Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Môn ngon ngu bao chi đặc trưng của ngôn ngữ báo chí thông qua các tác phẩm bình luận báo chí của nhà báo hồ quang lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.82 KB, 25 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngơn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong
cách chức năng của ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng “phong cách là
những khn mẫu trong hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói
quen sử dụng ngơn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc
xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu”, người ta đã tìm ra những luận cứ, với
các mức độ thuyết phục khác nhau, để khẳng định ngơn ngữ báo chí có những
nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng
khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính –
cơng vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trị quan trọng hàng
đầu của báo chí là thơng tin. Báo chí phản ánh hiện thực thơng qua việc bình
luận các sự kiện. Khơng có sự kiện thì khơng có thơng tin báo chí. Do vậy, nét
đặc trưng bao trùm của ngơn ngữ báo chí là tính sự kiện.
Bình luận là một thể tài của báo chí, Theo Từ điển Bách Khoa Việt
Nam (Trung tâm Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thơng
tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
kỹ thuật…) trên các phương tiện thơng tin đại chúng để tuyên truyền, phổ
biến, thuyết phục người nghe, người đọc… Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ
và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói
riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức
năng thơng tin, tun truyền”.
Bình luận là thể loại mang phong cách ngơn ngữ chính luận, thể hiện
sâu sắc quan điểm, cái tôi của tác giả. Ở phạm vi của bài tiểu luận này, sẽ
phân tích về đặc trưng của ngơn ngữ báo chí thơng qua các tác phẩm bình
luận báo chí của nhà báo Hồ Quang Lợi. 5 tác phẩm bình luận được phân tích
trong bài sẽ góp phần thể hiện đặc trưng của ngơn ngữ báo chí.

1



B. NỘI DUNG
I. Phân tích đặc trưng của ngơn ngữ báo chí trong các tác phẩm
báo chí bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi
1. Hệ thống khái niệm
Ngôn ngữ báo chí là ngơn ngữ dùng để thơng báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
- Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói.
- Ngồi ra cịn: Báo hình, báo điện tử.
Ngơn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự,
phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm
chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Bình luận vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển
Bách Khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995) thì:
“Bình luận (thơng tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, kỹ thuật…) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên
truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc… Bình luận chủ yếu vận
dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của
báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện
các chức năng thơng tin, tun truyền”.
Trong các dạng bình luận thì bình luận ngắn đang nổi lên là một dạng
bình luận phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay. Nó đáp ứng nhu cầu thơng tin
có chiều sâu về những vấn đề cụ thể một cách nhanh chóng, chính xác, có lý
lẽ phân tích thuyết phục. Đồng thời bình luận ngắn cũng là kênh để công
chúng tham gia trực tiếp vào hoạt động báo chí với tư cách chủ thể sáng tạo.
Bằng góc nhìn đa chiều, phong phú, bằng sự gợi mở, tranh luận, bình luận
ngắn có thể tạo nên những cách nhìn, những chia sẻ sâu sắc về những vấn đề
cụ thể một cách tương đối cởi mở và sinh động.
2



Bình luận ngắn thường nhằm để bình về một sự kiện, sự việc nhỏ hay
là một mặt của vấn đề nảy sinh hàng ngày”. Về đề tài bình luận ngắn, các tác
giả nhận xét: “Bình luận ngắn có đề tài rộng rãi. Bình luận ngắn có thể đề cập
tới những vấn đề thuộc dịng thời sự phụ, và có thể chỉ vạch ra một khía cạnh
nào đó có vấn để bức thiết nhất trong cuộc đấu tranh, trong lao động sản xuất,
công tác, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Đó thường là những vấn đề chưa tới
mức để viết thành những bài bình luận thời sự quan trọng…” (tác giả nhấn
mạnh).
2. Vài nét về nhà báo Hồ Quang Lợi
Nhà báo Hồ Quang Lợi - Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nổi tiếng là một cây bút chính luận, một
nhà bình luận quốc tế xuất sắc trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình có 6 người con ở làng Quỳnh Đôi - huyện
Quỳnh Lưu- Nghệ An. Cũng như rất nhiều người con xứ Nghệ đã thành danh,
truyền thống quê hương, nỗi vất vả cực nhọc của phận nhà nơng nghèo khó đã
thúc đẩy cậu học trị Hồ Quang Lợi khi ấy không bao giờ vơi ước mơ đèn
sách. Và rồi cái ngày đáng nhớ đánh dấu sự thay đổi trong cuộc đời Hồ Quang
Lợi là khi cậu thi đậu vào Trường chuyên Phan Bội Châu (TP. Vinh). Cũng từ
đây những trang đời lần lượt được mở ra. Từ cái nôi trường chuyên hàng đầu
của tỉnh, nhà ấy Hồ Quang Lợi thi đỗ xuất sắc và được đi du học ở Trường
Đại học Tổng hợp Bu-ca-rét (Ru-ma-ni).
Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu ở nước ngoài, Hồ Quang Lợi trở về
nước vào năm 1979, đúng lúc chiến tranh Biên giới đang nổ ra. Ơng có tên
trong danh sách huy động vào quân ngũ, một bước rẽ tình cờ mà sau này ông
từng tâm sự: "Cuộc đời binh nghiệp đã lựa chọn tôi chứ không phải tôi lựa
chọn nó". Khơng trở thành anh lính, cầm súng xơng pha giữa trận tiền máu
lửa, có khi tưởng như cái chết đã ở ngay gang tấc ấy, thì làm sao làng báo chí
nước nhà có được một tay chính luận sắc sảo như Hồ Quang Lợi từng liên


3


tiếp nhiều năm liền "cầm đinh" trên chuyên mục bình luận của Báo Quân đội
Nhân dân đến thế!
Từ một người lính, Hồ Quang Lợi đã trở thành một chiến sĩ cầm bút,
giữ vai trị là một phóng viên chiến trường. Năm 1982, ơng mới chính thức
trở về cơng tác tại phòng thời sự quốc tế của Báo Quân đội Nhân dân. Với 5
năm làm phó tổng biên tập, 8 năm phóng viên, gần 13 năm làm phó phịng
thời sự quốc tế là thời gian đủ để nhà báo Hồ Quang Lợi năng nỗ và ghi dấu
ấn của mình
Nhà báo Hồ Quang Lợi được biết đến như người nắm giữ nhiều kỷ lục
báo chí, cây viết bình luận hàng đầu trong nền báo chí Việt Nam đương đại.
Cuốn “Thế sự và mắt nhìn” mà ơng ra mắt lần này được xem là kho tàng
những bài viết bình luận sắc sảo, những chiêm nghiệm sâu xa của ông về
nghề báo và về cả cuộc đời. Sách gồm 3 chương với tên gọi lần lượt là
“Những lát cắt thời sự”, “Trái tim nóng – cái đầu lạnh” và “Tình nghề - Tình
đời”. Xuyên suốt gần 400 trang sách, người đọc không chỉ được tiếp cận với
những dịng thời sự nóng hổi về tình hình chính sự trên trong nước và thế giới
mà cịn cả những trăn trở về nghề báo, về cuộc sống và cả những suy tư đầy
nhân văn về con người và thời cuộc.
Những bài viết của Hồ Quang Lợi khi thì xuất hiện lúc chính trường có
biến động lớn, nổi bật, cũng có khi tn chảy bởi bắt gặp nét đời thường sâu
lắng. Những sự kiện chính trị tưởng chừng khơ khan, những con số kinh tế
cứng nhắc, dưới ngịi bút mềm mại, bằng những ngơn từ phân tích, nhìn nhận,
đánh giá khúc triết của anh trở thành những bức tranh đầy màu sắc, sống
động, óng ả nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng đến nhiều người.
Tác phẩm báo chí của Hồ Quang Lợi đến với độc giả bằng một văn
phong giản dị, trong sáng đúng như cổ nhân nói “văn là người”. Ơng cịn cố
gắng tìm “hồn” cho từng câu chữ: “Nếu ngơn ngữ khơng có hồn thì khơng thể

