Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

273 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước HUYỆN NAM đàn, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.87 KB, 67 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

HỒNG NGHĨA CƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý tài chính công
Mã sinh viên: 165D3402010616

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS., TS. Phạm Văn Liên

SV: Hoàng Nghĩa Cường
CQ54/01.03

1

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp


SV: Hồng Nghĩa Cường
CQ54/01.03

Học viện Tài chính

2

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực
tập.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

Sinh viên thực hiện
Hoàng Nghĩa Cường

SV: Hoàng Nghĩa Cường
CQ54/01.03


3

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN

Ngân sách Nhà nước

BTC

Bộ Tài Chính

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KSC

Kiểm sốt chi

TABMIS

Hệ thống Thơng tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc


UBND

Ủy ban Nhân dân

SV: Hoàng Nghĩa Cường
CQ54/01.03

4

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC

SV: Hồng Nghĩa Cường
CQ54/01.03

5

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong điều kiện kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ gắn
với việc tăng cường hợp tác kinh tế song phương, đa phương với các quốc
gia, trong khi nguồn thu còn nhiều bất cập và tình hình bội chi NSNN liên tục
diễn ra trong những giai đoạn gần đây thì việc kiểm sốt các khoản chi
NSNN đảm bảo hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực
tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như ổn định tất cả các mặt của
đất nước.
Những năm gần đây, việc quản lý NSNN đã có nhiều sự đổi mới căn
bản và mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình trạng bng
lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách đã gây ra
các hậu quả nghiêm trọng như: Thất thoát tài sản của nhà nước, vi phạm đạo
đức nghề nghiệp hay nặng hơn là vi phạm các quy định pháp luật của một số
cán bộ nhà nước. Do đó, để thực hiện kiểm sốt các khoản chi NSNN nói
chung và lĩnh vực kiểm sốt các khoản chi ngân sách nói riêng thì Đảng và
Nhà nước ln có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực quản lý NSNN, một trong số đó sử dụng công cụ
KBNN để thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước mà đặc biệt là
cải cách tài chính cơng theo hướng cơng khai, minh bạch, từng bước phù hợp
với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thực hành tiết kiệm, phịng
chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các
nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mơ, giữ
vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia.
Mặc dù vậy, q trình thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN
qua KBNN huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An vẫn còn những tồn tại, hạn chế,
bất cập như: công tác KSC thường xuyên chưa thật sự hiệu quả, vẫn cịn tình
trạng lãng phí NSNN; chưa tạo sự chủ động cho các ĐVQHNS trong sử dụng
SV: Hoàng Nghĩa Cường
CQ54/01.03


6

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

kinh phí ngân sách, mặc dù đã có cơ chế khốn, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động; việc phân cơng nhiệm vụ kiểm sốt
chi trong hệ thống KBNN còn bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách
hàng, quy trình chi cịn rườm rà, gây phiền phức. Đồng thời, công tác KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách
tài chính cơng trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ những
lý do trên em lựa chọn đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần
giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác KSC qua KBNN hiện
nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Để thực hiện mục đích hóa của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
đặt ra:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN huyện Nam Đàn, các nhân tố ảnh hưởng.
+ Phân tích thực trạng cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN trên địa bàn
huyện Nam Đàn, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
+ Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm soát chi NSNN trên địa bàn huyện
Nam Đàn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu đề tài luận văn

 Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.
 Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Cơng tác kiểm sốt các khoản chi thường xun NSNN cho các cơ quan đơn
vị qua KBNN Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong gia đoạn 2017 - 2019.
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
SV: Hoàng Nghĩa Cường
CQ54/01.03

7

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và sử dụng
các phương pháp cụ thể như:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hoạt động thu – chi hàng năm tại
KBNN huyện Nam Đàn.
Các số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ cán bộ làm công tác quản lý chi
thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Nam Đàn, các đơn vị sử dụng Ngân
sách.
 Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp:
Phỏng vấn các cán bộ tại phòng Kế tốn, Phịng kiểm sốt chi tại KBNN
huyện Nam Đàn về các hoạt động tại đơn vị thực tập.

