Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bao cao thuc tap tại đài truyền hình việt nam (VTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.26 KB, 21 trang )

N

LỜI NĨI ĐẦU:
hư chúng ta đã biết, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng là
một trong những ngành nghề khơng chỉ địi hỏi người làm báo
nắm vững kiến thức lý thuyết, mà còn cần áp dụng nhuần

nhuyễn, linh hoạt lý thuyết vào thực tế. Chính vì vậy, việc thực hành, trực
tiếp rèn nghề đối với những sinh viên học chun ngành Truyền hình là vơ
cùng cần thiết.
Theo sự giới thiệu của Khoa Phát thanh – Truyền hình - Học Viện Báo
chí Tun truyền, sinh viên đã có cơ hội thực tập tại Phòng Chào buổi sáng,
Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam, từ ngày 11/1/2016 đến hết ngày
15/4/2016. Đây là một môi trường làm việc hết sức nghiêm túc, áp lực cao,
địi hỏi các nhân viên khơng chỉ có tinh thần trách nhiệm mà cịn phải nắm
vững những kỹ năng báo chí. Trong thời gian tập sự tại cơ quan, sinh viên đã
có cơ hội làm quen với mơi trường báo chí thực thụ, học hỏi được khá nhiều
kinh nghiệm làm nghề của các anh chị phóng viên, biên tập viên đi trước.
Những bài học rút ra trong quãng thời gian thực tập lần này hết sức quý báu,
bởi đó là những trải nghiệm rút ra từ thực tiễn, góp phần phục vụ cho q
trình làm nghề sau này.
Với bài báo cáo này, sinh viên chủ yếu trình bày 4 nội dung chính bao gồm:
• Giới thiệu chung về cơ quan kiến tập
• Nhật ký kiến tập từ ngày 11/1/2016 đến 15/4/2016
• Những bài học kinh nghiệm rút ra trong q trình kiến tập
• Khảo sát một chương trình truyền hình

1


Do những hạn chế khách quan và chủ quan, bài báo cáo chắc chắn cịn


tồn tại một số thiếu sót. Rất mong giảng viên và các bạn góp ý để bài báo
cáo có thể hịan thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!

2


I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN KIẾN TẬP:

1. Đài Truyền hình Việt Nam (VTV):

Logo Đài Truyền Hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), là đài truyền hình quốc gia trực
thuộc Chính phủ, được phát sóng trong nước và có kênh phát qua vệ
tinh đi quốc tế. Đài truyền hình Việt Nam tiền thân là Ban biên tập vô
tuyến truyền hình của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV). Ngày 7 tháng 9
năm 1970 ghi dấu là ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên.
Ngày này cũng được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập của Đài truyền
hình Việt Nam.
a. Cơ cấu tổ chức:
Tổng giám đốc hiện nay là nhà báo Trần Bình Minh. Ngồi trụ sở chính
tại số 43 đường Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội, VTV cịn có 5
trung tâm truyền hình khu vực, gồm: Trung tâm Truyền hình Việt Nam
tại Huế VTV Huế, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng VTV
Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên VTV Phú Yên,
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh VTV9 và Trung
tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ VTV Cần Thơ, bao gồm 36

ban, trung tâm trực thuộc.
3


b. Các ban, trung tâm trực thuộc:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC:

2. Ban Thời sự:
Ban Thời sự: là ban chuyên sản xuất các chương trình thời sự chính
luận của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trưởng ban: Nhà báo Hồng Sơn
Ngịai các phịng hành chính nghiệp, Ban Thời sự có 5 phịng chuyên
môn, chuyên trách sản xuất tin bài về 5 lĩnh vực khác nhau của đời
sống:

