Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

THs BCH vấn đề sử DỤNG MẠNG xã hội TRONG CHIẾN lược PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG của báo LAOPOST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 115 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

CHDCND Lào

: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

NDCM

: Nhân dân Cách Mạng

MXH

: Mạng xã hội

CNTT

: Công nghệ thông tin

PV

: Phỏng vấn

CC

: Công chúng


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



DANH MỤC HÌNH


4

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hịa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia có nền
văn hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú và tồn tại từ rất lâu đời. Mặc dù
trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, song nhân dân của các bộ tộc Lào
vẫn một lịng đồn kết và tin vào Đảng, cùng chung một ý chí, quyết tâm xây
dựng đất nước, đưa đất nước ngày một đi lên sánh vai cùng các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Sau Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), đất nước
Lào chính thức bước vào một giai đoạn xây dựng và phát triển mới, chuyển từ
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Quá trình này đã tác động đến tất cả các mặt của đời sống
xã hội, tạo ra sự thay đổi lớn trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực báo
chí. Sau 30 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, hệ thống báo chí của nước
CHDCND Lào đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng cũng
như chất lượng. Sự cố gắng đó thể hiện vai trị to lớn của các cơ quan thơng
tấn báo chí.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của q trình tồn cầu hóa, thơng
tin đến với người dân ngày càng phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Trong
tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu được cập nhật
thông tin của công chúng ngày càng cao.
Trong mơi trường phát triển số hóa mạnh mẽ, truyền thông xã hội ngày

càng chứng minh vai trị quan trọng trong mối quan hệ với báo chí cũng như
công chúng. Tại Lào, với sự bùng nổ của những mạng xã hội như Facebook,
Instagram, Blog…, nhà báo dễ dàng tìm kiếm thêm nhiều thơng tin cho bài
viết, các tòa soạn sử dụng mạng xã hội để tăng lượng người xem, người tiếp
cận với chính trang báo điện tử. Nhiều tờ báo cũng đã nhờ những Fanpage


5

trên mạng xã hội để tăng đáng kể lượng bạn đọc tương tác, hay tạo thành
cộng đồng người đọc quen thuộc. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng đem lại
nhiều khó khăn cho báo chí khi trực tiếp cạnh tranh lượng người đọc do
khả năng tương tác, lan truyền, tiếp cận với người dùng cao hơn. Nhiều
người có xu hướng đọc tin trên mạng xã hội thay vì tìm đến đọc báo. Thêm
đó, nhiều phóng viên báo chí cũng đang q lệ thuộc vào mạng xã hội, lấy
đề tài, thông tin từ mạng xã hội nhưng thiếu sự thẩm định, khiến nhiều khi
báo chí lại bị chi phối quá lớn.
Trong hệ thống báo chí Lào, báo Laopost có vị trí và vai trò đặc biệt.
Từ khi đổi mới đến nay, báo Laopost khơng chỉ hồn thành xuất sắc nhiệm
vụ thơng tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân, mà cịn hồn thành trách
nhiệm là chiếc cầu nối, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân
dân tới Đảng và Nhà nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa đất nước. Báo đã tích cực tuyên truyền những thành tựu đổi
mới, khiến cho chất lượng thông tin ngày càng tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn
hơn và ngày càng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với công
chúng.
Mạng xã hội được báo Laopost sử dụng phổ biến trong hoạt động báo
chí của tịa soạn và hoạt động tác nghiệp của phóng viên với chiến lược phát
triển công chúng hiệu quả. Đây là một tờ báo ứng dụng nhiều mạng xã hội

nhất tại Lào hiện nay. Thành lập năm 2013, chỉ sau 4 năm hoạt động, Laopost
đã trở thành “hiện tượng” khi xếp thứ nhất các báo điện tử và xếp thứ 2 các
website có lượng truy cập cao nhất tại Lào hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài “Vấn đề sử dụng
mạng xã hội trong chiến lược phát triển công chúng của báo Laopost” làm
luận văn thạc sĩ báo chí. Đây là một vấn đề có ý nghĩa cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn của báo chí Lào nói chung và báo LaoPost nói riêng.


6

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, tại CHDCND Lào, các tài liệu nghiên cứu về lý luận báo chí
nói chung cịn hạn chế, đặc biệt là các tài liệu nghiên cứu về báo LaoPost.
Tại Việt Nam, có nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
mạng xã hội với báo chí – truyền thơng. Cụ thể:
Đỗ Công Anh (Bộ Thông tin và Truyền thông) (2011) với đề tài khoa
học cấp Bộ “Nghiên cứu xu hướng phát triển mạng xã hội và đề xuất chính
sách định hướng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam” đã tập trung nghiên
cứu hiện trạng phát triển mạng xã hội trên thế giới, tại Việt Nam và dự báo xu
hướng phát triển của mạng xã hội trong thời gian tới.
Sách chuyên khảo “Báo chí và mạng xã hội” của Đỗ Chí Nghĩa và
Đinh Thị Thu Hằng (2014) đã chỉ ra đặc điểm, bản chất mối quan hệ giữa
báo chí và mạng xã hội là vừa tác động qua lại vừa tương tác, tận dụng lẫn
nhau, đặc biệt là là tính cạnh tranh thể hiện rất mạnh: cạnh tranh về thông
tin thời sự, cạnh tranh về tính cơng khai, nhiều chiều, hơn cả là tính tương
tác. Đối với báo chí, mạng xã hội là một trong những địa hạt không thể
thiếu trong giai đoạn hiện nay, mạng xã hội cung cấp thông tin, đề tài một

cách rộng rãi, hiệu quả, sát thực cho báo chí. Mạng xã hội giúp thơng tin
báo chí được quảng bá rộng rãi thơng qua các chia sẻ của các thành viên
mạng xã hội. Mạng xã hội cũng là một kênh phản biện thơng tin của báo
chí, kênh tương tác giữa báo chí và độc giả. Bên cạnh đó, mạng xã hội cịn
tác động đến cách thức làm việc của nhà báo làm thay đổi quá trình làm
báo truyền thống.
Bàn về sự liên kết chặt chẽ giữa báo chí và mạng xã hội, Đinh Thị Thuý
Hằng (2015) trong bài báo khoa học Liên kết giữa báo chí và mạng xã hội (Tạp
chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng 12/2015, Tr. 31-33) đưa ra những
đặc điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa hai chủ thể trên. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh những yếu tố mang đậm tính thực tiễn hiện nay.


