Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Ths QLBC TÍCH hợp kỹ NĂNG báo CHÍ đa PHƯƠNG TIỆN ở các cơ QUAN báo CHÍ DÀNH CHO THANH NIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 91 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1: Multimedia = văn bản + hình ảnh + giọng nói + âm nhạc + video...
= hiệu quả truyền thông
Bảng 1.1: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Formosa – sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”
trên Tuổi trẻ online:
Bảng 1.3: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Formosa – sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở miền Trung”
Bảng 2.1: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016” trên Tuổi trẻ online
Bảng 2.2: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự kiện
“Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016” trên Tiền phong online
Bảng 2.3: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016” trên Thanh niên online
Bảng 3.1: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Brexit – Anh rút khỏi châu Âu” trên Tuổi trẻ online
Bảng 3.2: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Brexit – Anh rút khỏi châu Âu” trên Tiền phong online
Bảng 3.3: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Brexit – Anh rút khỏi châu Âu” trên Thanh niên online
Bảng 4.1: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến
sựkiện “Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị cáo buộc” trên Tuổi trẻ
online
Bảng 4.2: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị cáo buộc” trên Tiền phong
online



Bảng 4.3: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị cáo buộc” trên Thanh niên
online
Bảng 5.1: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Philippines “bày bàn cờ” với Mỹ và Trung Quốc” trên Tiền phong
online
Bảng 5.2: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Philippines “bày bàn cờ” với Mỹ và Trung Quốc” trên Thanh niên
online
Bảng 5.3: Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến sự
kiện “Philippines “bày bàn cờ” với Mỹ và Trung Quốc” trên Tuổi trẻ online


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tất cả các lĩnh vực trong xã
hội đã có sự phát triển vượt bậc, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thơng.
Hầu hết các cơ quan báo chí đã tận dụng thế mạnh này để đổi mới phương
thức hoạt động, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Một trong trong những xu
hướng đó là chuyển sang phương thức tác nghiệp đa phương tiện.
Tại Việt Nam, xu thế hội tụ truyền thông đa phương tiện bước đầu có
những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan báo chí. Ở những
tịa soạn báo in truyền thống như Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ… bắt đầu
ra đời những sản phẩm, tác phẩm báo chí ứng dụng cùng lúc nhiều yếu tố đa
phương tiện để chuyển tải thông tin, thể hiện rõ nhất là trong môi trường báo
điện tử. Ở báo mạng điện tử, từng tác phẩm báo chí có sự tích hợp các loại
hình báo chí, như đọc, xem, nghe…
Các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ đều có báo điện tử và
những báo điện tử này ngày càng phát triển lớn mạnh. Các yếu tố đa phương
tiện ngày càng được tích hợp nhiều hơn trên những tờ báo này, như báo Tuổi

trẻ có Truyền hình Tuổi trẻ; báo Tiền Phong có các bản tin Radio định giờ,
bản tin Video…
Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của của truyền thông xã hội,
đặc biệt là mạng xã hội thời gian qua, đã buộc báo chí buộc phải thích nghi,
chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc… Bởi lẽ, dù thế nào thì báo chí
chính thống vẫn ln là kênh thông tin đáng tham khảo, tin cậy; nhưng buộc
phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơng chúng…
Sự chuyển mình của các tờ báo trên đang đặt ra vấn đề rất lớn cho đội
ngũ những người làm báo. Đó là khả năng tác nghiệp đa phương tiện, tích hợp
kỹ năng đa phương tiện trong tác nghiệp báo chí. Trong bối cảnh trên, người
làm báo nói chung, đặc biệt là đối với những phóng viên báo giấy nói riêng
4


bắt buộc phải tự trang bị cho mình những kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện
để thích ứng với điều kiện tác nghiệp, địi hỏi của cơng việc, thậm chí đi tắt
đón đầu những xu hướng phát triển của báo chí. Ngồi những kỹ năng viết,
chụp ảnh “truyền thống”, họ phải tự trang bị cho mình hoặc cần thiết phải
được đào tạo hoặc đào tạo lại về các kỹ năng chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh,
quay phim, dựng clip, đọc bản tin Radio, sử dụng thành thạo mạng xã hội và
tác nghiệp thành thục trên các thiết bị cầm tay…
Tuy nhiên, thực tế hiện nay đội ngũ những người làm báo đã được
trang bị đầy đủ các các kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện để đáp ứng được
công việc hay chưa; cần phải có chiến lược đào tạo, đào tạo lại như thế nào để
những người làm báo có kỹ năng tác nghiệp linh hoạt, biết sử dụng cách thành
thạo các tiện ích của cơng nghệ hiện đại… là một vấn đề nóng hổi đang đặt ra
với đội ngũ những người làm báo, với các cơ quan báo chí và cả với những cơ
sở đào tạo báo chí.
Với lý do trên, tơi chọn đề tài: TÍCH HỢP KỸ NĂNG BÁO CHÍ ĐA
PHƯƠNG TIỆN Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ DÀNH CHO THANH NIÊN

HIỆN NAY” (Khảo sát báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ năm 2016),
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ quản lý báo chí của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, khi xu thế hội tụ truyền thơng, báo chí đa
phương tiện bắt đầu có những tác động rõ nét đến nền báo chí Việt Nam, đã
có khá nhiều tác phẩm cũng như cơng trình nghiên cứu về các khía cạnh đa
phương tiện của báo chí và kỹ năng đa phương tiện của nhà báo. Đó là bài
viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu báo chí đăng trên các tạp chí truyền
thơng hoặc là những luận án, luận văn của nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên
ngành báo chí tại các trường đại học trong cả nước. Các cơng trình nghiên
cứu, các tác phẩm liên quan đến các khía cạnh của báo chí đa phương tiện là
cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài này.
Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
5


