Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI tập học kì môn TRIẾT học mác LÊNIN quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin về quy luật “ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.97 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ
MƠN: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
HỌ VÀ TÊN

NGUYỄN THỊ DUN

LỚP

4508-B

MSSV

450845

ĐỀ BÀI SỐ 5

Hà nội, năm 2021
0


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG:

2



I. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quy luật “ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập”.
2
1. Nội dung quy luật “ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ”.

2

2. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

5

II. Vận dụng để lý giải quan hệ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

5

1. Khái quát về vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường:

5

2. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập nhau:

6

3. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay trong quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
7
4.Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật để đề ra giải pháp

9


KẾT LUẬN

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin mọi sự vật hiện tượng xung
quanh ta đều tồn tại và phát triển có tính quy luật. Một trong những quy luật chủ
đạo, điển hình diễn ra trong cuộc sống là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập. Phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường khơng nằm ngồi quy
luật trên. Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
1


vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt từ sau công cuộc Đổi mới nền
kinh tế năm 1986. Tuy nhiên cùng với việc phát triển kinh tế thì vấn đề bảo vệ mơi
trường đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Giữa phát triển kinh tế và bảo vệ mơi
trường có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau và điều này hoàn toàn phù hợp với
quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này,
em xin phép lựa chọn đề bài số 5: “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải quan hệ
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”.
Trong quá trình làm bài do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức cũng như
kĩ năng làm bài của em không thể thiếu những sai sót. Em kính mong các thầy
cơ đọc và cho nhận xét để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG:
I. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quy luật “ thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập”.
1. Nội dung quy luật “ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ”.
1.1: Khái niệm:
Khái niệm mặt đối lập là phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính hay có
khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề
tồn tại của nhau. Mặt đối lập là yếu tố tạo thành mâu thuẫn.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời
nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy mặt kia làm tiền
đề.Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh
lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng:
Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau
tồn tại, khơng có mặt này thì khơng có mặt kia. Thứ hai, các mặt đối lập tác động
ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với
cái cũ chưa mất hẳn. Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do
2


trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Trong nhiều trường
hợp, mâu thuẫn xuất hiện và tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt sẽ đối lập
chuyển hóa vào nhau. Tuy nhiên, đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, bởi
mỗi sự vật vừa là bản thân nó, vừa đối lập với nó nên trong đồng nhất đã bao hàm
sự khác nhau, đối lập.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng khơng
tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.
Nếu thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, tức chỉ tồn tại

trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật thì đấu tranh có tính tuyệt đối, tức là
đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối và dẫn đến sự chuyển hóa về chất của
chúng. Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển diễn ra
không ngừng của sự vật.
1.3. Sự tồn tại khách quan và đa dạng của mâu thuẫn.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan và đa dạng trên mọi mặt của tự nhiên, xã hội và
tư duy. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt đối lập, vào điều kiện
mà các mặt đối lập có sự tác động qua lại, vào trình độ tổ chức của sự vật, mà
trong đó mâu thuẫn tồn tại. Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm và vai trò khác nhau
đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của sự vật, gồm mâu thuẫn cơ bản và mâu
thuẫn không cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự
vật, hiện tượng. Nó quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành
đến lúc tiêu vong. Mâu thuẫn khơng cơ bản đặc trưng cho một phương diện nào
đó, chỉ quy định sự vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện
tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển
của sự vật, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn
đó của q trình phát triển. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn khơng đóng vai trò
quyết định trong sự vận động, phát triển của sự vật. Tuy vậy, ranh giới giữa mâu
3


thuẫn chủ yếu, thứ yếu chỉ là tương đối, tuỳ theo từng hồn cảnh cụ thể, có mâu
thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu, song trong điều kiện khác lại là thứ yếu và
ngược lại.
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, có mâu thuẫn bên
trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các

mặt, các khuynh hướng... đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng, có vai
trị quy định trực tiếp q trình vận động và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên
ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật với nhau nhưng phải thông qua
mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng.
Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa
các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng
và mâu thuẫn không đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai
cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và
khơng thể điều hồ được. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai
cấp, tập đồn người, lực lượng, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản khơng đối lập
nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
Tóm lại, mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực
lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận
động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
2. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập”.
Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng,
từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn
phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật,
hiện tượng, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh,
phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các
mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
4


Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa

các mặt đối lập, không điều hồ mâu thuẫn cũng khơng nóng vội hay bảo thủ, bởi
giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
II. Vận dụng để lý giải quan hệ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
1. Khái quát về vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường:
1.1. Vấn đề phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng
đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc
gia thu nhập trung bình thấp. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, giao lưu hợp tác với
nhiều nước trên Thế giới, kinh tế Việt Nam đang dần đi lên, đứng vững và có tiến
nói trên trường quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều tổ chức kinh tế thế
giới, các diễn đàn kinh tế,…
1.2: Vấn đề bảo vệ môi trường nước ta hiện nay:
Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác
động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Trong hai thập kỷ qua,
Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình qn đầu người tăng
trưởng nhanh nhất trên thế giới – với mức tăng khoảng 5% mỗi năm
Thực trạng vấn đề ô nhiễm mơi trường nước ta hiện nay: Bên cạnh đó là vấn
đề rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương toàn cầu
được thải ra từ 10 con sơng, trong đó có sơng Mê Kơng. Việt Nam cũng là một
trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm khơng
khí. Ơ nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng
suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân.
Vấn đề bảo vệ môi trường: sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu
ấn nổi bật; trong đó kinh tế tăng trưởng liên tục, trở thành một trong những nền
kinh tế tăng trưởng nhanh; Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ
nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Do vậy,
5



Chính phủ đã có rất nhiều chính sách trong việc bảo vệ môi trường, để phát triển
một cách bền vững.
2. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai mặt đối lập nhau:
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam là hai mặt đối lập của
mâu thuẫn bởi chúng có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau.
Phát triển kinh tế là một nhu cầu tất yếu của con người và xã hội khi phát
triển đến một mức độ nhất định. Phát triển kinh tế là việc con người khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển các hoạt động kinh tế phục vụ trong
các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…. Phát triển kinh tế càng mạnh bao
nhiêu thì việc tàn phá, khai thác, sử dụng nguyên liệu càng nhiều bấy nhiêu.
Bảo vệ môi trường lại là việc làm để bảo đảm an toàn cho các nguồn tài
nguyên thiên nhiên tránh khỏi sự xâm hại của con người, đồng thời khắc phục
những hậu quả mơi trường do con người, do tình trạng biến đổi khí hậu (nguyên
nhân một phần cũng là do con người) gây ra. Các hoạt động bảo vệ môi trường
ngày càng đa dạng hơn tuy nhiên cần phải có nguồn kinh phí rất lớn.
Như vậy việc phát triển kinh tế và việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam là hai
mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn này là khách quan, tồn tại phụ thuộc vào
hiện thực khách quan. Có thể xét đây là mâu thuẫn bên ngoài, giữa các sự vật hiện
tượng với nhau nhưng nếu đặt hai mặt đối lập này ở một mối quan hệ khác thì đây
là mâu thuẫn bên trong quá trình phát triển bền vững của xã hội Việt Nam.
3. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
trong quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
3.1: Sự thống nhất:
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai yếu tố quan trọng và bắt buộc
phải thực hiện để tiến tới sự phát triển bền vững của một quốc gia, xã hội. Tiêu chí
để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tốt
tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Trong mối quan hệ này, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự phát triển
của nhau. Phát triển kinh tế cần phải lấy nguyên liệu từ môi trường, khai thác tài
6