7

Huỳnh Văn Thông (2015) trong nghiên cứu “Nhận diện ảnh hưởng của
truyền thơng xã hội đến báo chí Việt Nam” đã khẳng định sự bùng nổ của
truyền thông xã hội, tạo ra những ảnh hưởng đáng kể, thậm chí cịn làm đảo
lộn cảnh quan báo chí và biến dạng diện mạo báo chí Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhiều hội thảo về mạng xã hội được tổ chức với
các quy mơ khác nhau, thể hiện vai trị quan trọng của mạng xã hội trong sự
phát triển chung của xã hội. Một số hội thảo tiêu biểu:
- Hội thảo “Mạng xã hội và báo chí” do Bộ Thơng tin và Truyền thông
cùng Đại sứ quán Thuỵ Điển phối hợp tổ chức ngày 28, 29/10/2011 tại Huế đã
đưa ra vấn đề, phân tích tác động của mạng xã hội đến báo chí và đề xuất ý
kiến về trách nhiệm của nhà báo, cơ quan báo chí.
- Hội thảo “Tác động của truyền thơng xã hội lên tác nghiệp báo chí”
do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các
Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 24/12/2011. Các tham luận
đều khẳng định mạng xã hội đã trở thành một công cụ đắc lực cho nghề báo

bên cạnh các kỹ năng tác nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, các tham luận cũng
lưu ý báo chí khi tiếp cận tin tức trên truyền thông xã hội cần lựa chọn và
kiểm chứng để chính thống hố thơng tin.
- Hội thảo “Khai thác mạng xã hội phục vụ công tác thơng tin báo chí”
được tổ chức ngày 18/6/2013 tại Hà Nội giới thiệu một số kỹ năng khai thác hiệu
quả nguồn thông tin phong phú từ các mạng xã hội và tạo cơ hội để các cơ quan
báo chí trong nước và nước ngoài trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Hội thảo “Tương tác giữa báo chí và mạng xã hội” do Hội Nhà báo
Việt Nam phối hợp với Văn phòng đại diện Quỹ tài trợ Konrad Adenauer
Stiftung (Đức) tại Việt Nam tổ chức ngày 13/5/2015. Các nhà quản lý báo chí
của Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí – truyền thơng, các tổ chức, các
nhà báo… đã cùng trao đổi, phân tích các vấn đề liên quan đến nhà báo sử
dụng mạng xã hội như thế nào trong quá trình tác nghiệp, đạo đức nhà báo và


8

cách giải quyết thách thức tại cơ quan báo chí của mình… cần có nhìn nhận
và hiểu biết về mạng xã hội trong xu thế phát triển công nghệ mạnh mẽ.
- Hội thảo khoa học : “Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội
thông tin ở Việt Nam” thuộc đề tài cấp Nhà nước KX.01.10/16-20, tổ chức
ngày 24/10/2017 tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền đã đưa ra những vấn
đề: cơng tác quản lý báo chí bằng pháp luật trong bối cảnh phát triển truyền
thông xã hội, một số vấn đề về quản lý thông tin trên mạng xã hội ở Việt Nam
hiện nay từ góc nhìn pháp lý và đạo đức; góc nhìn an ninh…
Rất nhiều khóa luận, luận văn về đề tài mạng xã hội đã được nghiên cứu
thành công thời gian qua như: “Tác động của mạng xã hội đối với báo mạng điện
tử ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2011); “Chia sẻ thông tin
trên mạng xã hội Việt Nam và ảnh hưởng của nó với sự phát triển của báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thương (2011); “Sự tương tác giữa

truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” của Chu Vân Anh
(2012); “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay” của Dương Nam Hoàng (2013); “Tác động của báo mạng
điện tử đối với mạng xã hội” của Nguyễn Thị Huyền Trang (2016)…
Nghiên cứu về chiến lược phát triển cơng chúng báo chí, Nguyễn Thị
Bích Yến (2017) trong luận án tiến sĩ báo chí học Chiến lược và giải pháp
phát triển công chúng thị trường báo Wiener Zeitung (Cộng hịa Áo), đã
nghiên cứu, phân tích 11 chiến lược và giải pháp phát triển công chúng thị
trường báo Wiener Zeitung (2010-2016), 12 chiến lược và giải pháp phát triển
công chúng thị trường/khách hàng APA (2010-2018), 6 chiến lược và giải
pháp phát triển công chúng thị trường/khách hàng ORF (2010 – 2020), nhằm
làm sáng tỏ mục đích, phương thức tiến hành, ý nghĩa xuất sắc... của các
nhóm chiến lược và giải pháp mà ba đơn vị đã lựa chọn.
Tuy nhiên, các tài liệu trên đều đề cập chủ yếu đến mạng xã hội của thế
giới nói chung, của Việt Nam nói riêng, chưa có cơng trình đề cập đến góc độ


9

nghiên cứu mạng xã hội của Lào và báo Lao Post. Do vậy, tác giả nghiên cứu đề
tài “Vấn đề sử dụng mạng xã hội trong chiến lược phát triển cơng chúng của báo
Laopost” là hồn tồn mới, khơng trùng lặp với các cơng trình đã được cơng bố.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu

3.1.

- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội, những

thành công, hạn chế trong chiến lược phát triển công chúng của báo Lao Post.
- Luận văn giúp cho cơ quan báo chí, các nhà báo Việt Nam và Lào
nhận thức đầy đủ hơn tầm quan trọng của vấn đề sử dụng mạng xã hội trong
hoạt động báo chí. Có tác dụng thiết thực trong hoạt động, nghiệp vụ báo chí,
với những người làm báo của Lào trong chiến lược phát triển công chúng.
Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận – thực tiễn cơ bản về sử dụng mạng xã hội
trong chiến lược phát triển cơng chúng.

-

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, những thành công và hạn chế trong
vấn đề sử dụng mạng xã hội trong chiến lược phát triển công chúng của báo
Laopost.

-

Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng mạng xã hội trong vấn đề phát triển công chúng của báo chí Laopost nói
riêng và báo chí Lào nói chung.

4.
4.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sử dụng mạng xã hội trong
chiến lược phát triển công chúng của báo Laopost.

4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu báo Laopost và
công chúng báo Laopost.
Phạm vi thời gian: từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2017.


10

5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận

5.1.

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin;
quan điểm, tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam và
CHDCND Lào về báo chí – truyền thơng, về mạng xã hội cũng như hệ thống
lý luận về báo chí – truyền thông.
Phương pháp nghiên cứu

5.2.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiếp cận các giáo trình, tài liệu để đúc

kết ra những vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn báo chí – truyền thong.
- Phương pháp phân tích nội dung thơng điệp: khảo sát nội dung, hình
thức thơng tin báo chí qua mạng xã hội của báo Laopost năm 2016 và 6 tháng
đầu năm 2017.
- Phương pháp phỏng vấn anket: khảo sát cơng chúng đang tham gia
fanpage của báo Laopost bằng hình thức gửi phiếu qua tin nhắn mạng xã hội.
Tác giả đã gửi 480 phiếu tương ứng tỷ lệ công chúng của mỗi tài khoản
(facebook 110 phiếu, google+ 100 phiếu, twitter 90 phiếu, Instagram 80 phiếu,
Myspace và Pinterest mỗi tài khoản 50 phiếu). Số phiếu thu về được 191.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Ông Somsak Khandavong, Tổng biên tập, phụ trách trang Fanpage
của báo Laopost.
+ Ơng Sounthone Khanthavong, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Lào, đồng
thời là tổng biên tập báo PathetLao (Thông tấn xã Lào).
+ Công chúng thường xuyên theo dõi Laopost: 5 người.
6.
6.1.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề sử dụng mạng xã hội
trong chiến lược phát triển công chúng của báo Laopost.


11

- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến mạng xã
hội, chiến lược phát triển cơng chúng, đến báo chí Lào nói chung và báo
Laopost nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn


6.2.

- Luận văn cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá, giải pháp cụ thể để các cấp
lãnh đạo quản lý có chủ trương, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng mạng xã hội phát triển cơng chúng cho báo chí Lào cũng như báo Laopost.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu báo chí nói
chung, báo chí ở nước CHDCND Lào nói riêng, nhất là đối với báo Laopost.
Đồng thời, luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ báo chí của Lào.
7.

Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính, luận văn bao gồm 3 chương.


12

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ
1.1.

Các khái niệm cơng cụ

1.1.1.

Mạng xã hội


1.1.1.1.

Khái niệm
Mạng xã hội hay còn được gọi là mạng xã hội ảo, mạng xã hội trực
tuyến (Social network, Virtual network). Xuất hiện từ những năm 90 của thế
kỷ 20 và bùng nổ mạnh mẽ trong mấy năm gần đây. Hiện nay, mạng xã hội đã
khơng cịn xa lạ đối với người dùng Internet. Tuy vậy, xung quanh thuật ngữ
cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo Giáo sư Nicole B. Ellison - Khoa Nghiên cứu Thông tin - Truyền
thông đại học Bang Michigan (Mỹ), mạng xã hội là những dịch vụ trên nền
tảng web cho phép các cá nhân: (1) xây dựng hồ sơ thông tin công khai
(hoặc bán công khai) bên trong một hệ thống giới hạn, (2) kết nối với
những người sử dụng khác để chia sẻ điều gì đó, (3) thấy được các kết nối
của mình và các hoạt động mà những người sử dụng mạng xã hội kết nối
với mình thực hiện. Hình thức kết nối cụ thể có sự khác biệt nhất định giữa
các website mạng xã hội khác nhau.
Trong khoản 22 điều 3 chương 1 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thơng tin trên mạng có ghi rõ:
"Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng
người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ
và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá
nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình
ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác".


13

Các nhà khoa học tại Việt Nam có nhiều cách tiếp cận về thuật ngữ
này. Đỗ Chí Nghĩa, Đinh Thị Thu Hằng đưa ra quan điểm: “Mạng xã hội

đó là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và
liên kết giữa các thành viên đó. Mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép
kết nối các thành viên cùng sở thích khơng phân biệt không gian và thời
gian” [28, tr.8]
Chúng tôi tiếp cận khái niệm mạng xã hội với cách hiểu thông dụng
như sau:
-

Mạng xã hội là đại diện tiêu biểu của web 2.0, 3.0, 4.0 mô phỏng các mối
quan hệ trong xã hội thực.