tạo nên phong cách, cho dù bài chính luận có chất trí tuệ đến đâu” (Dải lụa
mềm và thanh kiếm sắc). Tôi không thấy ông cố ý “làm văn”, nhưng quả thực
4


đọc thấy nhiều tình trong một ý. Đúng như cổ nhân nói “chữ và nghĩa” bao
giờ cũng đi liền nhau, theo cách diễn đạt của tác giả là chúng “gọi” nhau mà
hiện ra. Đúng là “chữ” và “nghĩa” đã gọi nhau hiện ra trong “Thế sự và mắt
nhìn”. Chất văn này đã góp phần tạo nên cốt cách văn hóa trong các tác phẩm
báo chí của Hồ Quang Lợi.
3. Đặc trưng của ngơn ngữ báo chí
a. Tính thơng tin thời sự.
Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt
động xã hội. Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.
Thơng tin trên báo chí chủ yếu là thơng tin sự kiện. Tờ báo có nhiều
thơng tin sự kiện là tờ báo hấp dẫn cơng chúng. Nhìn chung một tác phẩm báo
chí, dài hay ngắn, có đầy đủ các thơng số thơng tin hay không cũng phải thể
hiện được cái cốt lõi là sự kiện, cái mà độc giả quan tâm trước hết. Khơng có
sự kiện, khơng thể có tác phẩm báo chí. Đây chính là yếu tố chi phối q trình
tạo ngơn và thụ ngơn báo chí.
Ngơn ngữ sự kiện trong báo chí có mấy đặc điểm sau đây:
– Ngơn ngữ sự kiện là ngôn ngữ tập trung phản ánh những vấn đề mang
tính thời sự, phản ánh những sự kiện đang xảy ra, vừa xảy ra. Đó là những
câu văn chứa nhiều thông tin mới. Thông tin mới trên báo chí có thể được
chia thành hai loại:
+ Là một thực thể mới hoàn toàn: Tức là tin tức chưa được cơng bố trên
các văn bản trước đó mà người viết giả định là người đọc chưa từng biết đến.
Đây là dạng sự kiện được quy chiếu lần đầu tiên trong văn bản.
+ Là một thực thể được gợi lên: Tức là tin tức mà trước đây đã được
lập ngôn một phần, hoặc giả định là đã có trong tri thức nền của người đọc

nhưng khơng có trong ý thức tại thời điểm phát ngôn. Đây là dạng sự kiện đã
được quy chiếu trước đây nhưng có thêm một lượng thơng tin bổ sung.
Ví dụ:

5


Theo kế hoạch, vào lúc 5 giờ 30 phút (giờ VN) ngày 12-4-2008, vệ tinh
đầu tiên của VN VINASAT-I sẽ được phóng từ bãi phóng Kourou (thuộc quốc
gia Nam Mỹ French- Guyana) lên quỹ đạo 132 độ Đông, cách trái đất 35.768
km.
(báo Người Lao động – 12/3/2008)
VN phóng vệ tinh là sự kiện được trình bày lần đầu tiên trên các tờ báo
nước ta tại thời điểm bấy giờ.
Ví dụ:
Để giải quyết tình trạng chạy trường, TP sớm đầu tư cơ sở vật chất, đội
ngũ giáo viên cho các trường vùng ven. Khi chất lượng giữa các trường đồng
đều mới giải quyết được tận gốc nạn chạy trường.
(báo Tuổi Trẻ – 14/7/2010)
“Chạy trường” là vấn nạn đã được phản ánh nhiều trên báo chí. Báo Tuổi
Trẻ số ra ngày 14/7/2010 đã đề cập lại hiện tượng này dưới một góc nhìn mới.
Như vậy, một thơng tin cũ khi đăng lại trên các số báo sau, trên các tờ
báo khác nhưng có thêm tình tiết mới, diễn biến mới, có một cách nhìn, một
hướng khai thác khác thì thơng tin đó vẫn trở nên mới mẽ đối với người đọc.
Giá trị của thơng tin báo chí ln ln được xác định bởi lượng sự kiện
với độ lớn, tầm quan trọng, sức tác động của nó. Do vậy, một sự kiện được
đưa tin lên báo phải được định lượng chính xác về thời gian, địa điểm và các
số liệu có liên quan. Người đọc sẽ khó chịu trước những thơng tin quan trọng
mà thời gian, địa điểm lại chung chung, không cụ thể, không đo lường được
kiểu như: Hôm qua, tại thành phố Hồ Chí Minh … Theo thơng báo của cơ

quan công an… Theo lời một quan chức cao cấp… Đặc biệt là với các số liệu,
những cách viết theo kiểu ước chừng như: bắt hàng trăm ký thuốc tây giả…
Khoảng 40 triệu tấn hàng hóa có nguy cơ bị đình đốn… thật khó thuyết phục
được độc giả.
b. Tính ngắn gọn.
Đặc trưng hàng đầu của ngơn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm
bảo lương thơng tin cao và có tính hàm súc.
6


