Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Ths LSD đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.17 KB, 121 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

: Uỷ ban nhân dân

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

NQ

: Nghị quyết

NQ/TW

: Nghị quyết Trung ương

Nxb

: Nhà xuất bản

KHCN

: Khoa học công nghệ



CNH

: Cơng nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, dân
tộc. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp không chỉ cần thiết để tăng
thêm nguồn lương thực, thực phẩm để nuôi sống xã hội, mà còn cung cấp
nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, các lĩnh vực
chính trị – xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, là yếu tố quan trọng
để bảo đảm môi trường sinh thái. Tuy nhiên, nếu để nông nghiệp tự vận
đợng thì khơng thể có sự phát triển nơng nghiệp mợt cách bền vững. Chính
vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông
nghiệp và coi đó là cơ sở để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hợi,
phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 30 năm đổi mới,
với những đường lối, chủ chương, chính sách phát triển nông nghiệp hợp
lý, đúng đắn, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể,
liên tục trong nhiều năm liền nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá. Từ mợt

nước thường xun thiếu và đói, hàng năm phải nhập tới hàng triệu tấn lương
thực của nước ngoài, trong hơn thập niên qua, đồng thời với việc bảo đảm an
ninh lương thực của đất nước, Việt Nam còn trở thành một trong những nước
xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Ngoài gạo, Việt Nam còn chiếm vị thế cao
trong số các nước xuất khẩu hạt điều, cà phê, cao su, v.v.. Giá trị xuất khẩu
những mặt hàng nông sản khác như thủy sản, chế biến gỗ cũng ngày càng lớn
và trở thành các sản phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của đất nước. Cơ
cấu nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng các sản
phẩm có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới
v.v... Song, có thể nói những thành tựu nơng nghiệp đã đạt được vẫn còn
chưa tương xứng với những tiềm năng của đất nước.


2

Nằm về phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội
chừng 65km, Hà Nam cũng như các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng là nơi các
hoạt động nông nghiệp xuất hiện và phát triển từ rất sớm, Hà Nam là mợt
tỉnh có rất nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp như: diện tích
đất nơng nghiệp tồn tỉnh chiếm 45.000 ha, là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô
Hà Nội, ngay cạnh một thị trường tiêu thụ lớn, là đầu mối giao thông thủy,
bộ v.v.. Bởi vậy, nhiều năm qua tỉnh Hà Nam đã tập trung định hướng, đầu
tư rất lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Từ khi tái lập tỉnh từ năm 1997 đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành
sản xuất chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến nay đã đạt được rất nhiều
những thành tựu quan trọng, sản xuất nông nghiệp chiếm 19,9% kinh tế
của tỉnh; tớc đợ tăng trưởng bình qn đạt 2,8%, trong đó: Trờng trọt giảm
dần, tỷ trọng của chăn ni, thủy sản không ngừng tăng. Lúa chất lượng
cao đạt trên 27,1% tổng sản lượng lúa; cây ăn quả phát triển, chăn ni,

thủy sản tăng 4,6%/năm. Thu nhập bình qn đầu người hàng năm khoảng
20,42 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 7%, bộ mặt nông thôn ngày
càng đổi mới… Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, thì kinh tế nông
nghiệp của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót như: tớc đợ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm; đất đai còn nhỏ lẻ phân tán;
chưa có nhiều vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa; năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; nơng nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ với
cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; nguồn lực đầu tư còn hạn
chế; các thành phần kinh tế hoạt động chưa hiệu quả; chất lượng lao động
nông nghiệp còn thấp… đó là những điểm nghẽn cản trở đến sự phát triển
nông nghiệp bền vững của tỉnh.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và phát huy những
kết quả đạt được trong thời gian tới thì cần phải hệ thớng hóa q trình lãnh


