Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHÂN BIỆT NGƯỜI GIÁM hộ và NGƯỜI đại DIỆN THEO QUY ĐỊNH của bộ LUẬT dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.23 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT NGƯỜI GIÁM HỘ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: LUẬT DÂN SỰ
Mã phách:………………………………….

Hà Nội – Ngày 22/08/2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG.....................................................................................................................1
PHẦN I: KHÁI NIỆM NGƯỜI GIÁM HỘ................................................................1
1.1: Khái niệm chung về người giám hộ.................................................................1
1.2: Khái niệm người giám hộ theo luật Dân sự Việt Nam.....................................3
PHẦN II: KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN........................................................5
2.1. Khái niệm chung về người đại diện.................................................................5
2.2: Khái niệm người đại diện theo luật Dân sự Việt Nam.....................................6
Phần III: Phân biệt người người giám hộ và người đại diện theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2015.................................................................................................7
3.1: Người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015..........................7
3.2. Người đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.........................10
KẾT LUẬN...................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................14


NỘI DUNG
PHẦN I: KHÁI NIỆM NGƯỜI GIÁM HỘ


1.1: Khái niệm chung về người giám hộ
Khái niệm giám hộ có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau.
Về mặt ngơn ngữ thì giám dược hiểu là theo dõi, kiểm tra, đơn đốc cịn hộ
được hiểu là bảo vệ giữ gìn vì vậy giám hộ là hành động theo dõi, giám sát
bảo vệ của một người đối với một người. Nếu định nghĩa giám hộ là danh từ
thì giám hộ là một người (cá nhân, hoặc tổ chức) thực hiện trông nom bảo vệ
một người khác.
Khái niệm giám hộ đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời La mã cổ đại
giám hộ đã là một chế định quan trọng. Trong Luật La mã có các quy định
tương đối cụ thể về giám hộ như sau: “trẻ em dưới 7 tuổi khơng có năng lực
hành vi khơng được tham gia và thực hiện các hành vi giao dịch dân sự, trừ
những giao dịch phục vụ cho nhu cầu cần thiết và phù hợp với lứa tuổi. Luật
quy định trẻ em trong độ tuổi này buộc phải đặt dưới sự giám hộ của người
trưởng thành. Đối với người từ 7 tuổi đến 14 tuổi đối với nam, 12 tuổi đối với
nữ thì có năng lực hành vi một phần, được tham gia thực hiện những giao
dịch đảm bảo, duy trì được lợi ích của mình. Khi thực hiện một giao dịch mà
phát sinh một nghĩa vụ hay chấm dứt một quyền phải được đồng ý của gia chủ
hoặc người đỡ đầu vào thời điểm giao dịch đó. Như vậy theo Luật La mã cổ
đại thì những người ở độ tuổi trên tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều phải đặt
dưới sự giám hộ. Luật La mã còn quy định những người tuy trưởng thành (từ
đủ 14 tuổi đối với nam, từ đủ 12 tuổi đối với nữ) mà mắc bệnh tâm thần là
những người khơng có năng lực hành vi, vì họ khơng thể nhận thức và làm
chủ hành vi của mình trong quan hệ xã hội, họ được gọi là furiosi. Và những
người được xác định là furiosi đều phải đặt dưới sự giám hộ của người trưởng
1


thành khác. Có thể thấy rằng từ thời La mã, pháp luật giám hộ được quy định
một cách toàn diện, đầy đủ qua đó cịn thể hiện trình độ pháp lý tương đối cao
của người La mã cổ đại.

Về mặt thuật ngữ luật dân sự thì giám hộ là việc chăm sóc, quản lý tài
sản, thực hiện các quyền dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
được giám hộ.
Về phương diện luật học thì chế định giám hộ là chế định tổng hợp của
nhiều ngành luật, các quy định của giám hộ trước tiên được quy định như là
một chế định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự, pháp luật
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, pháp luật về hộ tịch… Chế định này bao
hàm hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ pháp luật là
khách thể trong các quan hệ pháp luật đó. Ngồi mục đích để điều chỉnh các
quan hệ pháp luật thì chế định giám hộ có ý nghĩa lớn trong việc khắc phục
tình trạng khơng bình đẳng khi khơng có sự tương đồng về năng lực hành vi
dân sự giữa các cá nhân khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật. Người có
năng lực hành vi dân sự có thể tự mình tham gia vào các mối quan hệ pháp
luật cũng như quan hệ xã hội khác, có thể tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình khi bị xâm phạm. Nhưng đối với những người khơng có năng
lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự hay người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, pháp luật quy định cho họ khơng thể
tự mình thực hiện hành vi pháp lý nhất định, khi đó đặt ra vấn đề bất bình
đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó chế định giám hộ cịn tạo
điều kiện cho những người khơng thể tự chăm sóc bản thân mình được ni
dưỡng, giáo dục và chữa bệnh. Vì vậy có thể nói chế định giám hộ là cơng cụ
của nhà nước tạo ra để bảo vệ những người yếu thế trong xã hội. Những quy
định của chế định này xác định việc quản lý tài sản, thực hiện các quyền và

