Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài tập nhóm công pháp quốc tế về xác định tư cách chủ thể luật quốc tế của kosovo và palestine

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.52 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Tiểu luận môn:
Pháp luật công pháp quốc tế
ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA PALESTINE VÀ
KOSOVO

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 03/2022


I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ

Trên thực tế, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng có các chủ thể pháp luật nhất
định vốn có của nó. Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm do các chủ thể
của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm điều chỉnh
các quan hệ phát sinh giữa những chủ thể đó. Như vậy, chủ thể luật quốc tế có vị trí, vai trị
đặc biệt quan trọng, khơng chỉ là thực thể độc lập có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế,
mà trực tiếp thiết lập, tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, bao gồm cả việc xây dựng
và thực thi các nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế.
Xuất phát từ những dấu hiệu xác định tư cách chủ thể của luật quốc tế, có thể đưa ra
một định nghĩa tổng quát về chủ thể của pháp luật quốc tế như sau: “Chủ thể của luật quốc
tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, là thực thể đang tham gia
hoặc có khả năng tham gia vào những quan hệ đó một cách độc lập, có đầy đủ quyền và
nghĩa vụ quốc tế và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về những hành vi mà chính chủ thể
thực hiện.”


Thực tiễn cho thấy tồn tại các chủ thể luật quốc tế chủ yếu sau: (i) Quốc gia là chủ
thể cơ bản của luật quốc tế; (ii) Tổ chức quốc tế là chủ thể phái sinh của luật quốc tế; (iii)
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và (iv) Chủ thể đặc biệt.
II. XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA KOSOVO
1. Giới thiệu về Kosovo
Kosovo là tên gọi một lãnh thổ tại miền trung Bán đảo Balkan của châu Âu và quốc
gia tự tuyên bố độc lập được một bộ phận quốc tế công nhận tại Đông Nam Âu.Vốn là một
phần lãnh thổ thuộc Serbia, Kosovo đã tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 với tên
gọi nước Cộng hòa Kosovo.
2. Xác định tư cách chủ thể Luật quốc tế của Kosovo
Theo quy định tại điều 1 Công ước Montevideo ngày 26/12/1933 về quyền và nghĩa


vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải thỏa mãn
những điều kiện sau: (i) Dân cư thường xuyên; (ii) Lãnh thổ được xác định; (iii) Chính phủ
và (iv) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. Xét những điều
kiện của Kosovo, nhóm xác định tư cách chủ thể Luật quốc tế của Kosovo chính là quốc
gia. Cụ thể như sau:
2.1. Về điều kiện lãnh thổ xác định
Lãnh thổ là cơ sở vật lý quan trọng cho sự tồn tại của một quốc gia, bao gồm các bộ
phận lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia, tại đó quốc gia thực hiện quyền tối cao đối với
lãnh thổ của mình.
Đáp ứng điều kiện trên, Kosovo có lãnh thổ xác định. Kosovo là lãnh thổ nội lục tại
miền trung bán đảo Balkan, là cầu nối giữa vùng Trung và Nam Âu và giữa biển Adriatic
và biển Đen, thủ đô và thành phố lớn nhất của Kosovo là Pristina.
Là một quốc gia khơng giáp biển, Kosovo có biên giới với phía bắc Macedonia và
Albania về phía nam, Montenegro về phía tây và lãnh thổ khơng tranh chấp của Serbia về
phía bắc và đơng. Kosovo nằm giữa 41° và 44° vĩ Bắc, và từ 20° and đến 22° kinh Đông.
Biên giới của Kosovo dài xấp xỉ 602,09 km. Kosovo có diện tích 10.908 km², tương đương
Jamaica hoặc Lebanon, có diện tích nhỏ nhất ở Balkan.

2.2. Về điều kiện dân cư thường xuyên
Về nguyên tắc, quốc gia không tồn tại nếu khơng có dân cư. Vì vậy, quốc gia sẽ biến
mất nếu dân cư biến mất hay di cư toàn bộ. Sự thay đổi một phần về số lượng dân cư
không ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia.
Về điều kiện này, Kosovo đã đáp ứng đầy đủ khi lãnh thổ Kosovo có một cộng đồng
dân cư mang quốc tịch Kosovo, và dân cư Kosovo mang tính ổn định và bền vững. Theo
thống kê năm 2020, dân số của Kosovo là 1,873 triệu người. Dân tộc chính của Kosovo:
người Albani và người Serb là các nhóm dân tộc lớn nhất, theo sau là Bosniak, Gorani, Thổ


