Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học trong điều kiện hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.45 KB, 3 trang )

QUẢN LÝ - KINH TẾ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SAU
ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
Dương Hoàng Yến
Đại học kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội
Email:
Ngày tịa soạn nhận được bài báo: 06/03/2020
Ngày phản biện đánh giá:16/03/2020
Ngày bài báo được duyệt: 26/03/2020
Tóm tắt: Hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0
đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Hệ thống giáo dục đang đứng trước những thách thức và cơ
hội lớn lao.
Hòa trong xu thế của thời đại, giáo dục đại học của Việt Nam cũng đang có những
chuyển biến lớn. Nhiều cơ sở đào tạo mới được phép tham gia đào tạo sau đại học; số
lượng cơ sở đào tạo sau đại học liên kết với nước ngoài, cơ sở đào tạo nước ngoài tại
Việt Nam ngày càng tăng; chương trình đào tạo được hồn thiện theo thơng tư 08/2017/
TT-BGĐT; số lượng các ngành, chuyên ngành trong mỗi cơ sở đào tạo ngày càng tăng;
phát triển một số chương trình mới, chất lượng cao…
Tuy nhiên, thực tế cũng nảy sinh nhiều tồn tại trong đào tạo sau đại học như: Đối
tượng tuyển sinh hầu hết là sinh viên mới tốt nghiệp dưới 5 năm, thiếu kiến thức thực tế,
chất lượng luận văn thấp; một số cơ sở thiếu giảng viên chuyên sâu; xuất hiện xu hướng
theo đuổi mục tiêu hiệu quả tài chính bằng cắt giảm chương trình, thu hút học viên vượt
quá năng lực thực tế của cơ sở đào tạo.
Do vậy, tác giả trình bày một số vấn đề về thực tế đào tạo, nhu cầu sử dụng nguồn
nhân lực có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, qua đó đưa ra một số nhận xét, bất cập và đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập.
Từ khóa: đào tạo sau đại học, cao học, thạc sỹ, tiến sỹ
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo,


tỉ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại
học của Việt Nam năm 2018 là 5,28%, trong
đó tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học rất
thấp, dưới 0,6%. Số lượng học viên tốt nghiệp
sau đại học so với đại học chỉ chiếm 11,86%
(năm 2018, có 320.578 sinh viên tốt nghiệp

đại học và 38.021 học viên tốt nghiệp sau đại
học). Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học
2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học
2019-2020 ngày 6/8/2019.
Thực tế hiện nay là Việt Nam đang thiếu
nguồn nhân lực chất lượng cao. Riêng trong
môi trường đại học, để đạt được tỉ lệ 50%
TẠP CHÍ KHOA HỌC 45
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ


giảng viên có trình độ tiến sĩ, Việt Nam cần
thêm 17.000 tiến sĩ và cần ít nhất 6 -7 năm
nữa để đạt con số này.
Trong khi đó, quy mơ tuyển sinh và đào
tạo sau đại học có xu hướng giảm sâu những
năm gần đây, đặc biệt là các trường khối khoa
học - tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Quy
mô tuyển sinh và đào tạo sau đại học của 15
trường top đầu khối khoa học – công nghệ
chỉ dưới 10% quy mơ tồn hệ thống và có
xu hướng giảm sâu những năm gần đây, có
trường chỉ xấp xỉ 7%. (PGS Hoàng Minh Sơn,

Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội - tọa đàm
“nâng cao chất lượng đào tạo SĐH - Chính
sách học bổng và hợp tác nhà trường - doanh
nghiệp ngày 23/3/2019).
PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng,
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở
thành trung tâm nghiên cứu phát triển của
khu vực. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực
có trình độ sau đại học đối với các tập đoàn
lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,
các trường đại học, viện nghiên cứu ngày một
tăng cao.
Tuy nhiên, việc đào tạo sau đại học trong
những năm gần đây chịu tác động mạnh mẽ
của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và cạnh tranh
quốc tế. Vì thế, số người học và nghiên cứu
bậc sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong
nước, đặc biệt là các trường đại học và viện
nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật và công
nghệ, ngày càng giảm sút. Điều đó dẫn đến
sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực
trình độ cao trong tương lai. Thách thức này
địi hỏi những giải pháp đột phá và những
chính sách kịp thời với người học và với các
cơ sở đào tạo sau đại học.
1. Một số nhận xét về công tác đào tạo
sau đại học ở Việt Nam thời gian qua
Thứ nhất, cả hệ thống các trường đại học,
các viện nghiên cứu được phép đào tạo trình