-

Sách:
+ Sách “Báo chí truyền thơng hiện đại” (từ hàn lâm đến học đường,
2011), PGS.TS Nguyễn Văn Dững, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đề
cập đến một số vấn đề mới về truyền thông đại chúng; về báo chí, một số vấn
đề đặt ra cho sự phát triển của báo chí; đặc điểm của báo chí hiện đại…
+ Sách “Tồn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với báo chí
truyền thơng đại chúng Việt Nam” (2008), của PGS.TS Đức Dũng. Tác giả
nêu những thời cơ, cơ hội, điều kiện, đó là thuận lợi cho báo chí, truyền thơng
đại chúng ở Việt Nam phát triển và những thách thức, những khó khăn để báo
chí, truyền thơng đại chúng lường trước, khắc phục để phát triển.
+ Sách “Báo chí thế giới – xu hướng và phát triển” của Đinh Thị Thúy
Hằng, NXB Thông Tấn, năm 2008: Tác giả đã đi sâu phân tích những biến

đổi của mơi trường báo chí thế giới dẫn đến các xu hướng phát triển mới.
Trong đó có chương 5, tác giả trình bày xu hướng hội tụ truyền thơng và
khẳng định đó là xu hướng phát triển của báo chí hiện đại.
+ Sách “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Thị
Trường Giang, NXB Hành chính – Chính trị, năm 2011: Trong cuốn sách này,
tác giả đề cập đến sự hình thành, đặc điểm của mơ hình tịa soạn và quy trình
sản xuất thơng tin trên báo điện tử. Ngoài ra, cuốn sách này đề cập đến các
yếu tố về hình thức, nội dung, đặc biệt là khả năng ứng dụng đa phương tiện
trên báo mạng điện tử hiện nay.
-Luận văn, Khóa luận:
+ Luận văn thạc sĩ “Tịa soạn hội tụ ở nước ngoài và kinh nghiệm cho
Việt Nam” của tác giả La Thị Hoàn, Học viện Báo chí và Tun truyền: Qua
nghiên cứu, khảo sát mơ hình tòa soạn hội tụ của một số tờ báo lớn trên thế
giới, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng thể và tồn diện về thực trạng hoạt động
của tịa soạn hội tụ. Từ đó, tác giả đề xuất một số mơ hình tịa soạn phù hợp
với mơi trường báo chí Việt Nam.
6


+ Luận văn thạc sĩ “Truyền thông đa phương tiện – xu thế tất yếu của
báo chí trực tuyến” của Nguyễn Xuân Hương nghiên cứu bao quát tất cả các
yếu tố hình thành và phát triển của hệ thống truyền thông đa phương tiện,
tham khảo và khảo sát trên 100 website có mơ hình truyền thơng đa phương
tiện ở Việt Nam và trên thế giới.
+ Luận văn “Phát thanh trên internet” của Thạc sĩ Nguyễn Sơn Minh –
Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thơng (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn, ĐHQG Hà Nội) đề cập đến góc độ phát triển ứng dụng phát thanh trực
tuyến trên mạng internet.
+ Khóa luận tốt nghiệp “Báo chí đa phương tiện thời truyền thông đa
phương tiện ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Hồng Anh, Học viện Báo

chí và Tuyên truyền: Từ việc khảo sát hoạt động sản xuất thông tin ở một số
tòa soạn báo điện tử, tác giả đưa ra các đánh giá, kết luận về thực trạng hoạt
động sản xuất thơng tin ở một số tịa soạn báo điện tử, các đánh giá, kết luận
về thực trạng hoạt động của cơ quan báo chí đa phương tiện ở Việt Nam.
+ Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng đa phương tiện trên báo trực tuyến
Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thanh Duyên, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (ĐHQG Hà Nội): Tác giả đã khảo sát việc sử dụng multimedia trên
báo VietNamNet và VnExpress. Qua đó, nhận xét về thực tế ứng dụng đa
phương tiện trên hai tờ trực tuyến. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những giải
pháp nhằm khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của multimedia để nâng cao chất
lượng cho các trang báo trực tuyến.
+ Khóa luận “Ứng dụng đa phương tiện trong tác phẩm báo chí trên
báo VnExpress”của tác giả Trần Nguyễn Thảo Sang, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền: Từ việc khảo sát, đánh giá các tác phẩm báo chí đa phương tiện
trên báo điện tử VnExpress, tác giả đã đưa ra những kết luận khách quan về
chất lượng nội dung và hình thức, khả năng ứng dụng đa phương tiện trong
các tác phẩm. Từ đó có những tổng kết về quy trình sáng tạo, tiêu chí đánh giá
và những đề xuất đối với phóng viên, cơ quan báo chí và cơ quan đào tạo
7


nhằm hạn chế những tồn tại, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí đa phương
tiện trên báo điện tử VnExpress nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tích hợp kỹ năng báo chí đa phương
tiện ở các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ hiện nay, từ đó đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng báo chí đa phương tiện
của phóng viên, nhà báo.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là báo chí đa phương tiện? Các yếu tố đa phương tiện cơ bản

của báo chí hiện nay?
- Những kỹ năng đa phương tiện nào nhà báo hiện nay cần trang bị để
đáp ứng yêu cầu công việc?
- Làm thế nào để nâng cao kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện của nhà
báo hiện nay?
-Giả thuyết nghiên cứu: Ứng dụng đa phương tiện trên báo chí đang và
sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Thực tế đó buộc đội ngũ làm báo càng
ngày càng phải bổ sung, tích hợp các kỹ năng báo chí đa phương tiện để đáp
ứng yêu cầu, địi hỏi của cơng việc tác nghiệp báo chí.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng các yếu tố đa phương tiện hiện nay trên 3 tờ báo
Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ.
- Đánh giá kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện của đội ngũ những người
làm báo hiện nay ở các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện
của đội ngũ những người làm báo hiện nay.
-Nhiệm vụ chính của từng chương:
+Chương 1: Hệ thống hóa vấn đề lý luận về ứng dụng đa phương tiện
trên báo chí và kỹ năng báo chí đa phương tiện.