-

Mạng xã hội giúp tạo dựng bản sắc riêng cho mỗi thành viên và kết nối họ
mà không phân biệt thời gian và không gian thành một cộng đồng trực tuyến.
Sự kết nối này được thực hiện thông qua các tính năng như kết bạn, trị
chuyện trực tuyến (chat), email, chia sẻ đường link, click… nhằm phục vụ
những yêu cầu chung và những giá trị của xã hội.
Đặc điểm

1.1.1.2.
-

Tính liên kết cộng đồng
Nhắc đến đặc điểm của mạng xã hội, yếu tố đầu tiên và dễ nhận thấy
nhất chính là tính liên kết hay khả năng liên kết cộng đồng. Có thể xem liên
kết chính là mục đích đầu tiên và rõ ràng nhất khi mạng xã hội được con
người phát minh. Sự liên kết giữa các thành viên mạng xã hội tạo thành một
cộng đồng mạng với số thành viên đông đảo, vượt qua cả giới hạn về khơng
gian và thời gian của đời sống thực. Tính liên kết của mạng xã hội cũng nâng

cao sự hiểu biết về cộng đồng trong mỗi cá nhân.

-

Tính đa phương tiện
Cũng giống như báo điện tử, mạng xã hội có sự kết hợp chặt chẽ, trở
thành tập hợp của nhiều phương tiện truyền thơng khác nhau bao gồm chữ
viết, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, audio, video, màu sắc, đồ họa, hình


14

khối…. Được xây dựng trên nền tảng web 2.0, 3.0, 4.0 nên mạng xã hội
còn sở hữu rất nhiều tiện ích như chia sẻ/gửi hình ảnh, chat, chat voice,
chia sẻ bài hát, bộ phim, đường link, gửi tập tin... Có thể nói, tính đa
phương tiện của mạng xã hội hồn tồn khơng hề thua kém bất cứ tờ báo
điện tử nào, thậm chí là vượt trội.
-

Khả năng tương tác cao
Mạng xã hội kết nối mọi người với nhau. Hơn thế nữa, mạng xã hội
được thiết kế để những thành viên đã kết nối có thể tương tác với nhau một
cách tức thì và liên tục. Thơng tin đi và đến giữa các tài khoản mạng xã hội
diễn ra nhanh chóng. Các thao tác để thành viên mạng xã hội có thể tương tác
lẫn nhau như share, comment, like, tweet, retweet… cũng được thực hiện dễ
dàng. Sự tương tác diễn ra theo nhiều hướng: giữa người đăng thông tin và
người nhận thông tin; giữa những người cùng nhận thông tin; giữa người đăng
và người bổ sung thêm thông tin. Rào cản về mặt khơng gian và thời gian
khơng cịn nghĩa lý với nền tảng này.


-

Khả năng lưu giữ và truyền tải lượng thông tin khổng lồ
Mạng xã hội ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu được chia sẻ và
bộc lộ bản thân của chính người sử dụng. Với lượng thành viên đông đảo và
phương thức truy cập cũng như đăng tải dễ dàng, mạng xã hội nhanh chóng
trở thành một kho thơng tin khổng lồ do chính người sử dụng xây dựng nên.
Thông tin được một cá nhân đăng tải, sau đó các cá nhân khác tiếp tục luận
bàn và chia sẻ tới bạn bè, người quen… bởi vậy đã tạo thành dịng chảy thơng
tin liên tục và đầy ắp.

-

Khả năng lan tỏa rộng lớn
Khả năng lan tỏa rộng lớn của mạng xã hội được thể hiện ở hai khía
cạnh. Thứ nhất, đó là sự lan tỏa về thơng tin và thứ hai, đó là sự lan tỏa về
mặt cảm xúc (thậm chí dẫn tới sự lan tỏa - ảnh hưởng về nhận thức, thái
độ và hành vi).


15

1.1.2.

1.1.2.1.

Cơng chúng, cơng chúng báo chí, cơng chúng mạng xã hội
Công chúng
Công chúng với nghĩa là một danh từ để chỉ một tập hợp xã hội được
cấu thành một cách phức tạp bởi nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, mỗi người

đều đang sống trong những mạng lưới xã hội và những mối quan hệ xã hội
nhất định. Khi nghiên cứu về công chúng của một phương tiện thông tin đại
chúng, không thể tách rời những độc giả hay khán giả ra khỏi môi trường
sống của họ, mà ngược lại, phải đặt họ vào trong các hoàn cảnh sống cũng
như các mối quan hệ xã hội của họ.
Trong truyền thông: "Cơng chúng nói chung có thể được hiểu là những
người tiếp nhận và được các sản phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để
tác động" [10, tr.95]. Đây là một thực thể rất phức tạp bao gồm nhiều nhóm,
nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau.

1.1.2.2.

Cơng chúng báo chí
Có nhiều cách tiếp cận định nghĩa về cơng chúng báo chí. Về cơ

bản, các nhà khoa học cho rằng cơng chúng báo chí là những người tiếp
nhận, sử dụng thơng tin của báo chí, đồng thời cũng tham gia diễn đàn,
bình luận và phản hồi các thơng tin, sản phẩm báo chí. Theo Nguyễn Văn
Dững, “Cơng chúng báo chí có thể được hiểu là quần thể dân cư hay
nhóm đối tượng mà báo chí gây ảnh hưởng hoặc hướng vào để gây ảnh
hưởng” [9, tr.139].
Chúng tôi tiếp cận theo góc độ sau: Cơng chúng báo chí là đối
tượng mà báo chí (bao gồm báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng,
báo chí trên thiết bị di động) hướng vào để tác động, nhằm lôi kéo, thu
phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng thời, cơng chúng cịn
tương tác trở lại, tham gia vào q trình sáng tạo tác phẩm phát tán
thơng tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí
- truyền thơng.



16

1.1.2.3.

