Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận cao học THỰC TRẠNG bạo lực GIA ĐÌNH đối với PHỤ nữ NÔNG THÔN VIỆT NAM DO CHỒNG gây RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.56 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài:
Gia đình là tế bào của xã hội. Để xây dựng một xã hội ổn định, phát triển
trước hết cần đảm bảo sự bền vững, phát triển lành mạnh của mỗi gia đình.
Trong xã hội hiện đại, dù đã có nhiều bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực, tư
tưởng hơn trước đây nhưng nạn bạo hành gia đình vẫn xảy ra và là một vấn đề
nhức nhối trong dư luận, đặc biệt là nạn bạo hành gia đình đối với người phụ nữ
do chồng gây ra. Vấn đề này đã thể hiện tính thời sự, là vấn đề cấp thiết mang
tính tồn cầu dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ về thể xác mà
còn ảnh hưởng đến tinh thần của các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng đến
sự phát triển của toàn xã hội, đặc biệt ở xã hội hiện đại. Thông qua hàng loạt
những khảo sát, thống kê, tin bài,… ta có thể thấy được điều này. Chỉ bằng thao
tác tìm kiếm cụm từ “bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” trên cơng cụ
tìm kiếm Google đã nhận được 401.000 kết quả chỉ trong vòng 0,42 giây. Việt
Nam được đánh giá là một trong những nước có tỉ lệ bạo hành gia đình ở phụ nữ
rất cao, đặc biệt là ở những vùng nông thôn.
Dựa vào kết quả điều tra của Uỷ ban các vấn đề về xã hội, nguyên nhân
cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình là do lạm dụng rượu bia (63,7%) và các tệ nạn
xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma t, ngoại tình, ghen tng, thiếu hiểu biết
pháp luật, kinh tế khó khăn, kể cả kinh tế khá giả cũng có bạo lực gia đình,
những mâu thuẫn trực tiếp (tranh luận, cãi vã, bất đồng quan điểm giữa thành
viên trong gia đình). Ở nơng thơn Việt Nam, tình hình kinh tế chưa thực sự phát
triển, tình trạng nghèo đói, thiếu hiểu biết vẫn còn phổ biến, gánh nặng kinh tế
đè nặng lên người chồng. Đó cũng chính là một trong số những ngyên nhân gây
nên tình trạng bạo lực gia đình. Tư tưởng phong kiến, tư tưởng chịu đựng, nhẫn
nhịn, ngại chia sẻ và khơng dám tố cáo vẫn cịn chi phối. Phần lớn phụ nữ nông
thôn hiện vẫn ở vị thế thấp và bị hạn chế quyền tự quyết nên có nguy cơ rất cao
về bạo lực giới, đói nghèo, thất học. “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn bám sâu vào


1


tư tưởng người chồng nơng thơn như việc kì vọng có con trai nối dõi tơng đường
đã chi phối hành vi của thành viên trong gia đình. Hay dư luận xã hội mà gần
nhất là dư luận của họ hàng, làng xóm cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng
bạo lực gia đình ngày càng gia tăng.
Bạo lực gia đình được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể
chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục... Theo ước
tính, trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có 1 người đã từng bị đánh, bị hành hạ hoặc bị
cưỡng ép tình dục mà thủ phạm đa số lại chính là người trong gia đình. Cịn với
Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Liên hiệp quốc đã đưa ra con
số báo động: có đến 58% phụ nữ Việt Nam cho biết mình đã từng là nạn nhân
của ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo hành như bạo hành thể xác, tình dục và tinh
thần trong cuộc sống hôn nhân. Không những vậy, khoảng một nửa số nạn nhân
này chưa hề tiết lộ mình bị bạo hành gia đình.
Theo thống kê của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em có tới 30% phụ nữ bị
đánh đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức, phần lớn tình trạng này do
người chồng gây ra. Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy
có 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần. Cụ thể là khoảng 15% vợ bị chồng
đánh, gần 80% bị chồng chửi, 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình.
Ngồi ra có 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục, ép
người vợ phải sinh con khi sức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc
buộc người vợ phải phá thai. Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối
với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 cho thấy, có 32% phụ nữ đã từng kết hơn cho
biết họ đã phải hứng chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo
lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây; 10% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết
rằng họ đã từng trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời và 4% trong vịng 12
tháng trở lại đây; 54% phụ nữ cho biết đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong
đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong thời gian gần đây. Tỷ lệ bị bạo

lực về kinh tế trong đời đối với phụ nữ đã kết hôn là 9%.

