Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN ĐỊA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.39 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
----------

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: ĐỊA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Sinh viên

:

Nguyễn Yến Nhi

Lớp

:

SP Vật Lý D2021

MSSV

:

221001249

Hà Nội - 2021


ĐỀ BÀI
Câu 1: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói của Napoléon Bonaparte “Chính trị của
một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó”?


Câu 2: Anh chị hãy làm rõ các xu hướng địa chính trị dưới đây và liên hệ thực tiễn
với Việt Nam
1. Xu hướng địa chính trị hợp nhất
2. Xu hướng địa chính trị phân mảnh
3. Xu hướng địa chính trị tài nguyên
4. Xu hướng địa chính trị văn hóa
5. Xu hướng địa chính trị biển đảo
Câu 3: Anh (chị) hãy làm rõ những vấn đề cơ bản về địa chính trị trong thế kỉ XX
và dự báo xu thế địa chính trị thế kỉ XXI của một trong các châu lục dưới đây:
1. Châu Âu
2. Châu Á
3. Châu Phi
4. Châu Mỹ
5. Châu Đại Dương

2|Page


BÀI LÀM
Câu 1
Napoléon Bonaparte đã từng nói “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý
của nó”. Quả đúng là như vậy, khi biết được địa lý của một quốc gia, người ta đã
biết được tất cả về chính sách đối ngoại của nó. Địa chính trị là yếu tố then chốt,
sống cịn vơ cùng quan trọng đối với vận mệnh của mỗi quốc gia. Khi nắm bắt càng
nhiều về địa lý, mỗi quốc gia mới có thể hành động đúng, không bỏ lỡ thời cơ và
được an tồn.
Chính trị là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, vì
thế địa chính trị cũng có thể được coi là lĩnh vực thiết yếu của đường lối phát triển
quốc gia và đường lối quan hệ quốc tế. Nó là một trong những lĩnh vực có vai trị
chỉ đạo và chi phối mọi lĩnh vực khác. Địa chính trị nghiên cứu về tác động của các

yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị
xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số hay
địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế
của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế. Trong lịch sử thế giới, sự ảnh hưởng của
các lý thuyết địa chính trị đến đường lối đối nội và đối ngoại của một quốc gia là rất
quan trọng. Ví dụ, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại mang xu hướng biệt
lập của Mỹ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt nguồn từ vị trí địa lý cách biệt
châu Âu của Mỹ và việc nước này được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mang
lại một rào cản phịng thủ tự nhiên. Đặc điểm địa lý này cũng lý giải tại sao nước
Mỹ lại coi trọng phát triển lực lượng hải qn. Trong khi đó, với vị trí địa lý nằm
bên lề châu Âu và khơng có các đường biên giới đảm bảo an ninh, nước Nga thường
xuyên có một mối quan hệ căng thẳng và khó nhọc với các cường quốc châu Âu. Vì
thế vấn đề địa chính trị có một ý nghĩa cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn không
thể phủ nhận.
Với một cấu tạo từ ghép như vậy, khái niệm địa chính trị khó có thể được xếp
riêng vào một ngành khoa học hay một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt. Với cách
gọi như thế, hiển nhiên nó nằm giữa hai lĩnh vực chính trị và địa lý. Tuy nhiên,
người ta coi đây là một ngành khoa học xã hội mới xuất hiện, vì thế, quan niệm về
nó vẫn chưa nhận được một sự thống nhất trong cách hiểu. Có người cho rằng khi
mới ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, địa chính trị là một đứa con lai giữa khoa
học địa lý với một ngành khoa học chính trị cịn chưa rõ hình hài. Khi nói đến địa
chính trị, người ta nghĩ đến việc phải nghiên cứu quốc gia trong sự vận động của nó
bằng cách nghiên cứu nó trong mối liên quan đến địa lý học. Còn ngày nay, thực


chất thì có vẻ như người ta dùng khái niệm địa chính trị để chỉ tất cả những gì có
quan hệ ít nhiều đến cơng tác đối ngoại.
Mặc dù vẫn cịn có nhiều định nghĩa khác nhau về địa chính trị, nhưng nhìn
chung, dù quan niệm như thế nào thì địa chính trị cũng là một lĩnh vực khoa học lý
thuyết và thực hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền lực và không gian, liên

quan đến cả địa lý lẫn chính trị. Tùy từng trường hợp, khi nghiên cứu lý thuyết thì
bộ mơn này thiên về yếu tố địa lý, cịn khi thực hành thì nó tập trung nhấn mạnh
vào yếu tố chính trị.


Câu 2
Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, địa chính trị đã hình thành nhiều quan điểm và lý
thuyết theo nhiều hướng khác nhau. Theo đó, có thể phân loại các lý thuyết và
đường lối thực hành ứng dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Với mỗi tiêu chí khác
nhau, chúng ta lại có thể gọi các lý thuyết với những cái tên khác nhau. Theo tiêu
chí đối tượng tiếp cận, người ta phân chia các quan điểm và lý thuyết theo các xu
hướng sau:
1. Xu hướng địa chính trị hợp nhất:
Địa chính trị hợp nhất là để chỉ xu hướng địa chính trị muốn mở rộng lãnh thổ
để thơn tính, sáp nhập hoặc gây ảnh hưởng đối với các lãnh thổ khác. Đây là xu
hướng thể hiện rõ nhất trong chính sách của các cường quốc và nó có nguồn gốc
trong tư tưởng nước lớn truyền thống, đồng thời cũng là xu hướng phổ biến nhất
trong lịch sử địa chính trị thế giới.
Xu hướng này có một số những lý thuyết rất quan trọng: Thứ nhất là lý thuyết
sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan. Alfred Mahan là một Thiếu tướng hải
quân Hoa Kỳ, là người đã cho xuất bản cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh biển
đối với lịch sử, giai đoạn 1660-1783”, trong đó ơng đề cao vai trò sức mạnh biển
của một quốc gia trong chiến lược phát triển và thực chất là bành trướng đất nước.
Quan điểm đề cao tầm quan trọng của sức mạnh trên biển của Mahan đã ảnh hưởng
đến chiến lược phòng vệ và bành trướng của Hoa Kỳ, Đức, Pháp và Nhật Bản sau
này. Tóm lại, theo Mahan, các điều kiện cơ bản tác động đến sức mạnh biển của các
quốc gia là vị trí địa lý; cấu tạo tự nhiên, kể cả các sản phẩm tự nhiên và khí hậu;
quy mơ lãnh thổ; dân số; tính cách dân tộc; tính cách của chính quyền, kể cả các tổ
chức quốc gia của nó.
Thứ hai là lý thuyết địa chính trị về “khơng gian sinh tồn”. Nhà địa lý học người