Cơng chúng mạng xã hội

Trong thời kỳ tồn cầu hóa hiện nay, công chúng mạng xã hội được mở
rộng đối với tất cả đối tượng, phạm vi địa lý, đặc điểm nhân khẩu học…
Trong mối quan hệ với báo chí, cơng chúng mạng xã hội có một bộ phận chỉ
sử dụng mạng xã hội để với mục đích, hoạt động cá nhân như chia sẻ ảnh,
status, theo dõi và bình luận bạn bè… Tuy nhiên, hầu hết công chúng khi
tham gia mạng xã hội đều đọc/xem thông tin được dẫn link từ báo chí. Bởi
vậy, cơng chúng mạng xã hội về cơ bản vẫn đồng thời là công chúng báo chí,
nhưng có sự khác biệt về phương tiện, hình thức sử dụng, kênh chuyển tải,
mục đích tiếp nhận.
Cơng chúng đọc báo trên mạng xã hội có những đặc điểm như sau:
- Khơng có nhu cầu, điều kiện tiếp nhận báo chí qua các loại
hình báo chí
Khi con người có q nhiều mối quan tâm trong một môi trường xã hội
năng động, xã hội mở như hiện nay thì việc tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi
phí… là tối cần thiết. Cách phân phối báo chí hoặc sắp đặt các chương trình
phát thanh và truyền hình khiến cho cơng chúng khơng được lựa chọn, cảm
thấy bị áp đặt và phụ thuộc. Khơng nhiều người có đủ thời gian để đọc tồn
bộ nội dung của một tờ báo, cũng không thể liên tục theo dõi các thơng tin
mình cần trên sóng phát thanh hay truyền hình.
Hơn thế nữa, chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, nhu
cầu tiếp nhận thơng tin của con người ngày càng địi hỏi cao hơn. Bên cạnh
chất lượng thơng tin chân thực, hình thức thơng tin, cơng chúng địi hịi những
thơng tin đó phải được cập nhật nhanh nhạy nhất, kịp thời nhất.
- Muốn cập nhật thông tin nhiều nhất trong khoảng thời

gian nhanh nhất
Mạng xã hội giúp công chúng phân loại, chọn lọc thơng tin, có thể
nhanh chóng lựa chọn đâu là thơng tin mình cần, đâu là thơng tin khơng cần


17

thiết để bỏ qua. Tất cả những thông tin, vấn đề được dư luận xã hội quan tâm
đều được đưa lên mạng và nhiều vấn đề được xuất phát từ mạng xã hội.
- Có trình độ nhất định về cơng nghệ
Mạng xã hội là một loại hình truyền thơng mới, mang những đặc
điểm riêng khác biệt so với các loại hình truyền thống. Đó là tính hiện đại
với những ứng dụng kỹ thuật và phương tiện thông tin tiên tiến… Chính sự
khác biệt này mà đối tượng cơng chúng cũng mang những nét đặc thù khác
biệt so với đối tượng cơng chúng của các loại hình truyền thống.
- Có nhu cầu cao trong việc chia sẻ, trao đổi thơng tin.
Vì nhiều lý do khách quan, chủ quan khác nhau, ngày nay con người ít
có thời gian để nói chuyện trực tiếp, trao đổi, chia sẻ thông tin hay một vấn đề
cùng quan tâm. Việc chia sẻ, trao đổi thông tin qua các công cụ trực tuyến
ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích.
1.1.3.

Chiến lược phát triển cơng chúng báo chí
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng như các mạng xã
hội đã và đang buộc các cơ quan báo chí phải định hình lại hoạt động của
mình. Sự phát triển của mạng xã hội là kết quả của việc người Internet di
chuyển sang các thiết bị di động để dễ chơi và dễ truy cập mọi lúc mọi nơi.
Chỉ trong vòng 2 năm (kể từ đầu năm 2015), mạng xã hội đã làm thay đổi
cán cân quyền lực giữa các cơ quan báo chí và các nền tảng phát hành nội
dung thơng tin với 1,7 tỷ người sử dụng mỗi tháng trên toàn cầu. Facebook

đã được coi là một “tờ báo lớn nhất trên thế giới”, nói cách khác là một
nguồn tin lớn nhất.
Theo kết quả khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters
thuộc Đại học Oxford với sự tham gia của 44% người trên 26 quốc gia cho
biết: họ coi Facebook là nguồn tin chủ yếu, tỷ lệ cho báo tụt xuống mức thê
thảm là 24%, các nền tảng thuộc sở hữu của Facebook – bao gồm cả
Instagram, Messenger và Whatsapp – tiếp cận tới 86% người dùng Internet


18

trong độ tuổi từ 16 đến 64 tuổi tại 33 quốc gia trong khảo sát của
GlobalWebinbox.
Với những lợi thế và cơ hội như vậy, báo chí hiện nay đang có xu
hướng phát triển công chúng với “chiến lược social”. Nhiều cơ quan báo chí
tạo Fanpage rồi đăng tải thơng tin đếu đặn mỗi ngày với hy vọng xây dựng
đội ngũ cơng chúng trung thành.
Thực tế cho thấy có 3 chiến lược phát triển công chúng nổi bật sau
đây [39]:
1.1.3.1.

Chiến lược kênh đa năng ưu tiên cho việc tăng trưởng về tiêu thụ nội dung
Đây là chiến lược hiệu quả cho những cơ quan báo chí khơng
q chú trọng vào việc kiếm tiền từ quảng cáo, ví dụ như BBC có
nguồn kinh phí từ thu phí người dùng, tiền thuế hoặc qun góp tài
chính; các tổ chức phi lợi nhuận muốn tương tác với công chúng
thông qua các nội dung tin tức như Greenpeace.
Chiến lược này cũng có hiệu quả đối với những cơ quan báo chí
muốn đưa nội dung thơng tin vươn xa ngồi cơng chúng trong nước
hoặc địa phương, muốn mở rộng đối tượng công chúng trẻ hoặc công

chúng tồn cầu. Một số đơn vị khơng cần phải kiếm tiền trong thời
gian ngắn hạn vì họ đã có nguồn thu từ nơi khác, chẳng hạn như CNN
có nguồn thu từ Truyền hình Cáp. Nhiều hãng tin chuyên về digital
mới ra đời như Buzzfeed hoặc vice cũng đang tranh thủ tăng mức độ
phủ sóng thơng qua truyền thơng xã hội bởi mục tiêu của họ có thể là
về quy mơ để một ngày nào đó sẽ bán cơng ty đi.
Những cơ quan báo chí – truyền thơng xây dựng mơ hình kinh
doanh thương mại điện tử lớn như các trang rao vặt có thể cũng tích
cực đi theo chiến lược phát hành nội dung thông tin trên nền tảng
truyền thông xã hội bởi về cơ bản thì họ dùng tin tức để dẫn dụ truy
cập và kiếm lợi từ hoạt động kinh doanh [35,tr,8].