2


nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngồi ra các chế định này cịn có
những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hô,
giám sát việc giám hộ.

1.2: Khái niệm người giám hộ theo luật Dân sự Việt Nam
Giám hộ là một chế định quan trọng được quy định trong pháp luật dân
sự có nội dung xã hội sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của xã hội và cộng đồng
đối với việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám
hộ. Chế định này đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 trước đây
và được kế thừa phát triển trong Bộ luật Dân sự năm 2005 rồi đến Bộ luật
Dân sự năm 2015 cũng như các văn bản pháp luật có liên quan (Luật Hơn
nhân & gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,..)
Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng
qua Bộ luật dân sự có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 1996. Lần đầu tiên
khái niệm giám hộ được quy định dưới góc độ của luật dân sự, theo đó tại
Điều 67 Bộ luật Dân sự 1995 quy định “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức
hoặc cơ quan nhà nước (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc
được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người bị bệnh thâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám
hộ)”. Khái niệm nêu ra ba loại chủ thể là người giám hộ bao gồm các nhân, tổ
chức và cơ quan nhà nước tương ứng với ba loại cơ chế giám hộ được Bộ luật
dân sự 1995 quy định: giám hộ đương nhiên của người thân thích, giám hộ cử
của tổ chức và giám hộ của cơ quan nhà nước. Đồng thời khái niệm cũng nêu
lên được những đối tượng là người được giám hộ bao gồm: người chưa thành
niên, người bị tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
hành vi.

3


Bộ luật Dân sự 2005 có sự thay đổi về mặt nội dung trong khái niệm
giám hộ, tuy nhiên cách thức trình bày, diễn giải khơng có gì thay đổi. Giám
hộ theo Bộ luật Dân sự 2005 là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là

người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được đề cử để thực hiện việc
chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Sự
thay đổi về nội dung của khái niệm giám hộ, người được giám hộ so với Bộ
luật Dân sự năm 1995.
Đến Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân
được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định
hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là
người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám
hộ)”. Khía niệm tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015 này tương đối
hoàn chỉnh, khái quát một cách ngắn gọn nhất về giám hộ bao gồm ai, việc gì
và được hình thành như thế nào. Tuy nhiên ngồi có sự thay đổi trong nội
dung thì về mặt hình thức trình bày hay cách hành văn vẫn khơng có sự thay
đổi so với các khái niệm trước đây.

4


PHẦN II: KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN.

2.1. Khái niệm chung về người đại diện
Khái niệm đại diện có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau theo từ điển
Tiếng Việt đại diện là sự thay mặt cho cá nhân tập thể làm một việc gì đó.
Theo từ điển Luật học “đại diện là việc một người, một cơ quan, tổ
chức xác lập thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Người đại diện là người có nhân danh và vì các lợi ích của người khác mà xác
lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện”
Tại cuốn Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ dân sự của Bộ Luật dân sự

của tác giả Nguyễn Thùy Dương – Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh,
khái niệm đại diện được định nghĩa rõ ràng dưới dạng một hành vi, trong đó
tồn tại hai chủ thể: người đại diện và người được đại diện, người đại diện
nhân danh người được đại diện thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi
phạm vi thẩm quyền đại diện. Quan hệ đại diện được xác lập theo quy định
của pháp luật hoặc theo ủy quyền. Trường hợp pháp luật có quy định phải tự
mình thực hiện giao dịch dân sự thì cá nhân khơng được cho người khác đại
diện cho mình.
Có thể thấy cơ chế đại diện biểu hiện rõ rệt cho sự linh hoạt, mềm dẻo
trong của đời sống pháp lý dân sự. Các giao dịch ln có sự đa dạng trong
chủ thể tham gia: chủ thể có thể là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và đối với chủ thể mà
quyền lợi mang tính cộng đồng thì việc tham gia quan hệ pháp luật dân sự
buộc phải thông qua hành vi của người đại diện, đối với cá nhân, pháp luật
dân sự với sự đề cao nguyên tắc tông trong quyền tự định đoạt, được phép
tham gia vào các giao dịch dân sự một cách gián tiếp và được hưởng lợi từ
giao dịch thông qua một người khác. Chế định đại diện còn là một phương
5


