Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phì đại lành tính tuyến tiền liệt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.76 KB, 5 trang )

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt:
Chọn và dùng thuốc sao cho
hiệu quả mà an toàn

Ưu tiên điều trị nội khoa là khuynh hướng mới trong điều trị phì đại
lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTL) hiện nay. Thuốc có nhiều loại nên cần biết
chọn và dùng sao cho hiệu quả.
PĐLTTL tiến triển chậm, lúc tăng lúc giảm, có một số giảm dù không dùng
thuốc. Điều trị nội khoa cải thiện được triệu chứng, không kích thích bàng quang,
làm chậm tiến triển, nhiều trường hợp tránh được mổ, ít biến chứng.
Theo hướng dẫn của Hiệp hội niệu khoa thế giới (SIU): “Trừ các trường
hợp bắt buộc mổ khi có biến chứng (bí tiểu, nhiễm khuẩn niệu, tiểu máu lặp đi lặp
lại, thận trướng nước, suy thận, sỏi bàng quang, túi ngách) còn lại cần ưu tiên cho
việc theo dõi hoặc điều trị nội khoa”. Vì thế hiện nay có đến 80% các trường hợp
PĐLTTL chỉ cần theo dõi và điều trị nội khoa, còn khoảng 20% phải phẫu thuật.
Thuốc ức chế 5-alpha reductase (5-ARI)
Enzym 5-alpha reductase chuyển đổi testosteron thành dihydrotestosteron.
Chất này kích hoạt các thụ thể androgen trong tuyến tiền liệt làm chuyển mã, giải
mã một số yếu tố tăng trưởng (như yếu tố tăng trưởng biểu mô - EGF) làm phát
sinh bệnh. Thuốc ức chế enzym này làm chậm quá trình tăng sinh tuyến tiền liệt.
Hiện có các thuốc như finasterid, dutasterid Tuy nhiên khi sử dụng thuốc có thể
gây một số rối loạn sinh dục (giảm phóng tinh, thể tích tich dịch) nhưng nhẹ và chỉ
xuất hiện trong thời gian đầu. Khi ngừng thuốc triệu chứng này sẽ hết. Thuốc
không làm thay đổi mật độ xương, lipid máu và chức năng gan.
Chỉ dùng thuốc khi kích thước tuyến tiền liệt lớn, không nên dùng khi chưa
cần. Khi dùng thuốc 3 - 6 tháng sau mới thấy kết quả. Vì vậy người bệnh không
được nôn nóng, quá lo mà tự ý dừng thuốc hoặc khi gặp một vài tác dụng phụ nhỏ.
Thuốc chẹn alpha adrenergic
Trong PĐLTTL, có khoảng 60% thành phần mô tăng sinh là tế bào cơ trơn
và mô liên kết. Khi các thụ thể alpha adrenergic nằm trong các cơ trơn tuyến tiền
liệt bị kích thích thì trương lực cơ tăng, gây rối loạn tiểu. Thuốc chẹn thụ thể alpha


