Đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng văn hóa ứng xử cho
sinh viên trường Đại học lao động - xã hội trong giai đoạn hiện nay
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam ln là
mối tương quan trong tư tưởng và hành động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Ngay từ rất
sớm, Hồ Chí Minh đã có tư duy hết sức tiến bộ và sâu sắc về nền văn hóa sẽ được xây
dựng ở Việt Nam ngay sau khi nước ta giành được độc lập. Trong thực tiễn chỉ đạo xây
dựng nền văn hóa mới, Người đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng con người mới,
trong đó văn hóa ứng xử giữ một vị trí quan trọng. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm
gương mẫu mực trong việc thực hiện văn hóa ứng xử. Trong những năm đổi mới, trên
nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, cần phải đẩy mạnh và phát triển văn hóa. Nhiệm vụ xây
dựng con người mới do đó cũng được quán triệt sâu rộng trong tồn xã hội.
Với q trình hội nhập tồn cầu, nền văn hóa Việt Nam được giao lưu với nhiều
nền văn hóa trên thế giới: Điều đó cho phép chúng ta bổ sung, làm phong phú thêm
nền văn hóa nước nhà, song, những yếu tố văn hóa “lai căng” cũng có dịp bùng phát
gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới các tầng lớp nhân dân đặc biệt là giới trẻ. Những năm
gần đây, cùng với một số tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, một bộ phận
khơng nhỏ đồn viên, thanh niên thối hóa biến chất về đạo đức, lối sống, xuống cấp
về văn hóa trong đó có văn hóa ứng xử. Thực tế tại Trường Đại học Lao động và Xã
hội bên cạnh nhiều tấm gương sáng về đạo đức, văn hóa, sinh viên vẫn cịn những tồn
tại về văn hóa ứng xử cần phải khắc phục. Nhiều hành vi ứng xử văn hóa chưa đẹp, lời
nói chưa hay cịn tồn tại trong sinh viên, sự tôn trọng, ý thức thể hiện những giá trị
trong văn hóa ứng xử trong quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng không thực sự
được sinh viên quan tâm và thực hiện. Đặc biệt, những hình thức và nội dung văn hóa
ứng xử cho sinh viên trong Trường cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả cần thiết.
Điều đó dẫn đến mơi trường văn hóa của sinh viên, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong
Trường Đại học Lao động và Xã hội đang đặt ra những vấn đề bức thiết cần được nhận
thức đúng và tháo gỡ những bất cập, hạn chế nhằm tạo ra môi trường văn hóa nói trên
lành mạnh hơn nữa, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển của Trường Đại học
Lao động và Xã hội nói riêng và thế hệ trẻ nước ta nói chung. Xuất phát từ những lí do
đó, em xin chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng
văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học lao động - xã hội trong giai đoạn hiện
nay” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
NỘI DUNG
Phần 1. Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn
hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ
sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống lồi người.
Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh
tồn”.
Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm
phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn
đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể
hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…
1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử
Là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một
cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, với xã hội và từ vi mơ đến vĩ mơ. Văn hóa ứng xử được biểu hiện qua hình thái:
văn hóa nói và văn hóa hành động.