2


Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả
nước có 8000 vụ ly hơn mà ngun nhân là do bạo lực gia đình. 28% phụ nữ bị
ngược đãi đã từng tới phòng cấp cứu tại một thành phố lớn yêu cầu được nhập
viện vì các tổn thương, và 13% đề nghị điều trị y khoa nghiêm trọng. Các trung
tâm tư vấn gia đình thống kê rằng trong các vụ bạo hành, 20% phụ nữ bị chồng
đánh đập và đốt xăng, 21% bị chồng tạt axít.
Ở mỗi vùng miền, dân tộc tỉ lệ bạo lực gia đình đối với phụ nữ lại khác
nhau. Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố, cứ 3 phụ nữ có gia
đình hoặc đã từng có gia đình thì có 1 người cho biết họ đã từng bị chồng mình
bạo hành thể xác hoặc tình dục (chiếm 34%). Tại vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ
nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Tuy
nhiên, mặc dù có sự khác biệt giữa các vùng miền, khu vực, nhưng sự khác biệt
lớn nhất có thể nhận thấy là giữa các dân tộc, trong đó tỷ lệ phụ nữ cho biết họ
đang hoặc đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình dao động từ 8 % (người
H’Mong) đến 36 % (người Kinh).
Trên đây là một số điểm chính về thực trạng bạo lực gia đình giữa chồng
với vợ ở Việt Nam hiện nay. Bạo lực gia đình đặc biệt gây ra những hậu quả
nặng nề khơng chỉ về thể xác, vật chất mà cịn ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần
của người bị bạo hành và các thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình
gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổn thương về tinh thần 28,3%; vợ chồng
ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không được chăm lo 13,3%; tử vong 2,8%;
tự tử 1,2%; có 2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi phá hoại làm hư hỏng về tài
sản). Nghiêm trọng hơn bạo lực gia đình đã xâm phạm đến quyền con người,
danh dự nhân phẩm tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Thậm chí nó cịn làm xói mịn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng
xấu đến thế hệ tương lai. Bạo lực gia đình khơng chỉ gây tổn hại đến tâm lí và
sức khỏe của người bị bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và
sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình. Đây cũng là nguy
cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.
3


Những nguyên nhân phức tạp, khó giải quyết, dẫn tới hậu quả nghiêm
trọng cùng thực trạng nhức nhối của vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại
vùng nông thôn Việt Nam do chồng gây ra hiện nay là lí do lựa chọn nghiên cứu
đề tài này và việc nghiên cứu này là điều thiết yếu.
Lí do lựa chọn khảo sát tại huyện Lâm Thao,tỉnh Phú Thọ (thuộc vùng
trung du miền núi phía Bắc Việt Nam) và huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
(thuộc đồng bằng sơng Hồng, miền Bắc Việt Nam) là: Theo quyết định của
Chính phủ, đã công nhận 2 huyện này đạt chuẩn nông thôn mới với nhiều dự án,
chương trình hành động để đổi mới tư tưởng, nâng cao chất lượng sống của
người dân. Có thể thấy ngoài những hoạt động xây dựng kinh tế, chính trị, xã
hội thì những hoạt động tun truyền, hành động bảo vệ phụ nữ, phịng chống
bạo lực gia đình ở phụ nữ đều được đẩy mạnh như hội liên hiệp phụ nữ huyện
Lâm Thao phối hợp tích cực với các ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn
vận động phụ nữ và nam giới thực hiện Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng
giới, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan; đã có
16.500 lượt hội viên được học tập, tìm hiểu các chuyên đề “Bạo lực gia đình và
sự hình thành nhân cách của trẻ”, “bạo lực học đường hiện nay”, “Phịng chống
bn bán phụ nữ và trẻ em”…; vào tháng 10/2014, huyện Thái Thụy đã tổ chức
hội thi “Tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình”; triển khai mơ hình
câu lạc bộ “Phịng chống bạo lực gia đình” tại các xã điểm trong đó có huyện
Thái Thụy do sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ;…
Bên cạnh đó, ta cũng nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ do

chồng gây ta tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (thuộc vùng Bắc Trung bộ)
bởi đây là 1 trong số 62 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo, điều kiện kinh
tế, y tế, giáo dục cịn hạn chế nhiều, những thơng tin, hoạt động tun truyền về
bạo lực gia đình cịn ít. Lựa chọn 3 huyện này để có được sự khách quan, chính
xác, đa dạng trong kết quả nghiên cứu từ vị trí địa lí, thành phần kinh tế, trình độ
giáo dục,…
4


Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
1. Báo cáo tổng quan đề tài cấp cơ sở năm 2009: “Thực trạng bạo lực giới ở Việt
2.