8


+Chương 2: Khảo sát thực trạng, đánh giá kết quả ứng dụng các yếu
tố đa phương tiện và kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện tại báo Tiền Phong,
Thanh Niên, Tuổi trẻ.
+Chương 3: Đề xuất giải pháp, kiến nghị nâng cao kỹ năng tác nghiệp
đa phương tiện của nhà báo.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố đa phương tiện phổ biến trên báo

chí hiện nay và kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện của nhà báo.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá kỹ năng tác
nghiệp đa phương tiện của phóng viên, nhà báo hiện nay.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực
nghiên cứu của bản thân cịn hạn chế nên tơi chỉ xin nghiên cứu ở 3 tờ báo
dành cho giới trẻ gồm Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ.
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá kỹ năng tác
nghiệp đa phương tiện của phóng viên, nhà báo tại 3 cơ quan báo chí trên
trong năm 2016.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành luận văn này, tác giả đã vận dụng và kết hợp chặt chẽ
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thơng qua việc tìm kiếm và tập hợp
tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả làm rõ lý luận về báo chí đa phương
tiện nói riêng, đặc biệt là đi sâu vào lao động báo chí đa phương tiện.
- Phương pháp quan sát đối với tòa soạn các báo Tiền Phong, Thanh
Niên, Tuổi trẻ; tìm hiểu quy trình tổ chức sản xuất thơng tin của các tờ báo
này và yêu cầu tác nghiệp đa phương tiện đối với phóng viên, nhà báo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo, biên tập viên và phóng
viên các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ về kỹ năng tác nghiệp đa
phương tiện của họ. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu bằng bộ câu hỏi với 13
9


cá nhân theo phân bổ đối tượng nêu trên. Các đối tượng được mã hóa từ S1 –
S13 với thơng tin cụ thể như sau:
BẢNG THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN SÂU
TT


1
2
3
4
5

Mã số
đối
tượng
phỏng
vấn
S1

Cơ quan

Chức vụ

Phó tổng biên

Niên

tập

Báo Thanh

Phó tổng thư

Niên

ký tồ soạn


S3

Báo Thanh

S4
S5

Giới

Trình độ

tính

Báo Thanh

S2

Tuổi

45

Nữ

Thạc sỹ

39

Nam


Thạc sỹ

Phóng viên

38

Nam

Cử nhân

Niên
Báo Tuổi trẻ

Phó tổng thư

41

Nam

Cử nhân

Báo Tuổi trẻ

ký tồ soạn
Phó trưởng đại

42

Nam


Cử nhân

30

Nam

Cử nhân

6

S6

Báo Tuổi trẻ

diện tại Hà Nội
Phóng viên

7

S7

Báo Tiền

Phó tổng biên

43

Nam

Cử nhân


S8

Phong
Báo Tiền

tập
Giám đốc Khối

40

Nam

Cử nhân

Phong

truyền thông

Báo Tiền

điện tử
Trưởng ban

37

Nam

Cử nhân


Phong

Thanh Niên

S10

Báo Tiền

Thư ký toà

35

Nam

Cử nhân

S11

Phong
Báo Tiền

soạn
Biên tập viên

34

Nữ

Thạc sỹ


S12

Phong
Báo Tiền

Phóng viên

27

Nam

Cử nhân

8

9
10
11
12

S9

Phong
10


13

S13


Báo Tiền

Phóng viên

27

Nam

Cử nhân

Phong
Kết quả phỏng vấn sâu được phân tích, đối chiếu và vận dụng trong
luận văn, đặc biệt là phần thứ hai của chương 2.
- Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh để có cái nhìn
hệ thống, đối chiếu giữa khả năng tác nghiệp đa phương tiện của đội ngũ
những người làm báo ở 3 cơ quan báo chí trên.
8. Cấu trúc luận văn
- Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương cơ bản:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí đa phương tiện và
kỹ năng tác nghiệp báo chí đa phương tiện
Chương 2. Thực trạng kỹ năng báo chí đa phương tiện tại báo Tiền
Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ
Chương 3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao kỹ năng báo
chí đa phương tiện của nhà báo

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
VÀ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
1.1. Khái niệm đa phương tiện

11


Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ “Multimedia” trong
tiếng Anh vào giữa thế kỉ XX. Cho đến nay, khái niệm này đã dần trở nên phổ
biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi tính và
mạng Internet. Khi Internet ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện của World Wide
Web vào năm 1992 đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản được viết
bằng ngôn ngữ siêu văn bản Hyper Text Markup Language. Tuy nhiên với sự
phát triển vượt bậc của cơng nghệ và trình độ lập trình đã giúp số lượng các
phương tiện được tích hợp trên các trang web ngày càng phong phú và đa
dạng. Đó là văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động
(animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video, các chương trình
tương tác (interactive program) và các hình khối khơng gian trong hệ thống
máy tính. Hiện nay, tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà khái niệm
“đa phương tiện” được hiểu khơng hồn tồn giống nhau.
Khái niệm “đa phương tiện” được rất nhiều tác giả đề cập đến trong
nhiều cuốn sách, giáo trình...Tuỳ vào từng lĩnh vực, khái niệm “đa phương
tiện” được định nghĩa khơng hồn tồn giống nhau.
Trong ấn bản đầu tiên về đa phương tiện của Nxb McGraw Hill có đưa
ra khái niệm: “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp của văn bản, đồ hoạ nghệ
thuật, âm thanh, hình ảnh động và video được phân phối bởi máy tính”.
Trong “Giáo trình giảng dạy Cơng nghệ thơng tin” của Học viện Cơng
nghệ Bưu chính Viễn thơng, tác giả Đỗ Trung Tuấn (2007) định nghĩa: “Đa
phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương
tiện chuyển hố thơng tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó”. [24, xem thêm]
Trong cuốn “Multimedia Technologies”, tác giả Ashok Banerji (2010)
cho rằng: “Khi được sử dụng như một danh từ: Đa phương tiện đề cập đến
công nghệ và các thiết bị, các phương tiện truyền thông. Đó là việc sử dụng
kết hợp các hình thức khác nhau của các phương tiện truyền thơng âm thanh