Đức Friedrich Ratzel – người có ảnh hưởng mạnh trong giới địa chính trị ở nửa cuối
thế kỷ XIX đã xuất bản nhiều bài viết và tạo nền tảng cho ngành địa lý học nhân
văn. Năm 1897, ông xuất bản cuốn sách “Địa lý học chính trị”, trong đó sử dụng
nhiều khái niệm mà sau này góp phần hình thành quan điểm của ông về “không gian
sinh tồn” và học thuyết Darwin xã hội. Ông cho rằng quốc gia là một cơ thể hữu cơ
đang phát triển, vì thế biên giới của nó mang tính động chứ khơng phải tĩnh và sự
mở rộng bờ cõi của một quốc gia sẽ thể hiện “sức khỏe” của quốc gia đó. Với quan
niệm như vậy, ơng đã đặt nền móng cho một xu hướng lý thuyết địa chính trị mang
tính bành trướng đặc thù của người Đức, sau đó được gọi bằng tiếng Đức là
Geopolitik. Đến năm 1900, trong cuốn sách “Nhập môn địa lý Thụy Điển”, nhà khoa
học chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellén lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “địa


chính trị”. Là học trị của Ratzel, Kjellén cũng quan niệm quốc gia như là một cơ
thể sinh học và nhấn mạnh đến yếu tố khơng gian, chính sách tự cấp, tự túc của một
quốc gia. Quan niệm về không gian sinh tồn của Ratzel cộng với quan niệm động
vật hóa quốc gia của Kjellén đã xuất hiện như là một cơ sở lý thuyết khoa học có
khả năng biện minh cho mọi hành động bành trướng lãnh thổ của một quốc gia. Với
tư cách giống như một cơ thể sinh học, việc một quốc gia bành trướng lãnh thổ, theo
học thuyết của Kjellén là hoàn toàn tự nhiên.
Tiếp theo chính là lý thuyết địa chính trị “miền đất trái tim” (trung tâm của lục địa
Á – Âu) của Mackinder. Mackinder xác định chính hạt nhân Bắc - Trung của lục địa
Á - Âu là “khu vực trục” hay “quốc gia trục” của nền chính trị thế giới. Nó chính là
“miền đất trái tim” hay trục của “hòn đảo thế giới” Á - Âu. Nó được che chắn xung
quanh, ngăn cách với biển cả, có khả năng tự cung, tự cấp. Con đường bộ duy nhất
có khả năng tiếp cận với nó là khu vực Đơng Âu để từ đó có thể tiến tới làm chủ thế
giới. Và ơng lập luận như sau: Ai cai trị được Đơng Âu thì sẽ khống chế được
“miền đất trái tim”; Ai cai trị được “miền đất trái tim” thì sẽ khống chế được hòn
đảo thế giới (tức lục địa Á – Âu); Ai cai trị được hịn đảo thế giới thì sẽ khống chế
được cả thế giới. Như vậy, trong quan điểm của Mackinder, Đơng Âu có vai trị chìa

khóa để mở đường cho việc làm chủ toàn thế giới.
Cuối cùng là tư tưởng địa chính trị Đức với sự nổi lên của nước Đức Quốc xã. Nói
đến tư tưởng địa chính trị Đức là nói đến các lý thuyết địa chính trị đặc thù của
nước Đức ở nửa đầu thế kỷ XX, liên quan chặt chẽ đến chủ nghĩa bành trướng của
đế chế Đức thời bấy giờ, đặc biệt là đế chế Đức Quốc xã. Vì thế, trong các ngơn
ngữ châu Âu, người ta thích dùng nguyên văn thuật ngữ này bằng tiếng Đức
“Geopolitik” để giữ nguyên những đặc điểm riêng của nó. Quan niệm về khơng gian
sinh tồn của một quốc gia đã trở thành quan niệm chủ chốt của nhiều đế quốc từ sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhất là đế quốc Đức. Sở dĩ quan niệm về không gian
sinh tồn tìm thấy sự ảnh hưởng mạnh đối với nước Đức là vì nước này từ trước đến
lúc đó vẫn coi mình là nước đơng dân và khơng có khả năng tự cấp, tự túc. Đúng
lúc đó quan niệm về không gian sinh tồn của Ratzel và quan niệm động vật hóa
quốc gia của Kjellén đã xuất hiện như là một cơ sở lý thuyết khoa học có khả năng
biện minh cho mọi hành động bành trướng lãnh thổ của một quốc gia. Quan niệm
trên đây, cộng với quan niệm về “miền đất trái tim” của Mackinder, đã ảnh hưởng
rất mạnh đến các học giả châu Âu ở nửa đầu thế kỷ XX, trong đó phải kể đến hai vị
tướng người Đức là Karl Haushofer và Friedrich von Bernhardi. Đặc biệt,
Haushofer nhấn mạnh đến yếu tố vùng đệm và chính sách tự cấp, tự túc của một
quốc gia, nhất là đối với một nước có mật độ dân cư cao như nước Đức. Quan điểm
này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối chính trị bành trướng của nước Đức Quốc


xã sau đó và Haushofer trở thành linh hồn của tư tưởng địa chính trị Đức thời Quốc
xã.
Xu hướng này khá quen thuộc đối với nước ta, dựa vào lịch sử một nghìn năm
Bắc thuộc và trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ, ta thấy Việt
Nam là nạn nhân của xu hướng địa chính trị này. Từ những năm đầu sơ khai, chúng
ta đã bị ba lần Bắc thuộc. Bắc thuộc lần thứ nhất bởi nhà Triệu, nhà Hán. Bắc thuộc
lần thứ hai (43- 541) bởi nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tề, nhà Lương.
Và lần Bắc thuộc thứ ba ( 602- 905 ) bởi nhà Tùy, nhà Đường. Sau đó gần một thế

kỷ sau, đất nước ta tiếp tục đối mặt với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Điểm chúng của dễ nhận thấy ở nước ta trong xu hướng địa chính trị này là đều bị
biến thành thuộc địa, bị vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bị áp đặt áp bức khiến đời
sống nhân dân khổ cực, nền chính trị bị điều khiển, điển hình như chính quyền bù
nhìn Ngơ Đình Diệm. Lí do bởi nước ta có nguồn thiên nhiên dồi dào phong phú, có
bờ biển rộng thích hợp phát triển kinh tế, có vị trí chiến lược quan trọng trong quân
sự, vì thế khiến cho nhiều cường quốc để ý tới và nhăm nhe xâm lược. Và cho đến
ngày nay, nguy cơ này vẫn hiện hữu, nhưng cách thức thì tinh vi hơn nhiều. Cùng
với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân Việt Nam cũng cần phải phải
đoàn kết chống lại mọi cuộc chiến, đây là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất để chống lại xu
hướng địa chính trị này.
2. Xu hướng địa chính trị phân mảnh:
Xu hướng địa chính trị hợp nhất mà thực chất là thơn tính nói trên dứt khốt sẽ
dẫn đến phản ứng và xung đột. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó với các cuộc
chiến tranh và xung đột khơng bao giờ chấm dứt trên khắp địa cầu. Trong bối cảnh
đó, xuất hiện một xu hướng đối lập của các nước nhỏ, đó là xu hướng phân mảnh, ly
khai, dẫn đến làm tan rã các đế quốc và giành độc lập cho các quốc gia - dân tộc
quy mô nhỏ. Tuy nhiên, xu hướng này nhiều lúc đi tới chỗ cực đoan, thể hiện ở việc
một khu vực nào đó trong một quốc gia, vì có một chút lợi thế địa chính trị hay địa
kinh tế, liền chủ trương ly khai, đòi độc lập. Như vậy, xu hướng phân mảnh này vẫn
mang tính chất địa chính trị rõ ràng, vì thế ta có thể nói đây là một xu hướng lấy địa
chính trị chống lại địa chính trị.
Xu hướng địa chính trị phân mảnh khơng có nhiều lý thuyết làm cơ sở. Ở thời
hiện đại, cơ sở lý thuyết và pháp lý duy nhất của nó là các tuyên bố của Liên hợp
quốc về quyền tự quyết của các dân tộc. Dựa trên căn cứ này, nhiều tộc người đang
muốn địi cho mình được quyền thành lập một nhà nước riêng. Tuy nhiên, nói một
cách chính xác thì xu hướng địa chính trị phân mảnh khơng đợi đến khi có tuyên bố
của Liên hợp quốc về quyền tự quyết của các dân tộc thì mới được hình thành. Đây



là kết quả tất yếu của sự phản ứng chống lại xu hướng địa chính trị hợp nhất mỗi
khi


