Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

VĂN HOÁ ẨM THỰC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.78 KB, 25 trang )

VĂN HOÁ ẨM THỰC Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...............................................................................1
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ....................................................................................1
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................2
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI...............................................................................................2
7. BỐ CỤC ...............................................................................................................2
NỘI DUNG ................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC Ở ĐÀ
LẠT .........................................................................................................................3
1.1. Khái niệm về văn hóa ẩm thực ......................................................................3
1.1.1. Khái niệm về văn hóa .............................................................................3
1.1.2 Khái niệm về ẩm thực ..............................................................................4
1.2 Biểu hiện của văn hóa ẩm thực. .....................................................................4
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực Đà Lạt .........................................................5
1.3.1. Vị trí địa lí_ khí hậu ................................................................................5
1.3.2. Con người Đà Lạt....................................................................................6
CHƯƠNG 2. ẨM THỰC Ở ĐÀ LẠT ..................................................................8
2.1. Bữa ăn của người Đà lạt ................................................................................8
2.1.1. Bữa ăn sáng .............................................................................................8
2.1.2. Bữa trưa và bữa tối ..................................................................................9
2.2. Các món ăn của Đà Lạt .................................................................................9
2.2.1. Đặc sản mứt ............................................................................................9
2.2.2. Đồ ăn vặt và món ăn nhẹ.......................................................................11


2.2.3. Thức uống ở Đà Lạt ..............................................................................14
2.3 Đặc trưng văn hóa ẩm thực Đà Lạt. .............................................................15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ...............................18
3.1. Thực trạng về vấn đề ẩm thực Đà Lạt. ........................................................18


3.2. Giải pháp và đề xuất. ...................................................................................19
KẾT LUẬN ..............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................22
Sách, tạp chí..........................................................................................................22
Tài liệu internet ....................................................................................................22


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ăn uống ln có tầm quan trọng trong cuộc sống nhất là hiện nay khi mà đời
sống con người ngày càng được nâng cao thì ăn uống khơng chỉ đáp ứng nhu cầu
đơn thuần mà nó đã trở thành một nghệ thuật. Đối với khách du lịch họ càng chú
trọng đến yếu tố văn hóa ẩm thực.
Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng được du khách biết đến với khí hậu
mát mẻ, phong cảnh đẹp mà con người ở đây cũng thân thiện, mến khách nhưng văn
hóa ẩm thực ở đây chưa được biết đến nhiều. Trong khi đó ẩm thực Đà Lạt lại rất
phong phú đa dạng và có những nét độc đáo riêng cần phát huy để thu hút khách du
lịch. Từ những lí do trên chúng tơi chọn văn hóa ẩm thực ở thành phố Đà Lạt làm
đè tài tiểu luận của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tiểu luận đi sâu tìm hiểu những món ăn của hành phố Đà Lạt. Qua đó có thể
tiếp cận về đời sống văn hóa của họ. Tìm hiểu, đánh giá những giá trị của văn hóa

ẩm thực tại Đà Lạt. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số giải
pháp nhằm phát huy văn hóa ẩm thực trong du lịch tại Đà Lạt.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, việc nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Việt liên quan
đến ẩm thực thành phố Đà Lạt đã có nhiếu bước tiến mới, với nhiều cơng trình như:
Xn Huy (sưu tầm), (2004), Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam, NXB. Trẻ,
T.P. Hồ Chí Minh. Mai Khơi (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam món ăn miền
Trung, NXB. Thanh Niên...Như vậy liên quan đến việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực
vùng miền, qua đó đã phản ánh được một phần về ẩm thực Thành phố Đà Lạt. Song
vẫn chưa có bài viết nói lên những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực thành
phố Đà Lạt, chỉ nêu chung chung và nghiên cứu ẩm thực ở những tỉnh khác như:
Bình Định, Đà Nắng, Quảng Ngãi…


2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài tiếp cận theo hướng lien ngành, lấy văn hoá làm nền tảng. Những
phương pháp chính được cúng tơi sử dụng là:
Phương pháp liền dã văn hoá học: Với phương thực hiện đề tài này tôi sử dụng
phương pháp này, những kiến thức chủ yếu về điều kiện tự nhiên và con người ở
thành phố Đà Lạt sẽ được miêu tả cụ thể, khách quan.
Phân tích tống hợp là phương pháp được sử dụng để có thể đem lại những kết luận
khoa học.
Ngồi những phương pháp trên tơi cịn sử dụng một số phương pháp khác như so
sánh, định tính…nhằm đạt được mục đích tốt nhất trong quá trình nghiên cứu.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về đối tượng là nghiên cứu về văn hóa ẩm thực
Về phạm vi là ở thành phố Đà Lạt
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa của đề tài này là tơi muốn nêu lên những giá trị văn hóa ẩm thực của vùng
đất Đà Lạt được thể hiện qua món ăn nổi tiếng, qua đó người đọc có thể hiểu thêm
về khí hậu, con người đến ẩm thực Đà Lạt, những vị ẩm thực rất riêng. Đồng thời
qua đề tài này có thể cung cấp cho những ai quan tâm đến ẩm thực cũng như ăn hóa
ở Đà Lạt

7. BỐ CỤC
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận được
bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đè chung về văn hoá ẩm thực ở thành phố Đà Lạt
Chương 2. Ẩm thực ở thành phố Đà Lạt
Chương 3. Thực trạng và giải pháp


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC Ở
ĐÀ LẠT
1.1. Khái niệm về văn hóa ẩm thực
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Trong Tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong
phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con
người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có
thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn mà mỗi cơng nhân viên chức vẫn ghi
trong lí lịch của mình [2;5;6]
Trên thế giới và Việt Nam có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Theo định nghĩa của UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóa của
Liên Hợp Quốc) có nêu: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và
vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm

người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín
ngưỡng”. (1982)
Năm 1943 lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn hóa, nghệ thuật,
những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Dù theo cách hiểu nào mọi định nghĩa văn hóa đều thừa nhận và khẳng định
mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa với con người. Có thể chọn định nghĩa sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng


4

tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội”.[2;7;8]
1.1.2 Khái niệm về ẩm thực
“Ẩm thực” theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa
hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực
hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với
một nền văn hóa cụ thể. Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện
hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa
phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi.
Mở rộng ra ẩm thực có nghĩa là văn hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở
thành tập tục, thói quen. Ẩm thực khơng chỉ nói về “văn hóa vật chất” mà cịn nói
về cả mặt “văn hóa tinh thần”.
Từ cách hiểu văn hóa và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ảm thực phải

xem xét ở hai góc độ: Văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và vă hóa tinh thần (là
cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa,
biểu tượng tâm tinh…của các món đó. Như T.S Trần Ngọc Thêm đã từng nói “ăn
uống là văn hóa, chính xác là văn hóa tận dụng mơi trường tự nhiên của con người”
Như vậy, văn hóa ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ, chúng
ta có thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau: văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu
vị ăn uống của con người; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập
tục kiêng kị trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện
giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ trong các món ăn; cách thưởng thức món ăn.
1.2 Biểu hiện của văn hóa ẩm thực.
Qua góc độ vật chất: Văn hóa ẩm thực được thể hiện qua góc độ vật chất là
những món ăn, đồ uống với chất liệu, số lượng, mùi vị, màu sắc, sự sắp xếp của các
món ăn, đồ uống trong mâm cơm, bữa tiệc. Văn hóa ẩm thực qua góc độ vật chất
khơng tính tới nghệ thuật chế biến, nghệ thuật sắp đặt, ý tưởng thể hiện, cách


5

thưởng thức món ăn đồ uống…những món ăn đồ uống này được chế biến từ những
nguyên liệu thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.
Ví dụ như bánh chưng là món ăn truyền thống của người việt nam, có trong
dịp tết, được làm rất cơng phu từ lá gói bánh là lá dong phải chọn lá bánh tẻ, đến
các nguyên liệu như gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh phải là đỗ hạt tiêu vàng lòng.
Thịt lợn làm nhân bánh ngon phải là thứ thịt ba chỉ, hạt tiêu. Bánh chưng được gói
hết sức cẩn thận vng thành sắc lạnh bằng lạt được làm từ cây tre. Khi đun, bánh
phải được đun bằng củi, nước luộc bánh chưng tốt nhất phải là nước mưa.
Qua góc độ tinh thần: Văn hóa ẩm thực qua góc độ tinh thần là cách ứng xử, giao
tiếp trong ăn uống nghệ thuật chế biến món ăn, ý nghía biểu tượng tâm linh, cách
trang trí món ăn. Trong cách ẩm thực cũng thể được nét văn hóa của các dân tộc, ý
nghĩa biểu tượng của các món ăn, ví dụ về bánh chưng, ta thấy rằng bánh chưng,

hình vng biểu trưng cho hình ảnh đất nước, bốn phương cùng một nhà. Nhân
bánh bằng thịt lợn tượng trưng cho động vật, lá dong gói bánh có màu xanh của
đồng cỏ. Tất cả những nguyên liệu này đều được nuôi, trồng trên mảnh đất quê
hương việt Nam.
Như vậy, mỗi món ăn với cách trình bày chế biến khác nhau đều thể hiện những nét
văn hóa tinh thần, cũng như mong muốn, nguyện vọng con người trong đó [2;14;15]
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực Đà Lạt
1.3.1. Vị trí địa lí_ khí hậu
Về vị trí địa lí: Đà Lạt là một thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên,
thuộc vùng tây nguyên Việt Nam. Nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực
nước biển, thành phố Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện
Lạc Dương, phía đơng và đơng nam giáp hun Đơn Dương, phía tây giáp huyện
Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng. Sau đợt điều chỉnh địa giới hành
chính gần đây nhất vào 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số
từ 1 đến 12, và bốn xã đó là xã Xuân Thọ, xã Xuân Trường, xã Tà Nung và xã Trạm
Hành. Địa hình được phân thành hai dạng rõ rệt: Địa hình núi và địa hình bình


6

nguyên trên núi. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng
Bắc_Nam.
Về khí hậu: Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang
nhiều đặc tính của miền ơn đới, “Nhiệt độ trung bình tháng (TBT), giao động trong
khoảng 15,8oC-19,3oC, trong những tháng nóng nhất nhiệt độ TBT khơng vượt q
20oC, trong những tháng lạnh nhất nhiệt độ TBT cũng không thấp hơn 14oC [22;78]
chính những cây thơng Đà Lạt thêm phần mát mẻ. Tính chất gió mùa cũng được
phản ánh rõ rệt trong đặc điểm khí hậu Đà Lạt. Đà Lạt chịu ảnh hưởng chủ yếu của
hai mùa gió. Đó là gió mùa Đơng Bắc à gió mùa Tây Nam. Thời gian thịnh hành
của chúng còn được thể hiện bởi hai mùa khơ, mưa riêng biệt trong năm.

Vị trí địa lí- khí hậu là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất sâu sắc đến
ẩm thực Đà Lạt. Chính vì có vị trí và khí hậu như vậy nên khí hậu ở đây mát mẻ
quanh năm, rất phù hợp cho việc trồng các loại hoa màu để phục vụ người dân trong
địa bàn tỉnh mà còn phục vụ rau, củ, quả cho các tỉnh khác nữa. [5]
1.3.2. Con người Đà Lạt.
Đà Lạt nơi hội tụ dân cư ba miền bắc-trung-nam. Sự đa dạng của cư dân
nhiều vùng miền đã tạo cho Đà Lạt một nền văn hóa đầy đủ nghi lễ, tập tục, phong
cách, lối sống tổng hòa. Hiền hòa-thanh lich-mến khách đó là những phong cách
đặc trưng của người Đà Lạt, phong cách đó được hình thành từ tác động yếu tố tự
nhiên, môi trường, cảnh quan, kinh tế-xã hội, cũng như yếu tố tư tưởng tinh thần.
Sự hiền hịa trong con người Đà Lạt góp phần thu hút khách du lịch, thân
thiện với thiên nhiên từ ngôi nhà với vườn rau xanh tời những con đường quanh co
ẩn khuất sau đồi núi. Sự nhẹ nhàng trong giao tiếp, sự chân tình trong ứng xử của
người Đà Lạt đã góp phàn tơ đẹp cho thành phố sương mù này.
Con người Đà Lạt vốn thanh lịch tô thêm vẻ đẹp của một thành phố: Người
Đà Lạt vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm bản sắc văn hóa và đời sống tinh thần phương
Đông lại sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại phương Tây.
Từ đó họ phát triển những thú tiêu khiển tinh thần thanh cao như trồng hoa trên