và hình ảnh như: văn bản, đồ họa, hoạt hình, âm thanh và video; Khi sử dụng
12


như một tính từ: Đa phương tiện mơ tả sự trình bày liên quan đến việc sử
dụng nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc”. [33, xem thêm]
Khái niệm báo chí đa phương tiện được nhiều tác giả nghiên cứu báo
chí hiện đại đưa ra. Nguyễn Văn Dững (2011) nhân định: “Đa phương tiện
chính là khả năng kết hợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình
động và tài liệu in ấn có thể được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm
“thay đổi” sự chú ý và truyền đạt một cách có hiệu quả thơng điệp của bạn”....
Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thơng trong việc
chuyển tải thơng điệp nhằm gây chú ý, hấp dẫn và thuyết phục công chúng.
Trong cuốn “Multimedia Journalism – A Pratical Guide” (tạm dịch là
Báo chí đa phương tiện – Hướng dẫn thực hành), tác giả Andy Bull cho rằng:
“Báo chí đa phương tiện là sự phát triển của báo mạng điện tử khi các tác
phẩm báo chí trên báo mạng điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn.
[32, xem thêm]
Hay trong bài viết “What is Multimedia Journalism”, tác giả Mark
Deuze (2004), giảng viên báo chí thuộc trường Đại học Amsterdam (Hà Lan)
cho rằng: “Báo chí đa phương tiện đơn giản là hình thức báo chí dựa vào các
loại phương tiện truyền thơng như văn bản, hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh,
video, chương trình tương tác để truyền tải thơng tin đến độc giả một cách đa
dạng, sống động và chân thực. [36, xem thêm]
Vậy có thể hiểu: Đa phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương
tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự): văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still
image), hình ảnh động (animation), âm thanh (audio), video và các chương
trình tương tác (interactive programs) trong cùng một sản phẩm truyền thơng.
Báo chí đa phương tiện là loại hình báo chí có chứa các sản phẩm báo chí sử
dụng đồng thời nhiều hình thức để truyền tải thơng tin như văn bản, hình ảnh,

âm thanh, video, đồ hoạ và các chương trình tương tác. Một sản phẩm báo chí
được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các

13


phương tiện truyền tải thông tin như sau: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh
động, âm thanh, video, đồ hoạ, chương trình tương tác.
Đối với ngành báo chí nói riêng, đặc biệt là báo trực tuyến và các kênh
truyền hình trực tuyến, phóng sự đa phương tiện chính là tương lai của sự
phát triển.

Hình 1.1: Multimedia = văn bản + hình ảnh + giọng nói + âm nhạc +
video... = hiệu quả truyền thơng

1.2. Sự hình thành của báo chí đa phương tiện trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.Trên thế giới:
14


Báo điện tử ngày nay coi công nghệ www là linh hồn. Năm 1995 nhà
cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện bước đột phá vào lĩnh
vực này khi tung ra thị trường dịch vụ www. Lập tức, một loạt các tờ báo lớn
của Mỹ đã xây dựng website của mình trên mạng Prodigy như: Los Angeles
Time, USA Today, New York Newsday, San Jose Mecury, Newry News, Daily
Telegaraph, Chicago Tibune... Cùng trong năm 1995, 11 tờ báo khác ở Châu
Á cũng xuất hiện trên mạng Internet như China Daily (Trung Quốc), Utusan
(Malaysia), Kompas (Indonesia), Asahi Simbun (Nhật Bản)...
Như vậy, công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại, chính
báo điện tử cũng thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới. Những trình

duyệt phiên bản mới liên tục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng
truyền thơng đa phương tiện. Sự phát triển của báo chí điện tử còn là một
động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử khi tạo ra một môi trường
mới cho ngành công nghiệp quảng cáo, phát huy những phương thức quảng
bá thông tin một cách phong phú, đa dạng và hết sức linh hoạt.
Ngay từ khi mới ra đời, báo điện tử cịn có nhiều khiếm khuyết mà
ngun nhân là do những người làm báo điện tử đầu tiên đặt ra tiêu chí “hiệu
quả thơng tin” lên hàng đầu mà chưa lường hết được hậu quả của nó, làm cho
độc giả cảm thấy khơ khan, rời rạc. Vì vậy, những độc giả khi vừa mới làm
quen với báo điện tử đã bỏ đi để tìm kiếm một loại hình báo chí hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, năm 1993 web đã trở thành một phương tiện truyền tải
thơng tin nhanh chóng, hữu hiệu do chi phí thấp và có tính phổ qt cao. Hầu
như các tờ báo lớn, đài phát thanh, truyền hình lớn đều có mặt trên Internet.
Nhiều nhất là ở Mỹ (chiếm 54%), kế tiếp là Anh, Australia, Canada, Đức (dẫn
theo thống kê của mạng thông tin Hoa Kỳ - Newslink).
Về tốc độ phát triển của báo điện tử, đến giữa năm 1996, ở Mỹ đã có
khoảng 768 tờ, châu Âu có 169 tờ, châu Á và Trung Đơng có 54 tờ, Nam Mỹ
có 25 tờ, Australia có 20 tờ, châu Phi có 6 tờ..
15


Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên toàn thế giới có 1.335 tờ
báo điện tử, đến năm 1998 là 4.925 tờ và đầu năm 2000 là 8.474 tờ. Tại các
nước châu Á, xu thế phát triển của báo điện tử chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ
từ sau năm 2000.
Khơng chỉ có sự phát triển vượt bậc, báo điện tử cịn ngày càng chiếm
được vị trí trong lịng độc giả do những tính năng ưu việt của nó. Chính vì
những tiện ích đó nên bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn như
AFP; các đài truyền hình như CNN, NBC; các tờ báo lớn như News York
Time, Washington Post...đều có tờ báo mạng của mình và coi đó là phương