nó xuất hiện. Trong lịch sử, lồi người đã nhiều lần chứng kiến sự bành trướng của
các đế quốc; và cũng chứng kiến sự tan rã tất yếu của các đế quốc để dẫn đến sự ra
đời của các quốc gia độc lập.
Người ta cũng nói rằng một trong những cơ sở lý thuyết của xu hướng địa chính
trị phân mảnh là chủ nghĩa dân tộc (hay còn gọi là chủ nghĩa quốc gia), thậm chí
đây cịn được coi là một cơ sở lý thuyết quan trọng nhất. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân
tộc cũng có hai loại tác động: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Có thể nói chủ
nghĩa dân tộc đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào nửa cuối thế kỷ XX. Ở
giai đoạn này, chủ nghĩa dân tộc đã có ý nghĩa tích cực trong việc làm sụp đổ chủ
nghĩa đế quốc thực dân, dẫn đến việc các nước đế quốc phương Tây lần lượt phải
trao trả độc lập cho các nước thuộc địa. Sự sụp đổ của các nước đế quốc ở kỷ
nguyên hiện đại cũng đồng nghĩa với sự thắng thế chưa từng có của chủ nghĩa dân
tộc. Tuy vậy thì việc khẳng định vị thế quốc gia của các dân tộc không phải lúc nào
cũng là kết quả của phong trào chủ nghĩa dân tộc.
Như vậy, chủ nghĩa dân tộc là một nhân tố rất quan trọng dẫn đến tình trạng
phân mảnh trên bản đồ địa chính trị thế giới. Rõ ràng, chủ nghĩa dân tộc đang trở
thành một mối quan ngại của nền chính trị thế giới. Đây là vấn đề đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể thấy rằng, vị trí địa lý và chủ nghĩa dân tộc của
một khu vực có vai trị khơng nhỏ trong xu hướng địa chính trị phân mảnh của thời
đại ngày nay. Và chúng ta cũng thấy là xu hướng địa chính trị phân mảnh ln là
nhân tố làm cho thế giới trở nên phức tạp. Song, có một thực tế là hiện tượng phân
mảnh ln có sự hậu thuẫn của các cường quốc, hay nói chính xác hơn là những
quốc gia phân mảnh đều phải núp dưới bóng của một xu hướng địa chính trị hợp
nhất nào đó. Ở đây, sự ảnh hưởng của các cường quốc tỏ ra có vai trị to lớn. Xu
hướng hợp nhất vẫn có sức chi phối khơng thể xem nhẹ. Đó là điều chúng ta cần
nắm rõ để có đối sách hợp lý trong các vấn đề dân tộc và quốc tế.

Tại Việt Nam, dựa vào bề dày lịch sử, chúng ta cũng đã trải qua một ngàn năm
Bắc thuộc và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Do sự áp bức bóc lột mà
chúng gây ra cho chúng ta thì nhân dân đã cùng nhau đứng lên để đẩy lùi giặc ngoại
xâm và khẳng định chủ quyền lãnh thổ riêng. Sự đồn kết và ý chí quật cường của
nhân dân ta chính là chìa khóa để đẩy lùi bọn chúng. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải
đối mặt với xu hướng này ngay trong nội bộ quốc gia, đó là sự kiện đòi ly khai của
những đối tượng phản động trong dân tộc Mơng, địi thành lập “nhà nước Mơng” tự
trị. Sau năm 2011, mặc dù chính quyền ta đã tập trung trấn áp, bóc dỡ, xử lý, tuy
nhiên vấn đề tun truyền, hoạt động hình thành “nhà nước Mơng” gần đây có xu
hướng phức tạp trở lại. Vấn đề tuyên truyền, thành lập “nhà nước Mông” trên địa
bàn các tỉnh vùng cao, đặc biệt tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên manh nha


xuất hiện từ những năm 2003, 2004, sau đó nhanh chóng lan rộng ra tồn huyện. Tư
tưởng ly khai, tự trị được các đối tượng phản động trong dân tộc Mơng ở nước
ngồi tun truyền vào địa bàn thơng qua một số đối tượng cốt cán để tuyên truyền,
vận động, tập hợp lực lượng, hành động trong người Mông. Một số đối tượng cực
đoan, quá khích đã bắt giữ 16 cán bộ quân đội và cấp ủy, chính quyền cơ sở khi đến
công tác tại bản... Các đối tượng trên địa bàn rất manh động, liều lĩnh, nguy hiểm:
Chuẩn bị vũ trang, tập võ, tập bắn, mua vũ khí, đồng thời móc nối với các đối tượng
ở nước ngồi thơng báo tình hình, tìm hiểu về hoạt động lập “vương quốc Mông”,
đề nghị tài trợ, cử người hướng dẫn hoạt động; lén lút nhóm họp và chuẩn bị các
điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc lập “vương quốc Mông”. Trước tình hình
trên, lực lượng Cơng an đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành giải tỏa sự
việc, đồng thời đấu tranh, bóc gỡ, xử lý nhiều đối tượng cầm đầu, tích cực gặp gỡ,
giáo dục, vận động, củng cố địa bàn nên cơ bản đã giải quyết được. Đảng và nhà
nước ta cần hết sức quan tâm đến những bà con dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho
họ tiếp xúc với mặt chữ, ra những chính sách hỗ trợ kinh tế, tích cực tuyên truyền
biện pháp phòng tránh những âm mưu phản động từ nước ngoài nhắm vào vùng dân
tộc thiểu số để bà con khơng bị kích động và làm những điều xấu.

3. Xu hướng địa chính trị tài nguyên:
Trong những năm gần đây các nhà lý luận địa chính trị quan tâm đặc biệt đến
vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với chiến lược đối nội và đối ngoại
của các nước. Thậm chí có những người cịn phản đối quan điểm chính trị văn hóa
của Huntington về sự đụng độ giữa các nền văn minh bằng cách đưa ra quan điểm
về chính trị tài nguyên, như chính trị dầu mỏ, chính trị nguồn nước,... Giáo sư xã
hội học người Mỹ Michael T. Klare đã định nghĩa về địa chính trị như sau: địa
chính trị là “sự tranh giành giữa các đại cường quốc và giữa những đại cường quốc
có tham vọng đối với việc kiểm soát lãnh thổ, kiểm soát các nguồn tài nguyên và
những vị trí địa lý quan trọng như hải cảng, kênh đào, hệ thống sơng ngịi, ốc đảo,
cùng các nguồn của cải và nguồn ảnh hưởng khác”. Quả thực, Klare trước sau luôn
tin rằng tài nguyên chính là nhân tố sai khiến địa chính trị của các cường quốc.
Các tài nguyên đó trước hết là đất trồng trọt, là nước ngọt, rồi đến khống sản,
trong đó đặc biệt phải kể đến dầu mỏ - một nguyên liệu được gọi là “vàng đen” từ
thế kỉ XIX đến nay. Lịch sử loài người cho thấy các tộc người và các quốc gia luôn
tranh giành nhau những miền đất trồng trọt màu mỡ, những con sông dẫn nước tưới
tiêu cho các vùng đất nơng nghiệp, những mỏ khống sản trên đất liền và sau này là
ngoài biển khơi. Thậm chí Klare cịn cho rằng xu hướng quan tâm đến các khu vực
dầu mỏ đang làm cho địa chính trị ngày nay mang một đặc điểm làm xuất hiện một
loại địa chính trị mới: địa chính trị dầu mỏ.