3

đạo và chỉ đạo thực hiện sản xuất nông nghiệp của tỉnh để từ đó tìm những
giải pháp cũng như hướng đi mới cho kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong
thời gian tới.
Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hà Nam
lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận
văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cợng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp là một trong 3 ngành chính của nền kinh
tế, dù ở bất kỳ địa phương nào, bất kỳ trong giai đoạn phát triển nào thì
nơng nghiệp vẫn có mợt vai trò hết sức quan trọng. Do ngành nơng nghiệp
có vai trò quan trọng đối với sự vận động và phát triển của nền kinh tế
quốc dân như vậy cho nên những vấn đề liên quan đến nông nghiệp luôn
được rất nhiều các nhà lý luận, các nhà kinh tế học, các học giả, các nhà

làm chính sách và các tổ chức quan tâm, nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề
này, đã có rất nhiều ćn sách, văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Cụ thể là những cơng
trình sau:
- Các cơng trình khoa học, sách, báo nghiên cứu về vấn đề nông
nghiệp
Cuốn sách “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn Việt Nam” của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Bợ Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nợi
(2002) trình bày rất hệ thớng quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn
của Đảng từ Đại hội III (1960) đến Đại hội IX (2001), đồng thời đưa ra
một số mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn của
các nước như Đài Loan, Hàn Quốc...


4

Cuốn sách “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn – kinh nghiệm
Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà
Nội (2009); cuốn “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt
Nam” đã chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá
trình đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn; đờng thời khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn liên hệ
không tách rời nhau trong sự phát triển.
Cuốn “Nhân tố mới trong sự nghiệp đổi mới”của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nơng thơn, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương xuất bản
năm 1999 đã góp phần tổng hợp và đưa ra những điển hình tiên tiến trong
kinh doanh nơng nghiệp, rút ra những bài học thành công trong thực hiện
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp.
Một số bài viết đăng trên các Tạp chí khoa học tiêu biểu như: tác giả

Trần Nguyễn Tuyên (2008), “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số
2/2008. Tác giả Bùi Thị Ngọc Lan (2009), “Đào tạo nghề cho nơng dân,
u cầu cấp bách của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” , đăng trên
Tạp chí lý luận chính trị, số 2/2009 trang 54- 58. Tác giả Hồng Ngọc Hòa
(2008), “Hỗ trợ nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí lý luận
chính trị, số 12/2008 trang 17- 22... đã chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn
trong phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn Việt Nam trước bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Với quan điểm coi khuyến nông là một trong
những phương pháp cần được nhân rộng trong điều kiện đưa nông dân hội
nhập sâu vào nền kinh tế q́c tế, tác giả Đinh Phi Hổ (2008) đã trình bày
thuyết phục quan điểm của mình trong bài viết “khuyến nơng – chìa khóa
vàng trên con đường hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, số 3/2008 trang 10- 16.


5

Các Luận án, Luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học về Đảng bộ địa
phương lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp:
Nguyễn Cúc (2000), Tác động của Nhà nước đối với q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đề tài
khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Vũ Ngọc Kỷ (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tỉnh
n Bái trong q trình cơng nghiệp hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế,
Hà Nội.
Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005, Luận án tiến sĩ
Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nợi.
Những cơng trình nêu trên đã đề cập đến vấn đề Đảng Cộng sản Việt

Nam lãnh đạo nông nghiệp, Đảng bộ ở một số địa phương lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn ở
mợt sớ địa phương.
- Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế nơng nghiệp
tỉnh Hà Nam
Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến nông nghiệp của tỉnh Hà Nam
có tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2011), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, Luận
văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà
Nội. Luận văn này đã đưa ra hệ thống lý thuyết khá rõ ràng và đầy đủ về
đường lối, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh
cũng như quá trình thực hiện sự chuyển dịch đó và rút ra được một số nhận
xét, kinh nghiệm lịch sử.