Ngắn gọn khơng chỉ là một câu phải có ít từ, một bài phải có ít câu.
Mục đích của ngắn gọn vốn là để khơng thừa, là để nhanh chóng đưa tin về sự
việc đang xảy ra. Điều này xuất phát từ bản chất của giao tiếp báo chí. Mỗi
bài báo là một thơng điệp mà cốt lõi của nó là sự kiện. Tin vắn, tin ngắn hầu
như trùng khớp với sự kiện. Phóng sự, phỏng vấn, bình luận là sự mở rộng
hoặc xoáy sâu làm rõ bản chất của sự kiện v.v… Dù phản ánh hiện thực theo
phương thức nào thì sự kiện vẫn chính là hạt nhân của bài báo. Vì thế thơng
điệp báo chí càng ngắn gọn càng truyền tải thơng tin nhanh chóng đến cho
độc giả. Cơng chúng báo chí nói chung khơng có thi giờ đề nghiền ngẫm một
bài báo hoặc phải tra cứu một từ nào đó để hiểu được nội dung bài báo.
Những gì đưa trên mặt báo phải được trình bày đơn giản, ngắn gọn.
Nhiều tòa soạn xem việc viết ngắn là tiêu chuẩn hàng đầu của một nhà báo
giỏi. Thậm chí có nơi quy ước giới hạn cả về số câu, số chữ trong từng kiểu
bài. Nhiều bài bị cắt bỏ chỉ vì khơng đáp ứng được nhu cầu này. Cịn người
đọc cũng vậy, nhu cầu thơng tin thì vơ hạn trong lúc thời gian thì hữu hạn.
Cho nên người ta khơng thích đọc những bài báo dài lê thê. Việc xử lý những
tin tức ngắn gọn khiến cho bài báo có sức hấp dẫn đối với người đọc: “độc giả
ngày càng bị lôi cuốn bởi cách ứng xử ngắn gọn các tin tức thời sự”.
Yêu cầu hàng đầu của độc giả đối với tờ báo là có nhiều thơng tin. Mặt
khác chính tâm lý cơng nghiệp cũng đã chi phối tạo ra một sự khác biệt khá

lớn trong văn hóa đọc hiện nay so với trước đây hơn một thế kỷ. Từ đó, thơng
tin báo chí trong thời đại ngày nay đã trở thành thơng tin nén. Đó là thơng tin
của sự kiện diễn ra trong một thời gian rất ngắn; đó là thơng tin mà bằng một
hình thức biểu hiện tối thiểu phải chuyển tải được một lượng thông tin tối đa.
Hệ quả là thơng tin báo chí có thể được tổ chức theo những khuôn
mẫu: địa điểm (ở đâu), thời gian (lúc nào), nhân vật (người nào), nguyên nhân
(vì sao) và diễn biến (như thế nào) của sự việc.
Ví dụ:
Các chuyên gia Thái Lan và Mỹ dự kiến vào tháng tới sẽ lắp đặt thiết bị
phát hiện sóng thần đầu tiên ở Ấn Độ Dương.
7


(báo Người Lao Động – 17/11/2006)
Nhiều biểu thức dẫn tin được thiết lập theo một cấu trúc định sẵn như:
+ Theo …
+ Tin từ … cho biết …
+ Vào lúc … giờ … ngày … tại … sẽ diễn ra …
+ Từ ngày … đến ngày … tại … sẽ diễn ra …
Ví dụ:
Theo số liệu của đội CSKT Q5, trên thực tế chỉ có 34 hộ kinh doanh cá
thể có đăng ký giấy phép kinh doanh.
(báo Cơng an TPHCM – 19/2/2004)
Hôm qua (30-12), đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8 km đã được hồn
thành.
(báo Pháp Luật TPHCM – 31/12/2007)
Khn mẫu trong báo chí là những mơ thức tiện lợi cho người viết tổ
chức thông tin, đồng thời giúp người đọc có thể nhanh chóng tìm ta tiêu điểm.
c. Tính sinh động, hấp dẫn.
Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ

hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tịi của bạn đọc. Thể hiện ở cách
đặt tiêu đề cho bài báo.
Ngôn ngữ sự kiện mang tính hấp dẫn. Hấp dẫn, lơi cuốn là mục đích
hướng tới của nhiều phong cách, sự khác biệt là ở cách thức thể hiện. Báo chí
hấp dẫn người đọc khơng phải theo cách nó được bày bán với giá rẻ ở khắp
nơi trên đường phố. Sự hấp dẫn mà báo chí có được chính là từ những thông
tin mới lạ, đáp ứng được sự quan tâm và cách đưa tin độc đáo lôi cuốn được
nhiều người đọc. Độc giả – người nhận tin – chỉ thật sự quan tâm đến những
gì mới lạ, hấp dẫn, vì vậy mà nội dung thông tin phải luôn mới mẻ, đa dạng,
nêu được những vấn đề đích thực của cuộc sống mà công chúng đang quan
tâm. Ngôn ngữ cũng phải có sức thu hút người đọc từ việc lựa chọn từ ngữ
cho đến cách tổ chức văn bản sao cho dễ đọc, dễ hiểu.
8


d. Tính lập luận chặt chẽ (tính hùng biện)
Trong phong cách ngơn ngữ chính luận, tính lập luận chặt chẽ là một
yêu cầu hết sức nghiêm ngặt bởi vì muốn thuyết phục người đọc thì cần phải
giải thích, chứng minh một cách có lý lẽ, có căn cứ vững chắc. Nghĩa là phải
dựa trên luận điểm, luận cứ khoa học.
4. Phân tích đặc trưng ngơn ngữ qua 5 tác phẩm bình luận của nhà
báo Hồ Quang Lợi
• Bài “Giữ lửa cho ngọn bút” đăng trên báo Nhân dân ngày
22/6/2011
+ Nội dung
Giữ lửa cho ngọn bút
Năm nào cũng vậy, cứ đến Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6,
những người làm báo lại thêm một lần cảm nhận rõ hơn sự kỳ vọng, mong
đợi, đòi hỏi của nhân dân đối với báo chí - lực lượng tiên phong trên mặt
trận chính trị - tư tưởng, thêm một lần nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm xã

hội và nghĩa vụ công dân của mình...
Khơng khí ngày hội báo chí năm nay hịa vào niềm vui của đất nước
sau khi chúng ta thực hiện thành công cuộc bầu cử Quốc hội và HÐND các
cấp - một cuộc bầu cử mang dấu ấn lịch sử khi đất nước bước vào một thời kỳ
phát triển mới. Tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân đang đứng trước những địi hỏi mới vơ cùng
cấp thiết.
Trong bối cảnh đó, mặt trận đấu tranh tư tưởng dẫu khơng tiếng súng,
nhưng ngày càng trở nên nóng bỏng và quyết liệt. Các thế lực thù địch đang
tìm mọi thủ đoạn chống phá quyết liệt nhằm phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Chặng đường một phần tư thế kỷ đầy thách thức và sáng tạo vừa qua
là minh chứng hùng hồn rằng công cuộc đổi mới do Ðảng khởi xướng và lãnh
đạo không phải là một khẩu hiệu chính trị khơ khan, mà đã trở thành cây đời
9


