Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Dinh dưỡng từ cà chua pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.82 KB, 4 trang )

Dinh dưỡng từ cà chua















Vì sao cà chua là loại quả được nhiều người sử
dụng để chế biến các món ăn? Những phân tích
khoa học của các nhà chuyên môn về thành phần
dinh dưỡng cà chua sau đây cho chúng ta thấy rõ
điều đó.

Theo phân tích, trong 100g cà chua có 2,2mg đường,
8mg canxi, 3,7mg kali, 0,4mg sắt, 0,3mg carotene,
0,6mg nitơ, vitamin A, B1, B2, C, P và các axit hữu
cơ. Đặc biệt, các vitamin trong cà chua không bị mất
đi trong quá trình chế biến, nấu nướng. Màu đỏ của
cà chua khi chín cũng cho thấy hàm lượng vitamin A
trong cà chua rất cao, trung bình một quả cà chua
chín tươi sẽ đáp ứng được một lượng thiết yếu
vitamin và muối vô cơ cho cơ thể. Các axit hữu cơ


trong cà chua có tác dụng bảo vệ lượng vitamin cho
cà chua ít bị phân hủy trong quá trình đun nấu.

Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, cà
chua có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng
cholesterol trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được tình
trạng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột
quỵ. Cà chua có tác dụng kích thích tiết ra nước bọt,
để trợ giúp cho quá trình tiêu hóa của cơ thể được dễ
dàng. Khi thời tiết nóng bức, trong người thấy khô
háo, nếu sử dụng cà chua nấu canh sẽ giúp cho
người khoan khoái, dễ chịu, giúp ăn ngon miệng hơn.

Một số công trình nghiên cứu đã cho thấy, cà chua có
tác dụng phòng chống một số căn bệnh ung thư, đặc
biệt là ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Lý do, trong
cà chua có chứa lycopene - đây là chất có tác dụng
chống ôxy hóa rất quan trọng, làm tiêu diệt một số tế
bào có nguy cơ gây ung thư. Một cuộc khảo cứu của
các nhà khoa học Đan Mạch trên 220 người đàn ông
có tiền sử về bệnh tim mạch và những người đàn ông
khỏe mạnh cho thấy, những người có hàm lượng
lycopene trong cơ thể cao sẽ ít có nguy cơ mắc các
bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, các sắc tố hồng trong cà chua có tác dụng
làm hòa tan mỡ và đường giống như carotene. Khi cà
chua đã chín mọng, nếu phơi nắng cà chua từ 12 giờ
trở lên, sắc hồng tố trong cà chua sẽ bị hao hụt. Cũng
giống như hồng tố trong cà rốt, hồng tố trong cà chua

khó hấp thu, vì vậy khi chế biến cần cho ít dầu, mỡ
vào xào nóng để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất
này.

Theo y học cổ truyền, ăn cà chua còn có tác dụng
mát máu, ổn định gan, giải nhiệt, giải độc, rất thích
hợp cho những người bị chảy máu chân răng, người
bị cao huyết áp, người cơ thể nóng nhiệt. Bởi thế, ăn
cà chua không còn là một sở thích mà còn có tác
dụng nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Vì
vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên sử
dụng đều đặn cà chua để chế biến nhiều dạng món
ăn.

×