 Phương pháp tổng hợp - phân tích:
Đối chiếu và so sánh, kết hợp với khảo cứu thực tiễn giữa các tài liệu có liên
quan tạo đơn vị.
5. Kết cấu luận văn:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, kiến nghị luận văn được kết cấu thành
3 chương, bao gồm:
 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
 Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
 Chương 3: Định hướng, mục tiêu, giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.

SV: Hoàng Nghĩa Cường
CQ54/01.03

8

Lớp:


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. Chi ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước:
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ ủa Nhà
nước.”[8]
1.1.1.2. Nội dung Ngân sách Nhà nước:
Thứ nhất, NSNN là bản dự tốn thu, chi tài chính của Nhà nước trong một
khoảng thời gian nhất đinh, thường là 1 năm.
Thứ hai, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính
cơ bản của Nhà nước.
Thứ ba, NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước
huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
1.1.1.3.

Khái niệm chi ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà
nước

Chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm Chi NSNN thể hiện các quan
hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang
trải cho các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng chính trị, kinh tế,
xã hội của Nhà nước.

SV: Hoàng Nghĩa Cường
CQ54/01.03

9

Lớp:



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên
tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Về thực
chất, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực
hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Cho nên, chi NSNN có những đặc điểm sau:
- Chi NSNN ln gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước
phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của
Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tính chất pháp
lý cao. Ở Việt Nam, Quốc hội là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung và
mức độ các khoản chi NSNN.
- Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mơ và
mang tính tồn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao.
- Các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát khơng hồn trả trực tiếp.
Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt giữa các khoản chi NSNN với các khoản tín
dụng, các khoản chi cho hoạt động kinh doanh.
- Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các
phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng và
các phạm trù khác thuộc lĩnh vực tiền tệ.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ
của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
“ Chi thường xuyên ngân sách nhà nước: là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm
đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường

xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đàm quốc phòng, an
ninh”[8] . Đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ chức năng quản lý, điều hành xã
hội một cách thường xuyên của Nhà nước.

SV: Hoàng Nghĩa Cường

10

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chi thường xuyên NSNN là q trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài
chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các
tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực cơng, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn
hóa thơng tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt
động sự nghiệp khác. Nói tóm lại, chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối,
sử dụng vốn từ quỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các
nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
1.1.1.4. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố
tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm
trong kỳ kế hoạch.
Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thơng qua hai hình thức
cấp phát thanh toán và tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác của NSNN, việc sử
dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi
cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà
được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội qua đó thúc đẩy sự phát triển bền
vững của đất nước.
Với đặc điểm trên cho thấy vai trị chi thường xun có thể ảnh hưởng rất
quan trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia.
1.1.1.5. Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục cụ thể
như sau:
SV: Hoàng Nghĩa Cường

11

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp
lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi về cơng tác
người có cơng với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội;
các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

- Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chun mơn gồm: thanh tốn dịch vụ cơng
cộng; vật tư văn phịng; thông tin tuyên truyên liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi
phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chun mơn của
ngành.
- Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng
nhỏ gồm: sửa chữa nhỏ tài sản cố định phục vụ chun mơn và các cơng trình cơ
sở hạ tầng; chi mua tài sản vơ hình; mua sắm tài sản dùng cho chun mơn.

- Nhóm các khoản chi thường xuyên khác.
- Chi cho các đơn vị sự nghiệp: Đây là các khoản chi cho các đơn vị sự
nghiệp công lập nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo động lực để nâng cao
năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Cụ thể:
+ Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước;
+ Chi cho hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội;
+ Chi cho hoạt động khoa học công nghệ;
+Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo;
+ Chi cho hoạt động sự nghiệp y tế;
+ Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao;
SV: Hồng Nghĩa Cường

12

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp
+ Chi cho hoạt động xã hội.

Học viện Tài chính

- Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính): Là các
khoản chi để đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước.
- Chi cho hoạt động an ninh, quốc phịng và trật tự an tồn xã hội: Khoản chi
cho an ninh nhằm đảm bảo trật tự an tồn xã hội, tạo ra sự n bình cho người dân.
Chi quốc phịng nhằm bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại sự xâm lấn của
các thế lực bên ngoài.
- Chi khác: ngoài các khoản chi trên, một số khoản chi không phát sinh đều

đặn và liên tục trong các tháng của năm nhưng vẫn thuộc về chi thường xuyên như
chi trợ giá theo chính sách của nhà nước, chi trả lãi tiền vay do chính phủ vay, chi
hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội.

