Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

28 PHÁP LUẬT về THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN áp DỤNG tại CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.82 KB, 39 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

CAO MAI PHƯƠNG
LỚP: CQ54/63.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX
HẢI PHÒNG

KHOA: KINH TẾ LUẬT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : T.S Hoàng Thị Giang

HÀ NỘI – 2020

1
1


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC

2
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01




Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề với đề tài: “Pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp – Thực tiễn áp dụng tại Cơng ty TNHH Gas
Petrolimex Hải Phịng ” hồn tồn là cơng trình nghiên cứu của riêng em,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Hồng Thị Giang.
Các thơng tin, số liệu nghiên cứu nêu trong luận văn đảm bảo tính
chính xác và trung thực được thu thập trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở
thực tập.
Hà Nội, năm 2020
Sinh viên thực hiện

Cao Mai Phương

3
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
TNHH
TNDN
CNHT
R&D
KHĐT
CQT
XHCN

Ý nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Thu nhập doanh nghiệp
Công nghiệp hỗ trợ
Nghiên cứu và phát triển
Kế hoạch đầu tư
Cơ quan thuế
Xã hội Chủ nghĩa

NNT

Người nộp thuế

NSNN

4
SV. Cao Mai Phương

Ngân sách Nhà Nước

Lớp CQ 54/63.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
LỜI NĨI ĐẦU:

1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển và tăng trưởng theo hướng
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần . . Các thành phần kinh tế đã phát huy
tính linh động và tiềm lực sẵn có tạo nên một cái nhìn tồn diện trên tất cả các
lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế là sự thay đổi về cách nhìn nhận về hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập mở cửa với
quốc tế , tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng thì thuế được coi là
nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước, chính vì vậy mà vấn đề về hồn thiện
các chính sách và cơ chế thu nộp thuế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường mở Nhà nước ta những năm gần đây đã có
nhiều chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân , doanh nghiệp đặc
biệt là qua lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp.
Qua thực tế thực tập khi tại cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phịng em
đã nhận thấy đây cũng là 1 trong những vấn đề thiết yếu tại cơng ty cần được
tìm hiểu, để giúp công ty thực hiện đúng theo đúng quy định của pháp luật và
nhận ra những thuận lợi hay những hạn chế trong quy định của pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng tốt những quyền lợi
của mình và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thu và nộp thuế TNDN.
2.Mục đích nghiên cứu.
-


Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về Thuế thu nhập doanh
nghiệp

-

Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng
tại Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phịng

-

Xây dựng, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp tại Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phịng.
3.Đối tượng nghiên cứu.
5
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề
thực hiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơng ty TNHH Gas
Petrolimex Hải Phịng. Thơng qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chất
lượng về thuế thu nhập doanh nghiệp.
4.Phạm vi nghiên cứu.
+ Nội dung: Đề tài không nghiên cứu toàn bộ hoạt động thực hiện

Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian dài mà chỉ tập trung
vào hoạt động thực hiện Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty
TNHH Gas Petrolimex trong khoảng thời gian
+ Về thời gian: Các dữ liệu khảo sát, đánh giá thực trạng chỉ giới hạn
các dữ liệu từ năm 2015 – 2019.
5.Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng
thực tiễn để kiểm chứng lý luận thông qua việc sử dụng kết hợp các biện pháp
như:
-

Phương pháp phân tích, tởng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản
về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH
Gas Petrolimex Hải Phòng qua những tư liệu được đơn vị thực tập cung cấp và
các tài liệu trên mạng internet.

-

Phương pháp so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn nhằm nắm bắt được những
khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quy định của
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải
Phòng

-

Sự kết hợp các phương pháp trên là nền tảng cho góc nhìn khách quan nhất,
đồng thời sẽ có những nhận xét, đánh giá xác thực và đề ra những phương
hướng hồn thiện có tính khả thi.
6.Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

6
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

tại Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng
Chương 2. Thực tiễn áp dụng Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phịng
Chương 3. Đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp về thực hiện Pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải
Phòn

7
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GAS
PETROLIMEX HẢI PHÒNG

1.Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu đánh
vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Là sắc thuế trực thu;
Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp tính trên lợi ích, khoản thu nhập có
được của cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu thực tế của mình mà khơng thơng qua bất
cứ đơn vị trung gian nào.
Người nộp thuế và người chịu thuế là một;


Người nộp thuế là người mang thuế đến nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.