Điều nói trên cho chúng ta một lý do để có thể nói đến một xu hướng đặc biệt
trong địa chính trị, đó là xu hướng địa chính trị tài nguyên. Và chính Klare đã vẽ ra
một tấm bản đồ địa chính trị tiềm ẩn xung đột trên thế giới như sau:
Thứ nhất là khu vực mỏ dầu và khí thiên nhiên, bao gồm các khu vực: biển Đông
Trung Quốc và biển Đông Việt Nam, Inđônêxia, biển Timor, khu tự trị Tân Cương,
lòng chảo biển Caspi, Iran, Irắc, vịnh Ba Tư, biển Đỏ, Arập Xêút, Angiêri, Ănggôla,
Sát, vịnh Ghinê, Nigiêria, Xuđăng, Cơlơmbia, Vênêxla, Bắc Xibiri, lịng chảo Đại
Tây Dương.

Thứ hai là hệ thống nước ngọt và các tầng ngậm nước ngọt, bao gồm các khu vực:
các con sông Jordan, Nile, Tigris và Euphrates, Amu Daria và Indus; tầng ngậm
nước trên núi nằm ở dưới lịng đất bờ Tây sơng Jordan và trên đất Ixraen.
Tiếp theo là khu vực chứa ngọc quý, quặng và rừng cây, bao gồm các khu vực:
Campuchia, Phigi, Inđơnêxia, Malaixia, Papua Niu Ghinê, Philippin, Ănggơla,
Cộng hịa dân chủ Cơnggơ, Libêria, Xiêra Lêơn, Braxin, Cơlơmbia, Mêhicơ.
Đó là những khu vực đã và có nguy cơ xảy ra xung đột giữa các quốc gia. Tất
nhiên, tấm bản đồ này có thể vẫn chưa mơ tả hết các điểm nóng trên thế giới, nhưng
đây là những khu vực mà ở đó tập trung chủ yếu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên
của cả hành tinh, trong đó nổi bật lên là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Quả thực, trong
số các tài nguyên của trái đất thì dầu mỏ được coi là một nguồn tài nguyên quan
trọng nhất, có liên quan đến sự sống nhiều ngành công nghiệp của một quốc gia. Vì
thế, nó cũng trở thành một nguồn gây xung đột quan trọng nhất trong quan hệ quốc
tế và chính nó cũng trở thành một trong những nguyên nhân của hai cuộc đại chiến
thế giới là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù các
khu vực dầu mỏ không phải là trung tâm quyền lực chính trị của thế giới nhưng
chúng lại có ý nghĩa như là khu vực chiến lược quan trọng phục vụ cho các khu vực
đầu não địa chính trị. Chính vì thế, dầu mỏ đã khơng ít lần trở thành nguồn gốc của
các cuộc xung đột.
Có thể nói, dầu mỏ đã trở thành một con bài quan trọng trong nền ngoại giao
quốc tế kể từ khi ngành công nghiệp dầu mỏ nổi lên ở khu vực Trung Đông từ đầu
thế kỷ XX. Ngay từ đầu, trên thế giới đã xuất hiện sự cạnh tranh giành giật đối với
nguồn nguyên - nhiên liệu quý giá này. Và từ đó cả những nước sản xuất lẫn những
nước tiêu thụ dầu mỏ đều phải quan tâm đến chính sách dầu mỏ và khía cạnh chính
trị của dầu mỏ, làm xuất hiện một lĩnh vực được gọi là chính trị dầu mỏ. Hiểu rõ vai
trị của địa chính trị dầu mỏ, các quốc gia sản xuất dầu mỏ hiện nay đã biết đoàn kết
lại để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm tạo đối trọng với các cường quốc trong thế
cân bằng quyền lực. Cụ thể là đến thập niên 1970, các nước này đã cho ra đời Tổ
chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ, tổ chức này nhanh chóng trở thành nhân tố quan



trọng nhất trong việc điều tiết khai thác và tiêu thụ dầu mỏ, chấm dứt sự độc quyền
và khống chế của các đại cơng ty dầu mỏ phương Tây. Có thể nói, cho đến nay, dầu
mỏ vẫn được coi là nguồn tài ngun thiên nhiên có vai trị quan trọng nhất trong
việc điều tiết nền chính trị đối nội và đối ngoại của những quốc gia sản xuất và tiêu
thụ dầu mỏ
Có ý kiến cho rằng lồi người cần phải tiết kiệm khai thác các nguồn tài nguyên
quý hiếm, đặc biệt là dầu mỏ, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, với tốc độ phát triển tăng vọt như hiện nay, rất
có thể trong tương lai, con người sẽ tìm ra các phương thức và nguồn tài nguyên
thay thế dầu mỏ trong nhiều lĩnh vực sử dụng. Vì thế, các quốc gia cần phải tranh
thủ khai thác nguồn tài nguyên vẫn được coi là đắt hàng nhất này trước khi nó bị
đẩy xuống hàng thứ yếu. Nhưng, cho dù thế nào thì bánh xe phát triển của lịch sử
cũng không thể dừng lại. Con người vẫn sẽ phải đáp ứng nguyên liệu để phát triển
mà không thể tiết chế được các nhu cầu về nguồn lực cho bản thân. Vì thế, dầu mỏ
vẫn được coi là quân át chủ bài trong địa chính trị tài nguyên của nhiều quốc gia.
Song, địa chính trị tài ngun khơng chỉ có dầu mỏ. Trái đất của chúng ta cịn có
nhiều nguồn tài nguyên khác nữa, từ nguồn tài nguyên thiết yếu nhất và sơ đẳng
nhất như đất trồng trọt đến tài nguyên cao cấp nhất phục vụ cho điện hạt nhân là
uranium.
Quả thực, hầu như bất cứ một nguồn tài nguyên quý giá nào cũng đều có thể trở
thành nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột quốc tế. Nước - một nguồn tài
nguyên tưởng chừng như vô tận lại đang trở thành đối tượng tranh chấp của nhiều
quốc gia liền kề nhau. Bây giờ người ta mới thấy nguy cơ của tình trạng khan hiếm
nước ngọt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy cơ này càng trở nên cấp bách khi dân
số thế giới đang có xu hướng gia tăng, tình trạng hạn hán trở nên phổ biến do hiện
tượng trái đất nóng lên đang diễn ra trầm trọng. Vấn đề thường trở nên phức tạp vì
các nguồn cung cấp nước ngọt lại không tuân theo biên giới chính trị của các quốc
gia. Vì vậy, rất nhiều nước phải cùng nhau chia sẻ một số lượng hạn chế các nguồn
nước chủ yếu. Và vì thế, nguy cơ xung đột vì tranh giành nguồn nước chung sẽ

khơng tránh khỏi gia tăng. Tóm lại, với cách khai thác nước ngọt theo kiểu giành
giật là chính, thậm chí nó cịn được dùng làm vũ khí để gây sức ép giữa các quốc
gia, thì nước ngọt là lĩnh vực thể hiện tinh thần hợp tác kém nhất giữa các quốc gia
và hiện tại nó đang trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trong các vấn
đề tồn cầu.
Khác với dầu mỏ, nước khơng thể gây ra xung đột tồn cầu, nó chỉ giới hạn
trong phạm vi khu vực, bởi lẽ nước không thể trở thành mặt hàng xuất khẩu như
dầu mỏ, mà các quốc gia liền kề trong một khu vực có phần nào phải thụ động
trong sử
12 | P a g e


