Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Phát huy tính sáng tạo trong học tập ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.17 KB, 2 trang )

Phát huy sáng tạo trong học tập
Thế giới ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có. Thế kỉ XXI là
một cuộc chạy đua kiến thức với tất cả mọi người - đặc biệt là với các em học sinh -
những người sẽ viết nên trang sử tương lai cho dân tộc. Cuộc chạy đua ấy để chuẩn bị
cho mỗi người bước vào cuộc đời với những hành trang của chính mình. Với sự thay
đổi chóng mặt của thế giới hiện nay, theo tôi một điều cần thiết trong hành trang ấy là
sự sáng tạo của mỗi người.
Kiến thức không bao giờ có điểm dừng và không có người nào có sự chuẩn bị
đầy đủ sẵn. Mỗi người điều tự tìm lấy kiến thức của mình mà không chờ ai mang đến
cho. Đấy là một phong cách của một con người hiện đại của thế kỉ XXI. Để tự có
kiến thức của mình, điều quan trọng nhất là sự sáng tạo. Việc học trong nhà trường
cũng không phải là ngoại lệ. Tôi quan niệm học trong nhà trường là sự tiếp thu kiến
thức trên cơ sở sự sáng tạo của từng học sinh. Vâng! sáng tạo giống như con chim có
quyền được bay bất cứ nơi đâu với điều kiện là nó không bị nhốt trong một cái lồng
nào cả.
Ai cũng biết rằng chủ trương của Nhà trường là phát huy tính sáng tạo của học
sinh. Nhưng từ chủ trương đến thực tế quả không phải là một con đường ngắn và
không phải ai cũng đi trên đó hay thấy cần thiết phải đi trên đó.
Tôi xin nêu ra một ví dụ cụ thể.Khi một học sinh lên trả bài mà không giống nội
dung trong tập đã ghi thì thường nhận được câu nói đầy "trách móc": "Tại sao em
không học giống như trong sách giáo khoa?".
Phải thừa nhận sách giáo khoa là nền tảng để học sinh tiếp thu kiến thức nhưng
không phải là thứ mà buộc mỗi học sinh phải thuộc làu như thế.Liệu học sinh có sáng
tạo được không với kiểu học "y như sách" ấy? Với cách học ấy, các em sẽ chỉ là ôột
con vẹt không hơn không kém.
Đây cũng là thực trạng chung của các môn học xã hội. Việc kiểm tra bài bằng
cách ấy vô hình chung đã tạo ra một cái lồng mà trong đó các em không được sáng tạo
bởi không cần phải sáng tạo.Với cách học ấy, chỉ cần không mù chữ và không
mất trí nhớ là có thể học được.
Thật ngược đời khi nói rằng sự học hành không sáng tạo này thể hiện ở việc
học môn văn-cái môn mà theo quan niệm từ trước tới nay được coi là lãnh địa của sự


sáng tạo.
Sự thiếu sáng tạo ấy dẫn đến một hậu quả tất yếu là quay cóp vì chỉ cần chép
"nguyên si" trong sách (tập) là có điểm cao. Đây là một thực trạng đáng quan tâm.
Liệu các em học sinh ở TK XXI có phù hợp với kiểu học ấy không?Thế kỉ XXI
là thế kỉ của sáng tạo và xã hội không bao giờ chấp nhận những người chỉ biết học như
robot.
Các thầy, cô vẫn thường nói học sinh và tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Vậy
có khi nào chúng ta nghĩ rằng cái tương lai ấy không chỉ là màu xanh?
Phát huy sự sáng tạo của học sinh là điều rất nên làm.

×