tiện để tăng thêm cơng chúng và để kinh doanh.
Tại Mỹ, The New York Time là tờ nhật báo buổi sáng, có lịch sử lâu đời
ở đây và là một trong những tờ báo nổi tiếng hàng đầu thế giới. Phiên bản
online (nytimes.com) ra đời năm 1995, hiện là website tin tức nổi tiếng nhất
của nước Mỹ, hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Tòa soạn của The New
York Time thuộc mơ hình tịa soạn hội tụ 2.0, một nơi làm việc bao gồm nhiều
ban khác nhau cùng tụ họp lại tại một văn phòng và chỉ duy nhất một hệ
thống điều khiển.
Ở Mỹ, phóng viên ảnh nếu muốn giữ công việc một cách chắc chắn thì
ngồi việc cung cấp phóng sự ảnh, họ cần phát triển thêm các kỹ năng như
phỏng vấn, ghi âm, quay phim, hiệu đính âm thanh, hình ảnh video và thậm
chí cả thiết kế đồ hoạ và flash.
Thụy Điển là một trong những đất nước có nền báo chí phát triển nhất
thế giới. Các tờ báo ở Thụy Điển luôn đi đầu trong các xu hướng mới. Nhiều
tờ báo in đã cho ra đời những ấn bản trực tuyến để phục vụ cho việc đọc báo
trực tuyến. Expressen là một trong những tờ báo đi đầu trong xu hướng đó.
Họ đã thay đổi bằng cách chuyển từ một tòa soạn báo giấy truyền thống sang
tịa soạn hội tụ theo mơ hình hội tụ 3.0. Ở mơ hình này, cơng chúng và tòa
soạn báo chuyên nghiệp cùng sáng tạo ra các sản phẩm báo chí đa dạng và
nhiều góc nhìn.
16


Tại châu Á, The Straits Times (Singapore) cũng phát triển mơ hình tịa
soạn hội tụ sớm, vào năm 2007 với tên gọi mơ hình STOMP (straits times
online mobile and print), hay cịn gọi là mơ hình hội tụ giữa báo in và báo
mạng.
Truyền thơng đa phương tiện là một hình thức báo chí mới, được đánh
giá là rất có tương lai ở châu Âu và châu Mỹ trong những năm tới. Ở châu Á,
mọi sự vẫn đang ở giai đoạn mở đầu và việc phát triển hình thức truyền thơng

hiện đại này là một điều tất yếu ở châu lục đông dân nhất này.
1.2.2 Việt Nam
Sự bùng nổ mạnh mẽ của báo điện tử trên thế giới cũng là một ngun
nhân khách quan để loại hình báo chí này xuất hiện ở nước ta. Tháng 11/1997,
internet chính thức có mặt tại Việt Nam qua nhà cung cấp hệ thống đường trục
kết nối trong nước và quốc tế là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thơng Việt
Nam (VNPT) và 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet là VNPT, FPT, SPT và
NETNAM. Tháng 2/1998, Tạp chí Quê Hương – cơ quan của Uỷ ban về
người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng Internet, trở thành tờ báo
trực tuyến đầu tiên của Việt Nam. Sự kiện có ý nghĩa mở đường này được ghi
nhận như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây, hệ
thống các phương tiện truyền thơng đại chúng ở Việt Nam có thêm một thành
viên mới, một loại hình báo chí mới, hiện đại và đặc biệt hữu ích trong khả
năng tuyên truyền đối ngoại.
Nhận thấy những thế mạnh có một khơng hai của báo trực truyến, ngay
sau khi Tạp chí Quê hương trực tuyến phát hành, một loạt các cơ quan báo chí
lớn tiến hành hoạt động thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm báo chí của
mình trên mạng internet.
Báo Nhân dân, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng
nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, là một trong những tờ đi tiên
phong trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ internet để
17


thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền đối ngoại. Ngày
21/6/1998, Nhân dân điện tử (Tiếng Việt) ra đời tại địa chỉ:
www.nhandan.org.vn (thử nghiệm 2 ngày/lần). Chưa đầy 1 năm sau, ngày
11/3/1999, báo chính thức cập nhật, thay đổi hàng ngày. Từ ngày 2/9/2000,
Nhân dân điện tử có thêm phiên bản tiếng Anh phát hành 1 ngày /lần.
Ngày 19/12/1997, mạng thông tin trực tuyến ra đời với mục đích đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của cơng chúng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng
cho ngày 2/9/2001, trang chủ www.vnn.vn lần đầu tiên ra mắt công chúng
mang tên VASC ORIENT trên nền mạng VNN. VASC ORIENT phát triển
theo hướng thời sự, chun sâu, cơng chúng có thể thảo luận, trao đổi trực
tuyến về mọi vấn đề trong và ngoài nước. Hiện là Vietnamnet.vn. Đây là một
trong hai tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên, hiện được đánh giá là một trong
những tờ báo có: số lượng truy cập lớn nhất, thơng tin nóng nhất, chun
nghiệp nhất, hệ thống chuyên trang điện tử phong phú nhất, diễn đàn sôi nổi
nhất. VietNamNet là một trong những tờ báo đi đầu trong việc ứng dụng
multimedia vào báo điện tử. Điển hình là trang vietnamnet.tivi từng thu hút
một lượng độc giả lớn.
Thông tin dạng băng audio chỉ xuất hiện khi VOVNews (báo điện tử
của VOV) phát âm thanh lời chúc Tết của Chủ tịch nước lúc đó là Trần Đức
Lương. Đầu tháng 4/1999, những chương trình âm thanh bằng tiếng Việt tiếp
tục được thử nghiệm đưa lên mạng Internet như bài hát, cuộc phỏng vấn, đọc
truyện đêm khuya...Thông tin dưới dạng video chính thức được đưa lên mạng
ngày 14/10/2002.
Báo Lao động cũng đã rất nhanh nhạy khi cho ra mắt tờ báo điện tử của
riêng mình với địa chỉ: www.laodong.com.vn. Trải qua gần 3 năm hoạt động,
nó được đánh giá là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu của Việt Nam
với lượt người truy cập lên đến 180 triệu (tháng 3/2002).