dụng nguồn tài nguyên này. Chính sự thụ động này đã làm cho một số quốc gia bị
thiệt thòi khi có một nước sử dụng những biện pháp cưỡng chế nguồn nước làm
phương hại đến các quốc gia láng giềng khác. Vì nước chỉ có ý nghĩa quan trọng
với cấp quốc gia và khu vực, nên nhiều khi nó ít được các tổ chức quốc tế và các
cường quốc thế giới quan tâm. Nhưng đối với mỗi quốc gia thì nước lại có một tầm
quan trọng trong chiến lược sống còn.
Các tài nguyên khác như đồng, kim cương, gỗ quý cũng là nguồn gốc gây xung
đột, nhưng lần này là xung đột giữa các tộc người trong nội bộ một quốc gia. Có thể
nói, địa chính trị tài ngun chính là nguồn gốc chi phối mọi lĩnh vực địa chính trị
khác, đặc biệt là chi phối lĩnh vực địa chiến lược. Mọi chiến lược đối nội và đối
ngoại - kể cả chiến lược quân sự - của một quốc gia cũng đều nhằm bảo vệ và khai
thác địa chính trị tài nguyên. Những cuộc xung đột do tranh chấp tài nguyên nhiều
khi đã dẫn đến cả một cuộc chiến tranh. Mặt khác, các quốc gia cũng có thể sử dụng
địa chiến lược tài nguyên để hoạch định đường lối chính trị quân sự đối nội và đối
ngoại của mình.
Như vậy, theo nhiều người, nguồn gốc xung đột từ xưa đến nay khơng phải là ở
văn hóa - tơn giáo như Huntington quan niệm, mà là ở tài nguyên thiên nhiên. Mặt
khác, ta cũng có thể nói vấn đề tài nguyên thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến sự

phát triển và an ninh của một quốc gia. Vì thế, việc vẽ lại tấm bản đồ thế giới về
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên sẽ cung cấp cho chúng ta một phương tiện chỉ dẫn
đáng tin cậy về bạo lực tiềm tàng góp phần cung cấp luận cứ cho các nhà hoạch
định chính sách và chiến lược phát triển của một quốc gia.
Ở Việt Nam, cần nhận thức rõ hơn bao giờ hết về khả năng hữu hạn của các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, cần biết quý trọng và tiết kiệm tài nguyên
trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ dự án nào và đối với bất cứ loại tài nguyên
nào, kể từ những tài nguyên truyền thống như đất trồng trọt, gỗ, nước ngọt,... đến
những tài nguyên hiện đại như dầu mỏ. Việt Nam hiện mới thành lập Bộ Tài nguyên
và Môi trường, tuy nhiên, vấn đề quản lý tài nguyên lại có liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, thậm chí có thể nói nó liên quan đến cuộc sống của mỗi
người dân. Vì thế, khi thực hiện công cuộc phát triển đất nước, ngành nào cũng phải
có ý thức hàng đầu với tài nguyên và môi trường, từ ngành giao thông, xây dựng
khi lấy đất trồng trọt để làm đường, làm khu đô thị, khu công nghiệp, đến ngành
công nghiệp sử dụng gỗ và nước ngọt làm nguyên liệu, và ngành thủy điện ngăn
nước làm hồ chứa... đều phải có ý thức được rằng các nguồn tài ngun đó khơng
phải là vơ hạn. Tiếc thay, hình như chúng ta chưa nhận thức được tính nghiêm trọng
của vấn đề tài nguyên, cũng như chưa có được sự phối hợp một cách hợp lý trong
phát triển, cho nên tình trạng lấy đất nơng nghiệp cho đơ thị và cơng nghiệp,
thậm chí


cho cả khu vui chơi, đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát nhưng lại nằm trong tâm báo
động của Liên hợp quốc. Việc ngăn dịng sơng làm biến đổi hệ sinh thái cũng đang
là một trong những vấn đề địa chính trị tài nguyên nghiêm trọng của nhiều nước
trên thế giới mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm.
4. Xu hướng địa chính trị văn hóa:
Văn hóa đã được quan tâm từ lâu, nhưng bộ mơn Văn hóa học mới được hình
thành và phát triển từ thế kỷ XX. Từ đó, người ta cũng bắt đầu quan tâm đến việc
nghiên cứu vai trị của văn hóa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Trong tinh thần đó, các nhà địa chính trị cũng bắt đầu quan tâm đến vai trị của văn
hóa trong các khu vực địa chính trị thế giới. Người đầu tiên được coi là khởi xướng
xu hướng này trong địa chính trị hiện đại là Samuel Huntington, tác giả của lý
thuyết “Sự đụng độ giữa các nền văn minh” (1993) trong thế giới hậu Chiến tranh
lạnh.
Dựa trên tiêu chuẩn văn hóa - tơn giáo, Huntington phân ra bảy nền văn minh
chủ yếu, cộng với một nền văn minh khả dĩ. Đó là: văn minh phương Tây, văn minh
Mỹ Latinh, văn minh chính giáo phương Đơng, văn minh Hán, văn minh Hinđu,
văn minh Nhật Bản, văn minh Hồi giáo, văn minh khả dĩ Cận Xahara ở Nam Phi,
Trung Phi, Đơng Phi. Ngồi ra có những quốc gia có sự pha trộn giữa các nền văn
minh, nên không được Huntington xếp riêng vào một nền văn minh chủ chốt nào
trong số tám nền văn minh nói trên. Thậm chí có những nước khơng thuộc một nền
văn minh nào và được Huntington coi là những quốc gia “cô độc”.
Thế giới nửa cuối thế kỷ XX là thế giới của thời đại tồn cầu hóa. Trong thời đại
tồn cầu hóa này, con người có xu hướng trở thành cơng dân tồn cầu, một người có
thể có từ hai đến ba quốc tịch. Thế nhưng xu hướng tồn cầu hóa lại chủ yếu xuất
phát từ phương Tây, từ các nước có nền văn minh tiên tiến. Vì thế dẫn đến một phản
ứng ngược lại: đó là xu hướng khẳng định quyền được khác biệt, khẳng định bản
sắc của một cộng đồng. Và, bởi vì trong thế giới tồn cầu hóa này, mọi cái đều có
thể có sự giao thoa, kể cả tính sắc tộc, nên yếu tố bản sắc tơn giáo lại tỏ ra là có tính
bền vững nhất: người ta khó chấp nhận - nếu khơng nói là khơng thể chấp nhận một người thờ hai Chúa. Cho nên, Zotov rất có lý khi nhận xét rằng một người có
thể có hai quốc tịch, nhưng một người cùng theo hai tơn giáo một lúc thì quả là khó
tin. Chính vì thế, Huntington đã căn cứ và tơn giáo để phân biệt ra các nền văn
minh. Và có lẽ bởi vì ơng cũng quan niệm rằng một người khơng thể thờ hai Chúa,
nên ông đã lấy tôn giáo làm cơ sở để đưa ra lý thuyết về sự đụng độ giữa các nền
văn minh. Tuy nhiên, cũng cịn có một thực tế nữa là mặc dù một người không thể
thờ hai Chúa, nhưng các Đức Chúa vẫn có thể hịa hợp với nhau, các tín đồ thuộc
các tơn giáo khác nhau vẫn có thể sống chung với nhau. Truyền thống khoan dung