1.2. Tính chất nền văn hố của dân tộc Việt Nam
Trong mỗi thời kỳ cách mạng mà Đảng và Hồ Chí Minh xác định tính chất cuả
nền văn hố Việt Nam. Dù có những thay đổi, điều chỉnh trong cách diễn đạt thì tính
chất nền văn hố vẫn bao hàm: tính dân tộc, tính khoa học, tính hiện đại, tính nhân
văn, tính đại chúng; Tính dân tộc: biết gìn giữ, kế thừa, phát huy truyền thống văn hố
tốt đẹp của dân tộc; Tính khoa học: phải vận dụng sáng tạo và làm chủ các tri thức
khoa học để xây dựng đất nước; Tính hiện đại: tiếp cận được với nền văn hoá văn
minh và hiện đại của thế giới; Tính nhân văn: thể hiện lòng yêu thương, sự quan tâm
con người lẫn nhau trong xã hội; Tính đại chúng: nền văn hố đang xây dựng phải là
nền văn hoá gần gũi với nhân dân. Hồ Chí Minh cũng nhận định: mỗi cán bộ, mỗi
người dân đều phải biết xây dựng một nền văn hố dưạ trên cơ sở giữ, vay, trả. Giữ: là
ln gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc; Vay là biết cách lựa chọn để tiếp
nhận cái hay, cái đẹp của văn hoá người nhằm bổ sung vào cái thiếu, cái dở của ta; trả
nghĩa là chúng ta phải biết cách giới thiệu cái đẹp của nền văn hố ta ra nước ngồi, để
bên ngồi nhìn vào biết đó là nền văn hố Việt Nam, một nền văn hố đẹp mà họ cần
học hỏi. Trong đó, giữ đóng vai trị quan trọng nhất. Nó là căn bản để phân biệt nền
văn hoá cuả dân tộc ta với dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta vay nhưng phải cảnh
giác với âm mưu “diễn biến hồ bình” của Chủ Nghĩa Đế Quốc, mà ta có thể trở thành
cái bóng của văn hố họ, mất đi bản sắc văn hoá Việt.
1.3. Chức năng nền văn hoá
Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, loại bỏ những sai lầm và
thấp hèn tồn tại trong tư tưởng, tình cảm mỗi người; Nâng cao dân trí. Đó là nâng cao
trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, văn
hố, khoa học kỹ thuật…; Bồi dưỡng những phẩm chất lành mạnh, luôn hướng con
người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hồn thiện bản thân mình. Văn hố giúp con
người biết được tốt xấu, thúc đẩy sự phát triển xã hội. Dễ nhận thấy chức năng bao
trùm của văn hoá là chức năng giáo dục, nghĩa là định hướng xã hội, hướng lý tưởng,
đạo đức và hành vi con người vào điều hay, lẽ phải, theo đúng những chuẩn mực xã
hội.
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy
Người đã xuất phát từ phạm trù “sinh tồn” để kiến giải phạm trù văn hóa.
Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của lồi
người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự
nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào vị trí trung
tâm, có vai trị điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trị đó, mọi hoạt động
văn hóa phải thực sự hịa quyện, thâm nhập vào cuộc sống mn màu, muôn vẻ của
đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó
làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa phải “thiết thực phục vụ
nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng”
(Hồ Chí Minh tồn tập, Tr. 10, Tr. 59) góp phần “soi đường cho quốc dân đi”, tạo sức
mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sơng. Theo lơgíc của lập luận này, Hồ
Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là “kho tài nguyên vô tận” để khơi đậy
những mạch nguồn sáng tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngồi
cuộc sống, khơng theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo,
cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu biết
bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hối hả trào tn thì
khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho.
Gắn văn hóa với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền văn
hóa trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề văn hóa
của con người vào vị trí những dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng con người với
tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá trình lao động
sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp.
Thực chất của những tư tưởng này là, Hồ Chí Minh khơng chỉ coi trình độ, các
giá trị nhân bản là “chất liệu”, là “sự nghiệp trăm năm của văn hóa”, mà văn hóa phải
là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm này khơng chỉ có ý nghĩa định hướng
cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người, quan trọng hơn cịn chỉ ra cơ
sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa.
Phần 2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng văn hóa ứng
xử cho sinh viên trường Đại học lao động - xã hội trong giai đoạn hiện nay
2.1. Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học lao động - Xã hội
trong giai đoạn hiện nay
Văn hóa ứng xử giữa sinh viên đối với sinh viên: Khi bạn của mình gặp khó
khăn, sẵn sàng chia sẻ, động viên, quan tâm, giúp đỡ, ln nhiệt tình, hết lịng với bạn.
