Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập nhóm Công pháp quốc tế về qua trinh xac dinh bien gioi tren bo VN CPC dieu kien de huong quoc tich VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.31 KB, 4 trang )

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HƯỞNG QUỐC TỊCH VIỆT NAM
I Nhập quốc tịch Việt Nam cần hội đủ 3 điều kiện
Luật Quốc tịch bổ sung, sửa đổi lần này đem lại lợi ích rất thiết thực cho kiều bào ta ở nước
ngoài vì hiện có rất nhiều người muốn giữ quốc tịch Việt Nam khi nhập quốc tịch nước sở tại hoặc
ngược lại muốn trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn mang quốc tịch quốc gia nơi họ đã sinh sống.
Luật Quốc tịch sửa đổi, bổ sung lần này đã đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đông đảo kiều
bào, là biểu hiện sinh động sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với gần 4 triệu kiều bào đang
sinh sống ở 101 quốc gia trên thế giới
Hiện nay với cơ chế mềm dẻo và thể theo nguyện vọng của kiều bào, Đảng và Nhà nước đã
quan tâm đến yếu tố này, tùy từng trường hợp chúng ta sẽ xem xét cho họ nhập quốc tịch. Đây là cơ
chế rất linh hoạt trong Luật Quốc tịch bổ sung, sửa đổi lần này, nó có tác động rất tốt đến đời sống
tinh thần của kiều bào, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của gần 4 triệu kiều bào đang sinh sống ở
101 quốc gia trên thế giới.
Một trong những nét nổi bật của Luật Quốc tịch sửa đổi lần này là công dân Việt Nam trong tất
cả các trường hợp đặc biệt có thể vẫn giữ được quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước sở tại nơi họ
đang sinh sống. Về nguyên tắc Nhà nước ta vẫn công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch
nhưng trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt chúng ta vẫn có cơ chế mềm dẻo để cho công dân có
hai quốc tịch.
Điều thứ hai là tất cả những công dân từ xưa đến nay chưa bị mất quốc tịch Việt Nam (chưa bị
tước quốc tịch hoặc chưa xin thôi quốc tịch) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Sau khi Luật Quốc
tịch bổ sung, sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2009 thì trong vòng 5 năm tất cả những người còn quốc tịch
Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới sẽ đăng ký tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao của ta ở các địa
bàn nơi kiều bào đang sinh sống để khẳng định là họ tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam.
Thứ ba là tính cải cách hành chính trong Luật Quốc tịch. Tất cả các thủ tục, yêu cầu về xin thôi
quốc tịch, xin nhập quốc tịch và hồi tịch đều có các tiêu chí cụ thể và quy định thời gian rõ ràng. Cơ
chế phân cấp cho cơ quan nào giải quyết, xử lý và khung thời gian sẽ được quy định chi tiết tại Nghị
định tới đây các cơ quan chức năng sẽ ban hành.
Thứ tư là Luật Quốc tịch lần này đã khẳng định được và đã có cơ chế để giải quyết cho những
người không có quốc tịch và đang thiếu các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp để nhập quốc tịch Việt
Nam. Những người đã sinh sống 20 năm ở đất nước Việt Nam, không vi phạm pháp luật, có công
việc ổn định để đảm bảo cuộc sống thì có thể xem xét theo trình tự luật quy định cho họ nhập quốc


tịch Việt Nam.
Người muốn hồi tịch chỉ cần một điều kiện là còn thân nhân ở Việt Nam. Vấn đề nhập Quốc
tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ Quốc tịch Việt Nam là cơ chế mà Nhà nước ta cho phép trong Luật
sửa đổi lần này.

