Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.49 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................3
PHẦN 1: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG...........................................................5
1.1. Hồn cảnh xuất hiện của tình huống.......................................................5
1.2. Mơ tả tình huống:....................................................................................6
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG........................................................8
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống................................................................8
2.2. Cơ sở lý luận...........................................................................................8
2.3. Phân tích diễn biến tình huống................................................................9
2.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống............................................................10
2.5. Hậu quả của tình huống gây ra..............................................................11
PHẦN 3: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.................................................................11
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống.....................................................................11
3.2. Đề xuất phương án xử lý tình huống:....................................................12
3.3. Lựa chọn phương án xử lý:...................................................................14
3.4. Các giải pháp thực hiện phương án đã lựa chọn...................................14
PHẦN 4. KIẾN NGHỊ...................................................................................15
4.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước:............................................................15

1


MỤC LỤC
Trang
MỤC 1..............................................................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................3
MỤC 2..............................................................................................................4
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................4


1. Định nghĩa..................................................................................................4
1.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.................................4
1.2. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam....................................4
2. Vị trí, vai trị của nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt
Nam...................................................................................................................5
2.1. Nhà nước là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực chính trị..........6
2.2. Nhà nước là công cụ chủ yếu, hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực
chính trị............................................................................................................7
MỤC 3..............................................................................................................9
KẾT LUẬN......................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................11

2


MỤC 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống chính trị của các quốc gia trên thế giới hiện nay, nhà nước giữ
vị trí trung tâm, nó có sự liên hệ, tác động qua lại đối với tất cả các tổ chức khác
trong hệ thống chính trị. Nhà nước được xem như nơi hội tụ của đời sống chính trị
xã hội. Nhà nước có vai trị chủ đạo, đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định
trong hệ thống chính trị. Nhà nước quyết định bản chất, đặc trưng, quá trình tồn tại
và phát triển của cả hệ thống chính trị. Nhà nước có thể làm xuất hiện thêm hoặc
làm mất đi một tổ chức nào đó trong hệ thống chính trị. Sở dĩ nhà nước giữ được vị
trí trung tâm và có vai trị chủ đạo đó là vì, so với các tổ chức thành viên khác của
hệ thống chính trị, nhà nước có những ưu thế đặc biệt quan trọng.

3



MỤC 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Định nghĩa
1.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thông nhất; có sự phân
cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp[1]. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức,
quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện[2].
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, có sự phân cơng, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của
Trung ương.
1.2. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Là tổng thể các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trực tiếp nắm giữ hoặc
tham gia thực thi quyền lực chính trị, có mối liên hệ mật thiết với nhau mà vai trò
lãnh đạo thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội.
Là một hệ thống tổ chức chặt chẽ, khoa học trên cơ sở phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức.
4



Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức Chính trị - Xã hội và các đoàn
thể quần chúng khác. Sự ra đời của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ
sở xóa bỏ hệ thống chính trị của xã hội cũ. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
nhân dân lao động phải đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp bóc lột đồng thời
xóa bỏ những yếu tố phản dân chủ của hệ thống chính trị cũ (các đảng phái phản
động, các hoạt động chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa,…).
2. Vị trí, vai trị của nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một bộ phận quan trọng, một mắt xích đặc biệt
của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Là tổ chức quyền lực rộng lớn, là đại diện
chính thức và chân chính cho ý chí, lợi ích của nhân dân cho nên vị trí, vai trị của
nhà nước khơng giống với vị trí vai trị của đảng cũng như của các tổ chức chính trị
- xã hội khác trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa[3].
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xem là trung tâm của hệ thống chính trị. Nó
có sự liên hệ, tác động qua lại tới tất cả các thiết chế chính trị - xã hội khác của hệ
thống chính trị. Là đại diện chính thức cho xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa tựa
hồ như đứng trên xã hội. Nó tác động và chi phối tới mọi tổ chức và cá nhân trong
xã hội. Mọi thiết chế quyền lực khác đều chỉ là lực lượng hỗ trợ cho nhà nước
trong việc thực hiện quyền lực nhân dân. Ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị,
nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trị quyết định trong hệ thống chính trị. Nó quyết
định bản chất, đặc trưng, quá trình tồn tại và phát triển của cả hệ thống chính trị
nói chung và của từng bộ phận trong hệ thống chính trị nói riêng. Có thể nói, thể
chế nhà nước có liên quan tới chế độ chính trị - xã hội của đất nước. Nhà nước trực
tiếp tổ chức và quản lý hầu như mọi mặt của đời sống xã hội. Do vậy, nó có tác
động làm xuất hiện thêm hoặc mất đi các tổ chức, đồn thể chính trị - xã hội khác
trong xã hội, có khả năng điều chỉnh lợi ích giữa các lực lượng chính trị - xã hội
trong đất nước[4].