Nhiều sinh viên yêu thích giao lưu kết bạn, đối xử chân thành, không câu nệ tiểu tiết,
cư xử lịch sự, văn minh, tơn trọng đối phương. Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận sinh
viên có thái độ ứng xử q khích, vội vã, thiếu suy nghĩ. Một bộ phận các sinh viên chỉ
muốn duy trì mối quan hệ xã giao với các sinh viên khác. Họ giao tiếp với nhau một
cách đầy khách sáo. Thậm chí có sinh viên khơng muốn thiết lập mối quan hệ này, cho
nên họ tỏ ra khá thờ ơ, lạnh nhạt với bạn học, trừ những khi thật sự cần thiết thì mới
giao lưu, họ khơng hề muốn kết nảy sinh bất kì mối quan hệ nào với sinh viên khác,
luôn luôn giữ khoảng cách và tự cơ lập chính mình. Thái độ xa lạ, khơng hịa hợp với
tập thể, thiếu tinh thần hợp tác. Bên cạnh đó, vẫn có những sinh viên gặp trở ngại giao
tiếp, họ mong muốn kết bạn, nhưng không biết cách thể hiện. Đối với người khác luôn
quá cẩn trọng, rụt rè, khơng dám nói lên suy nghĩ của mình, tơn trọng gần như tơn
kính. Khả năng làm chủ cảm xúc khi xảy ra vướng mắc, mâu thuẫn ở sinh viên chưa
tốt. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại một ấn tượng tốt, có thể
giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn không đáng có. Nhưng một số sinh
viên thường có thái độ q khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình khơng hài lịng.
Vì vậy, chỉ một cái nhìn “khơng bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một xích mích
nhỏ là có thể có những lời nói thơ tục, khiếm nhã. Hiện tượng chia bè, nhóm nói xấu
bạn bè ở sinh viên, đặc biệt là ở nhóm các bạn nữ, các vấn đề đơn giản như: bạn để
đầu tóc tạo kiểu, dùng smart phone thời thượng hơn, ăn mặc đẹp,… cả nhóm ngồi tụm
lại nói xấu chỉ vì cảm thấy ghen tức, không được bằng bạn. Hiện tượng này đã giảm
rất nhiều so với phổ thơng, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại ở bộ phận nhỏ sinh viên. Cách
ứng xử của sinh viên cịn thể hiện ở các buổi học nhóm, thảo luận, phản biện trong lớp.
Trong giờ thảo luận nhóm một bộ phận sinh viên thiếu tinh tế khi đưa ra nhận xét,
đánh giá bài tập nhóm của bạn, nhận xét đi thẳng vào mặt hạn chế của nhóm bạn,
khơng biểu dương tinh thần cố gắng làm việc nhóm của các bạn. Đánh giá không
mang tinh thần xây dựng, cách đánh giá tiêu cực, kích động gây cảm giác bất mãn, mất
đồn kết trong lớp học.
Ứng xử giữa sinh viên đối với giảng viên: Đánh giá một cách khách quan, cho
đến nay đa số sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Trường Đại học lao động - Xã
hội nói riêng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trong ứng xử với giảng viên. Các giá
trị, chuẩn mực như “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được lưu
truyền và phát huy. Tuy nhiên có rất nhiều sinh viên hiện nay quan niệm quá trình học
tập, rèn luyện tại truờng đại học chỉ là học để có nghề nghiệp, học để lấy tấm bằng,
giảng viên, cán bộ nhà trường chỉ là người làm cơng tác đào tạo cho mình. Vì vậy sinh
viên đã đánh mất những nét đẹp, xa rời các chuẩn mực trong cách ứng xử với thầy cô
giáo vốn đã được giáo dục từ thời phổ thông. Việc sinh viên phải chuẩn bị bài trước
khi lên lớp là một yêu cầu bắt buộc. Nhưng thực tế cho thấy, tính tích cực, tự giác
trong học tập của sinh viên hiện nay còn kém. Việc chuẩn bị bài mới, bài tập chỉ có
một bộ phận sinh viên thực hiện, hoặc nếu thực hiện thì chủ yếu với mục đích để lấy
điểm số, hoặc đối phó. Giờ học thảo luận, mặc dù nội dung được giao, cách chuẩn bị
được hướng dẫn cụ thể tới từng nhóm sinh viên, nhưng số sinh viên tham gia thực sự
vào quá trình chuẩn bị và thảo luận trên lớp rất ít, đa số coi những buổi thảo luận chỉ