của loài người đã tồn tại từ rất lâu. Ngoài ra, đối với người dân hiện đại, rất nhiều
người không cịn có một ý thức tơn giáo rõ ràng và tín ngưỡng của họ cũng rất mờ
nhạt. Cho nên, tơn giáo, về bản chất khơng có tính xung đột lẫn nhau. Tất cả những
vụ xung đột mang màu sắc tôn giáo đều xuất phát từ động cơ kinh tế và chính trị.
Thậm chí cịn có cả động cơ cá nhân mà các tín đồ chỉ là những người bị lợi dụng.
Tóm lại, địa chính trị văn hóa đang là một trong những xu hướng địa chính trị
ngày nay. Nó đã được những kẻ cực đoan và những kẻ đầu cơ chính trị lợi dụng để
phát động những cuộc chiến tranh hoặc chí ít là những cuộc khủng bố nhằm mục
đích chia lại thế giới về mặt địa chính trị. Đây là xu hướng nguy hiểm gây bất ổn
thế giới và có nguy cơ dẫn lồi người đi đến những thảm họa. Vì thế, nhiệm vụ của
các nhà khoa học địa chính trị nói riêng và lồi người tiến bộ nói chung phải đấu
tranh để thiết lập một chủ trương thường xuyên đối thoại văn hóa để phát huy thế
mạnh của địa chính trị văn hóa, phục vụ cho sự tiến bộ của nhân loại.
Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi
người, bảo đảm để các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, cịn có nhiều
tổ chức phản động trong nước và ở nước ngoài lấy vỏ bọc là một cơ quan tôn giáo,
tuyên truyền những điều sai lệch về Đảng và Nhà nước nhằm mục đích nhũng nhiễu
xã hội. Vì thế, bảo vệ an ninh tơn giáo là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đời
sống tôn giáo phát triển, đi liền với đó là những vấn đề bị các thế lực thù địch, phản
động lợi dụng chống phá, nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia. Nếu các cơ quan
quản lý tôn giáo và các cơ quan có chức năng cũng như người dân mất cảnh giác,
khơng kịp thời nắm bắt tình hình, đánh giá xu hướng trong lĩnh vực tơn giáo và có
biện pháp xử lý những sai phạm trong hoạt động tơn giáo thì tình hình sẽ rất phức
tạp. Do đó, đi liền với việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân, chúng ta
phải kịp thời phát hiện các biểu hiện lệch lạc, sai trái trong lĩnh vực tôn giáo để
ngăn chặn. Với những kẻ “đầu cơ trục lợi”, lợi dụng tơn giáo, cơ quan chức năng
cần có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định pháp luật. Đảm bảo môi trường tốt
đạo, đẹp đời, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
5. Xu hướng địa chính trị biển đảo:
Như chúng ta đã biết, biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất. Nó

chứa đựng biết bao tiềm năng mà cho đến nay con người mới chỉ khai thác được
một phần rất nhỏ. Người ta ước tính rằng khả năng của biển trong việc cung cấp
thức ăn cho con người là lớn gấp 1.000 lần so với khối lượng thức ăn được lấy từ
đất canh tác của cả thế giới; mức độ cung cấp thủy sản hàng năm của đại dương ít
nhất cũng có thể ni được 30 tỷ người. Đó là chưa kể tiềm năng phát triển ngành
cơng nghiệp dầu khí của đáy biển là vô cùng lớn.


Trên thực tế, những thành phố sầm uất trên thế giới thường là những thành phố
ven biển hoặc có đường thủy thông ra biển. Theo thống kê, 2/3 số thành phố có số
dân từ 3 triệu người trở lên là các thành phố biển. Trên thế giới cũng có tới 2/3 số
dân sống bằng nghề biển. Biển đã trở thành một trong những nguồn lợi chủ chốt của
loài người, mặc dù hiện tại con người mới chỉ khai thác tài ngun chủ yếu ở các
vùng biển nơng, cịn khu vực lớn là khu vực biển sâu thì vẫn nằm ngồi tầm với của
con người.
Dù biển có một tiềm năng kinh tế lớn như vậy, nhưng giá trị của biển không
phải được phát huy ngay từ đầu. Chỉ đến thời đại ngày nay, khi nhu cầu về nguồn
lực cho phát triển tăng lên, khi tài nguyên trên đất liền bắt đầu suy giảm, không đáp
ứng đủ nhu cầu cuộc sống và khi con người đã có được những kỹ năng tiên tiến làm
tăng khả năng làm chủ biển khơi, thì biển mới bắt đầu được khai thác một cách ồ ạt.
Ngoài ra, một điều đặc biệt có ý nghĩa về mặt địa chính trị là trong khi đất liền
của trái đất đã được phân định chủ quyền, thì phần lớn biển và đại dương vẫn là khu
vực “sân chung” của loài người. Chính vì nó là khu vực “sân chung”, cho nên trên
thực tế ở nhiều nơi, biển lại là khu vực vô chủ và nhiều khi trở thành đối tượng
tranh chấp. Thêm vào đó, việc đi lại trên biển cũng không bị ngăn cản bởi các biên
giới quốc gia; ai có tiềm lực giao thơng lớn trên biển thì sẽ tận dụng được lợi thế
này để mở rộng ảnh hưởng ra khắp hành tinh. Vì thế, tất cả các nước ven biển và có
đường thơng ra biển đều coi biển là mối quan tâm hàng đầu cả về kinh tế lẫn an
ninh - quốc gia. Từ đó, xu hướng địa chính trị biển đảo đã trở thành một xu hướng
chủ chốt trong chính sách phát triển quốc gia của các nước trên thế giới. Xu hướng

địa chính trị biển đảo là xu hướng đề cao vai trò sức mạnh biển của các quốc gia
biển và các quốc đảo. Nó cũng cho thấy biển có một vị trí quan trọng như thế nào
dưới mắt của các nhà địa chiến lược. Xu hướng này có nguồn gốc trong lý thuyết về
sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan và lý thuyết miền đất trái tim của
Mackinder.
Dựa trên lý thuyết về sức mạnh biển của Alfred Mahan, cộng với sự đánh giá
của Mackinder về vành đai ngồi, có thể gọi là vành đai biển đảo, các nhà địa chính
trị bắt đầu quan tâm đến giá trị và vai trị của biển đảo. Nó cho thấy quốc gia biển
nào không quan tâm sớm đến hệ thống quần đảo ở ngồi khơi quốc gia mình thì sẽ
phải đương đầu với những bất lợi về mặt chiến lược phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với Việt Nam, đây là một vấn đề thời sự có tính cấp thiết.
Vào cuối thập niên 1980, nhà lý luận địa chính trị người Pháp Yves Lacoste đã
nhận xét rằng trong thế giới biển đã diễn ra bốn sự thay đổi địa chính trị to lớn tác
động đến chiến lược phát triển của các quốc gia và đến môi trường quan hệ quốc tế.
Đó là:


Sự thay đổi thứ nhất là việc các quốc gia sáp nhập các vùng biển rộng lớn: trong khi
cách đây hàng trăm năm, hàng nghìn năm, người ta chỉ tranh nhau chiếm giữ các
vùng đất nổi, thì ngày nay mỗi quốc gia lại cố gắng mở rộng tối đa chủ quyền của
mình ra các vùng biển và đại dương. Có nơi, người ta còn mở rộng vùng yêu sách ra
xa ngồi biển cách bờ hàng nghìn kilơmét như ở Bắc Băng Dương.
Sự thay đổi thứ hai là sự gia tăng số lượng các quốc đảo nhỏ, nhiều quốc đảo chỉ
rộng vài cây số vng với số dân vài trăm nghìn người hoặc thậm chí chỉ vài chục
nghìn người.
Sự thay đổi thứ ba mang tính chất địa chiến lược là sự xuất hiện tàu ngầm nguyên tử
trong kho vũ khí răn đe của các siêu cường quân sự. Đây là sự đáp trả lại kỹ thuật
giám sát chính xác bằng vệ tinh của Liên Xơ và Hoa Kỳ. Từ nay, lịng biển sâu trở
thành một môi trường địa chiến lược lý tưởng để che giấu lực lượng mà đất liền
khơng có được.