7

những chậu nhỏ xinh xắn treo trước sân nhà, chơi cây cảnh, chơi lan...rất phong phú
và đa dạng. Ngôi nhà uẩn khúc sau những đoạn đường quanh co, những chậu hoa
nho nhỏ treo lủng lẳng tăng thêm sự gần gũi của con người với thiên nhiên.
Khơng chỉ hiền hịa, thanh lịch người Đà Lạt còn cởi mở và mến khách: Đà
Lạt là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các nghề dịch vụ nên mến khách khơng
phải là một tình cảnh mà trở thành lẽ sống. Điều đó được thể hiện qua các chị bán
hàng chào mời niềm nở, nhẹ nhàng, tơn trọng khách. Người dân Đà Lạt có cái nhìn
thiện cảm, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn khi có người hỏi đến.

Là vùng đất lạnh, dân số không nhiều, mang dáng dấp trầm tư, thiên nhiên
Đà Lạt đã góp phần tạo thành phong thái riêng cho người phụ nữ: Hiền hịa, thanh
lịch, mến khách. Và điều đó đã thu hút được khách du lịch đến từ khắp mọi miền
của đất nước.
Như vậy ta có thể nói rằng yếu tố khí hậu thời tiết và con người ảnh hưởng
đến ẩm ở vùng này. Bên cạnh đó thì vẫn cịn những yếu tố khác như phát triển lịch
sử, lối sống...


8

CHƯƠNG 2. ẨM THỰC Ở ĐÀ LẠT
2.1. Bữa ăn của người Đà lạt
2.1.1. Bữa ăn sáng
Đà Lạt là một nơi có khí hậu mát mẻ, vì vậy những món ăn sáng ở đây đậm
chất xứ lạnh, người dân ở đây thường ăn sáng bằng những món ăn nóng hổi để xua
tan đi cái giá lạnh này. Các loại bánh mang hương vị Đà Lạt đặc trưng như bánh
căn, bánh mì xíu mại và bánh bèo chén Đà Lạt...
Bánh căn Đà Lạt là một loại bánh du nhập từ các vùng miền khác. Bánh căn
Đà Lạt có cách chế biến khơng cầu kỳ, cũng được đổ khuôn bằng bột gạo, nhưng lại
trở nên đa dạng khi kết hợp với nhiều loại nhân theo khẩu vị của khách. Nhân bánh
có thể là trứng cút, trứng gà, trứng vịt được đổ trên mặt bánh khi bột bánh đã gần
chín. Nếu khơng dùng trứng, thực khách có thể chọn cho mình nhân hải sản, khơng
thì chút đậu xanh đã xơi chín vàng ươm rất bùi. Bánh căn khi đã đổ chín sẽ được
bày thành từng cặp trên đĩa, được dùng kèm với một ít chả lụa, xíu mại và nước
chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách
của người Đà Lạt gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế. Đôi
khi nước chấm không phải là nước mắm pha mà lại là mắm nêm, cũng được pha
chế rất nhẹ nhàng theo đúng vị của người Đà Lạt
Bánh mì xíu mại Đà Lạt thơm ngậy. Một xuất xíu mại đầy đủ bao gồm một

chén thịt và nước sốt, kèm hai ổ bánh mì nóng. Viên xíu mại đà lật cũng được làm
từ thịt nạc băm nhuyễn, ướp hành, tỏi, ớt nhưng nhỏ hơn, độ sệt của thịt cũng như
nước sốt đều được làm loãng bằng ớt. Con đường quanh co của Đà Lạt ở đâu cũng
có những qn ăn bành mì xíu mại, chuận bị cho một ngày làm việc mới.
Bánh bèo bột lọc: Khơng được làm hồn tồn bằng bột gạo tẻ, bánh bèo chén
Đà Lạt có pha chút bột lọc, nên miếng bánh hơi trong nhẹ, dai và có độ dính vào
muỗng vừa phải, ăn khơng q mền hay cứng. Phần nước sốt tôm thịt sánh đều
không quá đặc, màu cam bắt mắt đầy cuốn hút, bên cạnh chút mỡ hành xanh thơm


9

mát được nêm nếm vừa phải. Một phần ăn thông thường gồm bốn chén sành nhỏ
hoặc bạn có thể gọi thêm chén tùy thích.
Bên cạnh những món ăn sáng đó ngươi Đà Lạt cịn ăn những món ăn tùy
thích như bánh canh, bún bị, xơi, cháo...khi ăn xong bạn cũng có thể ngồi nhâm nhi
những cốc trà nóng hổi.
2.1.2. Bữa trưa và bữa tối
Cơ cấu bữa ăn chung của người Việt là: Cơm – rau – cá nói chung là cơm và
thức ăn. Nhìn chung đồ ăn chủ yếu là thực vật.. Người dân Đà Lạt cũng vậy, bữa
trưa và bữa tối là bữa chính cịn bữa sáng là bữa phụ. Vì vậy trong bữa ăn đó
thường có rất nhiều cơm và thức ăn. Tuy nhiên cũng tùy theo số người trong bữa ăn
đó. Người việt ăn thức ăn tinh bột nhiều như cơm, là thứ không thể thiếu trong bữa
ăn chính. Khơng giống như phương Tây bữa chính của họ là thịt.
Sau cơm là những món ăn như món luộc (rau luộc, thịt luộc..) Đà lạt là một
vùng thích hợp thuận lợi cho việc trồng rau, củ quả, vì vậy các loại rau ở đây rất đa
dạng và phong phú. Sau rau là các loại thịt và thức ăn từ thủy sản. Bên cạnh đó
người Đà Lạt cũng ưa một số thức ăn non như: Hột vịt lộn, măng, giá, cốm...là
những thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Bữa ăn đó phối hợp rất nhiều món ăn khác
nhau, điều đó thể hiện tính tổng hợp của người Đà Lạt trong bữa ăn.[3]