nguyên để phục vụ cho sản xuất. Phát triển kinh tế để thu lợi nhuận từ đó quay
ngược trở lại phục vụ vào việc bảo vệ mơi trường.
Ví dụ1: khai thác than ở Quảng Ninh giúp phát triển ngành công nghiệp
nhiệt điện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Bên cạnh đó sẽ tạo ra nguồn
thu nhập đáng kể, góp phần vào quỹ mơi trường của tỉnh, phục vụ cho việc tái tạo,
lọc bầu khơng khí bị ơ nhiễm mà trong q trình khai thác làm ảnh hưởng.
Ví dụ 2: Việc phát triển kinh tế biển của Phú Quốc sẽ góp phần trong việc
cải tạo mơi trường biển ngày một phát triển hơn, trong sạch hơn khi có nguồn thu
nhập từ ngành dịch vụ thì kinh phí đó sẽ dùng cho việc trồng cây xanh, cải tạo, lọc
sạch nguồn nước, bên cạnh đó cịn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
Như vậy nếu không phát triển kinh tế thì khó thực hiện tốt được việc bảo vệ
môi trường và ngược lại.
3.2: Sự ̀đấu tranh
Sự đấu tranh giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
nay đã diễn ra theo một quá trình cụ thể. Mới đầu, khi nền kinh tế nước ta cịn chưa
phát triển thì nhìn chung các hoạt động kinh tế không làm ảnh hưởng nhiều tới vấn
đề bảo vệ mơi trường.
Ví dụ:
Phát triển kinh tế đã phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm ô nhiễm
môi trường.
Trong nơng nghiệp: việc sử dụng chất hóa học trong trồng trọt đã ảnh hưởng
đến chất lượng đất nông nghiệp. Tiêu biểu ở Đồng Tháp, một tỉnh trồng lúa điển
hình của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, trong số 15 mẫu đất phân
tích có 60% số mẫu có kết quả chỉ tiêu Asen vượt ngưỡng QCVN 03:2008/

BTNMT đối với đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp và có sự dao động lớn so
với kết quả phân tích năm 2012 do hậu quả sử dụng phân bón vơ cơ, thuốc bảo vệ
thực vật với liều lượng lớn. Ngoài ra còn nhiều vụ việc khác như vụ Formosa năm
2016, nước sông Đà,…

7


Trong công nghiệp: vụ việc công ty Vedan xả chất thải xuống sơng Thị Vải,
TP Hồ Chí Minh, sự cố tràn dầu trên biển ở Quảng Nam, khai thác than ở Quảng
Ninh để lại ô nhiễm môi trường suốt 3 năm qua. Bãi rác Đơng Thạnh, Hóc Mơn
sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các khu
vực lân cận. Các hoạt động khai thác xi măng ở khu vực đồng bằng và khai thác
cát thủy tinh ở khu vực miền Trung đã gây ra khơng ít hậu quả nghiêm trọng. Đỉnh
điểm là việc chặt phá rừng, khai thác trái phép gỗ là một trong những nguyên nhân
gây nên hiện tượng lũ lụt,…
Trong các ngành dịch vụ du lịch giải trí. Các bãi biển nổi tiếng trước đây
như Đồ Sơn (Hải Phòng), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Hạ Long (Quảng Ninh) những năm
về trước là những bãi tắm sạch sẽ, trong xanh nhưng những năm gần đây do hoạt
động khai thác du lịch của các nhà đầu tư, kinh doanh đã khiến cho nước biển bẩn
hơn, có chiều hướng đi xuống. Ngành giao thơng đường biển cũng để lại hậu quả
nghiêm trọng khi để các tàu thuyền đi lại xả ra rất nhiều dầu cặn trên mơi trường
biển.
3.3: Sự chuyển hóa
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lenin, khi phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường đấu tranh gay gắt và đạt đến một mức độ nhất định, chúng sẽ tất yếu chuyển
hóa cho nhau. Sự chuyển hóa này diễn ra như thế nào là phụ thuộc vào nhận thức
của con người và điều kiện, hồn cảnh cụ thể.
Khi ta hài hịa được giữa phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường thì những
vấn đề tồn tại xoay quanh nó sẽ được giải quyết. Các doanh nghiệp khơng cịn xả

khí thải ơ nhiễm, cân đối được việc khai thác và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Hiện nay, ngay cả khi một bộ phận các doanh nghiệp, cơng ty có ý thức bảo
vệ mơi trường thì họ vẫn phải đối mặt với thách thức khác. Đó có thể là mâu thuẫn
giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, với sự tiến bộ công bằng.
4.Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật để đề ra giải pháp
Trên cơ sở tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển bền vững được đề ra bởi Đảng
và Nhà nước, các cá nhân và tổ chức trong xã hội cần có nhận thức đúng đắn và
8