ăn sâu bén rễ trong lòng người. Ðổi mới đang trở thành sức mạnh lan tỏa,
được nhân lên và cộng hưởng trong cộng đồng dân tộc, dân ta được hưởng
trái ngọt đầu mùa của đổi mới.
Mặc dù đất nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhưng
bằng sự vào cuộc đầy bản lĩnh và trách nhiệm, báo chí đã vạch ra nhiều bất
cập, nhiều căn bệnh trầm kha đang hủy hoại và làm tắc nghẽn những nguồn
lực quý giá của đất nước. Ðây đó, bài học lấy dân làm gốc đang trở nên mờ
nhạt. Ðói nghèo và nhất là bất công xã hội đang là điều u uất ở khơng ít nơi.
Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thói nhũng nhiễu, đặc quyền đặc lợi, sự
tù đọng trong tư duy và hành động... đang là những căn bệnh cực kỳ nguy
hại. Nó khơng chỉ triệt tiêu những nguồn lực bên trong của đất nước mà còn
tước đi những cơ hội hợp tác làm ăn với thế giới bên ngồi. Những năm qua,
một loạt kẻ phạm tội khơng kể ở cấp nào đã bị đưa ra xét xử nghiêm minh

trong một số vụ án lớn mà ở đó có sự góp sức rất quan trọng của báo chí.
Những biện pháp chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực được triển khai một
cách mạnh bạo, tích cực ở một số nơi, được báo chí phát hiện, cổ vũ, được dư
luận cả nước đồng tình ủng hộ, nhưng cũng chỉ như những chồi non mới nhú
cần được tiếp tục bảo vệ, khích lệ mạnh mẽ hơn nữa để dần dần trở thành
một hiện thực sống động và vững chắc, như ánh sáng xua tan bóng tối.
Chúng ta đã quen sống với chủ nghĩa tập thể, nhưng đáng buồn thay, ở
nhiều nơi, đó khơng phải là chủ nghĩa tập thể lành mạnh đích thực mà là chủ
nghĩa tập thể hình thức, đồng nghĩa với cào bằng mọi thứ, đồng nghĩa với
'cha chung không ai khóc'. Báo chí đã đưa ra cơng luận khơng biết bao nhiêu
sự việc bức xúc và đáng buồn về thực trạng chế độ trách nhiệm cá nhân
không rõ ràng trong một cơ chế bùng nhùng vốn là cái nôi ni dưỡng thói
vơ trách nhiệm, đố kỵ ghen ăn tức ở. Chính là trong cái vỏ của chủ nghĩa tập
thể hình thức hoặc bị biến dạng mà chủ nghĩa cá nhân tìm được đất sống lý
tưởng. Chúng ta khơng thể thắng trong tiến trình hội nhập mà ở đó địi hỏi
ngặt nghèo khả năng thích ứng và tăng sức cạnh tranh, không thể thắng trong
10


cuộc chiến chống tụt hậu nếu bộ máy của ta quá rườm rà, đủng đỉnh, nếu
chúng ta không loại bỏ được những kẻ tham ô hám lợi, vô trách nhiệm, vơ
cảm đang chốt chặt trong các mắt xích của bộ máy cơng quyền. Ðó thật sự là
một cuộc chiến đấu của toàn xã hội, phải được triển khai trên nhiều cấp độ,
trên mọi lĩnh vực mà ở đó ln cần sự có mặt của những người làm báo như
một lực lượng tiên phong. Cuộc đấu tranh này đòi hỏi ở những người tham
gia nhiều phẩm chất, trong đó khơng thể thiếu phẩm chất dấn thân. Những
hành vi mua chuộc tinh vi, đe dọa trắng trợn và trả thù hèn hạ nhằm vào các
nhà báo chống tiêu cực không thể làm cho họ mềm lòng, chùn bước. Trái lại,
những ngọn bút dũng cảm cùng với sự nghiêm minh của luật pháp làm cho
những thế lực hắc ám phải run sợ.

Nhưng cũng cần thấy rằng, có một chiều hướng rất đáng lưu ý là một
số người cầm bút chỉ thấy những hạn chế, tiêu cực diễn ra trên các lĩnh vực,
chỉ biết chê bai, phê phán như người ngồi cuộc mà khơng tìm hiểu cặn kẽ
ngun nhân, khơng đề xuất được những giải pháp khắc phục hiệu quả. Có
khơng ít các nhà báo và một số tờ báo chỉ cảm thấy 'hứng thú' khi viết về mặt
trái, các vụ tiêu cực, các tệ nạn xã hội mà không chú trọng đúng mức tới việc
phát hiện những nhân tố mới, những mặt tốt vẫn là một hiện thực nổi trội,
sống động trong xã hội ta.
Thời cuộc vẫn đang trong vịng xốy biến động lớn. Các tình huống
diễn biến càng đột ngột, khó lường hơn trong điều kiện các trang điện tử, các
mạng xã hội trên in-tơ-net có thể gây ra những cơn bão thơng tin để từ đó tập
hợp lực lượng. Khơng ai có thể tưởng tượng được rằng cơn biến loạn chính
trị - xã hội chưa từng có được báo chí phương Tây gắn cho cái tên mỹ miều
'mùa xuân Ả-rập' bất thần nổ ra và nhanh chóng lan rộng ra tồn khu vực
Bắc Phi và Trung Ðông lại khởi phát từ một vụ việc như thế này: Ngày 17-122010, ở Tuy-ni-di, một thanh niên bán hàng rong bị cảnh sát ức hiếp, đánh
đập thơ bạo, vì q phẫn uất đã châm lửa tự thiêu. Vụ việc này đã kích động
dân chúng, tạo thành những làn sóng người xuống đường biểu tình chống
11


chính quyền. Từ Tuy-ni-di, luồng gió nóng kỳ lạ và đáng sợ đó đã thổi thốc
sang Ai Cập, Y-ê-men để lan nhanh ngoài sức tưởng tượng ra nhiều nước
khác. Ðến cuối tháng 2-2011, theo kiểu hiệu ứng đơ-mi-nơ, đã có tới 18/ 24
nước Bắc Phi và Trung Ðơng chìm đắm trong rối loạn.
Ðành rằng bối cảnh chính trị - xã hội cũng như nguyên nhân khủng
hoảng ở mỗi nước, mỗi khu vực không giống nhau, nhưng cuộc biến động lớn
ở Trung Ðông và Bắc Phi hiện nay làm người ta liên hệ tới bài học từ cuộc
'tổng xỉ vả lịch sử' tại các nước XHCN hơn 20 năm trước đây. Ðây là điều
thật đáng suy ngẫm đối với những người cầm bút. Trên mặt trận tư tưởng,
cần hết sức tránh chuyển từ chủ nghĩa giáo điều kiểu này sang chủ nghĩa