Nhĩ Kỳ và Romani.
Kosovo đã cấp hộ chiếu cho công dân của mình. Hộ chiếu Kosovo có màu xanh
thẫm với sáu ngôi sao vàng, giống như trên quốc kỳ, tượng trưng cho sáu sắc dân chính ở
lãnh thổ này. Phần nội dung hộ chiếu được in bằng tiếng Anh, tiếng Serbia và tiếng
Albania. Cơng dân Kosovo có thể sử dụng hộ chiếu này để xin nhập cảnh vào những nước
đã công nhận nền độc lập của Kosovo.
2.3. Về điều kiện chính quyền
Cùng với dân cư và lãnh thổ, chính quyền là một trong các yếu tố quan trọng cấu
thành quốc gia. Một lãnh thổ có sự hiện diện của dân cư nhưng thiếu vắng tổ chức đại diện
cho dân cư và thực thi quyền lực nhà nước sẽ không tạo nên cơ sở đầy đủ cho việc hình
thành quốc gia. Với tư cách chủ thể của luật quốc tế, quốc gia cần một chính quyền đại
diện hợp pháp và đảm bảo thực thi quyền lực. Chính quyền có thể được tổ chức một cách
đơn giản hay tiến đến mức độ tương đối hoàn thiện, bao gồm hệ thống các cơ quan hành
pháp, lập pháp và tư pháp. Trong mọi trường hợp, chính quyền phải thực hiện quyền kiểm
sốt đối với dân cư và lãnh thổ, đảm bảo thực thi trên thực tế quyền lực nhà nước một cách
hữu hiệu.
Ngày 17 tháng 2 năm 2008, Kosovo đã đơn phương tuyên bố độc lập của mình.
Tháng 4 năm đó, một hội đồng Kosovar đã thơng qua một hiến pháp, có hiệu lực vào ngày
15 tháng 6 năm 2008. Theo hiến pháp năm 2008, cơ quan hành pháp của chính phủ do tổng
thống (nguyên thủ quốc gia) và thủ tướng (người đứng đầu chính phủ) lãnh đạo. Tổng

thống được bầu bởi Hội đồng Kosovo với nhiệm kỳ 5 năm và có quyền được bầu lại thêm
một nhiệm kỳ nữa. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng theo đề nghị của đảng đa số hoặc liên
minh trong Quốc hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp đơn viện bao gồm 120 đại biểu do cử
tri bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Trong số 120 ghế trong Hội đồng, 100 ghế được phân
bổ trên cơ sở đại diện theo tỷ lệ, ít nhất 10 được đảm bảo cho người Serb Kosovar, và 10
dành cho các thành viên của Bosniak (người Hồi giáo Bosnia), Thổ Nhĩ Kỳ, Roma,


Ashkali, Ai Cập và cộng đồng Gorani.
Tòa án tối cao Kosovo là cơ quan tư pháp cao nhất đối với tất cả các vấn đề ngoại
trừ các vấn đề liên quan đến hiến pháp do Tòa án Hiến pháp quyết định. Đối với Tòa án tối
cao và các tòa phúc thẩm cấp dưới, ít nhất 15 phần trăm thẩm phán phải đến từ các cộng
đồng thiểu số. Hội đồng tư pháp độc lập đảm bảo tính cơng bằng của hệ thống tư pháp .
Hội đồng tư pháp cũng giới thiệu các ứng cử viên tư pháp cho tổng thống Kosovo, người
đưa ra các cuộc bổ nhiệm.
Các thành phố là đơn vị cơ bản của chính quyền địa phương. Mỗi đơ thị được quản
lý bởi một thị trưởng và hội đồng thành phố, được bầu bốn năm một lần theo tỷ lệ đại
diện. Các thành phố có quyền liên kết với nhau và tham gia vào việc lựa chọn chỉ huy cảnh
sát địa phương. Một số thành phố tự quản với chủ yếu là người Serb có các quyền đặc biệt,
chẳng hạn như vận hành hệ thống y tế trung học, giám sát giáo dục sau trung học và quản
lý các địa điểm văn hóa và tơn giáo.
Như vậy, Kosovo đã xây dựng một bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa
phương để thực thi quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu và đại diện cho nhà nước và dân
cư trong lãnh thổ Kosovo.
2.4. Về điều kiện năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế
khác
Nhìn nhận về Kosovo, vào ngày 17 tháng 2 năm 2008, Kosovo đơn phương tuyên bố
độc lập khỏi Serbia.
Ngày 22 tháng 7 năm 2010, Tòa án cho rằng tuyên bố độc lập của Kosovo không vi
phạm các nguyên tắc chung hoặc luật pháp quốc tế, vốn không cấm đơn phương tuyên bố