19

1.1.3.2.

Chiến lược tạo dựng quan hệ sẽ ưu tiên kiểm sốt dữ liệu về người dùng hơn
là tăng trưởng
Có rất nhiều tờ báo muốn nắm chắc mối quan hệ trực tiếp với
độc giả của mình, muốn thu thập dữ liệu riêng chứ khơng phải là
những thơng tin ít ỏi từ các mạng xã hội, hoặc thu phí người dùng.
Trong trường hợp này, họ sẽ chỉ coi là nền tảng truyền thông xã hội
như là các kênh Marketing mà thôi. Tờ New York Time và Wall Street
Journal là những tập đoàn truyền thơng như thế. Họ đã có những hoạt
động kinh doanh thu phí vơ cùng hiệu quả nên chẳng dại gì làm ảnh
hưởng đến nguồn thu đó bằng việc dâng nội dung cho kẻ khác. Có thể
họ vẫn muốn bắt tay với các nền tảng truyền thông xã hội nhưng theo
cách rất chiến lược, chia sẻ nội dung đến mức nào hoặc nhằm đến đối
tượng nào là điều cần nhắc kỹ. Có thể họ cũng nhằm đến mục tiêu

biến những người dùng trên mạng xã hội thành người trả phí đọc báo
sau này chứ khơng cần có lượng like nhiều.
Cũng có những cơ quan báo chí –truyền thơng khơng thấy có
khả năng tăng mức độ phủ sóng bởi họ nhằm đến thị trường ngách
hoặc tập trung vào địa phương của mình, hoặc có những tờ báo đã
duy trì được lượng truy cập trực tiếp quá tốt. Chẳng hạn như
Russmedia của Áo, chủ sở hữu trang VOL.at, cũng sử dụng truyền
thông xã hội cho hoạt động tác nghiệp social journalism chứ không
phát hành nội dung thông tin trên các nền tảng đó [34,tr.9].

1.1.3.3.

Chiến lược thử nghiệm
Đây là giải pháp dành cho những cơ quan báo chí chưa đề ra
được những chiến lược rõ ràng. Họ sẽ thử nghiệm với quy mô nhỏ,
ví dụ đăng một số bài lên Facebook để theo dõi hiệu quả hoặc kiểm
tra xem hệ thống Facebook Audience Network có mang lại hiệu quả
tốt khơng.


20

Mỗi cơ quan báo chí phải xác định được chiến lược tổng thể
của mình để có chiến lược phù hợp. Chiến lược dựa trên những câu
hỏi vô cùng quan trọng mà mỗi cơ quan báo chí có câu trả lời khác
nhau: Cơ quan báo chí – truyền thơng muốn và có thể đóng vai trị gì
trong chuỗi giá trị thơng tin? Họ chỉ muốn là đơn vị sáng tạo nội
dung hay muốn nắm cả nội dung thông tin lẫn công chúng? Họ có
lợi thế cạnh tranh gì so với các nền tảng truyền thơng xã hội? Họ
thực sự có giá trị gì được coi là độc đáo?

Nhưng dù thế nào đi nữa, báo chí chính thống chạy theo và
chạy đua với truyền thông xã hội chắc chắn là sai lầm. Nhà báo
Meredith Artley của CNN nhấn mạnh tại hội nghị cấp cao mạng lưới
các tổng biên tập toàn cầu (GEN) vào tháng 6/2016 rằng: “Đúng là
có những thuật tốn trên Facebook và các nền tảng truyền thông xã
hội khác. Chúng ta khơng kiểm sốt được chúng nhưng chúng ta
kiểm sốt được những bài báo mà chúng ta viết ra, cách thức chúng
ta thực hiện, chúng ta cũng kiểm soát vị trí và thời điểm chúng ta
đăng tải những bài báo đó” [34,tr.11].
Theo Nguyễn Thị Bích Yến, lý thuyết chiến lược của Michael Porter
đã chỉ ra rằng: “Một chiến lược cần thực hiện ít nhất trong 3 năm mới có ý
nghĩa. Đó là thời gian để mọi người thành thạo, để phát triển công nghệ, để
khách hàng hiểu bạn là ai, bạn làm gì” [33].
1.2.

Mối quan hệ giữa mạng xã hội – cơng chúng – báo chí
Báo chí là loại hình các phương tiện truyền thông đại chúng được
cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin
nhanh nhất, mới mẻ nhất đến cho đông đảo cơng chúng, nhằm tích cực
hóa đời sống thực tiễn. Với việc ra đời báo mạng điện tử, thơng tin báo
chí giờ đây được đẩy lên mạng không phải hàng ngày mà hàng giờ, hàng
phút. Công nghệ hiện đại, cộng với những tiện tích của Internet đã giúp


21

“xuất bản” báo rất nhanh chóng, giảm bớt nhiều quy trình xử lý quá phức
tạp do rào cản của các yếu tố kĩ thuật. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mạng
xã hội đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và thách thức đối với báo chí.
Với lợi thế của nó, mạng xã hội vừa là mảnh đất màu mỡ cho báo chí,

cung cấp nội dung, đồng thời những thơng tin nhanh nhạy, phong phú,
rộng lớn giúp báo chí tìm đến sự thật của thông tin khi tác nghiệp. Vấn đề
tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để thúc đẩy năng lực của báo chí
trong việc thơng tin nhanh nhạy, đa chiều, thiết thực tới công chúng đã
được đặt ra. Nhưng để tận dụng tốt, trước hết chúng ta cần nhận thức bản
chất mối quan hệ này.
Chúng tôi khái qt mối quan hệ này theo góc độ nhìn nhận từ mạng xã
hội tham chiếu tới báo chí và cơng chúng:
1.2.1.