giáo điều kiểu khác. Nhớ lại, trong cơn lốc nóng của chủ nghĩa chống cộng
tại các nước XHCN cuối những năm 80 của thế kỷ trước, báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng chỉ chú trọng một cách khác thường vào việc
phê phán CNXH. Dễ nhận thấy một sự chuyển thái cực như sau: nếu như
trước đó, ngọn bút của họ quất tơi bời vào bộ mặt của CNTB, mơ tả nó như
một xã hội đầy tội ác và khuyết tật, cịn CNXH thì được họ phết cho một lớp
sơn tuyệt đẹp, thì lúc này họ dùng búa tạ để nện một cách tàn nhẫn vào
những sai lầm, khuyết điểm của CNXH, còn tội ác của CNTB, nếu được đề
cập cũng chỉ theo lối dùng 'chổi lông đánh voi'. Ðây chính là lúc cuộc chiến
đấu trên mặt trận tư tưởng để giành con tim, khối óc cho XHCN bị bỏ rơi.
XHCN có sai lầm, nhưng điều đó khơng có nghĩa rằng CNTB là tuyệt vời, là
phương thuốc để chữa trị những căn bệnh của XHCN. Phê phán những sai
lầm, khuyết điểm của XHCN là cần thiết, nhưng điều đó khơng được biến
thành việc tơ vẽ cho CNTB. Làm như thế, chúng ta đã chấp nhận sự 'giải giáp
tư tưởng' đơn phương, điều mà CNTB luôn luôn mong muốn.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh
hội nhập quốc tế là những nhiệm vụ trọng yếu và là một tiến trình mới mẻ.
Trong chiến lược diễn biến hịa bình đối với Việt Nam, các thế lực thù địch
mơ tưởng rằng, một khi nền kinh tế thị trường đã phát triển mạnh, cùng với
12


q trình tư nhân hóa và tư bản hóa nhanh, thì 'vịng cương tỏa' hiện thời sẽ
mất dần hiệu lực. Lúc đó, 'chiếc áo chính trị chật hẹp' sẽ bị cơ thể cường
tráng của nền kinh tế thị trường xé toạc. Ðấy chính là lúc sự ổn định (hay sự
cân bằng tạm thời) giữa kinh tế thị trường và thể chế chính trị XHCN sẽ bị
phá vỡ. Nghĩa là họ cho rằng, lúc đó khơng có chiếc gậy thần nào lại có thể
điều khiển để tạo ra sự chung sống hịa bình giữa thể chế chính trị XHCN với
nền kinh tế thị trường đã được tư nhân hóa và tư bản hóa một cách sâu rộng.
Họ mơ tưởng, trên nền tảng của một nền kinh tế thị trường khơng cịn hoạt

động theo định hướng XHCN, do Nhà nước đã mất khả năng khống chế và
điều tiết, những 'nhân tố mới' do họ cài nắm, nuôi dưỡng sẽ xuất hiện, tạo
nên một thế trận mới, một sự sắp xếp lực lượng mới, và tất nhiên, từ đó mà
một thể chế chính trị mới sẽ ra đời (!). Theo đề án của 'chiến lược chuyển
hóa', một nền kinh tế thị trường tự do ắt sẽ dẫn đến một 'nền tự do chính trị'
như là một hệ quả tự nhiên và tất yếu, nghĩa là trên đôi cánh của nền kinh tế
thị trường, q trình dân chủ hóa sẽ được bay bổng để đạt tới 'nền tự do
chính trị'.
Nhân dân cần gì?
Câu hỏi này đang là điều day dứt và thôi thúc khôn ngi đối với
những người cầm bút. Khơng phải q khó để trả lời bằng ngơn từ thuần túy,
vì đối với nhiều người dân, chuyện cơm áo, học hành, chữa bệnh... vẫn là một
cuộc vật lộn khắc nghiệt thường ngày, vẫn là một hiện thực từng ngày từng
giờ đập vào mắt ta. Nhưng giải đáp câu hỏi đó bằng những bài viết đầy tinh
thần chiến đấu và xây dựng thì thật phức tạp, gian nan.
Báo chí là tấm gương soi của xã hội. Có thể nhìn thấy trình độ dân
chủ, nền tảng văn hóa - tinh thần, đạo đức xã hội, khát vọng vươn tới của một
dân tộc qua gương mặt báo chí. Tăng cường đồn kết, thống nhất trong
Ðảng, sự đồng thuận trong xã hội, vì sự ấm êm dưới mọi mái nhà, bình n
trong lịng người..., tất cả cùng chung tay góp sức cho cuộc kiến tạo lớn trên
đất nước u q của ta, đó là mục đích cao cả mà lao động báo chí cần
13


hướng tới. Làm sao khi mỗi ngày cầm tờ báo trên tay, nghe một bản tin, xem
một chương trình truyền hình, truy cập vào một tờ báo điện tử..., ban đọc có
thêm những thơng tin bổ ích và lý thú, góp phần nâng cao nhận thức, bồi đắp
tâm hồn, hướng về điều thiện, dám bảo vệ cái đẹp, cái tốt, quyết chống cái ác,
cái xấu, để cho niềm tin vào sự thật và lẽ phải luôn là ánh sáng trong cuộc
đời này.

Giữ lửa cho ngọn bút! Cơng chúng báo chí và xã hội luôn kỳ vọng và
mong chờ như vậy.
HỒ QUANG LỢI
+ Phân tích
Bài viết “Giữ lửa cho ngọn bút” của nhà báo Hồ Quang Lợi là bài viết
thuộc thể loại bình luận, mang đậm phong cách ngơn ngữ chính luận. Thể
hiện những đặc trưng riêng biệt của thể loại bình luận.
Đối với bài viết này, nhà báo Hồ Quang Lợi đã sử dụng giọng văn gần
gũi, dễ hiểu, để cho người đọc dễ cảm nhận. Bài viết có tính thơng tin thời sự,
tính ngắn gọn và tính lập luận chặt chẽ.
- Tính thơng tin thời sự thể hiện ở chỗ, tác giả đã đề cập đến các vấn đề
thời sự vừa diễn ra trong thời gian tác phẩm ra đời như “cuộc bầu cử Quốc hội
và HÐND các cấp - một cuộc bầu cử mang dấu ấn lịch sử khi đất nước bước
vào một thời kỳ phát triển mới”.
Tác giả nói lên được thực trạng của đất nước trong giai đoạn hội nhập
và phát triển, đó là những vấn đề nhức nhối, làm cản trở sự phát triển của xã
hội như nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thái độ thờ ơ của những người
làm cán bộ.
Ngoài ra, một vấn đề thời sự quan trọng nữa được tác giả đề cập trong
bài đó là những việc làm mà nhân dân, đất nước ta phải thực hiện để đưa đất
nước từng bước hội nhập quốc tế, tiến đến XHCN.
- Tính Ngắn gọn