độc lập, cũng không vi phạm các điều luật quốc tế cụ thể - đặc biệt là UNSCR 1244 - vốn
khơng xác định tình trạng cuối cùng của Kosovo. Nhưng Serbia đã bác bỏ quyết định đó.
Mặc dù Serbia cơng nhận quyền cai trị lãnh thổ của chính phủ dân cử Kosovo, song họ vẫn


tiếp tục yêu sách lãnh thổ này với tên gọi Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija.
Hiện nay, 3/5 nước trong hội đồng bảo an thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp công
nhận Kosovo là 1 quốc gia độc lập. Đến nay, đã có 111 trên 193 thành viên Liên Hợp
Quốc, 22 trên tổng số 28 thành viên Liên minh châu Âu, 25 trên tổng số 29 thành viên
NATO, 34 trên tổng số 57 thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã công nhận Kosovo là 1
quốc gia độc lập. Bên cạnh đó, Kosovo cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân
hàng Thế giới, Hội đồng Hợp tác Khu vực và đã đăng ký làm thành viên của Interpol và vị
trí quan sát viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
Tất cả điều đó đã cho thấy Kosovo đã đáp ứng điều kiện chủ quyền để trở thành một
quốc gia độc lập. Theo nhà bình luận Jeans-Arnault Dérens của tờ Le Monde diplomatique,
có lẽ là một quốc gia "hậu hiện đại". Đó là nơi thử nghiệm một thứ tổ chức nhà nước chưa
từng có với quyền độc lập bị giới hạn và lệ thuộc vào sự bảo trợ của quốc tế.
III. XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA PALESTINE
1. Giới thiệu về Palestine
Khu vực Palestine nằm giữa Ai Cập, Đại Syria và bán đảo Ả Rập, là nơi khởi nguồn
của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Khu vực có lịch sử lâu dài và náo động do là nơi giao
thoa về tôn giáo, văn hố, thương nghiệp và chính trị.
Nhà nước Palestine, gọi tắt là Palestine là một quốc gia có chủ quyền về mặt pháp lý
tại khu vực Trung Đông, được đa số các thành viên Liên Hợp Quốc công nhận và kể từ
năm 2012 thì có vị thế là nhà nước quan sát viên phi thành viên tại đây. Nhà nước
Palestine yêu sách chủ quyền đối với Bờ Tây (giáp Israel và Jordan) và Dải Gaza (giáp
Israel và Ai Cập) cùng Đông Jerusalem là thủ đô. Tuy nhiên, hầu hết các khu vực mà Nhà
nước Palestine yêu sách chủ quyền đều đã bị Israel kiểm soát kể từ năm 1967 sau Chiến
tranh Sáu ngày cho tới nay. Nền độc lập của Nhà nước Palestine được Tổ chức Giải
phóng Palestine tuyên bố vào ngày 15 tháng 11 năm 1988 tại Algiers với vị thế là một



chính phủ lưu vong. Hiện nay, Palestine là điểm nóng của thế giới khi thường xuyên xảy
ra những xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ cũng như bất ổn về chính trị.
2. Xác định tư cách chủ thể luật quốc tế của Palestine
Nhìn về lịch sử và thực trạng đang diễn ra, có thể xác định tư cách chủ thể Luật quốc
tế của Palestine chính là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết. Đến nay, cuộc
đấu tranh giành độc lập của dân tộc Palestine là cuộc đấu tranh duy nhất còn tồn tại và
đang diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp trong khi hầu hết các dân tộc khác đã hồn
thành q trình đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết của mình.
Như đã biết, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết là những dân
tộc đang bị đặt dưới ách thống trị của chính quyền thực dân, chưa có một chế độ chính trị
độc lập nên đấu tranh nhằm thực hiện trên thực tế quyền dân tộc tự quyết. Về bản chất,
nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết nhằm chống lại sự thống trị của nước ngồi, xóa bỏ
chủ nghĩa thực dân với hệ thống thuộc địa của chúng.
2.1. Palestine là dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, bị mất đi quyền quyết
định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình
Giới thiệu dân tộc Palestine
Palestine là một dân tộc với một cộng đồng nhân dân ổn định được hình thành phát
triển trong quá trình lịch sử, với một lãnh thổ, một sinh hoạt kinh tế, một đặc trưng văn
hóa, một tiếng nói chung và được chỉ đạo bởi một nhà nước. Khu vực Palestine nằm trong
số những nơi đầu tiên trên thế giới có con người cư trú, có các cộng đồng nơng nghiệp và
văn minh, các thành bang Canaan độc lập hình thành, và chịu ảnh hưởng từ các nền văn
minh xung quanh như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà.
Lãnh thổ bị mất dần của Palestine từ năm 1946 đến nay/ bị xâm chiếm bởi Isael
Nhìn lại hành trình lịch sử của Palestine từ năm 1946 tới nay, có thể thấy lãnh thổ
của Palestine đã bị mất dần bởi sự xâm chiếm của Isael. Bắt nguồn từ xung đột ngày càng