1.2. Khái quát về kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước
1.2.1. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà
nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát
triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp
luật.
KBNN có các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước
+ Quản lý quỹ NSNN: KBNN có trách nhiệm quản lý tồn bộ các khoản
tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của NSNN các cấp. Cụ thể:
SV: Hoàng Nghĩa Cường

13

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
KBNN có trách nhiệm tập trung, phản ảnh đầy đủ, kịp thời các khoản thu
NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN do các tổ chức và cá nhân
nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách
theo quy định.
KBNN tổ chức thực hiện chi NSNN. KBNN quản lý, kiểm soát, thanh toán,

chi trả các khoản chi từ NSNN bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây
dựng cơ bản của Nhà nước.
Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, KBNN có quyền trích từ tài
khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp
hành chính khác để thu cho NSNN. KBNN có quyền từ chối thanh tốn, chi trả các
khoản chi khơng đúng, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải
chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Quản lý các quỹ tài chính khác của Nhà nước:
KBNN các cấp được giao nhiệm vụ, kiểm soát các quỹ dự phịng tài chính
của trung ương, của các cấp chính quyền địa phương, quỹ ngoại tệ tập trung của
nhà nước và một số quỹ tài chính nhà nước khác.

Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn
vị, cá nhân gửi tại KBNN. Thực hiện quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch
thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

SV: Hồng Nghĩa Cường

14

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Thứ hai, tổ chức hạch tốn kế tốn KBNN và các quỹ tài chính khác của
Nhà nước

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và các quỹ TCNN, KBNN các
cấp tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản do Nhà
nước giao. Trên cơ sở các số liệu kế toán, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán
thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên
quan theo quy định.
Thứ ba, thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn: KBNN thực hiện
các nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn như ngân hàng.
Thứ tư, tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển.
Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bảo đảm bù đắp thiếu hụt ngân
sách và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển ngày càng lớn đặc biệt là phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Thông qua phát hành công trái, trái phiếu huy động
nguồn vốn trong dân cư để đầu tư cho các chương trình, dự án lớn của Nhà nước.
1.2.2.

Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước
Hoạt động kiểm soát chi NSNN được thực hiện nhằm đảm bảo tính tuân thủ

các cơ chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành – của các chủ thể (các đơn vị, tổ chức, cá nhân)
sử dụng NSNN, tại tất cả các khâu của q trình chi NSNN; thơng qua đó điều

SV: Hồng Nghĩa Cường

15

Lớp: CQ54/01.03



Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
chỉnh hoạt động chấp hành dự toán chi ngân sách của các chủ thể nhằm đảm bảo
các khoản chi NSNN đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng yêu cầu và đạt được
các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra ban đầu.
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN là việc KBNN tiến hành
kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN phù hợp với các chính
sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình
thức, phương thức quản lý tài chính trong q trình cấp phát và thanh tốn các
khoản chi NSNN, góp phần loại bỏ các khoản chi sai chế độ, định mức, đơn giá.
1.2.3. Đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ
nét. Tính ổn định này xuất phát từ tính ổn định trong thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ kinh tế - xã hội và hoạt động của bộ máy Nhà nước làm nảy sinh các
khoản chi thường xuyên và đòi hỏi phải có tạo lập nguồn lực tài chính thường
xun để trang trải.
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối
cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có
hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
Chi thường xuyên đáp ứng cho các nhu ầu chi để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước
về quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm gân sách hiện tại.
Khi nghiên cứu cơ cấu chi NSNN theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốn
cấp phát, người ta phân loại các khoản chi thành hai nhóm: Chi tích lũy và chi tiêu
dùng. Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được xếp
vào chi tiêu dùng bởi vì chi thường xuyên chủ yếu trang trải cho các nhu cầu về
quản lý hành chính Nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các hoạt động sự
nghiệp; các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức. Tuy nhiên có một số
khoản chi thường xuyên mà người ta có thể coi nó như là những khoản chi có tính
chất tích lũy đặc biệt.