14


Bài bình luận của tác giả Hồ Quang Lợi sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn
nhưng người đọc vẫn cảm thấy dễ hiểu, thơng tin mang tính hàm súc, chứa
lượng thơng tin cao. Chỉ bằng bài viết hơn 1000 từ, tác giả Hồ Quang Lợi đã
nêu lên vấn đề và dẫn dắt người đọc đi từ sự kiện này đến sự kiện khác. Ngơn

ngữ cơ đọng, giàu tính hình tượng và biểu cảm, giúp người đọc không cảm
thấy nhàm chán khi tiếp cận một bài viết sử dụng tồn ngơn ngữ chính luận.
+ Tính lập luận chặt chẽ
Sở dĩ cho rằng bài bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi có tính lập
luận chặt chẽ bởi, khi đọc bài, người đọc cảm thấy rất dễ hiểu, các sự kiện có
sự kết nối chặt chẽ với nhau, mỗi luận điểm đều có hệ thống luận cứ, luận
chứng rõ ràng.
• Bài “Ơng Phạm Quang Nghị và câu hỏi khó ở New York”
+ Nội dung
Nội dung bài bình luận xoay quanh Cuộc hội thảo ở Hội Châu Á tại
New York chiều 24/7, đây một trong những cuộc đối thoại ấn tượng và lý thú
trong chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị,
Bí thư Thành uỷ Hà Nội những ngày cuối tháng 7 vừa rồi. Cuộc đối thoại
công khai với giới trí thức, học giả, các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực.
Với giới trí thức, tính khách quan, khoa học bao giờ cũng được đặt lên hàng
đầu. Trước những vấn đề bức xúc đặt ra, trong cuộc hội thảo, ơng Phạm
Quang Nghị đã nói với các học giả ở New York rằng: “Chúng tôi mong muốn
giải quyết theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước về Luật Biển
năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết”.
+ Phân tích
Bài bình luận này của nhà báo Hồ Quang Lợi mang đạm phong cách
ngơn ngữ chính luận, nội dung bài viết đề cập đến là vấn đề thời sự nóng
bỏng, với lối viết nhẹ nhàng nhưng đầy sức thuyết phục, nhà báo Hồ Quang
Lợi đã làm nổi bật lên những đặc trưng của ngơn ngữ đó là tính thơng tin thời
sự, tính sinh động hấp dẫn và tính lập luận chặt chẽ.
- Tính thơng tin thời sự
15


Tính thơng tin thời sự thể hiện ở chỗ, bài viết đề cập đến một sự kiện

thời sự đó là cuộc hội thảo ở Hội Châu Á tại New York chiều 24/7/2014. Đây
là một sự kiện quan thể hiện tiếng nói của người Việt Nam trên đấu trường
chính trị quốc tế
- Tính sinh động hấp dẫn
Vẫn là thể loại bình luận nhưng tác giả đã không sử dụng cấu trúc bài
thường gặp là nêu lên vấn đề rồi mới đưa ra các dẫn chứng và lập luận của
mình để thuyết phục người đọc. Ở bài viết này, nhà báo Hồ Quang Lợi đã sử
dụng cách viết mô tả lại quá trình, giống như thể loại tường thuật nhưng có
đan xen những lời bình luận, đánh giá ở những vấn đề mới, thời sự, giúp định
hình tư tưởng của người đọc và làm sáng rõ vấn đề. Điều này góp phần tạo
nên sự sinh động, hấp dẫn cho bài viết.
• Bài “Sức xuân sáng tạo”
+ Nội dung
Bài bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi đề cập đến ý nghĩa sâu xa
của từ mùa xuân, Xuân cho ta ước mơ, hy vọng vào những điều đẹp đẽ, tốt
lành. Tin rằng, lắng nghe dân, dũng cảm dám nghĩ, dám làm, chúng ta có thể
tạo ra những đột phá hợp lịng dân. Suối nguồn sáng tạo nằm trong mỗi con
người, trong tâm trí, tài năng của mỗi cá nhân. Khi đã khai mở được dịng
nước mát lành này, con người sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn trong sức thanh
xuân sáng tạo. Từ mùa xuân, liên hệ đến những khó khăn và thành tựu đất
nước đã đạt được, những vấn đề đang đặt ra, mục tiêu mà con người nên nỗ
lực để hướng đến.
+ Phân tích
Đây là bài bình luận mang phong cách ngơn ngữ văn học nhiều hơn,
tuy nhiên, nó vẫn mang những nét đặc trưng riêng của ngơn ngữ đó là tính
ngắn gọn, tính sinh động hâp dẫn, tính lập luận logic.
- Tình ngắn gọn

16



Tính ngắn gọn của bài bình luận thể hiện ở chỗ, ngay từ đầu bài viết,
tác giả đã đề cập luôn vấn đề, dùng những luận điểm cụ thể để diễn giải vấn
đề của bài viết. Ngôn ngữ sử dụng ngắn gọn, thể hiện trực tiếp vấn đề của bài
chứ khơng dài dịng, lan man giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu vấn đề.
- Tính sinh động hấp dẫn
Bài viết có sử dụng câu văn linh hoạt, những từ ngữ tượng hình tạo
nên sự sinh động thu hút người đọc. Những dẫn chứng được tác giả sử dụng
trong bài là những dẫn chứng nóng bỏng, mang tính thời sự, được người đọc
quan tâm, điều đó tạo nên sự hấp dẫn.
- Tính lập luận logic
Bài viết có sự liên kết mạch lạc, các câu văn, các luận điểm có sự kết
nối chặt chẽ với nhau. Tác giả đã vô cùng khéo léo khi từ mùa xuân mới để
liên hệ đến mùa xuân, tương lai của đất nước, qua đó gợi lại những khó khăn
và vấn đề mà dân tộc ta đã trải qua để mọi người có động lực phấn đấu phát
triển đất nước.
• Bài “Vun trồng lộc xuân đất nước”
+ Nội dung
Bài “Vun trồng lộc xuân đất nước” nhà báo Hồ Quang Lợi bàn đến
chuyện chăm sóc và giáo dục con cái trong mỗi gia đình thời hiện đại. Đây là
con đường từ “vĩ mô” đến “vi mô”. Gia đình là một tế bào xã hội, con người
trưởng thành trước hết từ gia đình, rồi mới đến nhà trường và xã hội. Cái câu
khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” cần phải được thực tiễn hóa
bằng cả trí tuệ, bằng cả trái tim chứ khơng thể đơn thuần là một khẩu hiệu.
Muốn giáo dục trẻ em, người lớn trước hết cần được giáo dục, vì người lớn là
tấm gương. Con người biết làm điều tử tế từ nhỏ lớn lên sẽ là người tử tế.
+ Phân tích
Bài bình luận này của nhà báo Hồ Quang lợi mang đặc trưng của ngơn
ngữ báo chí đó là tính thơng tin thời sự và tính lập luận logic
- Tính thơng tin thời sự