Người chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi là doanh nghiệp).
Người chịu thuế cụ thể:



Doanh nghiệp;



Các đơn vị sự nghiệp cơng lập, ngồi cơng lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá,

dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;



Các tở chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;



Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
8
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

gọi là doanh nghiệp nước ngồi) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.


Tở chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hố hoặc dịch vụ và có thu
nhập chịu thuế;
Vì thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu nên hai đối tượng này giống
nhau, không có sự tách rời giữa người nộp thuế và người chịu thuế. Doanh
nghiệp sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên doanh thu thực tế của
mình cho cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền mà không thông qua bất cứ đơn vị
trung gian nào.
Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập bao gồm các văn bản quy

phạm pháp luật thuế quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc tế
Thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh bằng các văn bản quy phạm
pháp luật của cả Việt Nam và quốc tế



Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008



Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đởi 2013



Luật sửa đởi các luật về thuế 2014



Các nghị định, thơng tư hướng dẫn thi hành về thuế thu nhập doanh nghiệp



Điều ước quốc tế, hiệp định song phương đa phương giữa Việt Nam và các
nước kí kết
Thuế thu nhập là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định khơng cao
Việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế
thường lớn hơn so với các thuế khác. Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định
các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm
phát sinh thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ởn định của thu
nhập… Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản

khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu cơng
bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

9
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Là cơng cụ quan trọng để phân phối lại thu nhập, giảm khoảng cách
giàu nghèo.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của
thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh,
kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh
tế đều có.
Quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh
nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì
doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại
các doanh nghiệp với năng lực
Tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm
chí khơng có thu nhập.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách
Nhà nước

Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân,
nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến
khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch,
chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích
đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những
vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn
nhất định.
Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng
kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh
10
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì thu nhập doanh nghiệp
ngày càng dồi dào tăng khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà
nước.
Là cơng cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp- thành phần kinh tế đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế thị trường – đẩy mạnh sản xuất kinh
doanh , khuyến khích đầu tư trong từng lĩnh vực , ngành nghề bằng những chính
sách về thuế đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khơng những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp

lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện pháp khuyến
khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần
tập trung khuyến
Khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của
các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro
để phát triển sản
Xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
theo mức độ khác nhau.
1.2. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khái niệm khơng cịn mới nhưng rất
quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Luật thuế TNDN đã được
Quốc Hội ban hành từ năm 2008 và Luật hiện hành đang được sử dụng hiện nay
là:
1. Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2014;
2. Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa
đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
11
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

năm 2015.

“Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật
do Nhà nước đề ra và bảo đảm thực hiện phát sinh trong quá trình thu nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp. “
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lí thuế thu nhập doanh nghiệp bằng Pháp Luật
Bắt nguồn từ vị trí, vai trị của thuế thu nhập doanh nghiệp:
-

Là cơng cụ quan trọng để phân phối lại thu nhập, giảm khoảng cách
giàu nghèo

-

Là nguồn thu quan trọng của Ngân Sách Nhà Nước

-

Là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Quan hệ về thuế thu nhập doanh nghiệp là quan hệ không ngang bằng giữa một
bên là người nộp thuế và bên còn lại là cơ quan thuế với địa vị pháp lý khác
nhau, phát sinh trong hoạt đọng thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu
nhập doanh nghiệp là một phần của Ngân sách Nhà nước , khơng mang tính
hồn trả trực tiếp, các bên tham gia là quan hệ lợi ích. Vì vậy, để đảm bảo thuế
thu nhập doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhất thì phải được Phấp
Luật quản lí.
Bắt nguồn từ thuộc tính riêng của Pháp Luật:
-

Tính quy phạm phở biến


-

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

-

Tính đẩm bảo được thực hiện bởi Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước
ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp
luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống

1.2.3. Những nguyên tắc điều chỉnh của Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguyên tắc công bằng, bình đẳng