Nam hiện nay” – Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Nhường.
2. Giáo Trình Xã Hội Học Giới (NXB Giáo Dục 2009) - Lê Thị Quý.
3. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học, khóa 2004- 2008, tác giả
Nguyễn Thị Mai Liên, đề tài “Bạo lực gia đình và ngun nhân”.
4. Khóa luận tốt nghiệp chun ngành Xã hội học, tác giả Nguyễn Lã Trúc Quỳnh,
đề tài: “Các yếu tố xã hội tác động đến bạo lực gia đình”.
5. Khóa luận tốt nghiệp chun ngành Xã hội học, khóa 2004-2008, tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền, đề tài: “Vai trị của thơng tin đại chúng và bạolực giữa
vợ và chồng trong gia đình”.
6. “Bạo lực gia đình qua góc nhìn xã hội học”- tác giả: Ngọc Trinh.
7. Thống kê của Tổng cục Thống kê và Liên hiệp quốc về bạo lực gia đình đối với
phụ nữ ở Việt Nam.
8. Thống kê của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em.
9. Thống kê của Tồ án nhân dân tối cao về bạo lực gia đình.
10. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010.
11. Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam.
12. Wikipedia.org

13. Chương trình Phối hợp chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về
Bình đẳng Giới.
14. Thơng cáo báo chí ngun cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
Việt Nam.
15. Kết quả hội thảo “Định hướng truyền thơng về phịng chống bạo lực gia đình”
(2015).
16. Luật phịng chống bạo lực gia đình.
17. Tạp chí khoa học về phụ nữ, sơ 2 năm 2003: “Bạo lực trong gia đình từ góc
nhìn của người nghèo”- tác giả: Phạm Kiều Oanh, Nguyễn Thị Khoa.
18. Nghiên cứu: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam”- Trung tâm nghiên
3.

cứu thị trường và phát triển.
Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu này nhằm làm rõ những khái niệm liên quan; tìm
hiểu thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng nơng thôn Việt Nam do
chồng gây ra; nguyên cứu nguyên nhân của những hành vi bạo lực đó; đánh giá
các hành vi và mức độ bạo lực; đưa ra những mối quan hệ giữa bạo lực gia đình
5


đối với phụ nữ do chồng gây ra với những đặc điểm cá nhân, hồn cảnh sống,
mơi trường sống,… ; ảnh hưởng, hiệu quả hoạt động của phương tiện truyền
thông đại chúng, hoạt động giáo dục,…
4.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu :
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại vùng nông thôn
Việt Nam do chồng gây ra.

4.2 Khách thể nghiên cứu:
Nam giới và nữ giới đã từng kết hôn tại vùng nông thôn Việt Nam.
4.3 Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát tại huyện Lâm Thao,tỉnh Phú Thọ; huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình; huyện Minh Hóa,tỉnh Quảng Bình.

5.

Phương pháp nghiên cứu:
Số phiếu phát: huyện Lâm Thao,tỉnh Phú Thọ phát 300 phiếu ; huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình phát 450 phiếu; huyện Minh Hóa,tỉnh Quảng Bình 250
phiếu.
Bài viết thu thập thơng tin bằng phương pháp Anket, sử dụng bộ công cụ
bảng hỏi. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
Ưu điểm: Đây là phương pháp rất thực nghiệm đảm bảo trong một thời
gian ngắn chúng ta thu được nhiều thơng tin. Phương pháp này đảm bảo tính
khuyết danh cao và thơng tin khách quan, tập trung, có tính định lượng. Đặc biệt
là với những vấn đề nhạy cảm như vấn đề bạo lực gia đình, người được hỏi sẽ dễ
có tâm lý e ngại trước dư luận hay chính người thân trong gia đình. Vậy nên, khi
sử dụng bảng hỏi ở nghiên cứu này sẽ rất thuận lợi cho việc giải quyết tâm lí của
người được hỏi. Ngồi ra, nếu khơng sử dụng bảng hỏi, hoạt động nghiên cứu và
thống kê thông tin sẽ trở nên thiếu trật tự, nội dung không thống nhất, thông tin
thu được không ăn khớp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phương
pháp này, chi phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu không quá cao mà hiệu quả