2.2. Các món ăn của Đà Lạt
2.2.1. Đặc sản mứt
Đối với những ai đã từng có dịp đi du lịch Đà Lạt ắt hẳn sẽ không quên được
những quầy hàng đủ màu săc hấp dẫn tại khu chợ trung tâm thành phố Đà Lạt, bày
bán các loại mứt đặc sản. Đà Lạt là một nơi rất nổi tiếng về mứt, nhiều loại mứt
khác nhau được chế biến từ những sản vật nổi tiếng trong vùng chủ yếu là rau, trái
cây quả tươi. Đặc biệt có thể nói đến hai loại mứt đặc trưng cho Đà Lạt đó là mứt
hoa hồng và mứt dâu, mứt hoa hồng là một loại mứt mới được sản xuất ở Đà Lạt, có


10

thể gọi là lồi mứt của tình u, của gợi nhớ, cùng tạo hình và màu sắc mới lạ, được
các bạn gái rất ưa thích.
Mứt hoa hồng. Mới thoạt nghe nhiều người sẽ lầm tưởng là chúng được làm
từ hoa hồng nhưng thật ra mứt hoa hồng được chế biến từ đài quả Hibiscus của
hồng hoa, người miền Bắc gọi nó là atiso đỏ và người miền Nam thường gọi là bụp
giấm hay còn được gọi là trái chua. Với màu sắc hồng đỏ nhẹ nhàng, cùng vị chua
dịu thơm mát, mứt hoa hồng dễ làm say đắm lòng người với hương vị đặc biệt của
nó. Ngồi ra mứt hoa hồng cịn có thể dùng để trang trí bánh ngọt, trang trí đồ uống,
ăn cùng kem hoặc pha cùng nước trái cây tạo thành những món ăn vơ cùng độc đáo.
Mứt dâu tây. Dâu, loại quả mà không ai nhắc đến Đà Lạt mà lại không biết về loại
quả thơm ngon này, một loại trái cây đặc biệt mà chỉ có thể trồng được ở Đà Lạt,
đã trở thành biểu tượng của Đà Lạt ngàn hoa với vị chua ngọt hịa tan nơi đầu lưỡi.
Và biểu tượng đó trở nên sâu lắng đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng qua mứt
dâu Đà Lạt. Mứt dâu chỉ cần nghe thoáng qua thơi là mỗi người chúng ta cũng có
thể cảm nhận được sự thơm ngon, dẻo ngọt của nó đang tan chảy. Khơng những thế
mứt dâu cịn tạo nên những món ăn mới lạ khi kết hợp chung với bánh mì mang đến
cho khách vị ngon, ngọt. Mứt dâu tây để giữ được lâu và mang lại một món ăn hấp
dẫn, người Đà Lạt đã sáng tạo nên món mứt dâu tây và dâu tằm ngào đường, để

những người đi du lich có thể mua q cho người thân vì nó để được lâu. Ngồi ra
dâu tây và dâu tằm còn được chế biến thành các loại rượu lên men, nước cốt,…rất
thơm ngon và bổ dưỡng.
Bên cạnh đó cịn có nhiều loại mứt khác như mứt khoai lang dẻo, mứt khoai
lang sâm và nhiều loại mứt khác. Khoai lang dẻo: Là một trong những đặc sản Đà
Lạt độc đáo, chỉ riêng ở đây mới có, sản phẩm được làm từ khoai lang bí ngọt và
nhiều mật, được luộc cắt lát và hong ráo. Cách làm thủ công rất ngon với khoai đẫy
tháng được để héo đến chảy mật và chỉ phơi một hay hai nắng to. Ngày nay khoai
lang dẻo của Đà Lạt được sản xuất đại trà hơn, quy mơ, đảm bảo an tồn vệ sinh
cho số lượng lớn, khi đóng gói được hút chân khơng, nên khi mua về có thể bảo
quản được lâu hơn. Bạn có thể mua loại mứt này biếu người thân mình. Mứt khoai


11

lang sâm: Mứt khoai lang sâm dẻo và thơm lừng, không quá ngọt và rất vừa ăn.
Từng miếng mứt nhỏ bằng ngón tay, vàng ươm hấp dẫn được bao bởi thành gói và
được hút chân khơng giúp giữ được lâu.
Mỗi loại trái cây khác nhau mang đến một loại mứt khác nhau với hương vị
đặc trưng của loại trái cây đó, và mỗi loại mứt khác nhau đó lại làm cho nền ẩm
thực Đà Lạt thêm phong phú, đa dạng. Khơng chỉ là một thành phố du lịch, Đà
Lạt cịn đem đến cho du khách đến thăm với những đặc sản mang hương vị của
thiên nhiên, của đất trời để lại trong tiềm thức của mỗi du khách khi đặt chân đến
những ấn tượng khó phai về nơi đây. Đà Lạt, “ kinh đô” mứt của Việt Nam đảm bảo
mang đến cho du khách những đặc sản mứt đặc biệt nhất, là món quà thân thiện
nhất mà Đà Lạt dành cho những du khách đến thăm thành phố này. Du khách có thể
dễ dàng tìm mua các loại mứt mà mình u thích ở chợ Đà Lạt, với giá cả vơ cùng
hợp lí, mứt Đà Lạt là sự lựa chọn hàng đầu cho những du khách muốn tìm hiểu
nền văn hóa ẩm thực Đà Lạt nói riêng cũng như Việt Nam nói chung.
2.2.2. Đồ ăn vặt và món ăn nhẹ