4


BAN THỜI SỰ

Phịng CHÀO
BUỔI SÁNG

Phịng XÃ
HỘI

Phịng CHÍNH
TRỊ

Phịng VĂN

HĨA

Phịng QUỐC
TẾ

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban Thời sự

Nhiệm vụ của các phịng chun mơn như sau:
Phịng Chào buổi sáng: chun sản xuất bản tin “Chào buổi sáng”
hàng ngày, ngoài ra còn sản xuất một số các chuyên mục hàng tuần
như: Trang địa phương, An tịan giao thơng…
Phịng Chính trị: chun sản xuất các tin bài liên quan đến lĩnh vực
chính trị, ngòai ra còn chịu trách nhiệm thực hiện một số chuyên
mục khác bao gồm: Đảng trong cuộc sống hôm nay, Quốc hội với cử
tri, Điểm báo…
Phịng Văn hóa: có nhiệm vụ thực hiện các tin bài về lĩnh vực văn
hóa, nghệ thuật. Phịng văn hóa cùng phịng xã hội sản xuất bản tin
“Cuộc sống thường ngày” và chuyên mục Câu chuyện văn hóa phát
sóng hàng tuần.
Phịng Quốc tế: là đơn vị chuyên cung cấp những tin bài đáng chú ý
diễn ra trên thế giới, đồng thời phòng Quốc tế còn thực hiện một số

5


bản tin riêng: Bản tin Thời sự quốc tế 17H, và các chun mục khác
như Tồn cảnh thế giới…
Phịng xã hội: Phòng xã hội chuyên thực hiện các tin bài thời sự
liên quan tới các lĩnh vực đời sống xã hội như: Giáo dục, Y tế, Môi
trường…

II.

NHẬT KÝ KIẾN TẬP:

Mỗi ngày, sinh viên kiến tập đều ghi chép lại những hoạt động đã
làm được tại cơ quan kiến tập, nhằm dựa vào đó để đánh giá được
hiệu quả cơng việc cũng như bản thân sinh viên có thể rút ra các bài
học kinh nghiệm sau này:
Ngày 1/2/2016:
Đi quay về bộ tư lệnh cảnh sát biển với phóng viên Linh Chi.
Ngày 17/2/2016:
Đi quay về buổi dâng hương của các thanh niên tình nguyện viết đơn
lên đường nhập ngũ tại lăng Bác với phóng viên Linh Chi.
Ngày 4/3/2106:
Đi quay với phóng viên Linh Chi về câu lạc bộ Sức khỏe Việt núp bóng
Hội Chữ thập đỏ để kinh doanh đa cấp.
Ngày 7/3/2016:
Đi quay hội thảo về Bất bình đẳng giới với phóng viên Linh Chi.

6


Ngày 11/3/2016:
Phỏng vấn đại diện Hội Chữ thập đỏ trả lời về việc câu lạc bộ Sức khỏe
Việt mạo danh.
Ngày 16/3/2016:
Đi quay với phóng viên Thy Nga về việc trẻ con hưởng ứng Giờ Trái
đất.
Ngày 18/3/2016:
Đi quay với phóng viên Thy Nga về bí quyết thu hút vốn đầu tư của

Cyradar làm phóng sự cho chuyên mục Khởi nghiệp.
Ngày 24/3/2106:
Đi quay với phóng viên Thy Nga về cộng đồng LGBT để làm phóng sự
cho chuyên mục Xu hướng.
Ngày 8/4/2016:
Đi quay với phóng viên Sơn Hà về việc người dân ở xã Vĩnh Ngọc san
lấp ao hồ trái phép để xây dựng nhà cao tầng.
Ngày 9/4/2016:
Đi quay với phóng viên Sơn Hà: Phỏng vấn Cục trưởng Cục Bảo vệ
chăm sóc trẻ em.