đẫm máu và khơng có giải pháp thiết thực giữa người Do Thái và người Ả Rập, cùng

xung đột phản đối quyền cai quản của Anh với vùng đất Palestine. Ngày 29-11-1947, bất
chấp sự phản đối của các nước Ả rập và người Palestine, Liên Hợp Quốc thông qua nghị
quyết xóa bỏ quyền ủy trị của Anh ở Palestine và chia cắt vùng đất Palestine thành hai
quốc gia độc lập, một của người Ả Rập (đó là nhà nước Palestine) và một của người Do
Thái Israel. Riêng Jerusalem, thấy rõ sự phức tạp vì là nơi tụ hội của ba tôn giáo lớn,
LHQ quyết định đặt thành phố dưới sự kiểm sốt quốc tế đặc biệt.
Người Palestine khơng chấp nhận nghị quyết của Liên Hợp Quốc, do đó Jerusalem
tiếp tục bị chia rẽ cho đến khi Israel chiếm hoàn toàn vùng đất thiêng này sau cuộc Chiến
tranh 6 ngày năm 1967.
Năm 1948, vì khơng thể giải quyết được mâu thuẫn, chính quyền Anh rời đi và các
lãnh đạo Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Israel ngày 14-5-1948.
Nhiều người Palestine phản đối việc đó và chiến tranh bùng nổ chỉ một ngày sau đó.
Quân đội của các nước Ả Rập xung quanh cũng đã nhảy vào tham chiến.
Một năm sau đó cuộc chiến tranh kết thúc theo một thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã
kiểm soát hầu hết lãnh thổ Palestine. Sau cuộc chiến, Jerusalem được thống nhất dưới sự
kiểm sốt của Israel và được tun bố là "thủ đơ vĩnh viễn không bị chia cắt của Israel"
kể từ năm 1980 dù không được quốc tế công nhận.
Lãnh thổ Israel sau cuộc chiến 6 ngày được mở rộng hơn 7.000km2, gồm một vùng
đất rộng lớn gồm bán đảo Sinai, Dải Gaza, cao nguyên Golan, Bờ Tây (bao gồm cả Đông
Jerusalem) cùng số phận của khoảng 1 triệu người Ả rập tại các vùng lãnh thổ chiếm
được bị đặt dưới sự kiểm sốt của Israel. Tuy nhiên sau đó, các cuộc chiến tranh xung đột
vẫn diễn ra trong vài thập kỷ tiếp theo. Hiện nay, chiến tranh xung đột giữa Palestine và
Israel diễn ra, Palestine chiến tranh nhằm chiếm lại những vùng đất đã mất.
Palestine bị mất quyền kiểm soát, tự quyết về mọi mặt, bị phụ thuộc trong phạm vi


lãnh thổ của mình
Nhà nước Palestine yêu sách chủ quyền đối với Bờ Tây (giáp Israel và Jordan) và
Dải Gaza (giáp Israel và Ai Cập) cùng Đông Jerusalem là thủ đô. Tuy nhiên, hầu hết các
khu vực mà Nhà nước Palestine yêu sách chủ quyền đều đã bị Israel kiểm soát kể từ năm