6

Đào Thị Lê (2015), Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp
của tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận văn đã trình bày được mợt sớ chính sách khuyến khích phát
triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hà Nam và đưa ra mợt sớ giải pháp
nhằm hồn thiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của
tỉnh.
Cục Thống kê Hà Nam (2014), Niên giám thống kê 2014 tỉnh Hà
Nam cung cấp những số liệu thống kê liên quan đến mọi mặt đời sống,
kinh tế – xã hội của tỉnh trong đó có các sớ liệu thớng kê về nơng nghiệp.
Về kinh tế nơng nghiệp, hàng năm còn có đánh giá của Tỉnh ủy, Uỷ
ban nhân dân tỉnh Hà Nam và báo cáo tổng kết của các ban, ngành có liên
quan như Sở nơng nghiệp và phát triển nơng thôn; Hội nông dân... làm cơ

sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.
Đờng thời còn có rất nhiều cơng trình khoa học và các bài báo khác
nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Có thể khẳng định các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này ở nước ta
rất phong phú. Thành quả của các cơng trình đã cung cấp những luận cứ khoa
học, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông
nghiệp trên tồn q́c.
Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu của tác giả, tơi thấy rằng vẫn chưa
có mợt cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về về q trình Đảng bợ tỉnh
Hà Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm
2015, trong khi trên địa bàn vấn đề này vẫn còn nhiều tờn tại, khó khăn. Đây
là lý do đưa đến cho tôi những gợi mở để thực hiện đề tài luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những chủ trương, chính sách và q trình Đảng bợ tỉnh Hà
Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.


7

Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong giai
đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thớng hóa những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng
bộ tỉnh Hà Nam (2005 – 2015) về phát triển kinh tế nơng nghiệp.
- Làm rõ q trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong những năm 2005 - 2015.
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam giai đoạn 2005 - 2015.

- Rút ra một sớ kinh nghiệm trong q trình Đảng bợ tỉnh Hà Nam lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Q trình Đảng bợ tỉnh Hà Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
từ năm 2005 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến năm 2015.
- Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Giới hạn nội dung: trình bày chủ trương và quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp (chỉ tiếp cận các tiểu ngành: trồng trọt, chăn nuôi và thủy
sản) của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2005 đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh
tế nông nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


8

Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên hai phương pháp: phương pháp lịch
sử và phương pháp logic.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp so sánh;
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thớng hóa chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam,
của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp và sự vận dụng vào

thực tiễn để lãnh đạo phát triển kinh tế nơng nghiệp trong tồn tỉnh.
- Luận văn đã nêu lên những thành tựu và hạn chế của kinh tế nơng
nghiệp tỉnh Hà Nam, từ đó rút ra những nhận xét và bài học kinh nghiệm của
Đảng bộ tỉnh trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nơng nghiệp. Từ những
nhận xét, kinh nghiệm này, Đảng bộ tỉnh Hà Nam có thể đề ra những chủ
trương phát triển kinh tế nông nghiệp hợp lý hơn trong tương lai, khắc phục
những hạn chế, yếu kém đã và đang còn tồn tại.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn đã phân tích rõ cơ sở khoa học của đường lối phát triển kinh
tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam.
- Làm rõ được q trình Đảng bợ tỉnh Hà Nam vận dụng sáng tạo đường
lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cợng sản Việt Nam vào hồn cảnh
cụ thể của địa phương mình.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu để các cấp địa
phương có thể tham khảo.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy ở các trường chính trị tỉnh, các trung tâm giáo dục chính trị thành phố,


9

huyện, thị xã và phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh
Hà Nam.
- Luận văn nghiên cứu đã rút ra được một số kinh nghiệm và giải pháp
đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, đây cũng là cơ sở để đảng bộ tỉnh Hà
Nam hoạch định những chủ trương, đường lối lãnh đạo kinh tế nông nghiệp
đúng đắn, phù hợp trong những giai đoạn tiếp theo.
8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
kết cấu của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


10

CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM
1.1. Một số vấn đề chung về nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm
- Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt và chăn nuôi, là ngành sản
xuất ra của cải vật chất mà con người dựa vào quy luật sinh trưởng của cây
trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thỏa mãn nhu
cầu của mình.
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính
để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp, và thỏa mãn
các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây cảnh).
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
(theo nghĩa hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi. Ngành
chăn nuôi cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, sữa, trứng; cung cấp
da, len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón; đại gia súc
dùng làm sức kéo. Ng̀n thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu lấy từ ngành trờng

trọt, nên chăn ni phát triển sẽ góp phần làm gia tăng hiệu quả của sản phẩm
trồng trọt. Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với trồng trọt
trong cơ cấu ngành nơng nghiệp vì trong khẩu phần ăn của con người đang
dần thay đổi.