12
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Ngun tắc cơng bằng trong đánh thuế có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc
bình đẳng trước pháp luật. Ở nước ta, tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận
nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Bảo đảm cơng bằng là
mục đích hướng tới của pháp luật thuế và là cơ sở đánh giá các chế định, quy
định của các luật thuế và Luật quản lí thuế. Trong luật quản lí thuế, ngun tắc
cơng bằng được cụ thể hóa trong các nguyên tắc quản lí thuế, quyền của người
nộp thuế và nghĩa vụ của cơ quan Thuế trong quá trình thu, nộp thuế , thanh tra,

kiểm tra thuế,...Việc đảm bảo ngun tắc cơng bằng nhằm đảm bảo lợi ích của
người nộp thuế và cũng góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Ngun tắc ổn định, linh hoạt
Tính ởn định của pháp luật thuế được hiểu là các quy định được ban hành và
được thực hiện trên thực tế trong một khoảng thời gian thích hợp, hạn chế việc
sửa đởi , bở sung một cách thường xun.
Tính ởn định của pháp luật thuế gắn với yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật
nói chung. Do đối tượng đánh thuế là thu nhập và hành vi tiêu dùng của các tổ
chức và cá nhân nên việc đảm bảo tính ởn định của pháp luật thuế không ảnh
hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh
hưởng đến đời sống của người tiêu dùng khi sử dụng các hàng hóa và dịch vụ
thông thường. Nếu pháp luật thuế ln có sự thay đởi, thiếu tính ởn định sẽ gây
trở ngại cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu
tư và kinh doanh. Do đó, trước hết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chính các
chủ thể kinh doanh đó và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, nên các
chính sách thuế phải ởn định, rõ ràng sẽ hỗ trợ cho việc tăng trưởng kinh tế của
đất nước.
Nguyên tắc minh bạch
Nguyên tắc minh bạch được thể hiện trong quá trình xây dựng các đạo luật
thuế sao cho các quy định phải bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ góp
13
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


phần hạn chế tình trạng xâm phạm quyền tài sản của người dân không có căn cứ
pháp luật. Cơ quan Thuế chỉ có thẩm quyền thu thuế hoặc thực hiện các thẩm
quyền khác liên quan đến hoạt động thu nộp thuế khi các luật Thuế và luật quản
lý Thuế quy định mà không được tự đặt ra các khoản thu, miễn thuế, giảm thuế
hoặc hoàn thuế.
Yêu cầu của nguyên tắc minh bạch là các quy định cần phải cụ thể, rõ ràng
như: căn cứ tính thuế; phương pháp tính thuế; các trường hợp được miễn, giảm
thuế, hoàn thuế để người nộp thuế dễ dàng tìm hiểu, cũng như để tránh sự tùy
tiện áp dụng của cơ quan Thuế.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến xấy dựng và áp dụng Pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp
- Nhân



tố chủ quan

Thứ nhất, nguồn thơng tin, dữ liệu về doanh nghiệp;
Thuế thu nhập doanh nghiệp thu trên doanh thu của doanh nghiệp nên hàng
năm doanh nghiệp đều phải làm và nộp kết quả hoạt động kinh doanh



Thứ hai, ý thức tuân thủ pháp luật thuế TNDN của NNT;



Thứ ba, mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trang bị cơ sở vật chất của cơ
quan thuế;
Trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển hiện nay, việc áp dụng công

nghệ thông tin , ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào công tác kê khai nộp thuế sẽ
đem lại thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, giúp giảm lượng công
việc của cơ quan thuế đồng thời giảm thời gian kê khai thuế , nộp thuế của
doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất , trang thiết bị trụ sở của cơ quan thuế cũng đóng vai trò
quan trọng giúp tăng hiệu quả của công tác thu nộp và quản lí thuế.



Thứ tư, nhân tố thuộc CQT : Tở chức bộ máy quản lý thuế; Công tác xây dựng
nguồn nhân lự; Cơ chế qulý thuế bao gồm: Cơ chế quản lý CQT tính thuế và
thơng báo thuế và Cơ chế quản lý tự khai- tự nộp thuế.
14
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

-Nhân tố khách quan


Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật;
Hệ thống văn bản Pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập các nhân đã được ban
hành và đưa vào áp dụng từ năm 2014 đến nay đã giải quyết được nhiều vấn đề
tồn đọng trong công tác thu, nộp thuế TNDN . Tuy nhiên bởi bất cứ bộ luật nào
khi được sửa đổi bổ sung cũng cần đồng bộ hóa và hợp lý so với những bộ luật

đang có hiệu lực của nhà nước. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan
đến những vấn đề về đối tượng chịu thuế, thuế suất, ưu đãi thuế…. Bởi vậy nó
không được chồng chéo với những nghị định liên quan… để đảm bảo việc thực
thi luật pháp dễ dàng, khơng có kẽ hở.



Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan;
Việc thu nộp thuế là một công việc nhưng lại có sự tham gia của rất nhiều
cơ quan Nhà nước. Việc thống nhất quản lý khơng để tình trạng q nhiều thủ
tục, giai đoạn trong công tác thu nộp thuế tinh giảm thời gian, tăng hiệu quả hoạt
động là vấn đề hết sức quan trọng.



Thứ ba, nhân tố ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp nộp thuế nên đây là nhân tố tối quan
trọng ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động thu, nộp thuế. Hiện nay Nhà nước
cũng đã và đang có rất nhiều chính sách và chủ trương giúp doanh nghiệp tháo
gỡ những khó khăn , bất lợi như về : thuế suất, ưu đãi thuế, quy định thêm về
các khoản giảm trừ miễn trừ, thời hạn nộp thuế.
1.2.5. Nội dung chủ yếu của Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp



Người nộp thuế
Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi là doanh nghiệp).
Phương pháp tính thuế
15

SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Luật thuế TNDN hiện hành quy định về số thuế TNDN phải nộp trong kỳ
tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.


Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp
dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm
tài chính.



Căn cứ tính thuế
Thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế được xác định theo cơng thức sau:
Thu

Thu nhập
tính thuế

nhập

=


Thu
-

nhập

được miễn

chịu

thuế

Các khoản lỗ kết
chuyển theo
quy định

thuế
Thu nhập chịu thuế. Khoản 2 Điều 7 Luật thuế TNDN hiện hành quy định
về thu nhập chịu thuế như sau: "Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các
khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể
cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam".
Thu nhập chịu thuế trong kỳ thuế được xác định như sau:
Thu nhập

=

chịu thuế


Doanh
Thu


-

Chi phí
được trừ

Các khoản
+

thu nhập khác

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.
Doanh thu theo quy định của Luật thuế TNDN là toàn bộ tiền bán hàng, tiền
gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được
hưởng. Căn cứ để xác định doanh thu là hóa đơn bán hàng. Tùy theo đối tượng là
hàng hóa hay dịch vụ mà thời điểm xác định doanh thu có sự quy định khác
nhau.Tùy theo đối tượng là hàng hóa hay dịch vụ mà thời điểm xác định doanh thu
có sự quy định khác nhau.



Các khoản chi được trừ và khơng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Các khoản chi được trừ là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra
16
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo ra
doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật
thuế được phép trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Bao gồm:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
Về các khoản chi không được trừ, Luật thuế TNDN hiện hành quy định
bằng cách liệt kê các khoản chi cụ thể không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế.


Thu nhập khác.
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà
khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật thuế TNDN hiện hành liệt kê
các khoản thu nhập được miễn thuế khi xác định thu nhập chịu thuế.



Cách xác định lỗ và chuyển lỗ.
Điều 7 nghị định 124/2008/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế TNDN quy định: "Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số
chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế".



Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Luật thuế TNDN hiện nay là 20%.
Xác định thu nhập tính thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động
chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản
Đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khốn



Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng vốn là thu nhập
tính thuế và thuế suất..
Thuế TNDN
phải nộp

=

Thu nhập
Tính thuế

x

Thuế suất
thuế TNDN

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định như sau:
17
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Thu nhập
tính thuế

Học viện Tài chính

Giá chuyển
=

nhượng

Giá mua của phần vốn
-

chuyển nhượng

Chi phí
- chuyểnnhượng

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ
(-) giá mua của chứng khoán chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến
việc chuyển nhượng.
Thuế suất thuế TNDN: Thuế suất thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển
nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán là 20%.
Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Căn cứ tính thuế
thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế bằng (=) thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản lỗ của
hoạt động chuyển nhượng bất động sản của các năm trước (nếu có).
Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản

được xác định bằng doanh thu thu được từ hoạt động chuyển nhượng bất động
sản trừ giá vốn của bất động sản và các khoản chi phí được trừ liên quan đến
hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp


Điều kiện nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN. Điều kiện áp dụng: Các ưu đãi
về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai
Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN: Trong thời gian đang ưu đãi thuế
TNDN nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản x́t, kinh doanh thì
doanh nghiệp phải hạch tốn riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
được hưởng ưu đãi thuế TNDN (bao gồm mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn, giảm
thuế).