18


Ngày 26/2/2002 Công ty Đầu tư phát triển công nghệ (FPT) đã chính
thức lên mạng tờ VnExpress với địa chỉ: www.vnexpress.net. Với mong muốn
trở thành một website thông tin hữu ích cho độc giả, hoạt động trên nguyên
tắc thông tin phải nhanh, trung thực, khách quan. Hiện nay, vnexpress.net
được coi là website báo trực tuyến hàng đầu ở Việt Nam. VnExpress hướng

tới việc đào tạo “đa kỹ năng” cho người làm báo điện tử cả về viết lẫn sử
dụng các công nghệ hiện đại. Tổng biên tập VnExpress Thang Đức Thắng cho
biết, để độc giả “để mắt” đến bài báo, 99% nằm ở khả năng rút tít hấp dẫn.
Nhưng để độc giả “trung thành” với tờ báo, điều cốt yếu nằm ở chất lượng
thông tin và cách kể câu chuyện đó như thế nào. Ơng Thắng cho biết: “Báo
điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng tối đa thông tin”
bằng cách viết ngắn, viết hay, cần phải sử dụng các phương tiện ghi văn tự
trực quan hơn và hấp dẫn hơn như: đồ họa, video, audio...
Ngoài những tờ báo trực tuyến hàng đầu trên của Việt Nam, còn phải
kể đến nhiều tờ báo và tạp chí có trang điện tử khác như: Tạp chí Cộng sản,
tạp chí Xây dựng Đảng, báo Quốc tế, báo Đầu tư, Báo ảnh Việt Nam, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Truyền hình, báo Sài Gịn giải phóng...
Báo Nhân Dân và tạp chí Thơng tin & Tư liệu phát hành song song
tiếng Việt và tiếng Anh. Riêng Báo ảnh VIệt Nam (thuộc TTXVN) phát hành
5 thứ tiếng là Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha. VN Economic
Times, Saigon Times Weekly, VN Development News và Communication in
Physics phát hành bằng tiếng Anh, số còn lại là đăng tải bằng tiếng Việt.
Báo điện tử trở thành phương tiện, công cụ đặc biệt hiệu quả trong việc
đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam đến với 2,7 triệu kiều
bào sinh sống và làm việc trên 90 nước và bạn bè 5 châu. Báo điện tử Việt
Nam đang góp phần cùng hệ thống và các phương tiện truyền thơng đại chúng
(PTTTĐC) xây dựng, củng cố và hồn thiện hình ảnh đất nước, con người,
văn hố dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
19


Ở Việt Nam, khái niệm và việc ứng dụng multimedia cịn khá mới mẻ.
Ngồi báo in, phần lớn các tồ báo ở Việt Nam đã mở thêm trang web để cập
nhật thơng tin nhanh chóng và phục vụ một số lượng đông đảo người dùng
Internet. Thách thức đặt ra cho ngành báo chí truyền thơng đa phương tiện ở

Việt Nam đó là: làm thế nào để vừa làm hài lịng độc giả, vừa tận dụng hết
sức mạnh của truyền thông đa phương tiện trong việc hiện đại hoá phương
thức truyền thơng để bắt kịp với nền báo chí khác.
Tuổi trẻ online cũng hướng mạnh tới việc khai thác yếu tố đa phương
tiện của báo điện tử, kết hợp cả báo in, phát thanh và truyền hình...Tờ báo
hướng tới việc “đào tạo phóng viên 3 trong 1, có thể viết, chụp hình và quay
video để mang về một sản phẩm đầy đủ”. Trên thực tế, từ lâu, Tuổi trẻ online
đã xây dựng cho mình một trang báo đa phương tiện Tuổi Trẻ Media
() với các chuyên mục như Audio, Video, Audio
văn hố giải trí – nhịp sống trẻ, Nhạc, Phim, Sách nói. Hiện tại, chủ trương
của Tuổi trẻ online vẫn là audio hố các tác phẩm báo chí. Tồ soạn hướng tới
việc xây dựng một trang báo đa phương tiện.
1.3. Đặc trưng nổi bật của báo chí đa phương tiện
1.3.1. Khả năng tích hợp các yếu tố đa phương tiện
Khơng phải ngẫu nhiên người ta ví sự xuất hiện của báo điện tử đã mở
ra một cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ
thống truyền thơng đại chúng nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm khu
biệt quan trọng nhất của báo điện tử là khả năng đa phương tiện. Có thể coi
khả năng đa phương tiện là ưu điểm mạnh nhất của báo điện tử.
Khả năng đa phương tiện của báo điện tử thể hiện ở sự kết hợp chặt
chẽ, hài hoà các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ hoạ, hình
khối... Khi vào thăm một tờ báo trực tuyến, cơng chúng bắt gặp đồng thời sự
có mặt của phát thanh, truyền hình và báo in. Khơng chỉ đựơc đọc nội dung
thơng tin, họ cịn có thể nghe một khúc nhạc, xem một đoạn phim hay ngắm
một seri ảnh động hoặc tĩnh... Báo trực tuyến tích hợp sức mạnh riêng của các
20


PTTTĐC truyền thống, khắc phục được sự khô khan của những hình thức
trình bày, trang trí “chết” trên báo in, không buộc người đọc phải tưởng tượng

ra diễn biến của sự kiện bằng những ân thanh “chay” của phát thanh, cũng
không biến khán giá thành thụ động trước hệ thống chương trình cố định, tuần
tự như truyền hình... Báo điện tử đem lại những thông tin đặc biệt sống động,
hấp dẫn. Thơng tin của báo điện tử có sự bổ trợ, nâng đỡ của các track âm
thanh trung thực, cáco video clip sinh động và các seri ảnh báo chí rõ nét đến
hồn hảo...
Tuy nhiên trong điều kiện cịn nhiều hạn chế về kỹ thuật, khi đường
truyền băng thông rộng chưa được ứng dụng rộng rãi như hiện nay thì khả
năng đa phương tiện của báo điện tử chưa được khai thác, tận dụng triệt để.
Khả năng đa phương tiện làm nên hiệu quả của thông tin báo điện tử nhưng
nó cũng là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của trình duyệt khi hiển thị trang
báo. Phần lớn người đọc báo điện tử hiện kết nối qua đường điện thoại với tộc
độ tối đa chỉ đạt 56 kbps về mặt lý thuyết, còn thực tế tốc độ thấp hơn nhiều
do phụ thuộc vào chất lượng đường truyền, số lượng người truy cập, tốc độ
của máy chủ... Nghiên cứu khoa học cho hay, ngưỡng thất vọng của người
đọc khi “download” (tải xuống) một trang web là 10 giây. Nếu nội dung
khơng xuất hiện trong vịng 10 giây tiếp theo thì 90% người đọc sẽ ấn nút
Stop của trình duyệt để ngưng tải trang web đó. Vì vậy. một trang báo điện tử
rườm rà nặng đồ hoạ, với quá nhiều track âm thanh, video clip hình ảnh...
đồng nghĩa với việc đánh mất bạn đọc.
1.3.2. Tính tức thời và phi định kỳ
Với báo in, kỳ phát hành tối đa cũng chỉ dừng lại 3 lần/1 ngày, phát
thanh - truyền hình, tiến xa hơn một bước, có thể truyền, phát thơng tin trực
tiếp song song với diễn biến của sự kiện nhưng lại địi hỏi sự chuẩn bị chu
đáo, cơng phu về nhân lực và nhiều trang thiết bị kỹ thuật cồng kềnh, tốn
kém. Báo điện tử đã vượt qua những rào cản này và tỏ rõ tính năng động, linh
hoạt có một không hai. Báo điện tử không mất thời gian chuẩn bị kích rích,
21