hành động thiết thực trong việc bảo đảm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ mơi
trường.
Chính phủ cần có những biện pháp đúng đắn, xử lí kịp thời, xem xét các
ngành kinh tế để việc phát triển kinh tế khơng ảnh hưởng đến mơi trường. Thay vì
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị hao kiệt ta có thể sử dụng tài nguyên
thiên nhiên không bị hao kiệt như sức gió, mặt trời, sóng biển,..để giảm việc khai
thác tài nguyên.
Đưa ra khung pháp lý phù hợp trong việc xử lí các hành vi vi phạm về vấn
đề khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức cho phép.  Thực hiện nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền, kiểm sốt lượng chất thải ra mơi trường ngay từ
q trình lựa chọn, thu hút các dự án đầu tư, khuyến khích dự án, cơng nghệ xanh
thân thiện với mơi trường; phát triển ngành công nghiệp môi trường để hướng tới
một nền kinh tế tuần hồn khơng rác thải.
Tăng đầu tư và chi tiêu cơng trong những lĩnh vực kích thích xanh hóa nền
kinh tế thơng qua các khoản đầu tư thúc đẩy phát triển sử dụng năng lượng mới,
năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới, thân thiện môi trường.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, xử lý và
tái chế chất thải; đào tạo, nghiên cứu khoa học về phát triển bền vững, kinh tế
xanh.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng,

xử lý và tái chế chất thải; đào tạo, nghiên cứu khoa học về phát triển bền vững,
kinh tế xanh như: Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại (, GIS, viễn thám..)
trong cơng tác dự báo khí hậu, cảnh báo thiên tai và thời tiết cực đoan, điều tra,
đánh giá tài nguyên, quan trắc và giám sát môi trường, trong xây dựng cơ sở dữ
liệu về tài nguyên và môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật về
ứng phó với BĐKH; hỗ trợ địa phương thực hiện các dự án hỗ trợ các phương thức
sinh kế thích hợp để thích ứng với BĐKH; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất
là nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường cũng như nhu cầu của xã hội.

9


Tăng cường cơ chế hợp tác hiệu quả chia sẻ hài hồ lợi ích giữa các bên
trong hợp tác song phương, đa phương trong chia sẻ các nguồn tài nguyên và trách
nhiệm bảo vệ môi trường như hợp tác chia sẻ nguồn nước, tài nguyên biển, giải
quyết vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới…Tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ sự hỗ
trợ về tài chính, kỹ thuật, cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý từ cộng đồng quốc tế
cho phát triển nền kinh tế xanh.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tưởng chừng là hai mặt đối lập nhau
song mỗi mặt này lại là tiền đề cho mặt kia tồn tại. Việc phát triển kinh tế sẽ thức
đẩy vấn đề bảo vệ môi trường nếu như ta có cái nhìn đúng đắn, tồn diện và sâu
sắc vấn đề hơn. Việc vận dụng quan điểm của triết học trong hai lĩnh vực này
nhằm giúp ta có cái nhìn bao qt, sâu sắc hơn để từ đó tìm ra những biện pháp
đúng đắn. Phát triển bền vững là sự phát triển hôm nay mà không ảnh hưởng tới
mai sau, là phát triển phải đi đôi với bảo vệ như vậy mới cho ra hiệu quả cao nhất.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006.
2.
3.
/>4.
/>5.
/>p_p_auth=5XttDirq&p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mod
e=view&p_p_col_id=column2&p_p_col_pos=2&p_p_col_count=8&_101_struts_action=%2Fasset_publisher
%2Fview_content&_101_assetEntryId=2395358&_101_type=content&_101_urlTi
tle=nhung-van-%C4%91e-moi-truong-cap-bach-cua-viet-nam-thuc-trang-xu-thethach-thuc-va-giai-phap
6.
/>7.
/>8.
/>
11



×