46 TẠP CHÍ KHOA HỌC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

độ thạc sĩ và tiến sĩ đã trở thành lực lượng
chính trong việc đào tạo nguồn nhân lực cao
cho đất nước, đáp ứng cho sự phát triển về
kinh tế - xã hội, phát triển khoa học công nghệ,
đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu khoa
học kể cả các ngành mũi nhọn để theo kịp sự
phát triển chung của khu vực và thế giới.
Thứ hai, thước đo của chất lượng đại học
(kể cả đại học và sau đại học) cần được kiểm
định ở các cơ quan kiểm định đạt chuẩn quốc
tế, tiến tới hệ thống bằng cấp được công nhận
tương đương. Hiện nay, Singapore là một quốc
gia có nhiều bước tiến nhảy vọt trong khoa
học công nghệ, giáo dục đào tạo, vươn lên từ
một nước đang phát triển. Hãy xem cách thức
đầu tư của họ và thực thi các định hướng một
cách nghiêm ngặt và xuất sắc tới mức nào?
Ngay tại thời điểm này, chất lượng phát triển
của Singapore được khẳng định là việc làm
của sinh viên và cũng từ đó Singapore chú
trọng đào tạo các kỹ năng thực tế theo yêu
cầu của xã hội và biết cách khởi nghiệp.
Thứ ba, chất lượng là thế mạnh hiện có
của từng trường, yếu tố tạo nên chất lượng
đào tạo là chương trình đào tạo, là đội ngũ
giảng viên, đội ngũ hướng dẫn khoa học, là

sự kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ các quy chế,
quy định, quy trình và cần sự ràng buộc pháp
lý cho từng cơ sở đào tạo và người đứng đầu
nếu việc đào tạo sau đại học ở đó không đảm
bảo đúng các yêu cầu và chất lượng kém.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cần được hoạch định từ Bộ Giáo dục và
Đào tạo đến các cơ sở đào tạo một cách chặt
chẽ, khoa học và chính xác để mang lại lợi
ích lớn, tầm nhìn xa, tránh lãng phí ngân sách
Trung ương và địa phương. Cần cân nhắc
chính sách xã hội hóa trong đào tạo sau đại
học, theo đó cả Nhà nước, địa phương, các
doanh nghiệp và gia đình có điều kiện tham
gia chính sách này và có những cam kết ràng
buộc mang tính pháp lý.
2. Một số đề xuất


Để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại
học, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, các trường cần xây dựng chiến
lược phát triển, trong đó chỉ rõ: ứng dụng sâu
rộng và có hiệu quả cơng nghệ thông tin được
xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy quá trình phát triển nhất là trong quản lý
và đào tạo sau đại học.
Thứ hai, tiếp tục phát triển đội ngũ cán
bộ khoa học, bảo đảm phần lớn cán bộ giảng
dạy có học vị tiến sĩ. Có kế hoạch bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho
nguồn nhân lực của nhà trường, tạo điều kiện
để các cán bộ, giảng viên có cơ hội học tập,
cập nhật thơng tin chuyên ngành và tham gia
tích cực vào hoạt động nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước.
Thứ ba, cải tiến phương pháp đào tạo,
hồn thiện khung chương trình, nâng cao
chất lượng biên soạn các giáo trình mơn học,
các chun đề, bài giảng. Hồn thành việc đổi
mới chương trình đào tạo sau đại học trong
thời gian sớm nhất có thể, bảo đảm phù hợp
nhu cầu của xã hội và xu thế phát triển tất yếu
của nước ta trong các lĩnh vực kinh tế, kinh
doanh và quản lý. Về phương pháp giảng dạy,
tiếp tục đổi mới theo hướng ứng dụng ngày
càng nhiều công nghệ thông tin và truyền
thông trong giảng dạy và nghiên cứu.
Thứ tư, mở rộng quan hệ hợp tác quốc
tế là phương hướng quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học.
Nhà trường luôn chủ động tiếp thu, học hỏi
các chương trình đào tạo tiên tiến, tiếp nhận
công nghệ đào tạo, công nghệ quản lý hiện
đại, khoa học của thế giới, phát triển các dự
án do nước ngoài cấp bằng nhưng học tập
trong nước, phát triển các hình thức đào tạo
liên thơng giữa nhà trường với các trường đại
học có danh tiếng ở các nước trên thế giới và
trong khu vực, thu hút học viên quốc tế đến

Việt Nam và gửi cán bộ, giảng viên ra nước
ngoài.

Thứ năm, phát triển đào tạo sau đại học
theo hướng đa dạng hóa về các chương trình,
hình thức đào tạo. Các loại hình đào tạo theo
nhu cầu, bồi dưỡng sau đại học tại cơ sở, đào
tạo sau đại học từ xa... được quan tâm mở
rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu đang ngày càng
tăng về nguồn nhân lực
trình độ cao thuộc mọi cơ quan, tổ chức,
mọi thành phần kinh tế cả trong và ngồi
nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Cơng nghệ: Khoa học
và Công nghệ Việt Nam 2013, Nxb. Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội, 2014, tr. 24, tr. 86-87
2. Nghiêm Đình Vỹ, Nguyễn Đắc Hưng:
Phát triển Giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 90
3. Đào tạo thạc sĩ: Bước tiến nâng chất
nguồn nhân lực, />4. Điều 2, Quy chế Đào tạo sau đại học
ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/
QĐ-BGD&ĐT
5. Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT. Quy
chế đào tạo trình độ thạc sĩ
6. Thơng tư số 08/2017/TT-BGDĐT. Quy
chế đào tạo trình độ tiến sĩ

TẠP CHÍ KHOA HỌC 47

QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ



×