đơn giản là những giờ “giải lao dài” để được thỏa sức làm việc riêng. Có thể nói, thái
độ học tập của đa số sinh viên hiện nay chưa tốt, thụ động, ỷ lại, trông chờ vào bài
giảng của giảng viên còn là điều khá phổ biến. Từ chỗ không coi trọng và say mê tri
thức khoa học, dẫn đến một bộ không nhỏ sinh viên coi thường người truyền thụ tri
thức, thiếu tôn trọng, lễ phép trong giao tiếp với giảng viên. Đầu giờ, khi giảng viên
vào lớp có khơng ít sinh viên miễn cưỡng đứng lên chào, khi trả lời câu hỏi của giảng
viên có sinh viên cịn ngồi tại chỗ để trả lời. Khơng ít sinh viên khi đi học muộn tự tiện
vào lớp, khơng xin phép giảng viên, thậm chí có sinh viên mắc lỗi cịn cãi lại khi giảng
viên phê bình, cách xưng hô với giảng viên cộc lốc, thờ ơ, thiếu chủ ngữ diễn ra khá
phổ biến. Nếu khả năng quan sát của giảng viên khơng tốt thì sinh viên tranh thủ nói
chuyện riêng, chơi game, vào mạng xã hội,.. Việc tối thiểu như công tác trực nhật lớp
học đã được học sinh phổ thơng làm rất tốt thì khi học lên đại học, nhiều sinh viên đã
đánh mất “bản năng” vốn có này. Đặc biệt đối với những lớp tín chỉ, do quy mơ lớp
lớn, lại được tập hợp từ nhiều lớp khác nhau nên dẫn đến hiện tượng “cha chung
khơng ai khóc”, các sinh viên cứ ngồi chờ nhau, cá biệt, có những lớp, giảng viên phải
chỉ định đích danh sinh viên mới thực hiện những hoạt động tối thiểu đó. Khi gặp
giảng viên, một số sinh viên “quên” chào, triệt để phương châm “học cô nào chào cô
đấy”, đơn giản hơn “học giờ nào chào giờ đấy”. Tệ hơn nữa, khi đi cầu thang, có sinh
viên “quyết tâm” không nhường đường cho giảng viên, không chào hỏi. Bên cạnh đó,
một số sinh viên cịn sử dụng những từ ngữ thiếu tơn trọng để nói về các thầy cơ như
“ơng”, “bà”, thậm chí, dùng cả những lời lẽ xúc phạm đến nhân cách giảng viên. Cùng
với đó, sinh viên cũng sử dụng triệt để sức mạnh của khoa học và công nghệ trên các
trang mạng xã hội để lan truyền các thông tin về đề thi, phổ biến các “kỹ thuật quay
cóp”, nói xấu, chê bai thầy cô trên mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo…
Ứng xử giữa sinh viên đối với cán bộ, nhân viên, chuyên viên các phịng chức
năng: Đa số sinh viên có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng khi trao đổi với các chuyên
viên các phòng chức năng. Tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ sinh viên cịn thiếu bình
tĩnh, tỏ thái độ bực tức khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình.
Các cán bộ nhà trường nói chung và cán bộ các khoa viện nói riêng cũng chính là
những người làm việc trực tiếp và hướng dẫn sinh viên tuân theo điều lệ, nội quy nhà
trường. Khác với giảng viên là những người có chun mơn sư phạm và truyền dạy
cho sinh viên kiến thức chuyên môn, chuyên viên giúp sinh viên thực hiện các quy
chế và chính sách có liên quan đến sinh viên. Các phịng chức năng dịp đầu năm tất
bật sinh viên ra vào. Phịng cơng tác học sinh, sinh viên, phịng đào tạo sinh viên ra
vào liên tục, giải quyết các quyền lợi, chính sách, lịch học, đăng kí học, thi lại, học lại,
… cho sinh viên. Những ngày sinh viên mới được đào tạo theo học chế tín chỉ, chưa
có hệ thống đăng kí học trên mạng. Sinh viên khơng xếp hàng mà còn gây ồn ào, mất
trật tự trước phòng làm việc, thiếu tôn trọng đối với cán bộ, chuyên viên. Khi được
nhắc nhở tỏ thái độ bực tức, bất mãn. Điều thậm tệ hơn là một bộ phận nhỏ sinh viên
khơng vừa ý khi đăng kí học: lớp bị đầy, đăng kí được ít mơn, giấy tờ chưa được giải
quyết,… lên mạng xã hội nói xấu nhà trường, chê bai đội ngũ cán bộ phòng chức năng
làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường.
