICO; Ký kết các văn bản pháp lý, ký quyết định về cơ
chế quản lý, điều hành, phương án tổ chức bộ máy nhân sự HATICO;
c. Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là ông Nguyễn Xuân Trường, thay mặt Giám
đốc điều hành các hoạt động của công ty theo ủy quyền khi Giám đốc đi vắng, trực
tiếp giúp Giám đốc: Phối hợp xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển ngắn hạn
và dài hạn; Chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển hình ảnh và uy tín của HATICO
trước cộng đồng doanh nghiệp và khách hàng; phù hợp với tầm nhìn, chiến lược và kế
hoạch hoạt động của HATICO đã được BGĐ phê duyệt; Chịu trách nhiệm tìm đối tác,


tìm việc và tiếp thị theo mục tiêu, chiến lược hoạt động đã thống nhất trong BGĐ;
Trực tiếp phụ trách 2 phịng Kinh doanh và Chăm sóc khách hàng; Phịng Tư vấn và
Xử lý hồ sơ; Phối hợp với các cán bộ quản lý trong việc triển khai, thực hiện và chỉ
đạo chuyên môn, và theo dõi tiến độ công việc theo kế hoạch đề ra;
d. Phó giám đốc Phụ trách Nội chính
Phó giám đốc Phụ trách nội chính là bà Lê Thị Bích, phụ trách Phịng Đào tạo và
Quản lý sinh viên; tổ chức đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng, nghề cho học sinh tham gia du
học; Chỉ đạo các phòng: tham mưu kế hoạch năm, quý, tháng, tuần và đột xuất; Kiểm
sốt văn bản của các phịng, ban trước lúc trình Giám đốc ký ban hành; Chỉ đạo các
phịng Kinh doanh và Chăm sóc khách hàng soạn Kịch bản tư vấn trước khi đi tư vấn
cho khách hàng; Đôn đốc việc thực hiện kế hoạch tuần, tháng, quý, năm của các phòng
ban; Các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc phân cơng;

e. Trưởng phịng
Các trưởng phịng bao gồm: Trần Duy Thành, Nguyễn Anh Dũng, Võ Thị Lan
Hương, Dư Lý Trí, Đinh Sĩ Cổn. Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược của phịng
mình quản lý; Xây dựng kế hoạch, chiến lược công việc theo tháng, quý, năm; Giám
sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận nhằm mang đến khách
hàng chất lượng dịch vụ cao; Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến
lược của công ty; Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án
thay thế và cách hợp tác với các khách hàng;

-

f.
Phòng kinh doanh và chăm sóc khách hàng (số 1 và 2)
Phịng kinh doanh và chăm sóc khách hàng số 1 có 3 thành viên,
trong đó trường phịng là ơng Trần Duy Thành, và 2 thành viên khác
là Nguyễn Công Thắng và Lê Thị Lý. Phịng kinh doanh và chăm sóc
khách hàng số 2 có 3 thành viên, trong đó trưởng phịng là ông
Nguyễn Anh Dũng, và 2 thành viên còn lại là Nguyễn Mậu Trung và

-

Trần Mạnh Kiên.
Lập kế hoạch phát triển thị trường kinh doanh hàng tháng, quý, năm
trình Giám đốc phê duyệt; Lập kế hoạch tổ chức hội thảo, hội nghị;
Quan tâm chăm sóc học sinh hiện có và học sinh đang học tại các


nước do Công ty đưa đi. Đồng thời xây dựng và phát triển khách
hàng mới dựa trên mối quan hệ với gia đình và học sinh cũ; Phối hợp,
tham khảo ý kiến của các phòng để đưa ra phương án tham mưu

BGĐ giải pháp thích hợp, hiệu quả và có chất lượng cao nhất đến
tuyển sinh và xử lý hồ sơ; Thực hiện các công việc khác được phân
công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và phó giám đốc phụ trách

-

về các nhiệm vụ được phân cơng.
g. Phịng hành chính - kế tốn
Phịng hành chính – kế tốn có 3 thành viên, trong đó trưởng phịng
là bà Võ Thị Lan Hương, và 2 thành viên còn lại là Phan Thị Phước và

Lê Thị Hồng Nhung.
- Cơng tác hành chính quản trị:
• Thực hiện các cơng việc lễ tân, trực điện thoại, hậu cần cho HATICO;
Tiếp nhận, quản lý, phân phát, lưu trữ các tài liệu, giấy tờ, công văn,
hồ sơ đi và đến của HATICO; Kiểm tra hóa đơn gửi phát nhanh hàng
tháng; Mua sắm, quản lý, cấp phát tài sản cố định, thiết bị, văn
phòng phẩm; Thực hiện các cơng việc hỗ trợ thanh tốn cho bộ phận
tài chính; Giữ con dấu; Lưu trữ hồ sơ gốc; Thực hiện các cơng việc hỗ
trợ hành chính khác;
- Cơng tác Pháp chế - tổ chức:
• Hướng dẫn học sinh ký hợp đồng đầu vào và thanh lý hợp đồng đầu
ra; Thu hồ sơ đầu vào; Soạn thảo các hợp đồng quan trọng của
doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; Tham mưu BGĐ
tuyển dụng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải, buộc thôi
việc đối với các thành viên công ty vi phạm quy chế công ty, pháp
luật; Quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân sự, cán bộ HATICO và các sổ
sách, tài liệu và hồ sơ khác; Tham mưu thực hiện khen thưởng, kỷ
luật đối với các thành viên của HATICO.
- Cơng tác tài chính kế tốn:

• Thực hiện các nghiệp vụ kế tốn, tài chính, ngân hàng; Thực hiện các
các giao dịch liên quan đến tài chính; Lập các báo cáo, kê khai, quyết
tốn thuế cho cơ quan thuế; Lập và lưu giữ chứng từ, sổ sách kế
tốn, phản ánh tình hình ln chuyển sử dụng vốn, tài sản của
HATICO; Quản lý theo dõi chính xác vấn đề thanh tốn, nợ đọng, tiền
mặt của HATICO; Xem xét và ký tên vào tất cả các chứng từ kế toán.


