Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bạn biết gì về bệnh đỏ da toàn thân? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.13 KB, 5 trang )

Bạn biết gì về bệnh đỏ da toàn thân?

Da bệnh nhân đỏ khắp người, đỏ như con tôm luộc từ đầu đến chân. Phù nề
toàn thân, tiết dịch hoặc đỏ da bong vảy khô. Các phương pháp điều trị đều kém
có hiệu quả. Bệnh thường xuất hiện thứ phát do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc
sử dụng thuốc bừa bãi là một trong những nguyên nhân dẫn đến đỏ da toàn thân do
thuốc, bệnh có thể gây tử vong.
Bệnh đỏ da toàn thân (ĐDTT) có thể do nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp
nhất là do thuốc thường chiếm 2-3% bệnh nhân nhập viện. Bệnh thường xảy ra ở
người cao tuổi, nhất là phụ nữ. Đa số các trường hợp bệnh phản ứng nhẹ, thường
kèm ngứa, triệu chứng giảm sau ngưng thuốc. Tuy nhiên cũng có trường hợp nặng
đe dọa tính mạng bệnh nhân và khó tiên lượng.
Nguyên nhân gây ĐDTT là gì?

Đỏ da bong vẩy ở tay.
- Bệnh ĐDTT tiên phát hay gặp trong bệnh willson-brocq: bệnh nhân xuất
hiện đỏ da lan dần toàn thân, kèm theo xuất hiện hạch ngoại vi.
- ĐDTT thứ phát: Sau những bệnh da có từ trước như vảy nến, Liken
phẳng, chàm cấp, vảy nến đỏ nang lông, Pemphigus dạng vảy lá; sau một bệnh
nhiễm khuẩn, chủ yếu do liên cầu; do bệnh máu ác tính: leucemie, u sùi dạng nấm
(mycosid fongoid), biểu mô bào lưới, hodgkin; ĐDTT bẩm sinh; ĐDTT do thuốc
hay gặp nhất so với các nguyên nhân khác. ĐDTT do thuốc là một trong những
biểu hiện lâm sàng của dị ứng nhiễm độc da với các thể: hồng ban đa dạng, hội
chứng Steven Johnson, hội chứng Lyell, hồng ban cố định nhiễm sắc. ĐDTT do
thuốc được xem như một bệnh da cấp cứu. Thường do dùng dài ngày, liều cao,
hay gặp trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng sinh: penicillin,
streptomycin, sulfamide chậm, clorocid, quinine; thuốc an thần: gacdenan,
bacbiturate; thuốc hạ nhiệt giảm đau: pyramidon; thủy ngân, asen, cà độc dược,
mã tiền những thuốc này hay gây dị ứng ở những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm.
Biểu hiện của bệnh ĐDTT như thế nào?
Bệnh xuất hiện đột ngột sau khi dùng thuốc dưới các dạng tiêm, uống,


xông, hoặc bôi, bệnh nhân thấy sốt cao kèm theo rét run, đau đầu, rối loạn tiêu
hóa, cơ thể mệt mỏi uể oải; ngứa da, thường ngứa ở đầu chi và mi mắt nhiều hơn ở
những nơi khác trên cơ thể. Sau 1-2 ngày bệnh đến giai đoạn toàn phát: bệnh nhân
tiếp tục ngứa khắp người, ở đầu chi và mi mắt ngứa nhiều hơn; da đỏ: có thể là
những đốm màu hồng nhỏ như đầu ghim, cúc áo, ranh giới không rõ so với da
lành, sau đỏ da lan rộng nhanh chóng chiếm toàn bộ da cơ thể. Có thể bong vảy da
ở vùng da mỏng, vảy bong như vảy phấn; vùng da dày bong thành mảng nhất là
lòng bàn tay, bàn chân; có nhiều mụn nước, phù và chảy nước. Đồng thời với tổn
thương da, còn xuất hiện các triệu chứng: nổi hạch nhiều nơi, hạch to, di động và
đau; gan to, có biểu hiện rối loạn chức năng; phù, tiểu ít, có albunin niệu, hồng
cầu, bạch cầu, và trụ niệu; trường hợp nặng có thể vô niệu; urê huyết cao, rối loạn
điện giải.
Thời kỳ lui bệnh, thường khoảng từ ngày thứ 10 trở đi, nếu được điều trị
tốt, bệnh nhân đỡ sốt, hoặc hết sốt, da bớt đỏ dần và trở nên sẫm màu; ngứa nhiều
hơn so với thời kỳ toàn phát, nhưng bong vảy lại giảm dần; tuy thương tổn da
thuyên giảm nhưng lại xuất hiện các rối loạn chức năng của các cơ quan như: Rối
loạn dự trữ kiềm, toan hóa máu; urê huyết cao; rối loạn điện giải, rối loạn chức
năng gan, thận; nhiều tai biến dẫn đến cấp cứu nội khoa cũng hay xảy ra ở thời kỳ
này. Bệnh tiến triển qua được các rối loạn chức năng nội tạng, bệnh nhân phục hồi
dần, nước tiểu tăng, da hết bong vảy, nền da sạm, hơi đen kéo dài khoảng vài
tháng.
Điều trị bệnh

Đỏ da bong vẩy ở chân.
Điều trị tại chỗ, cho bệnh nhân tắm thuốc tím pha loãng 1%o; xoa bột tale
toàn thân, hoặc cởi trần nằm trên bột tale. Dùng thuốc bôi các vết tổn thương chảy
nước, loét bằng dung dịch sát khuẩn như milian, bạc nitrat 0,5-1%; bôi oxyt kẽm,
mỡ salicylé 2%, flucin lên các vùng da bong vẩy, bôi miệng bằng glycerin borate;
nhỏ mắt bằng thuốc chống nhiễm khuẩn.
Chế độ ăn: nên ăn nhạt nếu có thương tổn thận; tránh thức ăn có chất đạm

nếu bệnh nhân có urê huyết cao. Truyền dịch để cân bằng điện giải, dùng các dung
dịch mặn, ngọt đẳng trương; vitamin C; truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm cho
corticoide 1-2mg/kg cân nặng; lợi tiểu chống phù; bảo vệ chức năng gan, thận;
chống bội nhiễm, chống dị ứng, hạ sốt, giảm đau chống viêm.
Làm gì để phòng bệnh?
Nên kiểm tra sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện bệnh sớm; tránh mọi
yếu tố như thuốc, vật lý, cơ học, hóa chất có thể gây tổn thương da; trong gia đình
có người bị dị ứng do thuốc thì các thành viên khác nên cẩn thận khi phải dùng
thuốc chữa bệnh; khi dùng thuốc nên ghi nhận những thuốc đã dùng và theo dõi
trong vài ngày sau để phát hiện những biểu hiện bệnh ở da. Đối với người bệnh,
cần điều trị đúng chỉ định của thầy thuốc, không nên dùng kháng sinh và corticoid
một cách tùy tiện; thận trọng khi sử dụng thuốc chữa bệnh; chỉ dùng những thuốc
thật cần thiết. Đối với các trường hợp bệnh nặng, tỏa lan và biến chứng vào nội
tạng, cần chuyển bệnh nhân lên điều trị ở cơ sở chuyên khoa da liễu.

×