1967 sau Chiến tranh Sáu ngày cho tới nay. Nền độc lập của Nhà nước Palestine được Tổ
chức Giải phóng Palestine tuyên bố vào ngày 15 tháng 11 năm 1988 tại Algiers với vị thế
là một chính phủ lưu vong.
Palestine không chỉ mất quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của
mình, mất đi cách quyền tự quyết về vấn đề đội nối và đối ngoại ở vùng Đông Jerusalem,
mà Dải Gaza hiện nay với 40% dân số của Palestine cũng đang thuộc kiểu sốt của
Hamas (từ viết tắt cho Harakat al-Muqawama al-Islamiyya, có nghĩa là "Phong trào
Kháng chiến Hồi giáo"), trong khi Tổ chức Giải phóng Palestine mới là đại diện hợp pháp
của Palestine.
Chính quyền Palestine của Tổng thống Abbas khơng kiểm sốt được Gaza nói chung
và các lực lượng vũ trang của người Palestine ở Gaza nói riêng. Bởi thế, xung đột vũ
trang xuất phát từ Gaza với Israel thực chất nằm ngồi tầm quản lý của chính quyền
Palestine, mà chính quyền này lại đặt thủ phủ tại thành phố Rummallah ở Bờ Tây.
2.2. Trong quá trình đấu tranh, Palestine đã thành lập thiết chế chính trị đại
diện của mình, qua đó thực thi quyền dân tộc tự quyết, đó là Tổ chức giải phóng
Palestine (PLO)
Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập năm 1964 và là hiện thân của
phong trào dân tộc Palestine. PLO là một mặt trận dân tộc rộng lớn với cơ cấu tổ chức bao
gồm: Hội đồng Dân tộc Palestine, Hội đồng Trung ương, Ban chấp hành, Quỹ Quốc gia
Palestine, Quân đội Giải phóng Palestine và Các phòng ban.
Hội nghị Thượng định Ả Rập năm 1974 đã công nhận PLO là “đại diện hợp pháp và


duy nhất của nhân dân Palestine” và từ đó PLO đã đại diện cho Palestine trong nhiều tổ
chức quốc tế với vị thế là thành viên, liên kết hoặc quan sát viên như tại Liên Hợp Quốc,
tại Phong trào Không Liên kết (NAM), tại Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và nhiều diễn
đàn khác. Tổ chức Giải phóng Palestine đại diện cho Nhà nước Palestine trong đối ngoại,
họ duy trì đại sứ qn tại các quốc gia cơng nhận Nhà nước Palestine
Bên cạnh các mục tiêu dân tộc và chính trị khái quát, PLO đã giải quyết rất nhiều
nhiệm vụ liên quan tới cuộc sống của người dân Palestine tại các cộng đồng chính của họ

và trên tồn thế giới, thông qua việc thành lập một số cơ quan trong các lĩnh vực như y tế,
giáo dục và dịch vụ xã hội.
3.3. Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Palestine được người dân
Palestine ủng hộ
Cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine để thành lập một Nhà nước Palestine độc lập
trên các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng được sự ủng hộ đơng đảo của người dân. Gần
70 năm xung đột đã để lại một nghịch cảnh cho hàng triệu người Palestine khi họ khơng
có Tổ quốc, phải sống lưu vong ở nước ngoài hoặc hai vùng tự trị là Dải Gaza và Bờ Tây,
nằm cách nhau bởi lãnh thổ Israel. Tuy vậy, họ vẫn không từ bỏ ước mơ lập quốc tại nơi
mà họ coi là quê hương và được Liên hợp quốc công nhận.
Người dân Palestine đã nhiều năm kiên nhẫn sống chung với những vịng xốy bạo
lực để kiên trì đường lối thương lượng. Và họ đang đứng trước những thử thách khắc
nghiệt sau khi Phong trào Hồi giáo Hamas giành quyền kiểm soát dải Gaza và Tổng
thống Palestine M.Abbas giải thể Chính phủ đoàn kết dân tộc do Thủ tướng I.Haniye
đứng đầu và thành lập Chính phủ khẩn cấp ở khu Bờ Tây.
Người dân Palestine ln kiên trì đấu tranh để dựng xây một Nhà nước Palestine độc
lập gồm dải Gaza và khu Bờ Tây với thủ đơ là Ðơng Jerusalem khó trở thành hiện thực,
bởi hai phái chủ chốt của Palestine mỗi phái kiểm sốt một vùng đất. Có thể nói, chưa
bao giờ người Palestine bị chia rẽ và cũng chưa bao giờ sự nghiệp đấu tranh vì các quyền


cơ bản của họ gặp nhiều trở ngại to lớn như hiện nay.
Từ những phân tích nêu trên có thể xác định tư cách chủ thể của Palestine chính là
dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết. Hành trình đấu tranh đó có lẽ cịn rất dài với
nhiều biến động, để đưa Palestine trở thành một quốc gia độc lập, lấy lại những vùng lãnh
thổ bị Israel chiếm đóng