11

- Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong
những bộ phận sản xuất chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực
phẩm cho người dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông
nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với các quá trình
kinh tế mà còn gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất [4,
tr.132].

1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Sản xuất nơng nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất
khác khơng thể có đó là:
Sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và mang tính
vùng rõ rệt: Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên không gian rộng lớn, mỗi
vùng lại chịu tác động từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền
thống văn hóa, tập quán,… rất khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi nhà quản lý
phải hiểu rõ tính chất vùng, quy hoạch nông nghiệp, lựa chọn và bố trí cây
trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện từng vùng,
nhằm tránh rủi ro và khai thác lợi thế so sánh nông sản của mỗi vùng.
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế được và ngày càng khan hiếm: Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện
tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản

xuất ṛng đất là chưa có giới hạn. Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải
biết quí trọng ruộng đất, sử dụng đi đôi với bảo tồn, cải tạo và bồi dưỡng đất.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống, phát sinh
phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Nói cách khác, q trình
sản xuất kinh tế trong nơng nghiệp gắn với q trình sinh học. Vì vậy, ḿn
q trình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, người nông dân phải hiểu
biết sâu sắc chu trình sinh trưởng của sinh vật.


12

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao: một mặt sản xuất nơng
nghiệp là q trình tái sản xuất kinh tế gắn với quá trình tái sản xuất tự nhiên,
thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại khơng
hồn tồn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính
thời vụ trong nơng nghiệp là vĩnh cửu khơng thể xố bỏ được, trong quá trình
sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời
tiết - khí hậu, mỗi loại cây trờng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó,
dẫn đến những mùa vụ khác nhau.
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông
nghiệp nước ta còn là nền nơng nghiệp nhiệt đới, có pha trợn tính chất ôn đới,
nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du,
miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp
nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn trong q
trình phát triển.
1.1.3. Vai trị của kinh tế nơng nghiệp
Trong nền kinh tế quốc dân vai trò của ngành nông nghiệp vô cùng
quan trọng. Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng
và phức tạp. Nó khơng chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thớng
sinh học – kỹ thuật, bởi vì mợt mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử

dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trờng trọt, ngành
chăn nuôi, ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rợng thì còn bao
gờm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.
- Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở
những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở


13

những nước có nền cơng nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông
nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và
không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những
sản phẩm tới cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là
yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tờn tại phát triển của con người và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng
cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác đợng của các nhân
tớ: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát
triển kinh tế mợt cách nhanh chóng, chừng nào q́c gia đó đã có an ninh
lương thực. Nếu khơng đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định
chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ
làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
- Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị
Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung
cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến,
giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh
tranh của nơng sản hàng hố, mở rợng thị trường…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát
triển kinh tế trong đó có cơng nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của cơng
nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm
quốc dân. Nguồn vốn từ nơng nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách,
như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế


14

nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị
trí rất quan trọng.
- Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở
hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu
dùng và tư liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nơng nghiệp, nơng
thơn sẽ có tác đợng trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng
sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,
thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của
nơng nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.
- Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với
các hàng hóa cơng nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, ng̀n xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên
xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới

có xu hướng giảm x́ng, trong lúc đó giá cả sản phẩm cơng nghiệp tăng lên,
tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng
mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và
đơ thị.
Gần đây mợt sớ nước đa dạng hố sản xuất và xuất khẩu nhiều loại
nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
- Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong bảo vệ mơi trường
Nơng nghiệp và nơng thơn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của mơi trường vì sản xuất nơng nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng


15

nhiều hố chất như phân bón hố học, th́c trừ sâu bệnh… làm ơ nhiễm đất
và ng̀n nước. Q trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc
vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá
trình phát triển sản xuất nơng nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để
duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
1.2. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Hà Nam vốn thuộc phủ Lỵ Nhân, thuộc trấn Sơn Nam, năm 1831
vua Minh Mạng quyết định lập các tỉnh thì Phủ Lỵ Nhân đổi là phủ Lý
Nhân thuộc tỉnh Hà Nội, xứ Bắc Kỳ. Ngày 20 - 10 - 1890, tồn quyền
Đơng Dương ra nghị định thành lập tỉnh Hà Nam. Từ đó đến nay, đã có
nhiều lần chia tách và sát nhập tỉnh, nhiều sự điều chỉnh về địa giới
hành chính đã diễn ra: năm 1965 Hà Nam sát nhập với Nam Định thành
tỉnh Nam Hà và sát nhập với Ninh Bình vào năm 1976 thành tỉnh Hà