không bị chậm trễ trong khâu in ấn rồi tổ chức phát hành... Nội dung thông tin
của báo điện tử không bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định, hạn hẹp trên
mặt giấy, cũng không bị chế ước bởi những nguyên tắc bất di bất dịch về thời
lượng phát sóng. Thông tin của báo điện tử được lưu giữ dưới dạng tập dữ
liệu trên đĩa từ nên có thể được bổ sung bất kỳ lúc nào, bất kể dung lượng bao
nhiêu. Khả năng này khẳng định thông tin của báo điện tử là thứ thơng tin
nóng nhất, tươi mới nhất, đầy đủ nhất. Lấy ví dụ sự kiện 11/9. chỉ sau cú đâm
vào tồ tháp thứ nhất, truyền hình CNN đã có ngay những hình ảnh đầu tiên
về thảm hoạ này vào 18 phút sau đó, CNN truyền hình trực tiếp cú đâm của
chiếc Boeing thứ hai vào toà tháp cịn lại. Đó là những hình ảnh “nóng” mà
chỉ có truyền hình mới làm được. Tuy nhiên, cũng chỉ 15 phút sau khi sự kiện
xảy ra, các tờ báo trực tuyến, trong đó nổi bật là www.cnn.com, cũng đã kịp
cung cấp cho công chúng khát tin diễn biến của sự kiện. Điều đáng chú ý,
ngồi việc thơng tin những gì đang xảy ra, báo trực tuyến cho phép công
chúng tiếp cận với nhiều thơng tin mang tính tư liệu, lịch sử, và tất cả những
gì liên quan đến tồ tháp đơi, máy bay, danh tính của nạn nhân trên máy bay,
trong tồ tháp, những kẻ bị tình nghi là thủ phạm v.v... Những dữ liệu này đã
có từ trước và luôn trong trạng thái sẵn sàng “nhận niệm vụ”.
Thông tin báo điện tử phá vỡ tính định kỳ thường có của các loại hình
báo chí truyền thống khác. Đó là thứ thông tin không chỉ được cập nhật, mà
cập giờ thậm chí cập thì. Khi một sự kiện xảy ra, những thơng tin đầu tiên đơn
giản mang tính thơng báo sẽ đến với cơng chúng và tiếp sau đó sẽ là sự bổ
sung những tình tình tiết mới, vấn đề mới. Liên tục như vậy, thông tin trên
báo báo điện tử được làm mới, được bổ sung bất kỳ thời khắc nào.
Trên thế giới, có những tờ báo cứ 15 phút lại có cái mới, có thay đổi, cá
biệt có những từ như www.bbc.com, www.cnn.com, www.reuters.com cứ vài
phút thông tin lại được làm mới. Ở Việt Nam, do nhiều điều kiện, tính thời sự
và phi định kỳ chưa được thực sự chú ý. www.laodong.com.vn mỗi ngày đẩy
một lần toàn bộ trang báo, một lần đẩy bản tin chiều và một lần đẩy bản tin
22



tóm lược về số báo sẽ phát hành ngày hơm sau. Cịn www.vnn.vn và
www.vnexpress.net thì xử lý xong tin nào là đưa lên mạng ngay. Ngày nay,
các báo cập nhật thơng tin liên tục từng giờ, từng phút.
1.3.3. Tính tương tác
Hơn bất kỳ một loại hình báo chí nào khác. Báo điện tử có tính tương
tác cao, thể hiện rõ tính đại chúng và thoả mãn được nhu cầu thơng tin đa
chiều của người đọc. Theo lý thuyết truyền thông, tương tác qua lại giữa cơng
chúng và tồ soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể
hiện hiệu quả truyền thông đồng thời tạo cơ sở để tồ soạn điều chỉnh nội
dung, hình thức thơng tin theo hướng tăng cường chất lượng.
Đặt trong mối tương quan so sánh khả năng tương tác của báo điện tử
với các PTTTĐC truyền thống thì báo điện tử có nhiều ưu thế hơn hẳn. Báo
điện tử do tận dụng tính năng của mạng internet đã thiết lập được một kênh
thông tin phản hồi tốc độ, tin cậy và đặc biệt hiệu quả. Nếu như các PTTTĐC
truyền thống tạo lập kênh thông tin phản hồi bằng các chuyên trang, chuyên
mục như: “Bạn đọc viết” (của báo in), “Hộp thư truyền hình” (của truyền
hình), “Bạn nghe đài” (của phát thanh)... thì hiện nay, hầu hết các tờ báo điện
tử đều xây dựng một địa chỉ “e-mail” (hòm thư điện tử) riêng trong nỗ lực tạo
quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa độc giả với bản báo. Trong khi các PTTTĐC
truyền thống có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận thơng tin phản hồi do nhiều
nguyên nhân khách quan như thời gian, thất lạc... thì báo điện tử với hịm thư
có ưu điểm nổi bật là tốc độ, toà soạn tức thời nhận được những thơng tin
phản hồi từ phía người đọc, nhờ thế nhanh chóng đưa ra những biện pháp điều
chỉnh nội dung hình thức tờ báo sao cho phù hợp với nhu cầu người đọc.
Mặt khác, do hạn chế về thời lượng chương trình, khn khổ số trang,
các PTTTĐC truyền thống không thể hồi đáp đầy đủ các thông tin phản hồi
của công chúng, dễ gây cảm giác những ý kiến không được tiếp nhận. Điều
này phần nào làm giảm hiệu quả truyền thông. Tất cả những trở ngại trên đã