Khi gặp các cán bộ, chuyên viên đi trong nhà trường hay gặp ở đường cố tình khơng
chào hỏi, “phớt lờ” bằng nhiều cách là nhìn chăm chăm vào điện thoại khi đi, hoặc
khơng nhìn, khơng để ý đến xung quanh, chỉ khi đi vào các phòng giải quyết quyền lợi
thì chào hỏi cho có lệ. Cịn một thực tế đáng buồn hơn khi một bộ phận sinh viên còn
thiếu cả phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp, ứng xử, ở các phòng chức năng thường
sẽ có giấy dán bên ngồi thơng báo: ngày tiếp, giờ tiếp và có vài chú ý nho nhỏ “khi
vào phịng hãy gõ cửa”, “nói khẽ”, sinh viên khơng đọc, tự ý vào phòng, gây ồn ào,
mất trật tự. Sự thiếu tinh tế về kĩ năng giao tiếp, ứng xử ở sinh viên không chỉ dẫn đến
những hậu quả trước mắt mà còn hậu quả lâu dài nếu sinh viên khơng tự trau dồi cho
mình những kĩ năng cần thiết khi ra trường mà đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, ứng xử mà
tối thiểu sinh viên nào cũng cần phải có.
2.2. Đánh giá về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học lao động - xã hội
trong giai đoạn hiện nay
2.2.1. Một số biểu hiện tích cực của văn hóa ứng xử trong sinh viên trường Đại
học lao động - xã hội
Ứng xử của sinh viên trường Đại học lao động - xã hội với giảng viên: Nhìn
một cách tổng thể, đa số sinh viên trường Đại học lao động - xã hội hiện nay vẫn giữ
được nét đẹp truyền thống trong ứng xử với giảng viên, chuẩn mực tơn sư trọng đạo,
kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Thực tế cho thấy sinh viên trường Đại học lao
động - xã hội hiện nay rất năng động, nhiệt tình, tự tin và có óc sáng tạo rất lớn. Giảng
viên cần phải tạo điều kiện, khuyến khích hỗ trợ chứ không áp đạt ý kiến chủ quan của
mình nhằm phát huy trình độ, năng lực, vị trí, vai trò của sinh viên. Người học là trung
tâm trong mọi hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. Mối quan hệ giữa sinh viên
và giáo viên ngày nay cũng có rất nhiều sự thay đổi. Ngày nay sinh viên được tự do
nêu ra quan điểm, suy nghĩ, bày tỏ cá tính bản thân, thể hiện cái “tơi” bản thân hơn
trước. Các bạn hiểu được các bạn là trung tâm của bài giảng, các bạn chủ động tiếp thu
kiến thức và mạnh dạn phản hồi những ý kiến mà bản thân cho rằng giáo viên đưa ra
thông tin chưa được chính xác. Cách ứng xử giữa giảng viên và sinh viên là nhịp cầu
nối cho sự hình thành, phát triển nhân cách tốt cho sinh viên. Sinh viên có hành vi đẹp,
thái độ ứng xử, giao tiếp tốt là một yếu tố góp phần làm tăng giá trị thương hiệu và
làm đẹp thêm hình tượng về trường học.
Ứng xử giữa sinh viên trường Đại học lao động - xã hội với nhau: Ứng xử của
sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa ứng xử, giao tiếp.
Được bạn bè cổ vũ, động viên sẽ như được chắp thêm đơi cánh. Việc tự mình học tập,
trau dồi để có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm vẫn chưa đủ tạo nên tác phong
chuyên nghiệp. Sinh viên cần biết cách phối hợp cùng nhau. Tựa như những viên gạch,
dựa trên sự ăn ý, gắn kết sẽ tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền. Qua giao tiếp, ứng
xử cởi mở chân thành, sinh viên dễ dàng hiểu nhau, tìm được sự tương đồng trong học
tập và sinh hoạt.