tiện pháp lý hữu ích đối với các cá nhân mà theo quy định của pháp luật thì
khơng thể trực tiếp tham gia giao dịch dân sự, đưa họ tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự, đảm bảo các quyền năng cơ bản của họ mà pháp luật cho
phép họ.
2.2: Khái niệm người đại diện theo luật Dân sự Việt Nam
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, đại diện là việc một người (sau đây
goi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là
người được đại diện) xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi
đại diện. Không chỉ các nhân, mà pháp nhân (công ty, tổ chức xã hội,…) hoặc
chủ thể khác đề có quyền và có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dan sự

(như mua bán hàng hóa, ký hợp đồng cho thuê nhà,..) thơng qua người đại
diện của mình. Tuy nhiên cá nhân khơng được để người khác đại diện cho
mình trong trường hợp mà pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập thực
hiện giao dịch đó. Thơng thường đây là những giao dịch liên quan đến quyền
nhân thân vốn có đặc tính khơng thể chuyển giao cho người khác được.

6


Phần III: Phân biệt người người giám hộ và người đại diện theo quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2015
Giống: Chế định này đề nhằm mục đích thay mặt để bảo vệ quyền và
lợi ích của chủ thể được giám hộ và đại diện.
Khác:
3.1: Người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Khái niệm: Là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy
ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2
Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện
việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). (Điều 46 Bộ luật Dân
sự năm 2015)
Bản chất: Chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; thay người được giám hộ
tham gia vào các giao dịch dân sự.
Mục đích khi tham gia qua hệ: Tham gia quan hệ giám hộ để thực
hiện việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự.
Điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt;
khơng bị truy cứu trách nghiệm hình sự, bị kết án nhưng chưa được xóa tích

về các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
của người khác.
Chủ thể: Người giám hộ có đầy đủ các điều kiện được quy định tại
Điều 40, Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015. Người được giám hộ bao gồm: người
7


chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ khơng xác định được cha, mẹ. Người
chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự;
cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố quyền hạn chế đối với con; cha, mẹ đều
khơng có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Người mất
Căn cứ xác lập: UBND cấp xã cử; Tòa án chỉ định; người có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người được giám hộ cho mình phịng khi họ
rơi vào tình trạng cần được giám hộ.
Giới hạn phạm vi thực hiện: Toàn bộ
Sự kiện pháp lý làm phát sinh: Kể từ khi đăng kí tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật về hộ tịch.
Đối tượng: Người chưa thành niên khơng cịn cha, mẹ hoặc không xác
định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất
năng lực hành vi dân sự; cha,mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa
án tuyên bố hạn chế về quyền đối với con; cha, mẹ đều khơng có điều kiện
chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; người mất năng lực
hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lưu ý:
một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng
giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho con.
Điều kiện trở thành:
Đối với cá nhân: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức
tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiền quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;

không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án
nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng,

8


sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tài sản của người khác; khơng phải là người bị
Tịa án tun bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Đối với pháp nhân: có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám
hộ; có điều kiện cần thiết thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Trường hợp đương nhiên thực hiện:
Đối với giám hộ người chưa thành niên (theo thứ tự sau đây):
Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả
hoặc chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột
tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị
ruột khác làm người giám hộ.
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những
người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám
hộ.
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Đối với giám hộ người mất năng lực hành vi dân sự:
Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người
giám hộ, nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người
giám hộ.
Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người
mất năng lực hành vi dân sự, cịn người kia khơng đủ điều kiện làm người
giám hộ thì người con cả làm người giám hộ; nếu người con cả không đủ điều
kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người
giám hộ là người giám hộ.