Bánh tráng nướng: Khơng giống như các món ăn khác có thể dùng vào thời
điểm nào trong ngày cũng được, bánh tráng nướng chỉ bắt đầu vào khoảng 15h
chiều trở về đêm. Bánh tráng có mè đen, được quét lên một lớp dầu ăn, mắm ruốc,
ớt ngâm rồi bỏ vào vỉ nướng. Đập trực tiếp quả trứng gà vào chiếc bánh tráng rồi
thoa đều bằng một cây quét nhỏ, tiếp theo sẽ rắc hành tươi được thái nhỏ lên trên,
thêm hành phi và ruốc sấy khô. Khi lớp trứng trên bánh chin vàng thì dùng đũa
quấn bánh lại theo hình trịn, với những người ăn mặn bạn có thể yêu cầu thêm
nhiều mắm ruốc, giảm độ cay, dùng hành nhiều hay ít tùy vào sở thích của người
ăn. Nếu không thích trứng gà thì bạn có thể dùng bánh tráng nướng với trứng cút.
Đà Lạt nổi tiếng không chỉ bởi phong cảnh tuyệt đẹp mà còn được biết đến
với rất nhiều món ăn bình dị, trong đó có chả ram bắp, bánh căn Đà Lạt, nem nướng
Đà Lạt....


12

Chả ram bắp: Từ quả bắp tươi người ta bào ra sau đó ướp với gia vị cuốn vào
bánh tráng sau đó chiên trên chảo dầu nóng. Cái ngon của món này là ngồi chả ram
bắp thì cịn có chén nước lèo làm từ động xoay nhuyễn với các loại đồ chua với dĩa
rau nóng. Chả ram bắp được làm khá công phu. Bánh tráng mỏng được cuốn bên
trong là bắp non quết nhuyễn, hành tím băm, nêm thêm gia vị, tiêu xay cho vào
chảo dầu chiên giòn, vàng nuộm. Món ngon Đà Lạt này ăn với rau, đồ chua, bánh
tráng và loại nước chấm từ tương đậu phộng, có thịt xay rất vừa miệng. Chính loại
nước chấm này đã tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn.
Bánh canh Đà Lạt: Bánh canh thì ở đâu cũng có, nhưng thưởng thức trong
tiết trời se lạnh của Đà Lạt mang đến một cảm nhận rất riêng. Đó là màu sắc hài hòa
trong bánh canh khi hội tụ màu trắng của sợi bánh dai mềm, nóng hổi. Màu vàng
của chả cá và hành lá xanh sắc nhuyễn. Ở Đà Lạt có rất nhiều quán bánh canh. Một
số đã có chút danh tiếng như quán bánh canh Phan Rang đường Trần Phú hay số 22
Bà Trưng. Nhưng nổi tiếng hơn là quán Xuân An trên đường Nhà Chung. Tơ bánh

canh có mấy miếng chả cá màu vàng , ít hành lá sắc nhuyễn, hành củ chẻ sợi. Thêm
một ít chanh ít mắm ớt. Khơng chỉ hấp dẫn về phần nhìn, “nội dung” của món ăn
cũng được làm thủ cơng dai và mềm, chả cá cũng giòn và mịn, nước dùng đậm đà.
Nem nướng Đà Lạt: Nổi tiếng nhất ở đây là quán nem nướng Bà Hùng(
đường Phan Đình Phùng). Khơng giống món nem chua rán ở Hà Nội , nem nướng ở
đà lạt đa dạng với nhiều thành phần như: nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước
chấm...thành phần chính của món ăn là nem, được làm từ thịt heo tươi. Thịt heo
được rửa sạch rồi xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo thành từng viên dài thành
que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng. Nem nướng Đà Lạt được ăn như món
gỏi Sài Gịn, dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát,
khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại
chấm vào nước chấm và thưởng thức.
Người Đà Lạt thanh lịch, nhẹ nhàng, nên món ăn của họ chế biến hầu như
cũng đều đượm thắm chút gì đó tao nhã, xắp xắp Đà Lạt cũng thế, trong những cái


13

chả cuốn thơm nồng mùi yến tiệc, lại ẩn chứa vị ngọt thanh đạm của bắp còn tươi
non hương mới.
Xắp xắp Đà Lạt: Tuy là món ăn vặt, hay theo cách gọi thân thiện gần gũi đó
là món ăn đường phố, nhưng xắp xắp Đà Lạt dường như chứa đựng đầy đủ cả
hương vị của cuộc sống bình dị nơi thành phố sương mù. Về cách chế biến: Xắp
xắp Đà Lạt cũng được làm từ đu đủ thái sợi, khô bị, phổi bị, gan heo rim ngũ vị,
đậu phơng rang, rau thơm, ớt, nước chan tương tự như món gỏi khơ bị miền Nam
và miền trung, nhưng xắp xắp Đà Lạt lại mang hương vị rất khác biệt. Nếu gỏi khơ
bị miền Nam mà phổ biến nhất là gỏi khơ bị Sài Gịn có vị chua ngọt từ nước
mắm, pha chế theo cách nêm nếm của người miền Nam, hay gỏi kho bị miền
Trung, đơn cử là gỏi khơ bị Đà Nẵng đậm đà bởi nước mắm hơi đặm và rất cay, thí
xáp xắp Đà Lạt như được chát lọc vị tinh túy gỏi khơ bị của cả hai vùng. Nước

chan trong món xắp xắp Đà Lạt đặc biệt làm từ nước me, có độ chua vừa phải,
khơng q ngot và cũng khơng q cay, nên có đặc trưng riêng của mình.
Ốc bươu nhồi thịt: Món này rất nổi tiếng với người Đà Lạt, đặc biệt là quán
33 đường Hai Bà Trưng. Thịt ốc bươu được nhồi chung với nạc heo băm nhuyễn,
thêm vài lá xả để khử mùi, khiến cho bạn muốn ăn ngay khi nhìn ốc thơm phức này,
làm cho món này ngon hơn đặc biệt là nhờ chén nước chấm với công thức pha chế
gia truyền của cụ chủ quán đời thứ nhất.
Bên cạnh những món ăn vặt ngon đó cịn có rất nhiều loại chè, ví dụ như chè
hé: Gọi là chè Hé chỉ bởi quán phục vụ chè chỉ hé là do tiết trời lạnh của Đà Lạt,
hơn nữa với vị trí của mình, nên quán phải khép cửa để không gian giành cho khách
thêm ấm cúng trong chiều Đà Lạt lộng gió. Khơng biểu hiện và nằm khiêm tốn ở
con dốc của đường 3/2 thành phố Đà Lạt, quán chè đã rất nhiều tuổi tồn tại một
cách thân thuộc gần gũi với người Đà Lạt lẫn du khách gẫn xa bằng thương hiệu
khá mộc mạc. Ở đây, những món chè phục vụ gồm cả chè nóng và chè lạnh, chỉ có
khoảng gần mười loại chè được phục vụ như chè bắp, chè chuối, chè đậu...nhưng
các món đều ngon và cách chế biến khéo léo với vị ngọt rất vừa, lại phục vụ với