Sự thay đổi thứ tự là sự phát triển của hải qn Liên Xơ đang có khả năng cạnh
tranh với hải quân Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực.
Đây là những sự thay đổi ở cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, khi thập niên đầu tiên
của thế kỷ XXI đã qua đi, tình hình thế giới mới đang tạo ra những sự thay đổi lớn
lao khác nữa. Có lẽ cần phải kể đến hai sự thay đổi căn bản nữa, đó là: Một là, một
số nước mới nổi đang ra sức gia tăng lực lượng hải quân của mình, trong đó đặc biệt
phải kể đến Ấn Độ và Trung Quốc. Hai là, sự mâu thuẫn và tranh chấp ngày càng
gia tăng trên các vùng biển đảo.
Ngoài những mâu thuẫn truyền thống về biên giới trên biển và những tranh chấp
về lãnh thổ trên biển, chúng ta phải chú ý tới những tranh chấp nảy sinh do có sự
ban hành Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật biển. Điều đặc biệt cần lưu ý là
UNCLOS đã phân biệt rất rõ khái niệm đường cơ sở thông thường với đường cơ sở
thẳng. Theo UNCLOS, chỉ có hai trường hợp được phép áp dụng đường cơ sở
thẳng: Thứ nhất là ở những nơi bờ biển có những khúc gãy ăn sâu vào đất liền, thứ
hai là ở những nơi có dãy đảo bao quanh ngay sát bờ biển. Ngoài hai trường hợp
này ra, đường cơ sở phải được vạch theo phương thức thông thường, được gọi là
đường cơ sở thông thường, là đường được vẽ theo mực nước thủy triều thấp nhất
chạy dọc theo bờ biển. Nhưng, mặc dù có những phản ứng thế này hay thế khác,
nhìn chung Cơng ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982 đã được hoan nghênh
và được nhìn nhận như một thành cơng của Liên hợp quốc. Công ước này cũng đã
dành trọn một phần và một loạt phụ lục để quy định về việc giải quyết tranh chấp
trên biển. Trong tương lai, nếu tất cả các nước phê chuẩn Cơng ước với một thiện
chí thực sự thì khả năng xung đột sẽ có cơ hội giảm đi rất nhiều. Rõ ràng, Công ước
đang là một cơ hội và cũng là một thách thức cho các quốc gia trên thế giới. Chấp


nhận Cơng ước có nghĩa là phải tn thủ nghiêm ngặt các điều khoản của nó, phải
điều chỉnh lại luật pháp trong nước và điều chỉnh các quyền lợi quốc gia cho phù
hợp với Cơng ước. Có thể nói, địa chính trị biển đảo rất dễ trở thành một vấn đề
quốc tế. Đó là do nó xuất phát từ đặc trưng của việc quản lý cái “sân chung” là biển

cả và đại dương bao la này. Do đó, bất cứ một quốc gia biển nào muốn xây dựng
một chính sách địa chính trị biển đảo đúng đắn thì đều phải tôn trọng UNCLOS,
phải kết hợp luật pháp trong nước với luật pháp quốc tế để đảm bảo cho vấn đề biển
đảo vừa đáp ứng lợi ích trong nước vừa thỏa mãn lợi ích quốc tế của chính đất nước
mình và của các quốc gia khác. Tranh chấp trên biển phải được giải quyết ở cấp
quốc tế, nhất là khi cuộc tranh chấp có sự tham gia từ 3 bên trở lên. Cho nên, bất cứ
một quốc gia nào phát triển địa chính trị biển đảo vì lợi ích của riêng quốc gia đó thì
sẽ đi ngược lại với cộng đồng quốc tế và sớm muộn sẽ gây phản ứng và xung đột
quốc tế. Hơn bất cứ một xu hướng nào khác, xu hướng địa chính trị biển đảo là một
xu hướng thể hiện yêu cầu về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
một cách rõ ràng và nghiêm ngặt nhất.
Với Việt Nam cần quan tâm đặc biệt đến vị thế địa chính trị biển đảo của quốc
gia để có chiến lược phát triển phù hợp, tiến tới trở thành một quốc gia có nền kinh
tế biển lớn mạnh. Hơn nữa, biển của Việt Nam không phải là biển kín, mà nó là nơi
gặp gỡ của các con đường hàng hải thơng ra Thái Bình Dương để giao thương với
thế giới. Điều đó có nghĩa rằng Việt Nam xứng đáng được coi là quốc gia biển. Bên
cạnh việc bảo đảm an ninh biên giới trên bộ, Việt Nam cần đặt mối an ninh biên
giới biển vào trọng tâm chú ý. Muốn thế, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần chú ý phát
triển lực lượng hải quân theo hướng chính quy và hiện đại. Đồng thời cần chú ý
phát triển ngành công nghiệp biển nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài đưa Việt Nam
trở thành một cường quốc biển. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, chỉ có trở thành
cường quốc biển thì chúng ta mới có điều kiện đảm bảo cho an ninh biển. Một quốc
gia với số dân gần một trăm triệu người, với diện tích thềm lục địa trên một triệu
km2 - gần gấp ba lần diện tích đất liền, thì khả năng trở thành cường quốc biển
khơng phải là hồn tồn huyễn tưởng. Đó là điều mà nhiều quốc gia nội địa vô cùng
mơ ước mà không được. Bởi lẽ, một trong những tương lai của loài người là ở biển
cả và đại dương. Cho nên, nước nào tiếp giáp với biển thì nước đó sẽ có cơ hội để
được chia sẻ những triển vọng phát triển mới. Đó cũng là ý nghĩa địa chính trị chiến
lược và địa kinh tế của nước ta.


Câu 3


CHÂU ÂU
Từ thế kỷ XX tới thế kỷ XXI, châu Âu đã có những thay đổi lớn và biến động
quan trọng đối với thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem châu Âu vào thế kỷ XX đã có
sự thay đổi như thế nào về cơ cấu địa chính trị và xu thế địa chính trị thế kỷ XXI
của châu Âu là gì.
Châu Âu có diện tích khoảng 10,5 triệu km2, được hình thành từ một nhóm các
bán đảo kết nối với nhau. Hai bán đảo lớn nhất là châu Âu "lục địa" và bán đảo
Scandinavia ở phía Bắc cách nhau bởi biển Baltic. Ba bán đảo nhỏ hơn là Iberia, Ý
và bán đảo Balkan trải từ phía nam lục địa tới Địa Trung Hải, biển tách châu Âu với
châu Phi. Phía Đơng ngăn cách với châu Á bởi dãy U-Ran tạo thành lục địa Á-Âu,
phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Tây giáp Đại Tây Dương, Nam giáp Địa Trung Hải
và biển Đen.

Bản đồ châu Âu

Cấu trúc địa hình đa dạng gồm nhiều đảo và bán đảo, đồng bằng chiếm 2/3 diện tích
ở phía Đơng. Thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt với nhiều loại


cây lương thực. Kéo dài từ Tây sang Đông, từ phía Bắc về trung tâm là các dãy núi
già, phía Nam là những dãy núi trẻ đem lại tiềm năng cho ngành du lịch. Khí hậu ơn
hịa, mùa đơng ấm áp, mùa hè mát mẻ, lượng mưa lớn quanh năm thuận lợi cho phát
triển nền nông nghiệp thâm canh. Chỉ một bộ phận nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới
giá lạnh. Hệ thống sơng ngịi dày đặc với các con sông lớn được nối với nhau bởi
các kênh đào tạo thuận lợi giao thông đường thủy và nguồn lợi thủy hải sản, thủy
điện. Hệ thống bờ biển dài khoảng 43000km, cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo,
vũng vịnh và biển ăn sâu đất liền với nhiều cảng biển lớn, eo biển có giá trị kinh tế,

quân sự - chiến lược quan trọng. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phong phú
dồi dào, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Khai thác và sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và các loài động vật.