Mạng xã hội cung cấp thông tin một cách rộng rãi, hiệu quả, sát thực cho
báo chí, sát với nhu cầu, thị hiếu công chúng
Thông tin trên mạng xã hội là một nguồn đề tài phong phú cho báo chí.
Mạng xã hội là nơi mọi người thoải mái chia sẻ các thông tin trong đời sống.
Nhiều thông tin, sự kiện, dữ liệu cá nhân được cập nhật thường xuyên và liên
tục trên mạng xã hội. Với mạng xã hội chỉ cần mỗi người có một chiếc điện
thoại thơng minh họ có thể hồn tồn trở thành người đưa tin.
Thơng tin trên mạng xã hội nhìn chung có những ưu điểm sau:

-

Thơng tin đa dạng và cập nhật nhanh chóng, thơng tin rất phong phú, nhiều
chiều, mang đủ các sắc thái khác nhau cả tích cực lẫn tiêu cực.

-

Thơng tin trên mạng xã hội có tình lan truyền tức thì và rộng rãi. Chỉ với
chiếc điện thoại thông minh hoặc những thiết bị kết nối được với Internet thì
người dùng có thể đưa thơng tin trực tuyến một cách nhanh chóng thông qua
các tài khoản mạng xã hội.


-

Thông tin trên mạng xã hội mang tính tương tác cao. Bản chất mạng xã hội là
nơi chia sẻ, trao đổi, bàn luận thông tin giữa các cá nhân. Họ thể hiện quan


22

điểm, cảm xúc, thái độ của mình trước các thơng tin được chia sẻ. Họ tạo thành
những cuộc bàn luận thông tin về thông tin theo cấp độ càng lúc càng mở rộng
và phong phú hơn với ý kiến của nhiều người.
Với những ưu điểm như vậy, nhiều nhà báo đã phát hiện những vấn đề
nóng, các góc độ đang được dư luận chú ý, từ đó triển khai đề tài cho tác
phẩm báo chí của mình để đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Những thông tin trên mạng xã hội là những gợi ý, đầu mối giúp các nhà
báo nhận diện, phát hiện những vấn đề bức xúc đang diễn ra. Những phản ánh
của cư dân mạng là những dấu hiệu, bằng chứng cho thấy những vấn đề đang
tồn tại trong đời sống. Nhà báo phải thẩm định độ chính xác, tìm hiểu mức độ
của vấn đề rồi sử dụng cho những tác phẩm báo chí của mình.
Thơng tin trên báo chí là những thơng tin phong phú, đa dạng ít khi bị
giới hạn trong một khn khổ nhất định nên tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận
thơng tin một cách nhanh nhất. Trên mạng xã hội còn có các nhóm, các hội
cùng chung sở thích v.v… Khi có một sự việc nào đó xảy ra, nhà báo cũng có
thể thu thập thơng tin bằng cách vào nhóm hoặc hỏi các thành viên trong
nhóm để lấy được thơng tin nhanh, chân thật khi chưa có điều kiện tiếp xúc
với hiện thực nơi xảy ra sự việc.
Hơn nữa, khi có một vấn đề nào đó xảy ra và được phản ánh trên báo
chí, rồi được đăng tải lên mạng xã hội và ngay lập tức sẽ nhận được các
phản hồi phong phú từ cơng chúng. Những ý kiến có thể chưa thực sự

chính xác và đúng nhưng có ý nghĩa rất nhiều. Cùng với đó, nhà báo có thể
lắng nghe những ý kiến, những bình luận, tranh luận trên mạng xã hội, từ
đó mở rộng đào sâu vào vấn đề, làm cho bài báo có sức thuyết phục hơn rất
nhiều. Nhà báo cũng có thể nhờ đó mà biết được mình có thể tiếp tục viết
ra sao, như thế nào.
1.2.2.

Mạng xã hội giúp thơng tin báo chí được quảng bá rộng rãi đến công


23

chúng
Mạng xã hội có nhiều chức năng được cơng chúng đặc biệt ưu thích
sử dụng như Chat, E-mail, Chiếu phim ảnh, Voice chat, chia sẻ….Thơng
qua các tính năng đó, mạng xã hội tạo ra nguồn thông tin phong phú, đa
dạng và không gian chia sẻ rộng rãi. Khi một người chia sẻ thông tin cho
một vài người khác, những người khác lại tiếp tục chia sẻ với những
người khác nữa, cứ như vậy, thông tin chẳng mấy chốc mà được lan tỏa
rộng khắp theo cơ chế mn vịng trịn lan tỏa. Khi truyền tải, chia sẻ
thơng tin trên báo chí, mạng xã hội cũng sử dụng cách thức tương tự. Vậy,
thơng tin trên báo chí sẽ được chia sẻ, biết đến theo cấp độ rộng lớn một
cách nhanh chóng.
Báo chí sử dụng mạng xã hội để quảng bá thông tin, tăng lượng độc giả
cho tờ báo, lan truyền những thông tin cần thiết, hữu ích cho cộng đồng mạng,
giúp cơng chúng nắm bắt thơng tin và có ững xử phù hợp và kịp thời.
Hiện nay, rất nhiều tờ báo tranh thủ sự rộng lớn, phổ biến của mạng xã
hội đã sử dụng hình thức này để truyền thơng tin. Ví dụ, hầu hết các tờ báo
đều lập ra Fanpage trên trang mạng xã hội. Họ thường xuyên cập nhật thông
tin nóng nhất theo từng phút từng giờ. Chính vì vậy, ban đầu có thể độc