14

chén chè nho nhỏ nên khách dùng hồi khơng ngán. Điều đặc trưng làm cho chè hé
trở nên nổi tiếng không chỉ bởi chi tiết khá đặc biệt khi xưa là quán chỉ hé cửa, mà
còn thể hiện nét thanh đạm nhẹ nhàng trong các món chè, khiến ai thưởng thức cũng
ít nhiều cảm nhận cái hồn của Đà Lạt trong đó.
2.2.3. Thức uống ở Đà Lạt
Nổi tiếng là một thiên đường ẩm thực “mười ngàn người” lượng khách đến Đà
Lạt du lịch bên ngoài cơ hội thưởng thức các món ăn độc đáo cũng có cơ hội để
nhâm nhi những thức uống ngon như: Nước dâu tây, dấu nước gấc, dâu tằm, Sữa
đậu nành và những nước uống khác và được nhiều người biết đến là trà Atiso.
 Trà Atiso.

Atisơ được coi là “thần dược” đối với gan vì nó “làm sạch” các độc tố trong gan,
có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, qua đó giảm Cholesterol xấu và cải
thiện sức khỏe làn da. Trà Atisơ có vị đậm đà đặc trưng khiến nhiều người tiêu dùng
“nghiện”, dùng hàng ngày thay cho trà xanh, trà mạn. Trà Atisô được chế biến từ
thân, rễ, hoa, lá cây Atisô (trồng nhiều tại vùng cao nguyên Đà lạt) – và lưu hành
trên thị trường dưới dạng túi lọc (uống liền) và lá khơ đóng bịch (để sắc lấy nước
uống hoặc pha vào nước tắm để chăm sóc da). Cây Atisơ cịn non có thể luộc chín
hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa. Hoa Atisơ
tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường
dùng nấu canh (chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhơm – vì sẽ bị đắng, khó ăn.
Cơng dụng: Hoa và cụm lá bắc Actisô dùng làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm
với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Với bệnh nhân đái tháo đường có tác
dụng hạ lượng đường trong máu, ngồi ra cịn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng,
lợi tiểu, giải độc. Lá Actisơ (và các chế phẩm chiết suất tồn phần như cao lỏng, cao
đặc, cao khơ Actisơ) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol
máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10
chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid)


15

Chính vì nó có cơng dụng như vậy nên trà Atiso Đà Lạt là một loại trà được
nhiều người ưa chuộng và tin tưởng.
 Các loại nước uống trong thành phố Đà Lạt.
Nước dâu tây: Nhiều khách du lịch bị thu hút bởi những vườn dâu tầm nhìn xa
với trái cây chín, thơm ngon. Với tác dụng như chống lão hóa, giảm cân, nó thực sự
là một loại thức uống lý tưởng cho phụ nữ.
Dấu nước gấc: Cái tên nghe có vẻ lạ, nhưng trên thực tế nó là trái chanh quen
thuộc. Theo một tài liệu y hoc, đánh dấu các lớp đầu tiên của lạc là cây nho để có
nguồn gốc trái cây từ Brazil. Quả cũng có chứa vitamin A, C và nhiều nguyên tố vi

lượng có lợi cho tim rất có lợi cho sức khỏe.
Dâu tằm: Cũng trong gia đình như dâu tây, nhưng khi nó chin lại có màu đỏ đậm
hoặc tím xẫm. Quả mọng giàu dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, có thể ăn sống, làm
rượu ngâm…Với những tác động thêm như dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi
ích ngũ tạng, khớp, thơng qua khí huyết.
Sữa đậu nành: Đây là đồ uống bình dị mang hương vị khó quên, được làm từ
những hạt đậu nành sau khi được ngậm, xay và nấu lên. Bên cạnh có sữa đậu nành
các gian hàng thường có nhiều loại sữa khác như: Sữa đậu đen, sữa đậu xanh, sữa
đậu phộng…Với vị rất thơm béo riêng của từng loại đậu. Ăn kèm với nó là các loại
bánh ngọt kiểu Tây như: Su kem, sừng bị…Có nhiều xe sữa đậu nành ở các con
phố, một vài quán ăn nổi tiếng và chất lượng bánh cũng rất ổn như hàng nằm dọc
Hồ Xuân Hương, đường Tam Bạt Hổ, chợ đêm Đà Lạt.
2.3 Đặc trưng văn hóa ẩm thực Đà Lạt.
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có rất nhiều cách chế biến, biểu
diễn khác nhau, người Việt Nam nói chung và người Đà Lạt nói riêng. Người Đà
Lạt cũng có thể khái quát thành những đặc trưng sau:
Tính tổng hợp: Người Đà Lạt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của vùng
miền khác để từ đó chế biến thành của mình, hầu hết các món ăn của người Đà Lạt
đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp, dù là món nào đi chăng nữa thì tất cả