9


Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ,
chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều khơng có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Mối quan hệ: Khi thực hiện giao dịch dân sự, người giám hộ đồng thời
là người đại diện cho người được giám hộ. Người giám hộ có thể là người đại
diện.
Quyền: Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc và nhu
cầu cần thiết; thanh tốn các khoản chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản
của người được giám hộ; xác lập thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Nghĩa vụ: Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; đại diện cho người
giám hộ trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản của người được giám hộ.
Chấm dứt: Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
người được giám hộ chết; cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện
để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; người được giám hộ được nhận làm
con ni.
3.2. Người đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Khái niệm: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là
người đại diện) nhân danh vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau
đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
(Điều 134 Bộ luật dân sự 2015)
Bản chất: Nhân danh người được đại diện để thực hiện các quyền, lợi
ích hoặc nghĩa vụ cho người được đại diện.

10



Mục đích khi tham gia quan hệ: Trong phạm vi đại diện theo pháp
luật hoặc theo ủy quyền, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và lợi
ích của người được đại diện.
Điều kiện trở thành: Đương nhiên trở thành: con chưa thành niên,
người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật; được chỉ định: người
được giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người được pháp nhân chỉ định theo
điều lệ; được ủy quyền.
Chủ thể: Cá nhân; pháp nhân.
Căn cứ xác lập: Ủy quyền; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, điều lệ của pháp nhân.
Giới hạn phạm vi thực hiện: Theo Luật định; theo thẩm quyền.
Sự kiện pháp lý làm phát sinh: Tùy từng trường hợp mà phát sinh
đương nhiên hoặc kể từ khi được ủy quyền hoặc trường hợp khác.
Đối tượng: Con chưa thành niên; người được giám hộ; người do Tòa
án chỉ định; người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm
quyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do Tòa án chỉ định trong
quá trình tố tụng tại Tịa án. Lưu ý: một pháp nhân có thể có nhiều người đại
diện theo pháp luật.
Điều kiện trở thành: Đương nhiên trở thành: con chưa thành niên,
người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật; được chỉ định: người
được giám hộ, người do Tòa án chỉ định, người được pháp nhân chỉ định theo
điều lệ; được ủy quyền.
Trường hợp đương nhiên thực hiện: con chưa thành niên; người có
thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

11


Mối quan hệ: Người đại diện chưa chắc là người giám hộ
Quyền: Thực hiện giao dịch trong phạm vi được thực hiện.

Nghĩa vụ: Gắn liền với phạm vi đại diện.
Chấm dứt: Theo thỏa thuận; thời gian ủy quyền đã hết; cơng việc được
ủy quyền đã hồn thành; người được đại diện hoặc người đại diện đơn
phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; người được đại diện, người đại
diện là cá nhân chết, người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm
dứt hợp tồn tại; người đại diện khơng cịn đủ điều kiện quy định tại khoản 3
Điều 134 của Bộ luật này; căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực
hiện được. (Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015)

12


KẾT LUẬN
Chế định giám hộ và đại diện là chế định mang nhiều ý nghĩa, cả về
mặt luật pháp và về mặt xã hội. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thể hiện được
những điểm mới tiến bộ phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, xã hội
và hội nhập với tinh thần chung của các nước trên thế giới. Những điểm mới
này không những đưa các quy định về giám hộ và đại diện gần gũi hơn với
thực tiễn mà con giải quyết những vướng mắc mà những quy định về giám hộ
và đại diện trước đó mang lại. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì chế
định giám hộ và đại diện trong Bộ luật Dân sự năm 2015 còn tồn tại một số
tồn tại, quy định về thủ tục hành chính rườm già, nhiều quy định mang tính
chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng trên thực tế. Đặc biệt là
về các cơ chế giám hộ và đại diện cần những quy định rõ ràng và ràng buộc
trách nhiệm cụ thể đối với những chủ thể là người giám hộ và người đại diện,
với ba nhóm đối tượng chính là gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước, để
giám hộ và đại diện đến gần hơn với đời sống thực tiễn của nhân dân.

13



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật la mã cổ đại
[2]. Từ điển Luật học
[3]. Những vấn đề cơ bản về thuật ngữ dân sự của Bộ luật dân sự, tác giả
Nguyễn Thùy Dương
[4]. Bộ luật Dân sự năm 1995
[5]. Bộ luật Dân sự năm 2005
[6]. Bộ luật Dân sự năm 2015

14



×