17


Tính thơng tin thời sự của bài viết thể hiện ở chỗ, bài viết đã đề cập
đến một vấn đề vơ cùng quan trọng, địi hỏi nhận được sự quan tâm trước nhất
của xã hội, mọi người, mọi nhà trong giai đoạn hiện nay. Đó là sự quan tâm
đặc biệt dành cho trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước. Vì trẻ em
là những người sẽ góp sức mình trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
trong tương lai. Nếu như được sống trong môi trường giáo dục tử tế, lành
mạnh, được uốn nắn từ bé thì những đứa trẻ khi lớn lên sẽ là những người
cơng dân có ích cho xã hội.
- Tính lập luận logic
Bài bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi có sự liên kết giữa các câu,
các đoạn và các ý chặt chẽ với nhau. Những dẫn chứng được tác giả sử dụng
đều là những dẫn chứng xảy ra trong cuộc sống, gần gũi với mọi người nên
người đọc dễ cảm nhận, những luận cứ được diễn tả hết sức thuyết phục bổ
trợ cho từng luận điểm trong bài. Tạo nên sự gắn kết chặt chẽ, logic giữa lời
nói và mục đích truyền đạt.
• Bài “Lắng sâu một Hà Nội tinh hoa” – là tác phẩm trong phần 1
(Những lát cắt thời sự) của cuốn sách Thế sự và mắt nhìn của nhà báo Hồ
Quang Lợi
+ Nội dung
Hà Nội là nơi lắng đọng, bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam kết hợp với giá trị văn hóa, văn minh nhân loại, làm lan
tỏa những vẻ đẹp văn hóa của đất nước, con người Việt Nam nghìn năm lịch
sử đến với bạn bè quốc tế. Nói tinh hoa Hà Nội là nói tinh hoa Việt Nam. Vì
Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, truyền tỏa những giá trị tinh thần của cả nước.
Nói Thủ đơ là nói tới cả dân tộc. Hội tụ, kết tinh, lan tỏa là giá trị, là thuộc
tính của Thủ đơ. Nói về người nơi khác về sống và làm việc ở Thủ đơ, nói
người Hà Nội đi xây dựng các vùng quê khác, cũng đều nói về Hà Nội, hịa

quyện với nhau. Có những giá trị văn hóa, có những giá trị lịch sử, có những
cái nóng bỏng thời sự hôm nay. Bởi thế không nên khu biệt các giá trị đâu là
18


của truyền thống, đâu là của hôm nay, mà tất cả hịa quyện, soi chiếu trong
lăng kính ngày hơm nay nhìn về lịch sử. Tinh hoa Thăng Long - Tràng An
thực ra khơng phải là cái gì cao xa, mà nó thể hiện trong lời ăn tiếng nói hàng
ngày của mỗi người dân, trong ứng xử với mỗi người xung quanh, với cây cỏ,
mơi trường, với văn hóa giao thơng,…Tinh hoa đó có giá trị với cuộc sống
hơm nay, làm cho cuộc sống người dân mỗi ngày đẹp hơn lên. Năm 2014 và
cả 2015 này nữa, Hà Nội lấy là “Năm trật tự và văn minh đô thị” nhằm khắc
phục những cái chưa được, chưa tốt và xây dựng những nét văn minh, văn
hóa đơ thị trên địa bàn Thủ đơ. Đó cũng là cách bảo vệ thiết thực nhất tinh
hoa văn hóa của Hà Nội. Về quan hệ gắn kết giữa kinh tế và văn hóa, tơi cho
rằng, cho đến lúc này, Hà Nội vẫn còn thiếu sự gắn kết cần thiết ấy. Đây đó,
trong điều hành thực tiễn, các giá trị văn hóa tinh thần đơi khi bị xem nhẹ hơn
các giá trị vật chất. Điều đó giải thích cho câu hỏi: tại sao các khu đơ thị đua
nhau mọc lên mà vẫn thiếu các thiết chế văn hóa, cơng viên, trường học, bệnh
viện…; tại sao đời sống vật chất được nâng lên, nhưng một số mặt của đời
sống văn hóa tinh thần có biểu hiện đi xuống như văn hóa ứng xử, văn hóa
đọc, văn hóa giao thơng, di tích bị xâm hại…? Thêm vào đó, nhiều vấn đề
mới phát sinh như: cơng nghiệp văn hóa, văn hóa mạng, văn hóa cho giới
trẻ… cũng đặt ra nhiều thách thức. Quan điểm giải quyết một cách hài hòa
mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển gặp nhiều khó khăn trong thực tế triển
khai nói chung và trong từng trường hợp cụ thể nói riêng.
+ Phân tích
Bài bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi mang những đặc trưng của
ngơn ngữ báo chí như tính thơng tin thời sự.
- Tính thơng tin thời sự

Bài bình luận mang tính thơng tin thời sự vì nó nói lên những vấn đề,
thực trạng đang diễn ra, đề cập đến những kiến thức lịch sử như: Lịch sử đã
để lại trên mảnh đất Thủ đơ nhiều di tích nổi tiếng, có giá trị lớn để Hà Nội
trở thành một trong những trung tâm văn hóa du lịch lớn nhất ở Việt Nam. Hà
19


Nội có hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó hơn 2.500 di tích đã được
xếp hạng. Những nơi nổi tiếng thu hút sự chú ý của khách du lịch là Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Gươm - Tháp Rùa - Đền Ngọc Sơn, Khu Hoàng
thành Thăng Long, các cơng trình mang nét kiến trúc châu Âu thế kỷ XIX,
các di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, cùng các làng nghề truyền thống… Từng ngõ nhỏ Hà Nội, 36 phố
phường Thủ đô với những dãy nhà cổ kính đan xen chứa đựng biết bao giá trị
văn hóa, nếp sống, cốt cách ngàn đời của người Hà Nội... Chính những nét
đẹp văn hiến Thủ đơ là tiếng mời gọi, níu chân bạn bè quốc tế, là điểm hẹn
giao lưu văn hóa, nơi các hoạt động đối ngoại được thể hiện rõ nét. Cùng nhìn
lại một chặng đường cố gắng của Thủ đô Hà Nội trong việc đưa những nét
đẹp văn hóa ra thế giới: Năm 1999 ghi dấu với việc chuẩn bị kỷ niệm 990
năm Thăng Long - Hà Nội, chúng ta tự hào là thành phố duy nhất ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO trao tặng giải thưởng “Thành phố
vì hịa bình”. Niềm vui nhân lên gấp bội khi Thủ đô vui mừng tiếp nhận Lễ
hội Gióng được cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cùng với 82 bia đá
các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442 - 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử
Giám được Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của
UNESCO cơng nhận là Di sản tư liệu thế giới. Sự kiện này thêm một lần nữa
khẳng định giá trị đặc biệt của Thăng Long - Hà Nội, ln là trung tâm chính
trị, văn hóa, kinh tế, giao lưu quốc tế quan trọng của đất nước. Đỉnh cao của
quan hệ đối ngoại Hà Nội chính là dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội, cùng với sự cố gắng nỗ lực trong công tác ngoại giao của Hà Nội,

Ủy ban Di sản văn hóa thế giới của UNESCO đã vinh danh khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới…Những tài sản tinh thần
vô giá ấy của Hà Nội rất đáng tự hào.
II.