5



Sở dĩ nhà nước có vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng đó là vì so với các tổ
chức khác trong hệ thống chính trị, nhà nước có những ưu thế sau:

2.1. Nhà nước là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực chính trị.
Theo Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 2 như sau:“1. Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và
đội ngũ trí thức’’.
Như vậy, Nhà nước là tổ chức do nhân dân thành lập, là đại diện của các tầng
lớp, giai cấp và nhóm lợi ích chủ yếu trong xã hội. Nhà nước thực hiện quyền lực
của Nhân dân nên chỉ nhà nước mới là đại diện chính thức cho tồn xã hội, có chức
năng tổ chức và quản lý xã hội để thiết lập trật tự xã hội, vì sự phát triển chung của
xã hội.
Hiến pháp không chỉ quy định Nhân dân là chủ thể của Nhà nước, tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà còn quy định phương cách Nhân dân
thực hiện quyền lực Nhà nước của mình. Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông
qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà
nước"[5].
Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
Tức là Nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể
quyền lực nhà nước) về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ
chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Hình thức biểu
hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân,
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý... Các cuộc đối thoại trực tiếp của
6



nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ
trực tiếp.
Dân chủ đại diện là hình thức Nhân dân thơng qua các cơ quan nhà nước,
các cá nhân được Nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của Nhân dân. Dân chủ
đại diện là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân.
2.2. Nhà nước là công cụ chủ yếu, hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực chính
trị.
Quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước và là
quyền lực duy nhất mang tính bắt buộc trên tồn lãnh thổ và đối với mọi chủ thể
trên phạm vi lãnh thổ đó nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội. Quyền lực
nhà nước mang tính pháp lý và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng
chế của nhà nước.
Sức mạnh cưỡng chế của nhà nước được đảm bảo nhờ có hệ thống cơ quan
chun mơn như qn đội, cảnh sát, nhà tù, tịa án là những cơng cụ đàn áp mà
thơng qua đó nhà nước có thể duy trì trật tự và ổn định xã hội.
Nhà nước ban hành pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các
vấn đề trong xã hội. Pháp luật là một khn mẫu và có tính bắt buộc chung nên
mọi người trong xã hội đều cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nếu
như không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quy định của pháp luật thì
sẽ bị áp dụng các chế tài tương ứng tùy thuộc vào hành vi vi phạm. Đối với cơng
dân thì pháp luật là phương tiện quan trọng để mọi người dân bảo vệ được các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thơng qua pháp luật đảm bảo cho người dân
được thực hiện các quyền cũng như là nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền
lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất. Đối với tồn xã hội nói
chung thì pháp luật đã thể hiện được vai trị của mình trong việc đảm bảo sự vận
hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì sự bình đẳng trong cộng đồng. Để đảm bảo
cho xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững nhất thì pháp luật có vai trò rất
quan trọng để mọi người trong xã hội thực hiện.

7


Nhà nước có đầy đủ các phương tiện vật chất để thực hiện vai trị của mình.
Với tư cách là chủ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Nhờ vào các chức
năng như thu thuế, phát hành tiền, quốc phiếu, . . . nhà nước có khả năng đảm bảo
những nguồn tài chính, vật chất cần thiết, khơng chỉ có thể đảm bảo cho hoạt động
của bản thân và xã hội mà cịn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các
tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Nhà nước là thiết chế chính trị duy nhất trong xã hội có chủ quyền. Trong hệ
thống chính trị chỉ duy nhất nhà nước được coi là chủ thể công pháp quốc tế.
Những mối quan hệ quốc tế về chính trị cũng như về kinh tế làm cho nhà nước
càng có vị trí nổi bật hơn trong các quan hệ đó trong một thể thống nhất. Rõ ràng
nhà nước thực hiện quyền lực Nhân dân khơng chỉ trong phạm vi các quan hệ
chính trị trong nước mà cả trong quan hệ với các quốc gia khác[6].

8


MỤC 3
KẾT LUẬN
Hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước ta ln giữ vững vị trí trụ cột
của hệ thống chính trị, phát huy vai trị to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Ngun tắc “Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” đã được ghi nhận trong tất cả năm bản
hiến pháp, là cơ sở để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo tư tưởng Hồ
Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu
quyền hạn đều của dân… quyền hành và lực lượng đều ở nhân dân”.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và những thành tựu đã đạt được, Nhà nước ta

còn bộc lộ những khuyết điểm và yếu kém như: Tổ chức bộ máy cồng kềnh, nạn
quan liêu, lãng phí, tham nhũng còn nghiêm trọng, việc thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ còn hạn chế, một bộ phận cán bộ, công chức chưa ngang tầm với
nhiệm vụ, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần
thiết, việc thi hành pháp luật có nơi có lúc chưa nghiêm, kỉ luật, kỉ cương còn lỏng
lẻo.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra chủ trương tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện nhà nước pháp quyền chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một số định hướng,
giải pháp cơ bản như:
- Coi việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền chủ xã hội chủ
nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
- Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ
các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao
hơn. Xây dựng nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành
pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng
9


tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hồn
thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
- Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước
theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của nhà nước pháp
quyền chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng chủ xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Phân định rõ hơn vai trò và hoàn thiện cơ
chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
- Trong những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức

thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền chủ
xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội,
vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản
lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
- Xác định rõ cơ chế phân công, phối họp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là
cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất;
xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền. Đồng thời, quy định rõ
hơn cơ chế phối họp trong việc thực hiện và kiểm sốt các quyền ở các cấp chính
quyền. Tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và hách nhiệm giữa các cơ quan nhà
nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1,2,5] Điều 2,3,6. Hiến pháp năm 2013;
[3,4,6] Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 306,307,311) –
Trường Đại học Luật Hà Nội.

11


1



×