Sinh viên trường Đại học lao động - xã hội với các hoạt động của nhà trường và
xã hội: Với sinh viên trường trường Đại học lao động - xã hội, các em đã ý thức được
việc tự dọn dẹp phần túi, vỏ của đồ ăn sau giờ học, khi mua hàng ở căng tin các bạn đã
từ chối dùng túi nilong với những đồ không cần thiết. Ở mỗi tầng đều có thùng rác,
mỗi bạn khơng ai bảo ai đều tự giác phân loại chai nhựa, lon nước sang 1 bên và các
loại bao bì, giấy sang một bên. Hoạt động “ngày chủ nhật xanh” được các bạn hưởng
ứng tích cực thơng qua các hoạt động chính là dọn rác, quét dọn, nhổ cỏ, và phân loại
rác để tái sử dụng... xung quanh trường. Ở kí túc xá, việc dọn rác được thực hiện hàng
ngày để đảm bảo sự sạch sẽ. Thứ tư hàng tuần, các bạn sinh viên sẽ thu gom phế liệu
như chai nhựa, lon..... để có cơ hội được tỏ tình trên loa của kí túc xá. Hoạt động tình
nguyện là một hoạt động tốt, hữu ích được các bạn sinh viên hưởng ứng, lan tỏa, chia
sẻ mạnh mẽ. Các bạn đăng các bài viết lên mạng xã hội, trang cá nhân kêu gọi mọi
người (không riêng gì sinh viên trong trường mà cịn cả những người xung quanh khu
vực sinh sống) cùng chung tay góp sức bảo vệ mơi trường. Một số đội tình nguyện đã
đi đến các khu trọ sinh viên ở hay kí túc xá dành cho sinh viên để thu gom giấy vụn
chai lọ để góp phần nhỏ thu nhập cho chuyến đi tình nguyện ở xa. Đồn thanh niên của
trường đã tổ chức ngày hội trồng cây trang trí cho khn viên nhà trường. Các chi
đồn tham gia nhiệt tình. Có các chi đoàn đã dành được giải trong cuộc thi đó.
2.2.2. Một số biểu hiện tiêu cực trong văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại
học lao động - xã hội
Giữa sinh viên trường Đại học lao động - xã hội với giảng viên: Có rất nhiều
sinh viên trường Đại học lao động - xã hội hiện nay quan niệm quá trình học tập, rèn
luyện tại trường đại học chỉ là học để có nghề nghiệp, học để chỉ lấy tấm bằng đại học.
Họ (một bộ phận sinh viên) chỉ coi cán bộ giảng viên trong nhà trường là người làm
cơng tác giảng dạy và đào tạo cho mình. Từ thực tế đó, họ đã đánh mất đi những nét
đẹp, xa rời trong cách ứng xử chuẩn mực với thầy cơ giáo vốn đã được giáo dục ở
THPT. Đó là thái độ không tôn trọng giảng viên trong giờ học và những biểu hiện cụ
thể: Cãi lại lời giảng viên khi bản thân có lỗi và bị phê bình; là không đứng dạy chào
giảng viên khi họ lên lớp; là trả lời câu hỏi của giảng viên một cách cộc lốc, thờ ơ cho
qua, khơng có chủ - vị ngữ và nói ngang bằng với giảng viên; là khơng đứng dậy trả
lời câu hỏi xây dựng bài khi giảng viên yêu cầu; là tự do đi lại trong lớp, ra vào không
xin phép; hay khi làm bài kiểm tra bị điểm kém khơng vừa ý mình thì sinh viên trường
Đại học lao động - xã hội thể hiện sự vô văn hóa của mình là xé bài kiểm tra của mình
trước mạt thầy cô để tỏ ra thái độ. Những hành vi sử dụng điện thoại làm việc riêng
(ngủ gật, ăn q vặt, đánh điện tử, chơi cờ ca rơ…), nói chuyện riêng, để chuông điện
thoại reo trong giờ học, hay tình trạng khơng chuẩn bị khăn lau bảng, phấn viết bảng,
… từ những chi tiết nhỏ như vậy cũng thể hiện được sự ứng xử chưa văn hóa của sinh