được khắc phục ở báo trực tuyến. Các thông tin phản hồi gửi đến toà soạn qua
23


e-mail đến đúng địa chỉ như thư “bảo đảm” và chắc chắn được toà soạn tiếp
nhận. Ngoài email, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại đường
dây nóng (hot line) để trao đổi trực tiếp với tịa soạn khi cần thiết.
Ngồi ra, báo điện tử trội hơn các PTTTĐC truyền thống ở khả năng
gắn kết lưu giữ độc giả bằng hình thức phân phối báo theo yêu cầu. Khi người
đọc bằng vài thao tác đơn giản tiến hành đăng ký và cung cấp địa chỉ thư điện
tử của mình cho tồ soạn, tồ soạn sẽ gửi bản tóm tắt số báo mới dưới dạng
thư điện tử có chứa siêu liên kết tới tồn văn nội dung. Việc gửi bản tóm tắt
nội dung số báo mới khơng những giúp độc giả khơng mất thời gian đọc tồn
bộ số báo nhưng vẫn có thể nhanh chóng, chủ động xác định nội dung thơng
tin cần tìm, mà cịn thể hiện sử quan tâm của toà soạn với mỗi độc giả. Đây là
một phương thức lôi cuốn độc giả độc đáo chỉ có ở báo điện tử.
Thơng qua e-mail, báo điện tử cịn có khả năng thành lập các diễn đàn
có sức hút lớn với độc giả. Các diễn đàn trên báo điện tử được tổ chức thường
xuyên và được coi như một chuyên mục nơi toà soạn dành đăng ý kiến của
người đọc về một vấn đề nhất định. Thực tế cho thấy, các diễn đàn trên báo
điện tử thu hút được một khối lượng lớn công chúng tham gia. Phần vì diễn
đàn trên báo điện tử ln bàn luận về một vấn dề thời sự nổi cộm, đang là mối
quan tâm của dư luận xã hội, phần vì chúng tận dụng được ưu thế khơng bị
giới hạn, bó buộc trong một khuôn khổ, đặc biệt là ưu thế tức thời của báo
điện tử. Ở các diễn đàn này, độc giả có thể gửi thư điện tử tự do bày tỏ quan
điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng... trước một sự kiện, vấn đề do tồ soạn
hoặc do chính họ đặt ra. Diễn đàn không chỉ thu hút họ đến với báo mà cịn
tạo ra khơng khí tự nhiên, khách quan dân chủ để độc giả nhận thấy rằng tờ
báo tơn trọng độc giả, có tơn chỉ mục đích hoạt động vì lợi ích của độc giả và
đất nước, giai cấp nó bảo vệ.

Tính tương tác của báo điện tử cịn được thể hiện rõ nét nhất khi nó
thực hiện chức năng Vote (bỏ phiếu). Trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề
24


quan trọng của đời sống xã hội, hoặc nhu cầu thăm dị dư luận về chính tờ
báo, chương trình phát thanh, truyền hình... các PTTTĐC thường phải dành
nhiều thời gian, cơng sức và chi phí đáng kể để tiến hành điều tra, thống kê xã
hội học. Tuy nhiên, những công việc tỷ mẩn, mất thời gian như in ấn tài liệu,
phát câu hỏi, ghi chép ý kiến, xử lý dữ liệu... với báo điện tử đã trở nên lỗi
thời. Với sự trợ giúp của máy tính, cơng tác điều tra, thống kê xã hội học của
báo điện tử trở nên vơ cùng đơn giản, nhanh chóng và chính xác.
Có thế nói, khả năng tương tác cao của báo điện tử chính là biểu hiện
sâu sắc của tính nhân dân mà báo chí Việt Nam đang cố gắng đạt tới. Đó là
điều kiện khuyến khích, thu hút đơng đảo cơng chúng tham gia cung cấp
thông tin, xây dựng tác phẩm báo chí. Mặt khác, tính tương tác cũng là sợi
dây liện kết chặt chẽ công chúng với tờ báo, với bài báo, thậm chí với mỗi
nhà báo. Với đặc điểm này, báo điện tử được coi là loại hình đáp ứng một
cách lý tưởng nhất yêu cầu đặt ra đối với một PTTTĐC mà mơ hình truyền
thơng của Claude Shannon đề ra.
1.3.4. Khả năng truyền tải thông tin không hạn chế
Sẽ khơng q khi cho rằng internet nói chung, báo điện tử nói riêng là
cuốn bách khoa thư lớn nhất của lồi người. Báo điện tử khơng có số trang
hạn định, khơng quan tâm đến thời gian, thời lượng phát sóng, nên nội dung
thơng tin của báo điện tử có thể phát triển không giới hạn nhờ việc thiết lập
các “hyrperlink” – siêu liên kết. Các siêu liên kết tổ chức thông tin thành từng
lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới mất với các thông tin tham chiếu, bổ
sung trong cùng một chủ đề. Chẳng hạn, ở trang chủ, từ tít và tít dẫn, siêu liên
kết sẽ dẫn người đọc đến tồn văn nội dung chính của tác phẩm báo chí.
Trong phần nội dung này, lại chứa một số các siêu liên kết dẫn đến các nội

dung thông tin khác có liên quan trên từng mặt cụ thể. Trong phần nội dung
chuyện biệt cụ thể này, lại có tiếp những siêu liên kết khác...
Siêu liên kết có mặt trong nhiều trang báo khiến các số báo điện tử
không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà thực sự đã trở thành kho tư liệu khổng lồ,
25


×