giarsex khơng quan tâm hoặc khơng đọc báo đó nhiều nhưng khi lướt qua
Facebook, họ bắt gặp những thơng tin với lời chú thích gây tị mị và sẽ đi vào
tìm hiểu thơng tin đó. Một thơng tin có hang chục nghìn người like cũng
tương đương gần 100% số người đó đọc được thơng tin, chưa kể họ cịn chia
sẻ thơng tin trên trang riêng của mình. Bất luận là thơng tin tích cực hay tiêu
cực, phản cảm, khi đã được chia sẻ trên mạng xã hội cũng được một nhóm
người nhất định quan tâm, từ đó lan tỏa rộng rãi hơn. Điều đó cơ nghĩa là
mạng xã hội giúp tờ báo tăng thêm lượng xem, tăng thêm lượng độc giả và
bài viết cũng trở nên nổi bật hơn.
Trước đây, khi chưa có mạng xã hội, mỗi bài viết chỉ được những độc


24

giả trung thành thường xuyên lui tới, theo dõi, truy cập thẳng vào trang báo để
đọc thì sau khi tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội, chỉ việc dẫn link là đã
có thêm những độc giả khác trên mạng xã hội. Họ có thể khơng truy cập
thẳng vào trang báo mà vẫn có thể nắm được vấn đề nào đang nổi bật, đang
có sức nóng trong xã hội.
Thơng qua sự quảng bá của mạng xã hội, những thông tin báo chí đến được
với cơng chúng so với việc chỉ đơn thuần đăng tải trên trang báo chính thức của tờ
báo. Bài báo được chia sẻ link trên các trang mạng xã hội thường được quan tâm
hơn so với bài báo khác, khi cập nhật, lan truyền trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan
tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc nó được phát hành trên các sạp báo. Hay
nói cách khác, mạng xã hội là phương tiện giúp cho bài báo đến gần hơn với độc
giả và một phạm vi rộng hơn và tăng cường sức tác động tới cơng chúng.
Mặt khác, có thể thấy, mạng xã hội là một xã hội thu nhỏ mà bất kỳ
hành động nào của con người cũng có thể được mọi người chú ý. Vậy, dùng
mạng xã hội để quảng bá, lan truyền những thông tin một cách khơn ngoan để
nhà báo đưa tin và uy tín của bản than cũng như tờ báo của mình đến gần gũi

hơn với người đọc. Các nhà báo cũng tích cực chia sẻ những link bài viết hay
trên trang cá nhân của mình, thơng qua những quan điểm của nhà báo về bài
viết, họ có thể xây dựng cho mình một thương hiệu, một phong cách và uy tín
riêng đối với công chúng.
1.2.3.

Mạng xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với cơng chúng
Tương tác là sự tác động qua lại, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa những sự
vật, sự việc bằng nhiều hình thức. Trong lĩnh vực báo chí – truyền thông,
tương tác được hiểu là sự tác động qua lại hai chiều cơ quan báo chí, tác giả
với cơng chúng.
Trước đây, khi chưa có sự bủng nổ của mạng xã hội, cơ quan báo chí và
phóng viên chỉ có thể nắm bắt dư luận qua thư bạn đọc hoặc sự phản hồi trực
tiếp của công chúng. Tuy nhiên sự phản hồi của công chúng đến với cơ quan


25

báo chí và phóng viên thường rất yếu ớt, chậm chạp và đơi khi chỉ có tính
chất cá nhân, rất khó để các nhà báo và cơ quan báo chí nắm bắt được dư luận
của đông đảo công chúng. Bởi vậy, cách làm báo truyền thống thiên về một
chiều, thông thường các cơ quan báo chí và nhà báo là người nắm quyền chủ
động cung cấp thông tin cho độc giả nhưng lại ít nắm được sự mong muốn
được chia sẻ, được đối thoại của công chúng.
Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, mọi người đều có thể tạo
ra là lan truyền thông tin, chia sẻ, để được cùng nhiều người trao đổi, bình
luận, thậm chí muốn tạo nên dư luận xã hội. Nhà báo thay vì là người chỉ
chun cung cấp thơng tin, giờ họ có điều kiện để có thể tiếp cận gần hơn với
cơng chúng bằng việc đối thoại, trao đổi với công chúng thơng qua mạng xã
hội, từ đó các nhà báo có thể sử dụng tư liệu từ các mạng xã hội. Khi đứng

trước những luồng dư luận mạnh mẽ của độc giả trên các trang mạng xã hội,
nhà báo, cơ quan báo chí sẽ phải cân nhắc về ý nghĩa của việc mình cung cấp
thơng tin, nên hay khơng nên cung cấp những thơng tin đó.
Mạng xã hội là mơi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thơng tin,
Phóng viên báo chí là cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật
thơng tin; tịa soạn tương tác để nắm bắt dư luận. Chính vì thế, các nhà báo
thường lập tài khoản, các cơ quan báo chí lập các diễn đàn trên các mạng xã
hội để rút ngắn khoảng cách với cơng chúng. Điển hình là việc lập Fanpage
trên mạng xã hội Facebook, Twitter…v.v.
Các trang này không chỉ là nơi lan truyền thơng tin mà cịn trao đổi với
công chúng để nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của họ. Việc này rất có ích
cho các nhà báo, cho toàn soạn trong việc xây dựng các kế hoạch thơng tin.
Nhà báo và các Fanpage của báo chí thường chủ động chia sẻ những
link bài viết nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc, hướng người đọc
đếnnhững thơng tin hữu ích, nóng hồi, những vấn đề cần thiết và quan trọng
trong đời sống xã hội. Đó cũng là cách để nhận được nhiều ý kiến đóng góp


×