viên trường Đại học lao động - xã hội. Ngoài giờ lên lớp ở những giờ giải lao một số
sinh viên trường Đại học lao động - xã hội gặp giảng viên không chào thầy cô, không
nhường đường cho thầy cô đi qua, một số sinh viên viên còn dùng một số từ ngữ
không tôn trọng khi bàn luận với nhau về tính cách của thầy cơ. Đặc biệt cách chào
hiện nay của một số sinh viên trường Đại học lao động - xã hội khi chào giảng viên là
họ vừa đi vừa chào và thậm chí là họ chạy ù ù qua và chào: “Thầy ạ!”, “cô ạ!” để tiết
kiệm từ và nói cho nhanh hơn rồi cười hơ hố rất phản cảm làm cho giảng viên hiểu
nhầm không biết là sinh viên đang chào mình hay chào ai? chào cái gì?, cịn sau lưng
thì sinh viên trường Đại học lao động - xã hội gọi thầy cô là ông nọ, bà kia và tệ hại
hơn và tệ hại hơn là gọi bằng đạ từ nhân xưng “nó”. Đặc biệt là hiện tượng xúc phạm
một cách thô lỗ, vô ý thức trước mặt giảng viên, và hiện tượng này đã trở thành một
“bệnh” khó chữa, nó làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt làm nó trở nên méo mó
và đáng thương hơn bao giờ hết. Ngồi những từ ngữ phát ăm tục tữu, bừa bãi và khó
nghe, sinh viên trường Đại học lao động - xã hội còn có cách nói khác là nửa Tây nửa
ta trong giao tiếp, cách sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi một cách vơ tội vạ gây phản cảm;
những từ nói tắt, kí hiệu mà nhiều người khhiing hiểu hết được nghĩa và cho thấy sự
sáng tạo vô nguyên tắc mà tạo ra xu hướng quái dị, kỳ quặc trong sử dụng ngôn ngữ,
thậm chí là đi ngược với đạo lí truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khi gặp
giảng viên nhiều sinh viên trường Đại học lao động - xã hội cịn bật ra những lời Tiếng
Anh khơng phù hợp với quan hệ thầy trị - trên dưới, ví dụ như một số tù ngữ: Hello
cô!, hi thầy! hay là bột miệng ra nói lời cảm ơn: Em thanh kiu ạ!,… làm mất đi sự tôn
trọng của giảng viên với mình, đặc biệt qua đó cũng làm mất đi sự trong sáng, giàu
đẹp của Tiếng Việt.
Giữa sinh viên trường Đại học lao động - xã hội với sinh viên và mọi người
xung quanh: Giữa các bạn sinh viên trường Đại học lao động - xã hội với nhau thì các
bạn sử dụng những cặp từ ngữ xưng hô: “Tao - mày” (có khi cịn sử dụng tên con vật
để gọi ten nhau: chó, mèo, lợn, bị, gà, vịt,…) cho thấy văn hóa của sinh viên có sự
lệch chuẩn ở mức độ cao, do là giữa những người sinh viên trường Đại học lao động xã hội có thái độ thân mật thái quá, suồng sã, đùa cỡn dẫn đến việc sử dụng lệch so với
chuẩn trong giao tiếp của dân tộc ta. Khi đến căng tin, hàng quán hay khi vào khu kí
túc xá đâu đâu cũng nghe được những câu nói tục, chửi bậy vơ văn hóa của sinh viên.
Khi đi ngồi đường nhiều sinh viên cịn thể hiện sự giao tiếp thiếu văn hóa của mình
trước mặt những người lớn tuổi, khơng biết chào hỏi thậm chí còn dùng từ gây phản
cảm đối với mọi người xung quanh khi đi trên đường, gặp trẻ em thì khơng những dạy
cho các em những lời nói tốt đẹp mà ngược lại chỉ cho các em, dạy cho các em những
từ ngữ phô trương khi gặp người lớn và đối với người lớn đó là những vấn đề rất tế
nhị.