7


Ngày 13/4/2016:
Đi quay với phóng viên Linh Chi ở Bắc Giang theo phản ánh của
đường dây nóng về tình trạng ô nhiễm sông Cầu nghiêm trọng.
Ngày 15/4/2016:
Đi quay buổi họp báo tổng kết tình hình cháy nổ quý I của Bộ Cơng an
với phóng viên Linh Chi
Những ngày cịn lại:
Hỗ trợ ingest (đẩy dữ liệu liên quan lên hệ thống dựng) và trực đường
dây nóng cho các anh chị phóng viên, biên tập viên trong phòng.
TÁC PHẨM ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI
STT

Tên tác phẩm

Thể loại


Chương trình

Ngày, tháng đăng
tải tác phẩm

1

Tình nguyện lên đường Phóng sự

Chào buổi sáng

18/2/2016

Chào buổi sáng

17/3/2016

Thời sự 12H

20/3/2016

nhập ngũ
2

Trẻ em với việc thực thi Phóng sự
bảo vệ mơi trường

3

Cyradar – Bí quyết thu Phóng sự

hút đầu tư

4

5

Quyền cơng khai giới Chuyên

Xu

tính

mục

Chào buổi sáng

Quý I, hơn 600 vụ cháy

Ghi nhanh

Thời sự 12H

8

hướng

– 24/3/2016

15/4/2016



6

Sơng

Cầu

ơ

nhiễm Phóng sự

Chào buổi sáng

19/4/2016

nghiêm trọng

IV. Bài học kinh nghiệm:
Thời gian thực tập 3 tháng tương đối nhiều để sinh viên có thể học tập
và tiếp thu hết những bài học, hay những kinh nghiệm trong quá trình
kiến tập tại cơ quan. Sinh viên đã rút ra được một số lưu ý quan trọng,
cũng là bài học để trang bị cho quá trình làm nghề sau này.
1. Về đạo đức, tác phong:
1.1. Sự đúng giờ, đúng hẹn:
Làm việc trong môi trường truyền hình nói riêng và trong các ngành
nghề khác nói chung, đức tính đúng hẹn là rất quan trọng. Với truyền
hình, người biên tập hay phóng viên bắt buộc phải làm việc trong một
mơi trường tập thể, vì vậy sự chậm trễ của một cá nhân có thể làm ảnh
hưởng tới cơng việc của nhiều người. (Ví dụ: một biên tập khơng đúng
hẹn có thể ảnh hưởng tới rất nhiều chức danh khác như quay phim, kỹ

thuật, đồ họa, đạo diễn…)
Bản thân sinh viên thực tập đã chứng kiến trường hợp 1 phóng viên
khơng hịan thành tin bài đúng hẹn, dẫn đến việc tòan bộ vỏ bản tin
Cuộc sống thường ngày hơm đó phải đảo trình tự, gây nên sự hỗn loạn
khơng đáng có trong trường quay. Phóng viên này sau đó đã rút kinh
nghiệm và khơng để xảy ra những sự việc như vậy nữa.
9


Ngòai ra, với áp lực thời gian tại Ban Thời sự (trung bình 1 ngày phát
sóng gần 20 chương trình, bản tin trực tiếp), biên tập viên không thể
chậm trễ, luôn luôn phải sản xuất và xử lý tin bài đúng hẹn, phục vụ
cho các bản tin. Nếu không, việc “sập” bản tin trên sóng trực tiếp là
điều hịan tịan có thể xảy ra nếu như các biên tập khơng thể hoàn thành
nhiệm vụ đúng hẹn.
1.2. Cẩn thận, tỉ mỉ:
Như đã trình bày, làm việc trong mơi trường của Ban Thời sự phải chịu
một áp lực lớn về thời gian. Tuy nhiên, người phóng viên, biên tập viên
khơng thể vì đó mà cẩu thả, chỉ làm cho xong sản phẩm mà không
chăm chút, sửa lỗi. Bởi sản phẩm của người làm truyền hình được phát
đi cho hàng triệu khán giả xem mỗi ngày, bởi vậy nếu không cẩn thận tỉ
mỉ, biên tập viên sẽ tạo nên những lỗi sai không đáng có, gây xáo trộn
trong dư luận, vơ cùng nguy hiểm.
1.3. Sự quan sát:
Quan sát vốn là 1 kỹ năng cần thiết của một nhà báo, nhằm phát hiện và
tiếp cận tới những vấn đề trong đời sống. Với điều này, sinh viên thực
tập còn khá non yếu. Qua một buổi đi thực tế với các anh chị biên tập
viên, sinh viên đã học hỏi được rất nhiều điều…
1.4. Không ngừng học hỏi:
Người làm báo rất cần tiếp thu kiến thức, hòan thiện thêm tư duy của