Cấu trúc địa hình tự nhiên ở châu Âu

Trong thế kỷ XX, châu Âu trở thành tâm điểm của ba cuộc chiến tranh thế giới,
đây là hệ quả không tránh khỏi của những âm mưu toan tính địa chính trị nhằm độc
chiếm châu Âu. Cuộc chiến tranh đầu tiên là chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-


1918) là cuộc chiến tranh diễn ra giữa hai khối nước đế quốc ở châu Âu nhằm phân
chia lại thế giới. Kết thúc cuộc chiến phe Đồng minh thắng lợi họp nhau lại chia lại
trật tự thế giới song không giải quyết được những mâu thuẫn về lợi ích giữa các
nước đế quốc và nó là nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn mới dẫn đến cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ hai.

Bản đồ châu Âu trong Thế chiến I

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đưa đến sự hình thành hệ thống các nước
XHCN ở Nga và và Trung-Đông Âu làm đảo lộn cấu trúc địa chính trị châu Âu và
thế giới làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước. Cuộc chiến tranh thứ hai chính là
chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến xuất phát từ những toan
tính địa chính trị do phát xít Đức-Ý-Nhật cấu kết với nhau nhằm phân chia lại thế
giới. Sự suy yếu của các nước Tây Âu, sự vững mạnh của các nước XHCN ở Đông
Âu, Nga và sự giàu lên của Mỹ sau hai cuộc chiến đã làm thay đổi cục diện địa
chính trị khơng chỉ ở châu Âu mà trên phạm vi toàn cầu. Cuối cùng là chiến tranh
lạnh (1947-1991) bắt đầu khi các nước đồng minh chiến đấu chống khối phát xít



Đức-Ý-Nhật. Lãnh đạo chính trị-quân sự ở Mỹ đã dự báo sự thất bại của của chủ
nghĩa phát xít và Liên Xơ sẽ “mối đe dọa”. Vì vậy các nhà chiến lược Mỹ thành lập
các khối quân sự trên phạm vi toàn cầu và Khối Bắc Đại Tây Dương – NATO nhằm
kiềm chế Liên Xô. Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên bang Xô viết sụp đổ song sự kế
thừa của Nga với kho vũ khí khổng lồ, thành tựu khoa học công nghệ và tiềm lực
kinh tế xã hội của Liên Xô trước đây vẫn là mối đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích địa
chính trị của Mỹ ở châu Âu. Các nước Tây Âu sau chiến tranh trở thành một trong
những trung tâm địa chính trị quan trọng của châu Âu và thế giới, trở thành một cực
trong cơ cấu địa chính trị thế giới. Các nước Trung-Đơng Âu dù vấp phải nhiều khó
khăn sai khi Liên Xơ sụp đổ song vẫn là tâm điểm tranh giành của các cường quốc
châu Âu và thế giới. Xét trên mọi phương diện, châu Âu vẫn chiếm vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng trong bàn cờ địa chính trị thế giới, những biến đổi địa chính trị
châu Âu tác động mạnh mẽ đến cơ cấu địa chính trị tồn cầu.
Chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp
đổ đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị ở châu Âu và thế giới.
Đầu tiên là xu hướng vận động địa chính trị ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XXI. Sự
mở rộng của Liên minh châu Âu – EU là một tổ chức liên chính phủ, là một thể chế
đa phương, hội tụ đủ các yếu tố để trở thành nhà nước liên bang rộng lớn. EU đã
không ngừng phát triển, đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong hầu hết các lĩnh vực
của thế giới nói chung và các nước thành viên nói riêng. Với tư cách là một trong
những tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất và thành công nhất trên thế giới, lại
nằm trong khu vực trung tâm của thế giới EU đã không che giấu ý muốn tham gia
vào việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế, các vấn đề toàn cầu mới phát sinh.
Đối với châu Âu, EU tích cực hỗ trợ Liên Hiệp Quốc cải tổ bộ máy để trở thành
công cụ hữu hiệu hơn trong việc giải quyết các vấn đề tồn cầu. Cịn với châu Á,
EU đưa ra chính sách mới xuất phát từ việc nhận thấy rõ lợi ích trong hợp tác kinh
tế và thương mại với khu vực chiếm hơn 1/3 kinh tế thế giới. Ngoài ra cịn có Liên
minh châu Âu và Nga đã có nhiều tiến triển trong quan hệ ngoại giao và có tiếng
nói chung đối với nhiều vấn đề. Cuộc xung đột ở Gruzia làm gián đoạn quan hệ
Nga- EU, mặt khác quan hệ giữa hai bên còn nhiều vấn đề. EU còn ủng hộ Mỹ

trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên hai bên bất đồng khi Mỹ có những sai
lạc nghiêm trọng liên quan đến nhân quyền. Trước nguy cơ mối quan hệ bị rạn nứt,
EU có những cuộc đối thoại bí mật nhằm giải quyết mâu thuẫn đưa ra tiếng nói
chung. Hiện nay EU lâm vào cuộc khủng hoảng nợ cơng trầm trọng chưa có chiều
hướng hạ nhiệt. Cuộc khủng hoảng đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu
Âu, gây ảnh hưởng nền tài chính tồn cầu và hướng phát triển của EU. Trong tương
lai, việc mở rộng của EU có tác động rất lớn đến kinh tế thương mại, tài chính
quốc tế. Sự


điều chỉnh chính sách của EU nhằm thốt ra khỏi khủng hoảng hiện nay cùng với sự
mở rộng EU về phía Đơng cho thấy tiềm năng nơi đây sẽ và vẫn tiếp tục giữ vai trò
là một trung tâm địa chính trị quan trọng của thế giới.
Và thứ hai là xu hướng vận động địa chính trị của các nước Trung – Đông Âu. Các
nước Trung Đông Âu hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn về nền kinh tế, chính trị, xã
hội, song đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển lớn và có vị trí chiến lược
trọng yếu. Vận động chính trị của khu vực Trung Đơng Âu hướng đến việc tiến
hành các cải cách về kinh tế, chính sách, luật pháp để có thể gia nhập các tổ chức
kinh tế - chính trị khu vực, đa phương, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại tạo động lực
phát triển kinh tế, hội nhập sâu hơn vào tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Các
nước Trung – Đông Âu chuyển sang kinh tế thị trường và thiết lập các nhà nước dân
chủ theo mơ hình phương Tây và nhận thấy nhiều lợi ích trong việc tham gia vào
liên minh khu vực EU, đặc biệt là những động lực phát triển kinh tế.
Sau chiến tranh lạnh, cơ cấu địa – chính trị của châu Âu đã thay đổi một cách
căn bản, chấm dứt tình trạng phân chia thành 2 tuyến quốc gia đối lập nhau về thể
chế chính trị - xã hội. Trong cục diện chính trị thế giới hiện nay sự phát triển của
Châu Âu diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, điều này có tác động trực tiếp đến hệ
thống qua hệ quốc tế hiện đại, góp phần thúc đẩy xu thế tồn cầu hóa,khu vực hóa
phát triển. Mặc dù phải đối diện với nhiều vấn đề nội bộ gay gắt song với thực lực
kinh tế mạnh và ảnh hưởng chính trị to lớn, châu Âu vẫn là một trong những trung

tâm quyền lực chủ chốt của thế giới. Tuy nhiên vận động địa chính trị châu Âu
trong thời gian tới sẽ dần dần ổn định theo hướng hợp tác cùng phát triển, vận động
chính trị châu Âu có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu địa chính trị tồn cầu.Với sự tái
đắc cử của tổng thống Nga – V.Putin và những cải cách, điều chỉnh của Tây Âu
hiện nay cho thấy châu Âu vẫn là tiếp tục là trung tâm địa chính trị quan trọng của
thế giới trong thế kỷ XXI.



×