SV: Hồng Nghĩa Cường

16

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu
tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng
các hàng hóa cơng cộng. Chi thường xun ln phải hướng vào việc bảo đảm
hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước. Nếu một khi bộ máy quản lý Nhà
nước gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó được giảm bớt
và ngược lại. Hoặc quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức
độ cung ứng các hàng hóa cơng cộng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và
mức độ chi thường xuyên của NSNN. Nếu Nhà nước quyết định cung cấp hàng
hố dịch miễn phí thì tất yếu phạm vi và mức độ chi NSNN phải rộng và lớn.
1.3. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN:
1.3.1. Kiểm sốt hình thức chi trả thanh tốn ngân sách Nhà nước
- Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN
Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán NSNN từ KBNN gồm: Các khoản
chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị sau: Các cơ
quan hành chính Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp; các tổ chức chính trị xã hội,
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được
NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên; các Tổng công ty Nhà nước được hỗ trợ thực
hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định.
+ Quy trình chi trả, thanh tốn theo dự tốn từ KBNN: Căn cứ yêu cầu

nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán NSNN kèm
theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm sốt, thanh
tốn.
SV: Hồng Nghĩa Cường

17

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
+ KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng
NSNN theo quy định, nếu đủ điều kiện theo quy định, thì thực hiện thanh tốn trực
tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ
hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN.

+ Khi thực hiện thanh toán theo dự toán từ KBNN, KBNN thực hiện chi cho
đơn vị SDNS theo đúng các mục chi thực tế trong phạm vi dự tốn NSNN giao.
Riêng nhóm mục chi khác trong dự tốn NSNN được phép thanh toán để chi cho
tất cả các nhóm mục, song phải hạch tốn theo đúng mục thực chi.
- Chi trả, thanh tốn bằng hình thức lệnh chi tiền.
+ Đối tượng thực hiện chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền bao
gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội khơng có quan hệ
thường xuyên với NSNN; Chi trả nợ, viện trợ; một số khoản chi khác theo quyết
định của thủ trưởng cơ quan Tài chính.
- Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, KBNN trong việc kiểm sốt, thanh
tốn theo hình thức lệnh chi tiền: Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra,
kiểm sốt nội dung, tính chất của từng khoản chi , bảo đảm các điều kiện cấp phát
NSNN theo chế độ quy định; KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN và thanh toán cho

đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính.
KBNN chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp.
1.3.2. Kiểm soát phương thức chi trả thanh toán
1.3.2.1. Cấp tạm ứng
SV: Hoàng Nghĩa Cường

18

Lớp: CQ54/01.03


Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Đối tượng cấp tạm ứng: Là các khoản chi hành chính như văn phịng
phẩm, cơng cụ dụng cụ, tiền điện nước, tiền nhiên liệu, hội nghị, cơng tác phí, tiếp
khách, chi đồn ra đoàn vào…và các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa xây
dựng nhỏ, sửa chữa lớn tài sản cố định chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực
tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng.

SV: Hoàng Nghĩa Cường

19

Lớp: CQ54/01.03


- Mức cấp tạm ứng: Mức cấp tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất của từng
khoản chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN và phù hợp với tiến độ thực
hiện. Mức cấp tạm ứng tối đa không vượt q dự tốn NSNN được phân bổ.
- Trình tự, thủ tục tạm ứng: Đơn vị sử dụng NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài

liệu liên quan đến từng khoản chi và kèm theo giấy rút dự toán NSNN (tạm ứng),
trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ giải quyết và theo dõi khi
thanh tốn tạm ứng; KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu, nếu đủ
điều kiện theo quy định thì cấp tạm ứng cho đơn vị.
- Thanh tốn tạm ứng: Khi thanh tốn, đơn vị sử dụng NSNN có trách
nhiệm gửi đến KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng
từ có liên quan để KBNN kiểm soát, thanh toán. Trường hợp đủ điều kiện quy
định, thì KBNN thực hiện thanh tốn tạm ứng cho đơn vị sử dụng NSNN.
+ Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: Căn cứ vào giấy đề nghị
thanh toán của đơn vị, KBNN làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát
thanh toán (số đã tạm ứng) và yêu cầu đơn vị lập giấy rút dự toán NSNN để cấp
thanh toán bổ sung cho đơn vị (số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng);
+ Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn số đã cấp tạm ứng: Căn cứ giấy đề
nghị thanh toán tạm ứng của đơn vị, KBNN làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng
sang cấp phát thanh toán (bằng số đề nghị thanh toán tạm ứng) .
+ Trường hợp số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh ốn, các đơn vị sử dụng
NSNN có thể thanh toán trong tháng sau, quý sau. Tất cả các khoản đã tạm ứng để
chi theo dự toán NSNN đến hết ngày 31 tháng 12 chưa đủ thủ tục thanh toán, được
tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên độ
ngân sách năm trước. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa
đủ thủ tục thanh tốn thì được thực hiện như sau: Đối với phần kinh phí tự chủ,
kinh phí thường xuyên đơn vị được chuyển sang mà không phải đề nghị cơ quan
Tài chính đồng cấp; đối với kinh phí khơng thực hiện tự chủ, kinh phí khơng
thường xun thì phải đề nghị cơ quan Tài chính đồng cấp xem xét cho chuyển
tạm ứng sang năm sau.


+ Nếu không đề nghị hoặc đề nghị không được chấp thuận, thì KBNN thu
hồi tạm ứng bằng cách trừ vào mục chi tương ứng thuộc dự toán chi ngân sách
năm sau của đơn vị. Nếu dự toán chi NSNN năm sau khơng bố trí mục chi tương

ứng hoặc có bố trí, nhưng thấp hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN thơng báo cho
cơ quan Tài chính biết và xử lý theo quyết định của cơ quan Tài chính.
+ Riêng khoản tạm ứng bằng tiền mặt đến cuối ngày 31 tháng 12 chưa chi
hết sẽ phải nộp trả NSNN và hạch toán giảm chi ngân sách năm hiện hành, ngoại
trừ các khoản phải chi theo chế độ, nhưng chưa chi như: tiền lương, phụ cấp lương,
các khoản trợ cấp cho các đối tượng theo chế độ và học bổng học sinh, sinh viên.
Để đảm bảo đơn vị sử dụng NSNN có tiền mặt chi trong những ngày đầu năm, đơn
vị sử dụng NSNN phải làm thủ tục với KBNN xin tạm ứng tiền mặt thuộc nguồn
kinh phí NSNN năm sau.
1.3.2.2. Cấp thanh toán.
- Các khoản cấp thanh t án bao gồm: Lương, phụ cấp lương; học bổng, sinh
hoạt phí; các khoản chi đủ điều kiện cấp thanh toán trực tiếp; các khoản tạm ứng
đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán tạm ứng.
- Mức cấp thanh toán: Mức cấp thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chi
NSNN theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN. Mức cấp thanh tốn tối đa trong
năm khơng được vượt quá nhu cầu chi dự toán NSNN năm được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phân bổ (bao gồm cả chi tạm ứng chưa được thu hồi).
- Trình tự, thủ tục cấp thanh tốn: Khi có nhu cầu cấp phát thanh toán, các
đơn vị sử dụng NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên
quan theo chế độ quy định; KBNN kiểm tra, kiểm sốt tính hợp lệ, hợp pháp của
hồ sơ, chứng từ; đối chiếu với dự toán NSNN được duyệt. Trường hợp đủ điều
kiện như quy định thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng
hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua đơn vị sử dụng ngân sách.
1.3.3. Kiểm soát điều kiện chi trả thanh toán.
- Đã có trong dự tốn chi NSNN được giao: Khi nhận được dự tốn chi ngân
sách được cấp có thẩm quyền giao đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ chi


thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, chi tiết đến Loại,
Khoản. Trong đó giao cụ thể nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (nếu có) theo