16

được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Ngồi ra tính tổng hợp cịn được
thể hiện trong cách ăn. Mâm cơm của họ bao giờ cũng có đồng thời nhiều món:
Cơm, canh, rau, đồ xào, đồ luộc, đồ kho...
Đậm đà hương vị: Khi chế biến thức ăn người Đà Lạt thường dùng nước
mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi
món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị. Chúng tổng
hợp lại với nhau và bổ sung cho nhau cho ta những món ăn có đủ các vị chua, cay,

ngọt, mặn, đắng...bên cạnh đó cịn có vị ngọt và bùi béo.
Tính cộng đồng và tính mực thước: Được thể hiện trong bữa ăn qua nồi cơm
và chén nước mắm, mọi người cùng ngồi xung quanh mâm cơm cùng trị chuyện
với nhau. Khơng chỉ có vậy trong bữa cơm phải ăn uống cho có văn hóa, ơng cha ta
có câu “ ăn tronh nồi ngồi trong hướng”: Vì mọi người phải phụ thuộc lẫn nhau nên
phải ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Tính mực thước là biểu hiện của khuynh
hướng quân bình âm-dương. Nó địi hỏi người ăn đừng ăn q nhanh, quá chậm;
đừng ăn quá nhiều quá ít; đừng ăn hết, đừng ăn còn [8;194]. Mọi người phải biết ý
tứ khi ngồi và mực thước khi ăn, cư xử làm sao cho có văn hóa. Trước khi ăn mọi
người phải cất tiếng mời nhau. Bên cạnh đó trong khi ăn cơm mọi người có thể gắp
thức ăn cho nhau điều đó khác với văn hóa phương Tây.
Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Đà Lạt. Ẩm thực
Đà Lạt là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những
thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng
như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt
Nam mới có…
Tính dùng đũa. Trong khi phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao,
thìa, dĩa, mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng lẻ thì đơi đũa của người Việt thực
hiện một cách linh hoạt và tổng hợp, hàng loạt chức năng khác nhau: gắp, xé, xẻ,
trộn, vét...và nối cho cánh tay dài ra đẻ gắp thức ăn ra xa [8;196]. Đôi đũa của người
Việt có mặt khắp trong bữa ăn, gắp sao cho có nghệ thuật và đừng để thức ăn rơi


17

vãi, ta cũng thấy ở đâu người Đà Lạt cũng sử dụng đơi đũa như khi quay nướng.
Bên cạnh đó dùng đũa cịn thể hiện lịch sự.
Tính hiếu khách. Trước mỗi bữa ăn người Đà Lạt cũng như người ở những
vùng khác thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu
khách, mối quan tâm trân trọng người khác và bên cạnh đó thì khơng nên đứng dậy

ra khỏi bàn ăn trước tránh tình trạng mất lịch sự với khách khi họ qua nhà chơi.


18

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
3.1. Thực trạng về vấn đề ẩm thực Đà Lạt.
Đà Lạt mang dáng dấp của phương Tây với những cơng trình kiến trúc châu
Âu thế kỉ 18, thấp thống hình bóng phương Đơng. Những dòng suối ngọn thác lúc
ẩn lúc hiện giữa khu rừng nguyên sinh cận nhiệt đới, những đồi thông mơ mộng,
những vườn hoa thảm cỏ còn đọng lại những giọt sương mai. Văn hóa ẩm thực của
nơi đây đã góp phần rất lớn đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt.
Nhiều món ăn cuốn hút được nhiều người quan tâm và thưởng thức không
chỉ thu hút du khách ở trong nước mà cịn thu hút nhiều khách nước ngồi tới du
lich, tham quan bởi xứ lạnh nên mỗi món ăn nó đều mang những vị rất riêng.
Khơng những thế Đà Lạt cịn là một nơi nghỉ dưỡng rất lí tưởng sau những ngay
làm việc căng thẳng, mệt mỏi muốn giải tỏa tất cả. Ẩm thực ở thành phố Đà Lạt đã
đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của thành phố thu hút được các bạn bè từ các vùng
miền khác đến thăm quan.Thúc đẩy sự phát triển của ngành khác, nhất là nông
nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Chính những điều kiện tự nhiên được thiên nhiên
ban tặng, con người hiền hòa-thanh lịch-mến khách đã làm tăng số lượng khách đến
du lịch Đà Lạt kéo dài thời gian lưu trú nâng cao doanh thu ngành du lịch.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực vẫn cịn tồn tại những mặt tiêu cực, cụ
thể: Văn hóa ẩm thực chưa được chú trọng và quan tâm để giới thiệu cho du khách
đến Đà Lạt du lịch. Vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm (VSATTP) chưa được kiểm
sốt một cách cụ thể và nghiêm khắc. Một số cơ sở kinh doanh vẫn còn đặt vấn đề
lợi nhuận trên hết, chưa chú trọng đến chất lượng của người tiêu dùng, vì lợi nhuận
mà bất chấp làm tất cả, không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Bên
cạnh đó thì vấn nạn “chặt chém” khách du lịch vẫn thường xuyên xảy ra. Điều đó
làm xấu đi bộ mặt của thành phố, mất đi sự thiện cảm khi khách đến Đà Lạt. Việc

quảng bá ẩm thực Đà Lạt vẫn còn hạn chế. Mặc dù đã lập nhiều trang web để quảng
bá về ẩm thực Đà lạt nhưng chưa thật sự được nhiều.