bản thân. Trong quá trình thực tập, sinh viên nhận thấy khơng chỉ bản
thân mình cần phải học hỏi, mà ngay cả các biên tập viên kỳ cựu, các
10


nhà báo lâu năm cũng thường xuyên tự trau dồi kiến thức. Họ tự học và
học hỏi lẫn nhau về ngoại ngữ, tin học, cơng nghệ… thậm chí là cả
chun môn. Trong môi trường VTV, các biên tập viên không ngừng
học tập và hồn thiện mình. Đó là một điều mà sinh viên rất đáng để
học hỏi.
2. Về kỹ năng làm truyền hình:
Trong quá trình thực tập, sinh viên đã thu thập được những kỹ năng sau
đây:
2.1. Kỹ năng phỏng vấn:
Để thực hiện một cuộc phỏng vấn, các phóng viên thường lựa chọn và
hẹn trước khách mời, sau đó xác định rõ mục đích của buổi phỏng vấn
để lựa chọn câu hỏi phù hợp. Trong q trình phỏng vấn, phóng viên
cần tạo cho nhân vật sự thỏai mái tinh thần, có thể hỏi một vài câu hỏ
bên lề để làm quen, tạo khơng khí gần gũi, cởi mở. Ngịai ra, người
phỏng vấn có thể phát sinh thêm các câu hỏi khác ngồi dự kiễn, để
hịan thiện tác phẩm của mình.
2.2. Kỹ năng làm phóng sự:
Phóng sự hiện đại ngày nay có xu hướng nhiều hình ảnh, rút ngắn lời
bình. Do vậy, biên tập khơng cần cho q nhiều bình vào tác phẩm.
Ngịai ra, với dạng Phóng sự vấn đề, cách làm dễ thu hút sự chú ý cho
khán giả, mà các phóng viên phịng Chào buổi sáng hay áp dụng, đó là

11



thường mở đầu bằng một câu chuyện của một nhân vật cụ thể, sau đó
mở rộng ra vấn đề chung.
Về việc dựng phóng sự, thơng thường các biên tập viên sẽ lựa chọn 1
trong 2 cách:
Cách 1: Dựng hình ảnh – viết lời bình – bổ sung phỏng vấn.
Đây là cách làm đảm bảo được chất lượng của phóng sự, dựa vào hình
ảnh để triển khai lời bình, đảm bảo được đặc trưng ngơn ngữ của truyền
hình (hình ảnh là chính văn). Tuy nhiên cách làm này mất nhiều thời
gian, quá trình sửa bài lâu hơn.
Cách 2: Viết lời bình – cắt phỏng vấn – bổ sung hình ảnh.
Cách thứ hai rất tiết kiệm thời gian, không mất quá lâu để chỉnh sửa
hậu kỳ, tuy nhiên do hình ảnh phụ thuộc vào lời bình, nên ít nhiều làm
giảm sức hấp dẫn của phóng sự.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào điều kiện chủ quan – khách quan
quy định mà người biên tập sẽ lựa chọn cách dựng bài phù hợp với
mình.
2.3. Kỹ năng dựng:
Ngịai kỹ năng dựng bằng phần mềm Adobe mà sinh viên đã làm quen
từ trước, thì Ban Thời sự đòi hỏi nhân viên phải thành thạo các thao tác
dựng trên hệ thống Avid – đây là hệ thống lưu trữ thông tin và dựng
hậu kỳ riêng của Ban. Khi mới bắt đầu công việc, sinh viên còn khá