Nam Ninh rộng lớn, rồi lại chia tách tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ
vào năm 1992 và ngày 1-1-1997 tỉnh Hà Nam được tái lập gồm các
huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên và thành
phố Phủ Lý [57, tr.8].
Nằm ở phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng
điểm kinh tế Bắc Bộ, trên tọa độ 200 vĩ Bắc và giữa 1050 - 1100 kinh độ
Đông, Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của thủ đô. Phía Bắc giáp với Hà Tây
(nay là Hà Nội), phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp
với tỉnh Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp với Hòa Bình. Với vị trí địa
lý này, Hà Nam vừa kết nối với các tỉnh miền núi tây bắc của đất nước, vừa là
địa bàn chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế - lãnh thổ. Đặc biệt, sự phát triển


16

của giao thông vận tải và sự mở rộng của thị trường đã hình thành khơng gian
kinh tế mở với những lợi thế về giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
tạo cho Hà Nam những thuận lợi so sánh về thị trường để khai thác có hiệu
quả nguồn lực bên trong và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngồi phục vụ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đất đai
Đất đai và địa hình tỉnh Hà Nam tương đới đa dạng, vừa có thuận lợi
vừa có khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Tổng diện tích là 851,5km2 (năm
2002) với hai loại địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Phía tây là vùng núi
bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Xuôi về phía đông là
vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hồng, sông Đáy, sông Châu. Đất ở đây
có đợ phì trung bình, thuận lợi cho canh tác các loại cây trờng tḥc nhóm cây
lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và mở rộng diện tích
đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đa tác dụng với các hệ thống canh tác, tưới nước
hoặc không tưới nước. Tuy nhiên, do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi

khí hậu trong vùng nên Hà Nam có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên ngập
úng và bị phèn chua.
- Địa hình
Hà Nam là mợt tỉnh đờng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản
giữa địa hình đờng bằng và địa hình đời núi. Mật đợ và đợ sâu chia cắt địa
hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể. Hướng
địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông nam, phù hợp với
hướng phổ biến nhất của núi, sơng Việt Nam. Hướng dớc của địa hình cũng là
hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và
dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu
trúc địa chất.
Phía Tây của tỉnh (chiếm khoảng 10-15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà
Nam) là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi


17

rừng, nhiều nơi có địa hình dớc. Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ phận của
dãy núi đá vơi Hòa Bình - Ninh Bình, có mật đợ chia cắt lớn tạo nên nhiều
hang đợng có thạch nhũ hình dáng kỳ thú. Xuôi về phía Đông là những giải
đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng. Phần lớn đất đai
trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng
trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vôi, thích
hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Với những
hang động và các di tích lịch sử - văn hóa, vùng này còn có tiềm năng lớn để
phát triển các khu du lịch.
Phía Đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn
(chiếm khoảng 85 - 90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam), đất đai màu mỡ, thích hợp
cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như
mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này

bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Vì vậy, ở đây có diện tích mặt
nước ao, hờ, đầm, phá, ruộng trũng và sông ngòi khá lớn thuận lợi cho việc
nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước.
- Khí hậu, thời tiết
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt.
Nhiệt đợ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, sớ giờ nắng trung
bình khoảng 1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt đợ
trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt đợ trung bình trên 25oC)
và chỉ có 3 tháng nhiệt đợ trung bình dưói 20oC, nhưng khơng có tháng nào
nhiệt đợ dưới 16oC.
Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đơng) với các hướng gió thịnh
hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đơng nam; mùa đơng gió bắc, đơng và
đơng bắc.