6


tốt, thu thập được nhiều thông tin từ nhiều đối tượng khác nhau. Việc nhập và xử
lí dữ liệu cũng vì thế trở nên dễ dàng hơn, tốn ít thời gian, công sức hơn.

Nhược điểm: Việc thu hồi bảng hỏi thường không đầy đủ và các câu trả
lời trong bảng hỏi thường khơng thu được hết, do đó ảnh hưởng tính đại diện
của thơng tin và số câu hỏi trong bảng hỏi thường không được nhiều. Phương
pháp này chịu ảnh hưởng nhiều người trả lời vậy nên khi lập bảng hỏi cần phải
xây dựng hệ thống câu trả lời khách quan, dễ hiểu. Vì bảng hỏi sử dụng câu hỏi
đóng là đa phần nên thơng tin thu được mang tính cứng nhắc, thiếu phong phú.
Và nếu như người xây dựng bộ cơng cụ có trình độ chun mơn chưa cao thì sẽ
gây khó khăn cho người được hỏi, dễ gây hiểu nhầm, hiểu sai ý của câu hỏi làm
sai lệch thông tin cần thu thập.

7


6.

Khung lý thuyết:
6.1 Khung lý thuyết:

8


Thành phần

hộ gia đình

Ảnh hưởng
Ảnh hưởn
củ

9



6.2 Thao tác biến số:
6.2.1 Biến số độc lập:
- Đặc điểm nhân khẩu học của người được phỏng vấn và đối tượng gây ra
bạo lực: (Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, tư
tưởng,…)
- Đặc điểm kinh tế (Thu nhập bình quân của gia đình, nguồn thu nhập
chính, mức sống,…).
- Đặc điểm về xã hội (Tệ nạn xã hội,…)
- Thành phần hộ gia đình (Số lượng thành viên trong gia đình,…)
- Đặc điểm hơn nhân (Năm kết hôn, số lần kết hôn, nguyên nhân kết hơn,
…)
6.2.2 Biến số phụ thuộc:
- Hình thức bạo lực.
- Mức độ bạo lực.
6.2.3 Biến số can thiệp:
- Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Ảnh hưởng của hệ thống giáo dục.
7.

Thao tác hóa các khái niệm liên quan:
7.1 Gia đình:
Theo UNESSCO: “ Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của mỗi con người,
là thiết chế có luật lệ và tơn ti trật tư, có thể khơng làm hài lịng một số người
nhưng mang đến cảm giác an tồn cho tất cả”.
Theo Wikipedia: “Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn
bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất
sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những

ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội”.
Theo chương I điều 3 luật Hơn nhân và Gia đình của Việt Nam: “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
10


hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau theo quy định của Luật này”.
7.2 Bạo lực:
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức
mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một
nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây
ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây
ra sự mất mát”.
7.3 Bạo lực gia đình:
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc: “Bạo lực gia đình bao
gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có
khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau
khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng
bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi cơng cộng hay
cuộc sống riêng tư”.
7.4 Vợ, chồng:
Theo chương II, luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam, khái niệm quan
hệ vợ chồng được hiểu là: “Hơn nhân, trong chừng mực nào đó, có thể được
định nghĩa như là sự kết hợp giữa hai người, một nam và một nữ, để chung
sống, cũng như để dành cho nhau sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết”; “Chung sống
như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ
chồng”
7.5 Các vùng nông thôn Việt Nam:
Theo Wikipedia: “Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất

trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp”.
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
11