12


lúng túng với phần mềm này, nhưng sau 1 tháng, việc thực hiện các
thao tác cơ bản trên Avid đã trở nên tương đối dễ dàng với sinh viên.
V. Khảo sát chương trình Cuộc sống thường ngày:
1. Giới thiệu chung:
Cuộc sống thường ngày là một chương trình do phịng xã hội, kết

hợp với phịng văn hóa của Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam
thực hiện. Đây là bản tin tổng hợp với những thông tin thời sự nhiều
chiều về mọi vấn đề trong đời sống hàng ngày của người dân. Theo
format mới thay đổi (từ ngày 1/11/2014), chương trình sẽ được phát
sóng trực tiếp, hàng ngày vào khung giờ 17h45-18h30 trên kênh VTV1
– Đài Truyền hình Việt Nam.
Chịu trách nhiệm sản xuất chính của chương trình là nhà báo Hà
Thu Hằng – trưởng phòng Xã hội – Ban Thời sự. Theo sự phân công,
các biên tập viên của phịng xã hội và phịng văn hóa sẽ được chia
thành 3 ekip khác nhau, bao gồm đầy đủ các chức danh: Tổ chức sản
xuất, biên tập, MC… Trong đó, tổ chức sản xuất đồng thời là nhóm
trưởng của ekip. Đó là:
Ekip 1: TCSX: Việt Hà
Ekip 2: TCSX: Kim Hải
Ekip 3: TCSX: Thanh Hương

13


Mỗi ekip sẽ tham gia thực hiện chương trình Cuộc sống thường ngày
trong vòng 1 tuần, bắt đầu từ Chủ nhật đến thứ 7 của tuần kế tiếp.
2. Format “Cuộc sống thường ngày” mới:
Để phục vụ khán giả một cách tốt hơn, Cuộc sống thường ngày
đã thay đổi với phiên bản mới từ ngày 1/11/2014. Vẫn tiếp tục chia sẻ
những thông tin mà khán giả - người dân quan tâm nhất trong cuộc
sống hàng ngày như cách nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, bảo vệ
sức khỏe, tiêu dùng thông minh, tuy nhiên cách thể hiện của Cuộc sống
thường ngày sẽ mang một màu sắc hoàn toàn mới. Khán giả mà Cuộc
sống thường ngày hướng tới cũng sẽ tập trung hơn vào những người có
khuynh hướng gia đình, người làm nội trợ, những người quan tâm đến

việc giáo dục, nuôi dạy con cháu, thông tin sức khỏe, tin tức trong
ngày...
Sự thay đổi đầu tiên của chương trình đó chính là trường quay.
Thay vì một trường quay chính của chương trình như format trước,
Cuộc sống thường ngày được thiết kế lại với 2 trường quay nhỏ kết nối
với nhau. Về phía MC, chương trình cũng sẽ có sự xáo trộn nhỏ khi có
2 người dẫn chương trình bên cạnh một người dẫn riêng Bản tin Thời
tiết. Các MC có sự giao lưu với nhau, giúp cho việc chia sẻ thông tin
được gần gũi, thân thiện hơn.
Ngoài ra, cách thức thể hiện tin tức của Cuộc sống thường ngày
cũng đã theo xu hướng hiện nay của bản tin trên thế giới với những
đoạn teaser (clip giới thiệu ngắn) mang tính chất gợi mở, kích thích sự
14


tò mò, kết hợp với phần dẫn trực tiếp tại hiện trường, các phóng sự điều
tra, cảnh báo tội phạm...
3. Cấu trúc chương trình:
Với độ dài thời lượng 45 phút, bản tin được chia làm 6 phần:
Phần Một: Mở đầu: 2 MC giới thiệu các thơng tin chính sẽ có trong
chương trình.
Phần Hai: Thời tiết: MC thời tiết trình bày về những thông tin Thời
tiết đáng chú ý trong ngày.
Phần Ba: Khách mời cuộc sống: chương trình mời đến trường quay
một nhân vật để trò chuyện về các chủ đề nhất định.
Phần Bốn: Bản tin chiều: cung cấp cho khán giả những thông tin
Thời sự về đời sống trong nước và quốc tế.
Phần Năm: Sống Khỏe: những thông tin liên quan tới y tế và sức
khỏe.
Phần Sáu: Phần kết: Chủ yếu phát sóng các tin bài liên quan tới lĩnh

vực văn hóa, nghệ thuật.
(Cấu trúc chương trình khơng bắt buộc cố định, mà có thể linh hoạt
thay đổi tùy thuộc vào những yếu tố chủ quan hay khách quan)
4. Khảo sát:
Bài khảo sát về chương trình Cuộc sống thường ngày được thực
hiện trong vòng 1 tháng, từ ngày 1-3-2016 đến 31-3-2016.
15