Bài học kinh nghiệm

20


Phần lớn người đọc chỉ quan tâm đến những bài báo mà họ cảm thấy
làm cho cuộc sống của họ thêm thú vị, thoải mái. Do đó bài viết cần sử dụng
ngôn ngữ gần gũi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày.
Tâm lý người đọc thích cái mới, học khơng thích đọc những bài báo
viết theo kiểu kêu gọi, rập khn, máy móc, mặc dù nó hồn tồn đúng. Việc
áp dụng thành ngữ, tục ngữ vào trong tác phẩm báo chí sẽ giúp cho bài báo
mới mẻ, gần gũi với người đọc hơn, giúp cho họ có cảm hứng đọc, tiếp nhận.
Khi đọc một bài báo người đọc sẽ chú ý đọc những chi tiết mới lạ, sâu
sắc hơn là những ý kiến chung chung, vô thưởng vô phạt. Ngôn ngữ báo
chí thơ sơ sẽ dễ gây nhàm chán, vì vậy khi sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà
báo nên thường xuyên vận dung đưa những câu thành ngữ, tục ngữ vào
trong tác phẩm của mình sẽ khiến cho tác phẩm hay hơn, dễ dàng đi sâu
vào tâm lý độc giả.
Người đọc thích tự phát hiện, khơng thích bị dạy dỗ, lên lớp, nên khi
viết báo cần tránh áp đặt quan điểm lộ liễu của mình lên trang viết, khơng nên
dùng những từ ngữ mang tính áp đặt.
Đối với thể loại nào cũng vậy, không nên quá lạm dụng từ ngữ chuyên
môn, cũng như lạm dụng, sáng tạo quá làm mất đi sự trong sáng và ý nghĩa
ban đầu của ngơn ngữ Việt Nam.
Giải thích rõ nội dung bài báo bằng ngôn ngữ gần gũi nhất với người

sử dụng, tránh dùng những câu sáo rỗng, cái mà người đọc quan tâm là nội
dung tin tức mà bài báo đem lại chứ khơng phải trình độ sử dụng ngơn ngữ
của người làm báo.

21


C. TỔNG KẾT
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng tạo nên thành cơng của một tác phẩm
báo chí, là cơng cụ để làm nên thành công của, giúp truyền tải vấn đề, suy
nghĩ của tác giả đến người đọc. Vì vậy trong q trình sáng tạo tác phẩm báo
chí, cần chú ý đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ sao cho có hiệu quả, đặc biệt là
các đặc trưng của ngơn ngữ báo chí để sử dụng sao cho có hiệu quả.
Trong thời đại kinh tế tri thức như hiện nay, trình độ dân trí và nhận
thức của đại bộ phận nhân dân đã được nâng cao, tuy vậy vẫn chưa có sự
đơng đều giữa các vùng miền, cac nền văn hóa khác nhau. Việc lựa chọn ngơn
ngữ cho phổ quát để ai nghe cũng hiểu và làm theo là điều mà những người
làm báo nên trau dồi và suy ngẫm.
Việc sử dụng ngơn ngữ nói chung và các đặc trưng của ngơn ngữ nói
riêng một cách có chọn lọc vừa thể hiện ý thức nghề nghiệp của người làm
báo chân chính vừa góp phần giữ gin và phát huy sự trong sáng của Tiếng
việt.
Là người gắn bó nhiều năm với Hà Nội, nhà báo Hồ Quang Lợi với tư
cách một cơng dân Thủ đơ chân chính đã dành nhiều tâm tư, công sức về việc
bảo tồn bản sắc văn hóa Hà Nội: “Nói về Thăng Long - Hà Nội, theo tơi, gốc
rễ phải là thủ đơ văn hóa, phải là “lõi vàng” của văn hiến dân tộc. Nơi đây từ
nghìn năm qua là nơi hội tụ, tiếp nhận tập trung nhất về văn hóa, tâm linh và
giao thương. Nhờ đó mà văn hóa được bồi đắp, lựa chọn có bề rộng và chiều
sâu từ lịch sử” (Giữ bản sắc thời biến động). Ơng cũng là người mạnh dạn nói
về “phong cách lãnh đạo”, hoặc rộng hơn là “văn hóa lãnh đạo” của cán bộ

Hà Nội nói riêng và cán bộ ta nói chung: “Nền tảng kiến thức, phơng văn hóa,
nhạy cảm về văn hóa… là điều địi hỏi ở vị trí người đứng đầu, nhất là lãnh
22


đạo một đô thị lớn và đặc biệt quan trọng như Thủ đô Hà Nội”. Ấn tượng về
cốt cách Hà Nội trong tâm tưởng Hồ Quang Lợi là: Hình ảnh các em thủ khoa
xuất sắc được tôn vinh trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám và hình ảnh các nữ
sinh mặc áo dài trắng, thả bộ tha thướt bên hồ Gươm. Đấy là vẻ đẹp tinh khiết
của Hà Nội (…). Đấy là ánh sáng của văn hóa, là những vẻ đẹp nguyên khiết
mà chúng ta phải giữ gìn (Rạng ngời tinh hoa).
Tác phẩm báo chí của Hồ Quang Lợi đến với độc giả bằng một văn
phong giản dị, trong sáng đúng như cổ nhân nói “văn là người”. Ơng cịn cố
gắng tìm “hồn” cho từng câu chữ: “Nếu ngơn ngữ khơng có hồn thì khơng thể
tạo nên phong cách, cho dù bài chính luận có chất trí tuệ đến đâu” (Dải lụa
mềm và thanh kiếm sắc). Tôi không thấy ông cố ý “làm văn”, nhưng quả thực
đọc thấy nhiều tình trong một ý. Đúng như cổ nhân nói “chữ và nghĩa” bao
giờ cũng đi liền nhau, theo cách diễn đạt của tác giả là chúng “gọi” nhau mà
hiện ra. Đúng là “chữ” và “nghĩa” đã gọi nhau hiện ra trong “Thế sự và mắt
nhìn”. Chất văn này đã góp phần tạo nên cốt cách văn hóa trong các tác phẩm
báo chí của Hồ Quang Lợi.
Hiện nay ở các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp, vấn đề giảng dạy
về ngôn ngữ rất được đề cao bằng các chuyên đề riêng và lồng ghép trong các
môn học nền tảng, chuyên ngành. Đó là sự nỗ lực đáng ghi nhận, nhằm góp
phần đào tạo ra đội ngũ nhà báo vừa vững vàng về chun mơn, nghiệp vụ,
vừa có ý thức bảo vệ, giũ gìn, phát huy hệ thống ngơn ngữ của dân tộc trên
mặt báo làm cho nó càng càng phong phú, giàu đẹp hơn.

23



D. Tài liệu tham khảo
1. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thơng tấn 2007
2. GS.TS Nguyễn Đức Dân, Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản,
NXB Giáo dục 2008
3. 99 biện pháp tu từ Tiếng việt của Đinh Trọng Lạc
4. Từ điển Hán-Việt, Đào Duy Anh
5. , Trương Thơng tuần- Lịch sử báo
chí và ngơn ngữ báo chí.
6. , Một số vấn đề sử dụng ngơn từ trên báo
chí, Hồng Anh.

24


MỤC LỤC

25


×