18

Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, năm có lượng mưa cao nhất
tới 3176mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là 1265,3mm
(năm 1998).
Đợ ẩm trung bình hàng năm là 85%, khơng có tháng nào có đợ ẩm trung
bình dưới 77%. Tháng có đợ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3
(95,5%), tháng có đợ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).
Khí hậu có sự phân hóa theo chế đợ nhiệt với hai mùa tương phản
nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là
mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa
đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường
kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng
10 đến giữa tháng 11.

- Thủy văn
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khới lượng tài nguyên nước rơi
khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ
hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm
chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước
ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và
chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông
Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông
Sắt, Nông Giang,...
Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và
Thái Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sơng có chiều dài 38,6 km. Sơng Hờng có vai
trò tưới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần
10.000 ha.
Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào
lãnh thổ Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình.
Trên lãnh thổ Hà Nam sơng Đáy có chiều dài 47,6 km.


19

Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ
Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sơng
Đáy ở Phủ Lý.
Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy
Tiên) sông chia thành hai nhánh, mợt nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý
Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình
Lục. Sơng Sắt là chi lưu của sơng Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục.
Với điều kiện nêu trên, Hà Nam có nhiều thuận lợi để phát triển nền
nông nghiệp sinh thái đa dạng với nhiều loại động, thực vật nhiệt đới, á nhiệt

đới và ôn đới. Hạn chế lớn nhất của khí hậu, thuỷ văn Hà Nam là mùa khô
thiếu nước và mùa mưa thường bị bão gây ngập úng.
- Về giao thông
Hà Nam nằm trên tuyến huyết mạch giao thông Bắc - Nam với hệ
thống đường bộ, đường sắt, đường thủy hết sức thuận lợi (Q́c lợ 1A, cao
tớc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Q́c lộ 38, Quốc lộ 21A, 21B, đường nối cao tốc
Hà Nợi - Hải Phòng và Cầu Giẽ -Ninh Bình, cầu Yên Lệnh, tuyến đường sắt
Bắc - Nam…) đã tạo cho Hà Nam lợi thế mới để mở rộng giao lưu hợp tác
với các tỉnh Đông Bắc, Hà Nội, Hải Phòng cùng các tỉnh miền Trung,
TP.HCM...
1.2.1.2. Dân cư
Với số dân là 813.978 người (2002) trong đó có 473.828 người (chiếm
58,2% dân số) trong độ tuổi lao động. Mặc dù, so với các tỉnh tḥc đờng
bằng sơng Hờng, Hà Nam có dân số không đông, lực lượng lao động không
lớn song điểm nổi trội của cư dân và lao động Hà Nam là truyền thớng lao
đợng cần cù, có khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật,
công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống.
Với điều kiện tự nhiên và dân cư như vậy, Hà Nam rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng.


20

1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Tình hình kinh tế
Trong nhiều thế kỷ trước, Hà Nam là một tỉnh thuần nông, một vùng
đồng bằng chiêm trũng, hầu hết thu nhập của người dân đều dựa vào nông
nghiệp. Nông nghiệp nhìn chung lạc hậu, mang tính chất tiểu nơng, chủ yếu
dựa vào cây lúa, năng suất thấp, lại thường xuyên bị mất mùa do hạn hán, lũ
lụt, dịch bệnh. Lĩnh vực thủ công và thương nghiệp còn kém phát triển.

Trong những năm gần đây, tỉnh có nhiều chủ trương, biện pháp thúc
đẩy kinh tế phát triển tạo nên sự thay đổi tích cực. Tớc đợ tăng trưởng GDP
bình qn giai đoạn 2001-2005 đạt 9,05%; giai đoạn 2006-2010 đạt 13,5%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công
nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu
nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn
nuôi, thuỷ sản từ 31,2% (2005) lên 39,5% (2010).
Các ngành dịch vụ, tài chính, thương mại, ngân hàng cơ bản đáp ứng
yêu cầu phát triển của các lĩnh vực này và nhu cầu sử dụng các loại hình dịch
vụ của nhân dân.
1.2.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội
Hà Nam còn là mợt vùng đất vớn có bề dày truyền thớng lịch sử văn
hóa. Nơi đây là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” được nhiều người biết đến với
di sản “văn hóa Liễu Đơi” nổi tiếng, vùng “thánh địa Tiền Lê Bảo Thái” đã
được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp q́c gia; vùng đất
của những võ tướng, danh nhân như Cao Thị Liên, Lê Hồn, Trần Trọng
Bình, Đinh Cơng Tráng, Phó bảng Trương Cơng Giai, Hồng giáp Lê Tung,
thám hoa Ngũn Q́c Hiệu, tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, Nam
Cao, Nguyễn Hữu Tiến... Những truyền thớng đó lại được phát huy mạnh mẽ