adrenergic ngăn chặn sự tăng trương lực cơ, giúp cổ bàng quang mở ra dễ dàng,
cải thiện các triệu chứng có liên quan đến chức năng tống xuất của bàng quang, cải
thiện rối loạn tiểu làm chậm sự tiến triển chứ không chữa khỏi bệnh.
Nhóm chẹn alpha adrenergic gồm: nhóm chẹn thụ thể alpha-1 và 1-a tác
dụng dài (terazosin, doxarosin, alfuzosinSR và tamsulosin). Nhóm này được ưa
chuộng hơn là nhóm không chuyên biệt (phenoxybenzamin) và nhóm chẹn alpha-1
tác dụng ngắn (prazosin, alfuzosin, indoramin). Thời gian đáp ứng nhanh. Sau khi
dùng 1 -3 tuần, các rối loạn tiểu tiện giảm dần. Khi dùng 3 - 4 tháng mà không
hiệu quả thì cần ngừng thuốc. Bệnh nhân cần đi khám có thể chọn liệu pháp khác.
Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như: hạ huyết áp tư thế đứng, gây ù tai,
chóng mặt, mệt mỏi, sung huyết mũi, rối loạn xuất tinh. Khoảng 20-45% người
PĐLTTL thường bị kèm tăng huyết áp, đôi khi đã được chỉ định dùng thuốc hạ
huyết áp trước. Trong khi đó, thuốc chẹn alpha lại cũng làm hạ huyết áp tư thế
đứng, nên phải thận trọng khi dùng cho những người này. Thuốc có ảnh hưởng lên
tim, không được dùng cho người bệnh suy tim sung huyết.
Một số thuốc gây ngủ gà nhiều (như indoramin) hay hạ huyết áp thế đứng
mạnh (như prazosin, terazosin). Sau khi dùng thuốc trong vòng ít nhất 12 giờ
không nên vận hành máy móc. Riêng doxazosin làm giảm triglycerid, giảm
cholestrol tốt nhưng lại làm tăng cholesterol xấu, cần thận trọng với người có rối
loạn lipid máu. Có khoảng 10% người bệnh có thể bị mệt mỏi, hoa mắt, khô
miệng, chảy máu cam, buồn nôn (nhưng nhẹ).
Gần đây nhiều quốc gia phối hợp trong chương trình nghiên cứu CombAT
(Combination of Avodar and Tamsulosin), kết quả trên 4.844 người bệnh theo dõi
trong hai năm cho thấy: dùng phối hợp dutasterid (0,5mg/ngày) và tamsulosin
(0,4mg/ngày) cho kết quả tốt hơn nhiều so với dùng riêng lẻ từng thuốc một.
Các chiết xuất từ thảo dược
Các chiết xuất thảo dược chiếm 25,3% đến 36,8% (ở Đức, Pháp), từ 3,5%-
10% (ở Italia,Tây Ban Nha) trong tổng số các thuốc điều trị PĐLTTL Cơ chế tác
dụng mới được giả thiết, một số ít mới chỉ chứng minh trong thí nghiệm, thiếu các
nghiên cứu dược động học, sinh khả dụng. Các nghiên cứu lâm sàng hầu hết

không thiết kế đúng theo yêu cầu của WHO (không theo dõi đủ chỉ số, thời gian
theo dõi ngắn) nên độ tin cậy bị hạn chế. Một ít nghiên cứu đúng thiết kế của
WHO cho thấy các thuốc này chỉ giảm nhẹ một số triệu chứng, không làm giảm
thể tích tuyến tiền liệt, giảm PSA, giảm triệu chứng (theo thang điểm IPSS). SIU
chưa đưa chiết xuất thảo dược vào danh mục hướng dẫn điều trị. Hiện một số được
dùng nhằm cải thiện rối loạn đường tiểu dưới cho người bệnh ở thể nhẹ, ít có nguy
cơ tiến triển. Biệt dược thường dùng ở nước ta là permixon (từ quả cây cọ lùn
Serenoa repen), tadenan (từ quả đào Phi châu Pygeum africanum), pepopen (từ hạt
bí ngô Curcubita pepo Curcubitaceae), takama (từ lá trinh nữ hoàng cung Crimum
latifolium Amaryllidaceae).
Thuốc chữa PĐLTTL có nhóm chỉ chữa tiệu chứng (như chiết xuất thảo
dược), có nhóm chữa triệu chứng và làm chậm tiến triển (như nhóm chẹn alpha
adrenergic), có nhóm ngăn chặn, đẩy lùi bệnh (ức chế 5-alpha reductase ). Vì thế,
cần khám lúc đầu, khám định kỳ, đánh giá đúng trạng thái, dùng thuốc thích hợp,
không lạm dụng mổ và cũng không tùy tiện dùng thuốc

×