19

3.2. Giải pháp và đề xuất.
Trên cơ sở phân tích tác động tích cực và tiêu cực của văn hóa ẩm thực Đà
Lạt để ngành du lịch phát triển ta cần có những biện pháp sau đây:
Về vấn đề về sinh an tồn thực phẩm phải có sự quản lí nghiêm khắc tại các
cơ sở kinh doanh ăn uống, quy định mức xử phạt rõ ràng. Thường xuyên kiểm tra
định kì những địa điểm diễn ra cơng việc chế biến, sản xuất các thực phẩm, quán ăn,
khách sạn, nhà hàng...thấy việc sản xuất không đúng quy định của bộ VSATTP phải
báo ngay với cơ quan chức năng để họ giải quyết. Thường xuyên tổ chức các lớp về
vấn đề để đảm bảo VSATTP cho các cơ sở kinh doanh ăn uống và cần phối hợp
chặt chẽ giữa ban quản lí VSATTP với các cơ sở kinh doanh ăn uống.
Người tiêu dùng cũng phải cẩn trọng biết cách lựa chọn thực phẩm. Nhất là
những người nội trợ phải có sự hiểu biết về thực phẩm, để lựa chọn sản phẩm an
toàn cho gia đình mình.
Về nạn “chắt chém” khách du lịch của các món ăn. Muốn sử dụng những
món ăn đó thì phải hỏi giá cả trước, tránh tình trạng khơng mong muốn.
Để mọi người biết nhiều hơn về ẩm thực Đà Lạt, chúng ta càn phải có những
biện pháp như:
Tổ chức các cuộc thi cho mọi người nhằm các đầu bếp tại các cơ sở kinh
doanh về ẩm thực Đà Lạt nhằm tăng sự hiểu biết, sự sáng tạo về ẩm thực và sưu tập
làm phong phú thêm ẩm thực Đà Lạt. Giới thiệu ẩm thực Đà Lạt trên các tạp chí về
ăn uống để mọi người hiểu rõ hơn về ẩm thực của thành phố. Xây dựng một trang
wed riêng về ẩm thực Đà Lạt để giới thiệu về ẩm thực cho khách du lịch.Giới thiệu,
quảng bá về văn hóa ẩm thực Đà Lạt thơng qua các lễ hội như Festival hoa Đà Lạt.
Có biện pháp khơi phục những món ăn ẩm thực tiêu biểu của Đà Lạt.

Tơn vinh những nghệ nhân, đầu bếp chế biến các món ăn về tay nghề cũng
như nỗ lực gìn giữ và truyền bá ẩm thực Đà Lạt trong nước cũng như nước ngoài.


20

Chúng ta cũng phải quảng bá ẩm thực của thành phố thông qua tổ chức sự kiện ẩm
thực trong nước. Nâng cao các hoạt động ăn uống về đêm trong khu phố đi bộ.
Tất cả những điều đó góp phần quan trọng vào củng cố và khẳng định và
thúc đẩy gia tăng lượng khách trong và ngoài nước đến Đà Lạt, để Đà Lạt là một
thành phố mộng mơ luôn để lại dấu ấn đẹp trong mắt mọi người


21

KẾT LUẬN
Văn hóa ẩm thực khơng chỉ nói về tập qn và khẩu vị ăn uống thơi mà nó
cịn thể hiện cách ứng xử, tập tục kiêng kị, phương thức chế biến, cách thưởng thức
trong các món ăn. Bên cạnh đó thì vị trí địa lý- điều kiện tự nhiên và con người ảnh
hưởng rất sâu sắc đến ẩm thực của vùng đó ngồi ra cịn có nhiều yếu tố khác ảnh
hưởng đến ẩm thực như lịch sử hình thành, điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa con
người...với những đặc điểm khí hậu mát mẻ như vậy, đã tạo nên tính phong phú
trong ẩm thực Đà Lạt đó là ăn uống theo mùa, mùa nào thức ấy và ăn những thực
phẩm cho sức khỏe theo từng thời điểm trong năm. Nét riêng của văn hóa Đà Lạt
cịn được thể hiện qua ăn nói, ăn mặc, ăn uống..văn hóa ấy đã tạo cho người nơi đây
có phong cách ăn uống riêng.
Những món ăn riêng biệt chỉ có ở Đà Lạt khơng chỉ là những món ăn đặc sản
mang những điểm rất riêng mà trong món ăn vặt cũng như những món ăn thường
ngày trong bữa ăn cũng vậy, nó mang hương vị rất riêng của một thành phố mát mẻ
này. Thành phố đầy sương mù này đã thu hút được nhiều du khách đến từ các vùng

miền khác, là một điểm đến lí tưởng cho những ai yêu thích sự bình n, khơng
nhộn nhịp đến để nghỉ dưỡng và khám phá những điều mới mẻ. Nhưng bên cạnh đó
cịn nhiều vấn đề còn bất cập như vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn nạn chặt chém
khách du lịch... vẫn cịn tồn tại. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp để hạn chế
những vấn đề đó.
Đề tài đã tìm hiểu những những yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực Đà Lạt và
nêu ra những món ăn đặc sản của Đà Lạt, những thức uống mang phong cách riêng
của Đà Lạt. Chứng minh rằng văn hóa ẩm thực Đà Lạt cũng mang những đặc trưng
văn hóa ẩm thực của người Việt Nam như: mang tính cộng đồng, đậm đà hương vị,
tình dùng đũa...Đồng thời, đánh giá một tác động tích cực và những mặt cịn hạn
chế của ẩm thực Đà Lạt trong du lịch. Trên cơ sở đó đã đưa ra những giải pháp lớn
để thúc đẩy du lịch Đà Lạt phát triển hơn nữa.
.


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, tạp chí
1. Phan Kế Bính (1997), Việt Nam phong tục, NXB. TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Nguyệt Cầm (2008), Giáo rình văn hóa ẩm thực, NXB. Hà Nội.
3. ThS. Võ Thị Thuỳ Dung (2015), Giáo trình cơ sở văn hoá Việt Nam, Tài liệu lưu
hành nội bộ.
4. Nguyễn Loan, Nguyễn Hoài và Việt Hùng (2001), Từ điển món ăn Việt Nam,
NXB. Thanh Niên.
5. Hồng Anh Tuấn (2011), Tìm hiểu lịch sử Ấp ánh sang, Luận văn thạc sĩ lịch sử
trường Đại học Đà Lạt.
6. Xuân Huy (2000), Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam, NXB Trẻ.
7. Mai Khơi (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam món ăn miền Trung, NXB. Thanh
Niên.

8. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2003), Giáo trình món ăn Việt Nam, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
9. Xuân Tình (2004), Ứng xử trong ăn uống, NXB Khoa học-Xã hội, Hà Nội.
10.

Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục

11.

Ngơ Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, NXB

Trẻ, T.P. Hồ Chí Minh.
12.

Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục.

Tài liệu internet
1. />2. https://vi. Wkipedia.org/wiki/da-lat
3. www.lamdong. Gov.vn/...lat/...
4. m.foody.vn/…/sua-dau-nanh…
5. Bazantravell. Com/am-thuc/am-thuc-da-lat...
6. /.../du-lich-da-lat...


×