Xây dựng bộ công cụ:
BẢNG HỎI
Số phiếu: ………………
Xin chào! Tôi tên là Bùi Sông Hương - sinh viên hiện đang học tập tại
khoa Xã hội học thuộc Học viện Báo chí và Tun truyền. Tơi đến từ Hà Nội.
Tơi đang tiến hành cuộc nghiên cứu, khảo sát và thực trạng bạo lực gia đình
giữa chồng đối với vợ ở các vùng nơng thơn Việt Nam hiện nay. Sự đóng góp,
hợp tác của các bạn là điều rất có ích và quan trọng đối với nghiên cứu của tôi.
Mọi thông tin bạn cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng với mục đích nghiên
cứu. Vì vậy tơi rất cần và cảm ơn sự hợp tác của bạn!
Để hoàn thành phiếu phỏng vấn, bạn hãy khoanh tròn vào số trước câu
trả lời mà mình lựa chọn hay đánh dấu x vào ô trả lời bạn muốn lựa chọn đối với
những câu hỏi dạng bảng. Ngoài ra, chú ý tới những hướng dẫn khác đi kèm với
một số câu hỏi.
A. Thông tin cá nhân:
A.1. Bạn sinh năm bao nhiêu? (ghi bằng số) ……………………………
A.2. Giới tính của bạn?
1. Nam.

3.Khác.

2. Nữ.

A.3. Trình độ học vấn của bạn?
1. Chưa tốt nghiệp cấp 3.

3. Tốt nghiệp đại học.

2. Tốt nghiệp cấp 3.

4. Trên đại học.

A.4. Nghề nghiệp của bạn và vợ/chồng bạn? (Đánh dấu “X” vào phương
án bạn chọn):
Cán bộ
(1)

Cơng
nhân
(2)

Bạn
Vợ/chồng
bạn

12

Bn bán

Làm nơng

(3)


(4)

Chưa có
việc làm
(5)


B. Thông tin đặc trưng về đặc điểm kinh tế, xã hội, thành phần hộ gia
đình, đặc điểm hơn nhân:
B.1. Bạn đã kết hôn vào năm nào? (ghi bằng số) …………………………
B.2. Bạn đã kết hôn bao nhiêu lần?
1. 1 lần.

3. Nhiều hơn (ghi cụ thể số

2. 2 lần.

lần): ………………… .

B.3. Lí do bạn kết hơn là gì?
1. Tự nguyện.

3. Chồng/vợ bắt buộc.

2. Bố mẹ bắt buộc.
B.4. Bạn đã có con chưa?
1. Rồi.

2. Chưa


B.5. Vợ chồng bạn đang sống cùng với ai?
1. Chỉ sống riêng 2 vợ chồng.

3. Cả gia đình chồng và gia

2. Gia đình chồng/ Gia đình

đình vợ.

vợ.

4. Vợ chồng cùng con cái.
B.6 Mức thu nhập trung bình của gia đình bạn trong một tháng là bao

nhiêu?
1. Dưới 1 triệu đồng.

3. Từ 5-10 triệu đồng.

2. Từ 1-5 triệu đồng.

4. Từ 10 triệu đồng trở lên.

B.7. Nguồn thu nhập chính của gia đình bạn là từ đâu?
1. Cơng việc của chồng.

3. Bố mẹ chồng.

2. Công việc của vợ.


4. Bố mẹ vợ.

B.8. Số tiền trung bình phải chi trả cho sinh hoạt của các thành viên trong
gia đình trong một tháng là bao nhiêu?
1. Dưới 1 triệu đồng.

3. Từ 5-10 triệu đồng.

2. Từ 1-5 triệu đồng.

4. Từ 10 triệu đồng trở lên.

B.9. Khu vực nơi bạn sống có xảy ra tình trạng tệ nạn xã hội như: trộm
cắp, nghiện hút, cờ bạc, … hay khơng?
1. Có.

2. Khơng.
13


B.10. Các thành viên khác trong gia đình bạn có gặp phải hay gây ra
những hành vi bạo lực gia đình khơng?
1. Có.

2. Khơng.

B.9. Khu vực nơi bạn sống có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình hay
khơng?
1. Có.