21

khi Đảng ra đời lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân, phong kiến
giành độc lập cho dân tợc và tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Tồn tỉnh tập trung xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh thông qua
việc phát động và thực hiện tốt các phong trào thi đua văn hoá cùng với nhiều
phong trào phù hợp với từng đối tượng đã thực sự phát huy được sức mạnh
của mọi lực lượng chăm lo xây dựng đời sớng văn hố cho mỗi người dân,
mỗi cợng đờng để văn hố thấm sâu vào tồn bợ đời sớng xã hợi, tạo ra mơi

trường giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán, nề nếp gia phong tốt đẹp,
đồng thời tiếp thu cái mới, cái hiện đại để trở thành con người mới của sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hợi nhập. Phong trào xây dựng gia
đình văn hố với u cầu giữ gìn và phát huy đạo lý tớt đẹp của gia đình Việt
Nam với kết quả 80-85% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hố, gần 67%
sớ làng đạt danh hiệu Làng văn hóa đã thực sự tạo được mơi trường văn hố
lành mạnh để giáo dục thế hệ trẻ phát huy bản sắc dân tợc.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có sự chuyển biến tích cực: Đến năm 2002,
tồn tỉnh có 86% trường tiểu học, 85% trường trung học cơ sở và 100%
trường trung học phổ thông được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Quy mô
và mạng lưới trường học ngày càng được mở rợng, chất lượng giáo dục tồn
diện được nâng lên, nhiều năm đứng trong tốp 10 của cả nước cả về tỷ lệ tốt
nghiệp phổ thông, tỷ lệ đỗ vào đại học và số lượng học sinh giỏi q́c gia.
Nhà trường phới hợp với gia đình, xã hợi quan tâm giáo dục tồn diện cho học
sinh. Đờng thời với dạy văn hoá là giáo dục nghĩa vụ công dân, lòng yêu
nước, đạo đức, nếp sống, lối sống văn hố, lịch sử và bản sắc dân tợc, ý chí
vươn lên vì tương lai mỗi người và sự phát triển của đất nước, quê hương.
Mạng lưới y tế ngày càng mở rợng, đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức
khỏe người dân.
Các lĩnh vực khoa học công nghệ, báo chí và hệ thống thông tin đại
chúng, chính sách tôn giáo... được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện tốt.


22

Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt, các phong trào “đền
ơn, đáp nghĩa”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh, hiệu quả và
thiết thực. Chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng cơ bản ổn định tạo điều kiện
và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế
nông nghiệp
Qua các giai đoạn cách mạng của nước ta, nông dân luôn là lực lượng
hùng hậu nhất đi theo Ðảng, đóng góp vơ cùng to lớn về tinh thần và sức lực,
tính mạng và của cải, vượt qua mn vàn hy sinh, gian khổ, góp phần làm nên
những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ q́c cũng như q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hợi chủ nghĩa đều khẳng định
tầm vóc chiến lược của vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Chính vì
vậy, Ðảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược
quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, q́c phòng; giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tháng 12/1986, Đại hợi tồn q́c lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu
q trình đổi mới tồn diện tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Đại hội đã
khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của nông nghiệp với việc điều chỉnh
cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung vào ba chương trình mục tiêu là: lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Tiếp nối tư duy đổi mới của Đại hợi VI, Đại hợi đại biểu tồn quốc lần
thứ VIII (6/1996) của Đảng tiếp tục nhận định nước ta đã chuyển sang thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đại hội khẳng định: “Mục tiêu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là xây dựng nước ta thành mợt nước cơng
nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý” [20, tr.80]. Đại hội


×