quy định để thực hiện cải cách tiền lương Riêng đối với cơ quan Nhà nước thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính, việc phân bổ và giao dự toán chi tiết theo 2 phần: Phần dự toán chi
NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phần dự tốn chi NSNN
giao khơng thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Được thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền chuẩn chi: Chuẩn chi
là đồng ý chi, cho phép chi hoặc quyết định chi trong quản lý và điều hành NSNN.
Khi kiểm soát hồ sơ thanh toán, KBNN phải kiểm soát việc quyết định chi của chủ
tài khoản đối với bất kỳ khoản chi nào hay gọi là kiểm ra lệnh chuẩn chi. Thẩm
quyền chi phải là người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền đã
được đăng ký chữ ký bằng tay, mẫu dấu của cơ quan, đơn vị và quyết định đề bạt,
văn bản ủy quyền với cơ quan KBNN nơi giao dịch. Đối với các khoản chi theo
hình thức chi rút dự tốn từ KBNN, lệnh chuẩn chi là “Giấy rút dự toán NSNN”
của đơn vị sử dụng NSNN. Giấy rút dự toán NSNN phải ghi rõ ràng, đầy đủ các
yếu tố theo mẫu quy định.
Chủ tài khoản các đơn vị SDNS có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc sử
dụng kinh phí NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm và
hiệu quả. KBNN chỉ là người kiểm soát lại các khoản chi trước khi xuất quỹ ngân
sách để thanh toán. Mọi khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chủ tài khoản
phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật vể các quyết định chi của mình. Vì
vậy việc KBNN kiểm tra lệnh chuẩn chi là nhằm đảm bảo tính pháp lý để gắn
trách nhiệm của chủ tài khoản đối với các khoản chi NSNN.
Đối với các khoản chi được cơ quan Tài chính cấp trực tiếp bằng lệnh chi
tiền. KBNN có trách nhiệm thanh tốn, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng
mà khơng phải kiểm tra, kiểm sốt nội dung, tính chất của từng khoản chi.


- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi: KBNN thực hiện kiểm soát, thanh
toán các khoản chi thuộc nội dung chi được giao tự chủ, khoản chi bảo đảm hoạt
động thường xuyên theo chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quy chế chi tiêu

nội bộ do đơn vị tự xây dựng.
Nội dung chi, mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện
hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp đơn vị thực hiện chế độ tự chủ quyết định chi vượt quá mức chi
quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng không vượt quá mức chi do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành, thì KBNN chỉ chấp nhận thanh tốn khi có văn
bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị.
Trường hợp đơn vị thực hiện chế độ tự chủ chưa gửi quy chế chi tiêu nội bộ
và quy chế quản lý, sử dụng tài sản công đến KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao
dịch, thì KBNN thực hiện kiểm soát chi cho đơn vị theo các chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi tiêu hiện hành.
- Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên quan đến
từng khoản chi: Mỗi khoản chi đều phải lập theo mẫu chứng từ đã được quy định,
KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ thanh
toán trước khi thanh tốn, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng.



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI THƯỜNG XUN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN NAM ĐÀN,
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nước huyện Nam Đàn
2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ của KBNN huyện Nam
Đàn
2.1.1.1. Các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của huyện Nam Đàn
Huyện Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An nằm ở hạ lưu sông Lam trong đó diện
tích đất nơng nghiệp chiếm 48%, cịn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ,
có vị trí địa lý:



Phía đơng giáp các huyện Hưng Ngun và Nghi Lộc



Phía tây giáp huyện Thanh Chương



Phía bắc giáp huyện Đơ Lương



Phía nam giáp các huyện Hương Sơn và Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh .
Huyện lỵ của huyện đặt tại thị trấn Nam Đàn, trên đường Quốc lộ 46

Vinh – Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía tây. Dân số của huyện
tính đến năm 2018 là 164.530 người với mật độ dân số 541 người/km2 và chủ
yếu là người dân tộc Kinh sinh sống. Nam Đàn là quê hương của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đây là
mảnh đất đầy tự hào của người dân xứ nghệ.
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn tương đối khắc nghiệt. Hằng
năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Tuy nhiên trong những
năm gần đây huyện đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và du
lịch bớt phụ thuộc vào nông nghiệp rất nhiều và Nam Đàn đang trong quá trình
đổi mới và phát triển mạnh mẽ.



×