I. Tư cách quốc gia của Palestine
Palestine (the State of Palestine) được chính thức tuyên bố độc lập vào

ngày 15 tháng 11 năm 1988. Tuyên bố độc lập được Tổ chức Giải phóng
Palestine (Palestine Liberatiuon Organization – PLO) đưa ra và sau đó được
Đại hội đồng Liên hợp quốc ghi nhận trong Nghị quyết A/RES/43/177 ngày
15 tháng 12 năm 1988. Việt Nam công nhận Palestine vào ngày 19 tháng
11 năm 1988, cùng ngày Văn phòng đại diện PLO tại Hà Nội chuyển thành
Đại sứ quán Nhà nước Palestine.[1] Việc Việt Nam dịch ‘the State of
Palestine’ thành ‘Nhà nước Palestine’ không nhất thiết có nghĩa là Việt Nam
chỉ cơng nhận có một nhà nước tại Palestine. Cách dịch này cũng có thể
hiểu là ‘Nhà nước Palestine’ chỉ là tên gọi thuần túy của một quốc gia,
không ảnh hưởng đến quan điểm của Việt Nam về tư cách quốc gia của
Palestine. Về mặt thuật ngữ pháp lý quốc tế, cách dịch này có tính đa
nghĩa, dễ gây hiểu lầm. Trong luật quốc tế, nhà nước (hay chính quyền) là
một yếu tố cấu thành của một quốc gia.
Để được xem là một quốc gia – chủ thể của luật quốc tế (xem thêm Định
nghĩa Quốc gia trong luật quốc tế)., một quốc gia cần thỏa mãn các điều
kiện tối thiểu sau: có lãnh thổ xác định, có dân cư ổn định và có chính
quyền hữu hiệu. Ngồi ra, một điều kiện cần thiết khác để bảo đảm khơng
có nghi ngờ về tư cách quốc gia của một thực thể là công nhận quốc gia.
Trong trường hợp Palestine, ba điều kiện tối thiểu trên cơ bản thỏa mãn.
Palestine có lãnh thổ xác định ở vùng Trung Đông, giáp với Ai Cập, Israel, và
Jordan. Tối thiểu nhất, Palestine có lãnh thổ khơng có tranh chấp ở Dãi
Gaza và Bờ Tây. Dân số của Palestine vào khoảng gần 05 triệu người.
Palestine có chính quyền hữu hiệu quản lý Gaza và Bờ Tây. PLO được Liên
hợp quốc công nhận là “đại diện của người Palestine” từ năm 1974,[2] đang


quản lý Bờ Tây. Lực lượng Hamas quản lý Dãi Gaza. Ủy ban Kết nạp Thành
viên mới của Hội đồng Bản an Liên hợp quốc cũng công nhận Palestine thỏa
mãn hai yếu tố về lãnh thổ và dân cư.[3] Tuy nhiên, Ủy ban cũng chưa thật
sự thống nhất về yếu tố chính quyền hữu hiệu do Hamas đang kiểu sốt

Dãi Gaza với 40% dân số của Palestine trong khi Tổ chức Giải phóng
Palestine (PLO) mới là đại diện hợp pháp của Palestine.[4] Báo cáo cũng ghi
nhận nhận xét của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) rằng chính quyền Palestine đủ khả năng thực thi chức năng của một
Quốc gia.[5] Hơn nữa, Palestine đã được 132 quốc gia công nhận trên tổng
số 192 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, chiếm gần 2/3 (69%) và là
thành viên của UNESCO. Về cơ bản, Ủy ban Kết nạp Thành viên mới về cơ
bản khơng có q nhiều ý kiến trái chiều về tư cách quốc gia của Palestine,
hai điểm gây khó khăn là sự hiện diện của Hamas và việc Thỏa thuận Oslo
khơng cho Chính quyền Palestine quyền thực hiện quan hệ đối ngoại.
[6] Như vậy, có thể khẳng định rằng Palestine có đủ điều kiện để được xem
làm một quốc gia theo luật quốc tế.
Đương nhiên, một số lập luận có thể được viện dẫn để cho rằng Palestine
chưa thể được xem là một quốc gia. Thứ nhất, cịn một số lượng khơng nhỏ
các quốc gia chưa công nhận tư cách quốc gia của Palestine, trong đó, chủ
yếu là các nước phương Tây như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia, New
Zealand, Anh, Pháp, Đức và các nước EU khác. Trong số đó có 03/05 ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Với số lượng và sức nặng
chính trị của các nước khơng công nhận Palestine như trên, cũng hợp lý khi
đặt nghi ngờ về tư cách quốc gia của Palestine. Tuy nhiên, công nhận quốc
gia nên được xem, và là quan điểm chủ đạo trong luật quốc tế, chỉ là yếu tố
hình thức, chứ không phải là yếu tố cấu thành một quốc gia (xem thêm