2. Khơng.

B.11. Bạn có tiết lộ tình trạng bạo lực gia đình của mình khơng hay giấu
giếm?
1. Có tiết lộ (Nếu có, chuyển sang câu).
2. Giấu giếm.
B.12. Lí do bạn giấu giếm hành vi bạo lực gia đình là gì?
1. Vì sợ chồng/ người thân trong gia đình.
2. Vì sợ hàng xóm, những người xung quanh đánh giá, dị nghị.
3. Sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đình, người thân trong gia đình.
4. Thói quen chịu nhịn.
5. Khác (ghi rõ)…………………………………………………………..
C. Thông tin ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng,
hệ thống giáo dục:
C.1. Đã bao giờ bạn hoặc người thân bạn được tuyên truyền, giáo dục về
vấn đề bạo lực gia đình chưa?
1. Rồi.
2. Chưa (Nếu chưa, chuyển sang câu C.4).
C.2. Bạn hay người thân đã từng tham gia vào hoạt động tuyên truyền,
giáo dục về vấn đề bạo lực gia đình chưa?
1. Rồi.

2. Chưa.

C.3. Theo bạn, hoạt động tuyên truyền, giáo dục về vấn đề bạo lực gia
đình đó có hiệu quả với cá nhân và gia đình bạn khơng?
1. Có.

2. Khơng.


14


C.4. Hàng xóm, cơ quan chức năng địa phương bạn có tham gia vào việc
ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình khơng?
1. Có.

2. Khơng.

C.5. Bạn đã từng báo cáo tình trạng bạo lực này với cơ quan chức năng
chưa?
1. Rồi.
2. Chưa (Nếu chưa, chuyển sau câu D.1).
C.6. Theo bạn, việc xử lí của cơ quan chức năng trước tình trạng bạo lực
gia đình đó đã đạt hiệu quả chưa?
1. Rồi.

2. Chưa.

D. Thông tin về hành vi, mức độ bạo lực gia đình:
D.1. Bạn/chồng bạn có sử dụng rượu bia, chất kích thích hay khơng?
1. Có.
2. Khơng (Nếu chọn khơng, chuyển tới câu D.3).
D.2. Tần suất sử dụng rượu bia, chất kích thích?
1. Thường xuyên (Mọi ngày).

3. Hiếm khi (Vài lần/tháng).

2.


4. Ít khi (Vài lần/năm).

Thỉnh

thoảng

(Vài

lần/tuần).
D.3. Hình thức bạo lực mà bạn gặp phải/ gây ra?
1. Bạo lực về thể chất (đánh đập, gây thương tích trên cơ thể).
2. Bạo lực về tinh thần (chửi bới, xúc phạm, gây tổn thương về tinh thần).
3. Bạo lực về tình dục (ép buộc quan hệ tình dục, những hành vi ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản, tình dục của vợ).
4. Bạo lực về kinh tế (hạn chế kinh tế của người bị hại,…).
5. Khác (ghi rõ)…………………………………………………………..
D.4. Tần suất của những hành vi bạo lực đó?
1. Thường xuyên (Mọi ngày).
2.

Thỉnh

thoảng

3. Hiếm khi (Vài lần/tháng).

(Vài

lần/tuần).
15



D.5. Mức độ của những hành vi bạo lực đó?
1. Nhẹ (đối với bạo lực thể chất, tình dục thì chỉ gây tổn thương nhẹ, đối
với bạo lực tinh thần thì chưa làm cho người bị hại mắc các bệnh về tâm thần).
2. Người bị hại đã phải nhập viện, hoặc tham gia điều trị.
D.6. Lý do nào dẫn đến hành vi bạo lực?
1. Mất kiểm soát do rượu bia, các chất kích thích.
2. Thói quen.
3. Ảnh hưởng từ cha mẹ, gia đình.
4. Ảnh hưởng từ mơi trường sống xung quanh.
5. Khác (ghi rõ).…………………………………………………………..
D.7. Bạn/chồng bạn đã từng bị pháp luật xử lí bởi hành vi bạo lực chưa?
1. Rồi.

2. Chưa.

D.8. Bạn/chồng bạn đã từng có ý định ngưng việc bạo lực gia đình chưa?
1. Rồi.

2. Chưa.

D.9. Ý định ngưng việc bạo lực gia đình đó có được thực hiện tốt khơng?
1. Có.

2. Khơng.

D.10. Theo bạn, lí do của việc có ý định ngưng bạo lực đó là gì?
1. Tự nguyện.
2. Do tác động của người thân.

3. Do tác động của dư luận.
4. Do tác động của pháp luật.
5. Khác (ghi rõ).………………………………………………………….. .
Bài phỏng vấn xin được kết thúc tại đây. Rất cảm ơn sự hợp tác của bạn

16


MỤC LỤC



×