Ưu đãi về thuế suất. Căn cứ vào các điều kiện về ưu đãi, Luật thuế TNDN hiện
hành quy định các mức thuế suất ưu đãi là 10% và 20%.
18
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Căn cứ vào các điều kiện ưu đãi khác nhau, Luật thuế TNDN hiện hành

quy định về thời gian miễn thuế tương ứng là 4 năm, giảm thuế 50% cho các
doanh nghiệp thuộc điều kiện miễn, giảm thuế TNDN.

Tổng kết chương 1
Chương 1 được thiết kế để người đọc hiểu rõ được sơ lược về thuế thu nhập
doanh nghiệp và Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần đầu là khái
niệm , đặc điểm , vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp ; phần hai đi sâu phân
tích những vấn đề liên quan của Pháp Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Qua những lí luận đã trình bày ở trên làm rõ được những vấn đề cơ bản của thuế
thu nhập doanh nghiệp và Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời là
tiền đề cho những vấn đề thực trạng tại công ty TNHH Gas Petrolimex Hải
Phòng

19
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX HẢI
PHÒNG
2.1. Tổng quan về đơn vị nghiên cứu – Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải
Phịng
2.1.1 Q trình ra đời và phát triển của Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải
Phịng

- Cơng ty TNHH gas Petrolimex Hải Phịng thành lập ngày 01 tháng 05
năm 2005, là Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Công ty cổ phần Gas
Petrolimex hoạt động theo luật doanh nghiệp tiền thân là Chi nhánh Gas Hải
Phòng, là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam.
a. Tên gọi, trụ sở chính, chi nhánh và văn phịng đại diện công ty.
a.1. Tên Công ty:
- Tên tiếng việt: Công ty TNHH gas Petrolimex Hải Phòng.
- Tên giao dịch quốc tế: Hải Phòng Petrolimex Gas Company.
- Viết tắt là: PGC

HảI PHòNG.

a.2. Trụ sở cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phịng.
- Trụ sở chính của Cơng ty: Phịng 401, tồ nhà TD Business Centre,
Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 0313.746817

Fax: 0313.824320

Email:
Website: www.Pgas.com.vn
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cơng ty.
- Thực hiện theo quy chế tài chính của Cơng ty mẹ, Luật kế tốn và quy
định khác của pháp luật hiện hành.
- Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện khác tại các tỉnh, thành
phố trong nước khi có nhu cầu, được sự nhất trí bằng văn bản của Cơng ty mẹ và
tn theo các quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay Công ty có chi nhánh
20
SV. Cao Mai Phương


Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

hoạt động tại các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương,
và 2 chi nhánh mới tiếp quản tại Nghệ An và Quảng Ninh.
Hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân.
- Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải phịng là Cơng ty TNHH một thành
viên trực thuộc Công ty cổ phần Gas Petrolimex nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí
kinh doanh, có vốn và tài sản theo quyết định của Công ty cổ phần Gas
Petrolimex (sau gọi tắt là công ty mẹ).
Sơ đồ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHC CA CễNG TY TNHH GAS PETROLIMEX
HI PHềNG
BAN GIáM ĐốC

PHòNG KTTC

PHòNG TCHC

PKD GAS CÔNG NGHIệP

CHI NHáNH

TRUNG TÂM


PKD GAS DDTM

PHòNG KT

CửA HµNG

2.1.3. Phạm vi lĩnh vực hoạt động.

a. Ngành nghề kinh doanh của cơng ty.
- Kinh doanh Gas hố lỏng, kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ
kiện; tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt các
Dịch vụ thương mại và các dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh
Gas theo quy định của pháp luật.
21
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Dịch vụ thương mại.
- Kinh doanh địa ốc và bất động sản.
- Nạp khí dầu mỏ hố lỏng vào chai (vỏ bình gas).
- Kiểm định, bảo dưỡng các loại vỏ bình gas.
(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).

Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất

kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc
phịng, đời sống xã hội về gas hố lỏng và các dịch vụ kèm theo, tối đa hoá lợi
nhuận cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động
trong công ty. Trong quá trình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của Cơng ty
sẽ điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.
b. Phạm vi kinh doanh của công ty.
Công ty được quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh như quy định trong
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và bản điều lệ này, phù hợp với qui định của
pháp luật. Công ty đảm bảo không cạnh tranh với các công ty khác trong Công ty
mẹ, không cạnh tranh với các bộ phận kinh doanh của công ty mẹ.
c. Vốn điều lệ, chủ sở hữu.
.Vốn điều lệ.
- Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thông qua điều lệ : 22.000.000.000
đồng ( Hai mươi hai tỷ đồng).
Trong đó: Vốn được Công ty cổ phần gas Petrolimex đầu tư tại thời điểm
thông qua điều lệ: 22.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 100%.
-

Khi công ty có sự tăng, giảm vốn điều lệ phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối
tài sản và công bố vốn điều lệ của Công ty đã được điều chỉnh.
. Chủ sở hữu.
- Tên gọi của chủ sở hữu: Công ty cổ phần Gas Petrolimex
- Trụ sở chính: 775- đường Giải Phóng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng
Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 04. 8641212
22
SV. Cao Mai Phương

Fax: 04. 8642249
Lớp CQ 54/63.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Website: www.pgas.com.vn
2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Cơng ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phịng
2.2.1. Thực trang kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty TNHH Gas
Petrolimex Hải Phòng giai đoạn 2018-2019
Hiện tại doanh nghiệp đang thực hiện việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
theo trình tự sau:
Trình tự thực hiện:
+ Người nộp thuế chuẩn bị số liệu, lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế chậm
nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
+ Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, xử lý và theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế.
+ Người nộp thuế tự nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê
khai
Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý người nộp thuế hoặc
qua hệ thống bưu chính
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN
+ Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt
động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đởi hình thức sở hữu doanh
nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp
+ Các phụ lục kèm theo (tuỳ theo thực tế phát sinh của NNT)
-


Phụ lục kết quả sản xuất kinh doanh mẫu 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN, 03-

1C/TNDN
23
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

- Phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2/TNDN
-

Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng

đất, chuyển quyền thuê đất mẫu 03-3/TNDN
- Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN
-

Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế mẫu

03-5/TNDN
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Không phải trả lại kết quả cho người nộp thuế
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tở chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục thuế
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục thuế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ khai thuế gửi đến cơ quan thuế không
có kết quả giải quyết
Hiện tại, công ty đang sử dụng phương pháp kê khai thuế thu nhập qua Cổng
thông tin Hỗ trợ kê khai ( HTKK) theo Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC
(Sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC)

24
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty năm 2018-2019
Đơn vị tính: Đồng
ST
T

CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

1.


Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ

447,190,278,71
7

2.

Các khoản giảm trừ

8,300,394,485

9,888,760,316

3.

Doanh thu thuần từ bán hàng và
cung cấp dvụ

438,889,884,23
2

447,481,805,965

389,758,554,76
9

389,904,729,802


49,131,329,463

57,577,076,163

4.

457,370,
566,281

5.

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ

6.

Doanh thu hoạt động tài chính

2,733,895,414

4,228,763,809

7.

Chi phí tài chính

3,007,530,219

3,180,194,726


8

Chi phí bán hang

25,540,543,300

32,349,832,768

9.

5,454,726,012

7,091,292,990

10

Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh

17,862,425,346

19,184,519,488

11

Thu nhập khác

2,081,000,811


3,475,705,624

12

Chi phí khác

2,987,747,962

3,273,687,580

13

Lợi nhuận khác

3,023,252,849

3,382,212,770

14

Tởng lợi nhuận kế tốn trước thuế

20,885,678,195

23,000,376,782

15

Chi phí thuế TNDN hiện hành


4,177,135,639

4,600,075,356

25
SV. Cao Mai Phương

Lớp CQ 54/63.01


×