thuyết tuyên bố và thuyết cấu thành trong post này). Đặc biệt, Palestine
cũng đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc cơng nhận có quy chế Quốc gia
quan sát viên phi thành viên (non-member observer State) từ năm 2012.[7]
Lập luận thứ hai có thể đưa ra là việc Palestine chưa được kết nạp là thành
viên của Liên hợp quốc. Việc được kết nạp vào Liên hợp quốc là chỉ dấu rõ
ràng nhất của tư cách quốc gia. Ngày 23 tháng 9 năm 2011, Palestine

chính thức gửi đơn xin gia nhập Liên hợp quốc. Tuy nhiên, cho đến hiện giờ
Palestine vẫn chưa là thành viên của Liên hợp quốc.
II. Quy chế pháp lý của Thánh thành Jerusalem
Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị
quyết 181 (II) về chính quyền tương lai của Palestine, trong đó có kèm Kế
hoạch Phân vùng (Plan of Partition) gồm ba Phần: Phần I và II về thành lập
hai quốc gia tại Palestine (một quốc gia Ả-rập và một quốc gia Do thái),
Phần III về Quy chế pháp lý của Thành phố Jerusalem. Điểm A, Phần III quy
định rằng:
“Thành phố Jerusalem sẽ được thành lập như một thực thể độc lập có quy
chế quốc tế đặc biệt và sẽ được Liên hợp quốc quản lý.”

Quy chế này đặt Jerusalem dưới sự quản lý trực tiếp của Liên hợp quốc, với
một chính quyền riêng quản lý trên danh nghĩa Liên hợp quốc.[8] Thành


phố Jerusalem sẽ có cơ quan lập pháp và hành pháp riêng, cũng như có quy
chế cơng dân riêng tách biệt khỏi hai nhà nước sẽ được thành lập trên lãnh
thổ của Palestine.[9] Quy chế quốc tế đặc biệt này sẽ được áp dụng trong
10 năm từ ngày 01 tháng 10 năm 1948.[10] Sau đó, Hội đồng Quản thác
(the Trusteeship Council) của Liên hợp quốc sẽ xem xét lại quy chế này,
trong đó, bảo đảm cư dân của Jerusalem có quyền tự do thể hiện ý kiến của
mình thơng qua trưng cầu dân ý.[11] Có thể thấy, theo Kế hoạch, thành
phố Jerusalem sẽ là một lãnh thổ tách biệt khỏi Palestine và Israel, có quy
chế pháp lý quốc tế, khơng là một phần lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.
Tuy nhiên, Israel đã tiến hành chiếm đóng khu vực phía Tây Jerusalem từ
năm 1948, và chiếm đóng tiếp khu vực Đơng Jerusalem từ năm 1967. Kể từ
đó, tồn bộ thành phố Jerusalem đều đặt dưới sự quản lý của Israel. Israel
cho rằng khơng có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế để xem Jerusalem là
một thực thể độc lập (corpus separatum) như Nghị quyết 181 (II) đưa ra –

một nghị quyết khơng có giá trị ràng buộc theo quy định của Hiến chương
Liên hợp quốc – cũng như khơng có bất kỳ thỏa thuận nào về một quy chế
như thế.[12] Israel cho rằng toàn bộ thành phố Jerusalem là thủ đô của
nước Israel.[13]
Trong các nghị quyết của Liên hợp quốc cho đến hiện nay,[14] một mặt
Liên hợp quốc khẳng định không cho phép thay đổi quy chế pháp lý của
Jerusalem nhưng lại không thể hiện rõ quy chế pháp lý đó. Mặc khác, nhấn
mạnh đến yêu cầu giữ nguyên trạng cắt giữa Đông và Tây Jerusalem như
trước năm 1967. Đặc biệt, các nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo
an đều nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ lực để thụ đắc lãnh thổ là không
thể chấp nhận và khơng có giá trị pháp lý. Điều có thể thấy rõ ràng là việc
Israel chiếm đóng tồn bộ Jerusalem từ năm 1967 và mọi thay đổi sau năm