4.1. Về hình thức chương trình:
4.1.1. Thể loại các tin bài:
Chương trình Cuộc sống thường ngày thực chất là một Bản tin, cung
cấp những thông tin thời sự đến cho khán giả. Do vậy, trong chương
trình, các phóng viên, biên tập viên thường lựa chọn những thể loại báo
chí thơng tấn làm hình thức đưa thơng tin cho khán giả, bao gồm: Tin,
phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh…Trong đó, tin và phóng sự là hai thể
loại được sử dụng chủ yếu.
Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng của 2 thể loại trên trong tháng
3/2016 của chương trình:
Ngày

Số tin

Số
Phóng
sự

Ngày

Số

tin

Số
phóng
sự

Ngày

Số tin

Số
phóng
sự

1/3

11

4

11/3

5

6

21/3

8


5

2/3

11

3

12/3

8

5

22/3

7

6

3/3

12

1

13/3

14


6

23/3

10

6

4/3

8

5

14/3

8

6

24/3

9

2

5/3

12


3

15/3

9

6

25/3

6

5

6/3

11

3

16/3

8

6

26/3

9


5

7/3

6

7

17/3

12

4

27/3

7

7

8/3

6

5

18/3

8


2

28/3

9

4

9/3

6

4

19/3

11

4

29/3

4

7

10/3

7


5

20/3

8

4

30/3

9

5

16


Từ số liệu trên có thể thấy:
• Trung bình một ngày chương trình có thể cung cẩp khỏang: 9 tin
và 5 phóng sự. Đây là những con số khá ấn tượng, bởi với khung thời
lượng không quá lớn (45 phút trong đó có 5-8 phút cho Quảng cáo và
các hình hiệu, hình cắt) thì lượng thơng tin mà chương trình mang đến
cho khán giả là lớn. Điều này cho thấy Chương trình Cuộc sống thường
ngày vẫn lấy tiêu chí cung cấp thơng tin thời sự chính luận cho khán
giả làm hàng đầu.
• Với những ngày có nhiều sự kiện đáng chú ý xảy ra là những ngày
lượng tác phẩm dưới dạng tin được sử dụng nhiều. Như vậy, với
những ngày có nhiều sự kiện phong phú diễn ra, chương trình sẽ sử
dụng tin làm thể loại chính, để thơng báo thơng tin một cách ngắn gọn,
súc tích, và đẩy tiết tấu bản tin nhanh hơn.

• Với một số ngày là ngày lễ kỷ niệm, hay những ngày có 1 vấn đề
đáng chú ý đang diễn ra, kịch bản chương trình lại có rất nhiều bài
dưới dạng phóng sự. Như vậy, những người làm chương trình cịn có
tư duy kết nối các tin bài trong bản tin để hướng vào những chủ đề nhất
định, tạo cho chương trình tính liền mạch, hấp dẫn.

4.1.2. Người dẫn chương trình:

17


Một buổi dẫn của BTV Tuấn Dương và BTV Minh Trang

Mỗi bản tin hiện nay sẽ có 2 người dẫn chương trình chính cùng
với 1 người dẫn thời tiết. Về phía người dẫn chính, hiện nay đang có 6
biên tập viên đảm nhiệm cơng việc này: Tuấn Dương, Minh Trang,
Hồng Trang, Kim Ngân, Khánh Linh, Lê Hằng.
Theo thống kê, chương trình có 66% người dẫn chương trình là
nữ giới, 34% số còn lại là nam giới. Điều này khá phù hợp với tiêu chí
ban đầu của chương trình mà nhà báo Hà Thu Hằng – trưởng phòng Xã
Hội đã định hướng: “Cơng chúng đích mà Cuộc sống thường ngày
hướng tới sẽ tập trung hơn vào những người có khuynh hướng gia đình,
người làm nội trợ, những người quan tâm đến việc giáo dục, nuôi dạy
con cháu, thông tin sức khỏe, tin tức trong ngày...” Vì vậy, việc lựa
18


chọn người dẫn chương trình phần đơng là nữ giới sẽ tạo sự gần gũi,
thân tình với đa số khán giả.
Về nguồn tin bài:

“Cuộc sống thường ngày” do các biên tập viên, phóng viên của
hai phịng Xã hội và Văn hóa là lực lượng chủ lực sản xuất tin bài cho
chương trình. Lượng tin bài do 2 phịng trực tiếp đi thực hiện chiếm
khỏang 60-70% tổng số tin bài. Tuy nhiên, bản tin còn được hỗ trợ
nhiều của các biên tập phòng Quốc tế - Ban Thời sự để cung cấp các tin
bài thế giới; các cơ quan thường trú của VTV như VTV Sơn La, VTV
Nghệ An, VTV Đà Nẵng, VTV TP.HCM… để khai thác thơng tin.
Thậm chí Cuộc sống thường ngày còn sử dụng các sản phẩm của các
đài địa phương cộng tác cho chương trình như HN2, Đài Nghệ An,
Thanh Hóa…
Điều này làm chất liệu của bản tin trở nên phong phú hơn, cung
cấp đầy đủ các thông tin cho khán giả ở mọi miền đất nước.
4.2. Về nội dung chương trình:
4.2.1. Nội dung tin bài nói chung:
Cuộc sống thường ngày mang tôn chỉ: cung cấp cho khán giả
những thông tin về đời sống xã hội – văn hóa. Vì vậy, nội dung tin bài
của bản tin chủ yếu mang những đề tài thiết thực, gần gũi với đời sống
người dân. Tin bài chủ yếu thuộc các lĩnh vực: giáo dục, y tế, môi
trường, nghệ thuật, văn hóa,… Ngịai ra, bản tin hàng ngày cịn có
những thơng tin thiết thực về thời tiết – được hỗ trợ bởi Trung tâm thời
19


tiết và cảnh báo thiên tai của VTV, khiến cho chương trình hấp dẫn và
thu hút người xem hơn.
4.2.2. Khách mời cuộc sống:
“Khách mời cuộc sống” là phần không thể thiếu của mỗi chương
trình Cuộc sống thường ngày. Với mỗi số phát sóng, ekip có mời đến
trường quay một nhân vật để trò chuyện về các chủ đề khác nhau trong
lĩnh vực đời sống xã hội, văn hóa mà khán giả đang quan tâm. Điều này

đem lại những màu sắc riêng cho từng bản tin.
Nhìn chung, các nhân vật trong phần “Khách mời cuộc sống”
được chia làm 3 loại:
Loại 1: Nhà quản lý, chuyên gia
Đây là nhóm nhân vật đứng đầu trong các cơ quan quản lý, hoặc
chuyên gia, có hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực nhất định trong đời
sống, thường được mời đến trường quay để giải đáp thắc mắc về các
vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Loại 2: Người nổi tiếng
Đây là nhóm nhân vật rất thu hút sự quan tâm của công chúng,
giúp chương trình tăng rating một cách đáng kể. Họ thường chia sẻ về
những câu chuyện đời tư của mình. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng được
mời đến trường quay trong thời gian khảo sát, như ca sĩ Hoàng Quyên,
diễn viên Việt Anh, nghệ sĩ Xuân Hinh…
Loại 3: Những người dân đời thường
20


Họ có thể là những người chúng ta bắt gặp ở mọi nơi trong xã
hội: từ kỹ sư, bác sĩ, học sinh cho đến bộ đội, giáo viên… Họ đến để kể
lại những câu chuyện của chính họ, nhưng gắn liền với một sự kiện,
chủ đề mà công chúng đang quan tâm.

21



×