-

h. Phòng tư vấn và xử lý hồ sơ
Phòng tư vấn và xử lý hồ sơ có 4 thành viên, trong đó trưởng phịng
là ơng Dư Lý Trí, và 3 thành viên còn lại là Nguyễn Sỹ Long, Bùi Thu

-

Uyên và Phạm Thị Kim Ánh.
Chức năng: Thực hiện các công việc xử lý hồ sơ và các công việc
khác nhằm hỗ trợ các hoạt động chuyên môn, kinh doanh và quản lý

-

của HATICO.
Nhiệm vụ: Phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh doanh, Bộ Phận pháp
chế thuộc Văn phịng Cơng ty trong quá trình tư vấn và xử lý hồ sơ;
Báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện của phòng hàng tuần,
tháng, quý, năm; Cập nhật thông tin học sinh đầy đủ khi học sinh
đến đăng ký làm thủ tục; Làm thủ tục hồ sơ theo đúng quy định của

-


nhà trường và Đại sứ quán;
i. Phòng đào tạo và quản lý học sinh
Phòng đào tạo và quản lý học sinh có 5 thành viên, trong đó trưởng
phịng là ơng Đinh Sĩ Cổn, và 4 thành viên là giáo viên ngoại ngữ còn

-

lại là Cao Thị Hiền, Phan Thị Phương, Tăng Thị Hiền, Trần Công An.
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý và đào tạo
học sinh của công ty tham gia các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, Tổ chức
thực hiện công tác quản lý và đào tạo học sinh thuộc trách nhiệm và

-

thẩm quyền.
Nhiệm vụ: Lập chương trình, kế hoạch đào tạo cho học sinh của Công
ty tham gia du học; Tổ chức thi, chấm thi, phân loại, đánh giá học
sinh để có phương pháp đào tạo phù hợp; Phối hợp với các giáo viên
nghiên cứu đổi mới, hồn thiện: mục tiêu, nội dung, chương trình đào
tạo, giáo trình, cơ cấu kiến thức và phương pháp giảng dạy; Phối hợp
với BGĐ tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên, nhằm
đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy; Đề xuất hướng giải quyết với
BGĐ để hồn thiện cơng tác quản lý giảng dạy, học tập của học sinh;
Tổ chức thực hiện các Quy chế, quy định về quản lý, đào tạo học sinh
theo các quy định hiện hành của Công ty, của pháp luật; Lưu trữ tài

liệu, giáo trình, giáo án để Sở, ban, ngành cấp tỉnh kiểm tra;
2.1.4.
Lĩnh vực hoạt động

Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Hà Tĩnh gồm:


-

Lĩnh vực hoạt động chính của HATICO là dịch vụ hỗ trợ giáo dục: Tư
vấn du học. Tư vấn du học được Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Tĩnh cấp
phép hoạt động tại Quyết định số 1891/QĐ-SGDĐT về việc cho phép

-

hoạt động dịch vụ tư vấn du học ngày 26/12/2013.
Giáo dục nghề nghiệp: Hoạt động đào tạo mới và bổ túc tay nghề
trong các trường dạy nghề (trung học nghề), trường nghiệp vụ sơ
cấp được thực hiện dưới một năm đối với các chương trình dạy nghề
ngắn hạn, sơ cấp nghề từ một đến ba năm đối với các chương trình
dạy nghề dài hạn trung cấp nghề khơng phân biệt hình thức đào tạo;

-

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục;
Giáo dục khác như: đào tạo kỹ năng sống, đào tạo kỹ năng nói trước
cơng chúng, sử dụng máy tính, dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm

-

thoại.
Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao
động, việc làm: Hoạt động tìm kiếm, tuyển chọn và thay thế lao


-

động, những người lao động không làm trong các công ty môi giới.
Cung ứng và quản lý nguồn lao động: Các hoạt động cung cấp nguồn
lao động và dịch vụ quản lý nguồn lao động trong nước theo yêu cầu
của khách hàng, giới thiệu cho khách hàng hồ sơ của người lao động
trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán tiền lương, thuế và

-

các vấn đề về tài chính hoặc nguồn lao động
Đại lý du lịch: Hoạt động chủ yếu thực hiện việc mua bán các sản
phẩm du lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du

-

lịch…
Điều hành tour du lịch: Hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được
bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi điều hành tour,

-

Hướng dẫn du lịch
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch: Hoạt
động nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá du lịch cho các
mục đích hội nghị, tham quan thông qua việc cung cấp thông tin, trợ
giúp tổ chức tại các cơ sở lưu trú trong nước, các trung tâm hội nghị
và các điểm giải trí; dịch vụ trao đổi khách, kết nối tua và các dịch
vụ đặt chỗ khác có liên quan đến du lịch như vận tải, khách sạn, nhà
hàng, cho thuê xe, dịch vụ giải trí, thể thao. Hoạt động bán vé xem



×