1967 là không thể được thừa nhận. Quy chế pháp lý của Jerusalem sẽ là
quy chế trước năm 1967: hoặc là quy chế thực thể độc lập theo Nghị quyết
181 (II) năm 1947 hoặc là chia tách với Đông Jerusalem thuộc về Palestine
và Tây Jerusalem thuộc về Israel như giai đoạn 1948 – 1967. Có vẻ cách
hiểu thứ hai được sự ủng hộ của nhiều bên. Nga,[15] Trung Quốc,[16] EU
(gồm cả Pháp),[17] và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC)[18] và chính
Palestine[19] ủng hộ Đơng Jerusalem là thủ đơ của Palestine. Anh ủng hộ
giải pháp xem Jerusalem là thủ đô chung (a shared capital) của cả
Palestine và Israel.[20]
Quan điểm của Việt Nam cũng có quan điểm tương tự như thế:
“Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về việc ủng hộ giải pháp hai
nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hịa
bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967. Việt
Nam cho rằng mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật
pháp quốc tế, đặc biệt là các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, với sự đồng
thuận của các bên liên quan.”[21]

Cụ thể hơn, trong cuộc tiếp Đại sứ Palestine và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Vũ Hồng Nam vào ngày 15/12/2017, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam “khẳng định
Việt Nam trước sau như một ủng hộ các nỗ lực quốc tế và của nhân dân
Palestine nhằm sớm đạt được giải pháp 2 Nhà nước theo các Nghị quyết
của Liên hợp quốc, phù hợp Luật pháp quốc tế, với đường biên giới trước
năm 1967 và Đông Jerusalem là thủ đô tương lai của Nhà nước
Palestine.”[22]


Trần H. D. Minh
————————————————————————[1] Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tài liệu cơ bản về Nhà nước Pa-le-xtin (tháng
01/2015),

xem

tại />f_nr120518142443/nr120613093835/ns150421174312 (truy
16/10/2018).

cập

ngày


[2] Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngị quyết 3236 (XXIX) về Vấn đề Palestine
(ngày 22 tháng 11 năm 1974).
[3] Report of the Committee on the Admission of New Members concerning
the application of Palestine for admission to membership in the United
Nations

(11


November

2011)

Doc.

S/2011/705

2

[10],

xem

tại />sequence=3&isAllowed=y (truy cập ngày 17/10/2018).

[4] Như trên, 2

[11]-[12]. [5] Như trên, 2 [13]. [6] Như trên, 3 [14].
[7] Đại hội đồng, Nghị quyết 67/19 (ngày 29 tháng 11 năm 2012) Doc.
A/RES/67/19.
[8] Kế hoạch Phân vùng, Phần III, Điểm C.2. [9] Như trên, Điểm 5, 6 và 11.
[10] Kế hoạch Phân vùng, Phần III, Điểm D. [11] Như trên.
[12] Bộ

Ngoại

giao


Israel, The

Status

of

Jerusalem (1999),

xem />%20of%20jerusalem.aspx/ (truy cập 18/10/2018). [13] Như trên.
[14] Nghị quyết của Đại hội đồng:… . Nghị quyết của Hội đồng Bảo an:…
[15] Bộ Ngoại giao Nga, Foreign Ministry statement regarding PalestinianIsraeli

settlement, 06/04/2017,

xem

tại />Bw/content/id/2717182 (truy cập ngày 18/10/2018).
[16] An, China supports two-state solution on Palestinian issue: President
Xi, Xinhua,

ngày

18/7/2017,

xem

tại (truy
cập ngày 18/10/2018).
[17] Robin Emmott, Abbas wins renewed EU backing for Palestinian capital
in


East

Jerusalem, Reuters,

ngày

22/01/2018,

xem


tại (truy cập ngày 18/10/2018).
[18] Al Jazeera News, OIC declares East Jerusalem as Palestinian capital, Al
Jazeera,

ngày

14/12/2017,

xem

tại (truy cập ngày 18/10/2018).
[19] Phát biểu của Đại diện Palestine tại cuộc họp ngày 08/12/2018 của Hội
đồng

Bảo

an,


xem

tại (truy

cập

ngày

18/10/2018).
[20] Phát biểu của Đại diện Anh tại cuộc họp ngày 08/12/2018 của Hội
đồng Bảo an , như trên.
[21] Khánh Lynh, Việt Nam quan ngại việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ
đô

Israel, ngày

08/12/2018,

VnExpress.net,

xem

tại (truy cập ngày 18/10/2018);
Tiên An, Việt Nam quan ngại về việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô
Israel, ngày

08/12/2018,

Công


an

nhân

dân

Online,

xem

tại (truy

cập

ngày

18/10/2018).
[22] Nguyễn Hồng, Việt Nam ủng hộ Đông Jerusalem là thủ đô tương lai
của

Palestine, Thế

giới

&

Việt

Nam,


ngày

15/12/2018,

xem

tại (truy cập ngày 18/10/2018).




×