1


Các thủ tục cụ thể như: khi nộp hồ sơ qua Cơ quan đại diện ngoại giao sau bao nhiêu ngày sẽ
chuyển về trong nước và hồ sơ thủ tục cần có những gì, ở trong nước cơ quan nào sẽ chịu trách
nhiệm thụ lý giải quyết, ra quyết định cho kiều bào được nhập quốc tịch hoặc thôi quốc tịch. Điều
này sẽ có quy định chi tiết tại Nghị định mà hiện nay các cơ quan đang triển khai thực hiện.
Luật trước đây quy định một quốc tịch cứng: mọi công dân muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải
thôi quốc tịch nước ngoài. Việc kiều bào được giữ hai quốc tịch trong từng trường hợp, từng địa bàn
cụ thể là theo nguyện vọng của kiều bào và cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào hội nhập
với nước sở tại hoặc khi hồi hương trở về kiều bào được hội nhập như công dân trong nước.
Luật Quốc tịch bổ sung, sửa đổi cũng quy định trong vòng 5 năm kể từ khi luật có hiệu lực thi
hành, những người còn quốc tịch Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cần đăng ký công dân ở các Cơ
quan đại diện của ta ở nước ngoài để Nhà nước ta có điều kiện thống kê, quản lý dân số ở bên ngoài
một cách chính xác.
Việc đăng ký công dân vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của kiều bào . Nếu công dân Việt
Nam đăng ký tại các Cơ quan đại diện để giữ quốc tịch Việt Nam theo luật này thì công dân nước
ngoài vẫn được hưởng đầy đủ quyền bảo hộ công dân của nhà nước sau khi luật có hiệu lực.
Trong tất cả các trường hợp có rủi ro hoặc có những vấn đề liên quan đến quá trình tố tụng ở
các cơ quan luật pháp sở tại, công dân nước ngoài sẽ được pháp luật Nhà nước ta cũng như nước sở
tại xử lý và giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng của luật quốc tế hoặc luật của nước sở tại
đã quy định. Việc bảo hộ công dân là nhiệm vụ rất quan trọng mà kiều bào được hưởng từ trách
nhiệm của Nhà nước ta.
Chính phủ vừa có Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc
tịch Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2009.

Theo đó, để nhập quốc tịch Việt Nam, người xin nhập quốc tịch Việt Nam cần có đủ 3 điều
kiện: Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam (khả năng này được đánh giá trên cơ
sở giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống) phù hợp với môi trường sống
và làm việc của người đó; phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có
thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú; khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam được
chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá
nhân tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam hoặc người mà việc nhập quốc tịch của họ có lợi cho Nhà nước Việt Nam (là người có tài
năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, thể thao...) được miễn một số điều kiện khi nhập
quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam áp dụng với người đang nợ thuế Nhà nước hoặc
đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam mà cơ quan, tổ chức, cá
nhân đó có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ
không giải quyết việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.
Nghị định cũng quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam
theo pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 mà không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng,

2


nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Việc đăng ký
giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014.
Kiều bào sẽ mất quốc tịch Việt Nam nếu không đăng ký
Đến 1/7/2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu muốn giữ quốc tịch gốc phải đăng ký.
Đây là nội dung trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam do Chính phủ vừa
ban hành.
Về việc đăng ký giữ quốc tịch, Nghị định hướng dẫn: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 mà không có hộ chiếu
Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ

quốc tịch Việt Nam.
Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014.
Hết thời hạn này, đối tượng trên không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì mất quốc tịch Việt
Nam, nếu muốn có quốc tịch Việt Nam sẽ phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch theo quy định của
pháp luật.
Cũng theo Nghị định, từ ngày 1/7/2009, công dân Việt Nam, vì lý do nào đó, có quốc tịch nước
ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp này
phải thông báo có quốc tịch nước ngoài.
II Đối tượng được miễn giảm điều kiện nhập quốc tịch VN
1. Theo quy định tại Nghị định 104/1998/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Quốc tịch Việt Nam, người được miễn, giảm một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam gồm người
có vợ/chồng ,cha/mẹ hoặc con là công dân Việt Nam; người có huân chương, huy chương, danh
hiệu cao quý do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc nước CHXHCN Việt Nam tặng
thưởng, hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trường hợp
đặc biệt, nếu việc nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài có lợi đặc biệt cho sự phát triển
kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước CHXHCN Việt Nam, cũng được miễn một
số điều kiện về nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp cách mạng, ban hành
ngày 29/8/1994, "người có công giúp đỡ cách mạng" là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng
trong lúc khó khăn nguy hiểm và được Nhà nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công, hoặc
bằng Có công với nước.
3. Hơn nữa, trong Nghị định 81/2001/NĐ-CP về việc người Việt Nam ở nước ngoài được mua
nhà tại Việt Nam, khái niệm “người có công với đất nước” được hiểu gồm:
- Người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh nói trên;

3


- Người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, được

Chủ tịch nước, Chính phủ tặng huân chương, huy chương, được Thủ tướng tặng bằng khen, được
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ hoặc bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan quản lý ngành ở trung
ương tặng huy chương vì sự nghiệp của ngành đó;
- Người tham gia vào Ban chấp hành của các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam từ cấp
tỉnh/thành phố trở lên được các tổ chức đó xác nhận; người được bầu vào Ban chấp hành trung
ương hội, người là nòng cốt trong các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước;
người có đóng góp và giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc cả hoạt động
của Việt Nam tại nước ngoài, được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác nhận.

4



×