2.2.3. Nguyên nhân
Yếu tố khách quan:
Yếu tố công nghệ thông tin: Thời đại kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phát
triển mạnh mẽ về rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thành tựu của khoa học công nghệ tạo
ra những cơ hội và thách thức cho xã hội hiện đại. Hiện nay sinh viên sử dụng: smart
phone, ipod, ipad… rất phổ biến có thể gặp ở bất kì đâu. Tuy nhiên sinh viên tiếp nhận
tiếp nhận thơng tin cịn ồ ạt, thiếu chọn lọc, nhanh chóng…chủ yếu thơng qua các
trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Zalo… sinh viên có thể nắm bắt được rất
nhiều thông tin, chia sẻ của các tài khoản, fanpage, các tin trên mạng thường có các
tiêu đề giật tít của các bài báo khơng có nguồn gốc chính thống, báo lá cải… Đa số
sinh viên chỉ thích đọc các tin giật tít, nhiều lượt chia sẻ, bình luận, lượt thích,… cịn
khơng quan tâm nhiều tới các tin tức chính trị, xã hội, kinh tế,… Một thực tế đáng
buồn là rất nhiều sinh viên nghiện mạng xã hội, có nhiều sinh viên cả ngày chỉ ngồi
cầm smart phone lên mạng, cả khi đi học trên lớp nếu giảng viên không để ý là cầm
smart phone lên mạng, thích đăng ảnh, câu lượt thích, hiện tượng “sống ảo”, có một số
sinh viên cịn đăng những dịng trạng thái với cảm xúc tiêu cực, nói tục, chửi bậy, nói
xấu thầy cơ giáo, bạn bè,… những bất mãn của mình lên mạng xã hội. Sự phát triển
của công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn tới hành vi, nhận thức, cách ứng xử của sinh viên
trong nhà trường.
Yếu tố giảng viên, cán bộ, chuyên viên các phòng chức năng: Giảng viên: là
những người không chỉ trực tiếp giảng dạy kiến thức mà còn cả hành vi, thái độ, lối
sống cho sinh viên. Giảng viên có vai trị chủ đạo trong việc hình thành văn hóa ứng
xử có đạo đức, có văn hóa của sinh viên. Nếu một giảng viên có trình độ chun mơn,
có phương pháp giảng dạy phù hợp, có cách ứng xử tinh tế, cách hành xử đúng mực sẽ
kích thích sự học tập, ham hiểu biết của sinh viên, sinh viên hiểu bài, tập trung vào bài
học, sẽ tự tin giao tiếp với thầy cô, đồng thời yêu quý môn học, yêu quý người truyền
thụ kiến thức hơn. Và ngược lại nếu không yêu thích mơn học thì học sinh chỉ đến lớp
để “điểm danh” chứ không tập trung, không hứng thú với bài học, có những hành vi,
ứng xử thiếu tơn trọng giảng viên: khơng chú ý, khơng chép bài, dùng smart phone,
nói chuyện riêng, ngủ trong giờ,… Vì vậy cách ứng xử, phương pháp giảng dạy của
giảng viên cũng tác động rất nhiều tới hành vi ứng xử của mỗi sinh viên. Cán bộ,
chuyên viên các phòng chức năng: là những người khơng trực tiếp giảng dạy cho sinh
viên, nhưng các phịng chức năng là nơi sinh viên giải quyết các vấn đề về chính sách,
quyền lợi, nên cán bộ, chuyên viên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi ứng xử của
sinh viên. Cán bộ chuyên viên có tư cách, phẩm chất tốt, chuyên môn vững vàng chắc
chắn sẽ được sinh viên quý trọng và làm tấm gương sáng cho mỗi sinh viên. Tuy
nhiên, không thể không kể tới một bộ phận nhỏ những cán bộ chuyên môn không vững
vàng, thái độ làm việc hời hợt, khơng nhiệt tình, thiếu chun nghiệp trong công tác
quản lý, tạo ấn tượng xấu dưới góc nhìn của sinh viên đối với nhà trường. Một số cán
bộ yếu kém về mặt đạo đức làm nảy sinh tiêu cực trong trường học ảnh hưởng sâu sắc
tới thái độ ứng xử của sinh viên. Đối với những cán bộ như vậy cách ứng xử của sinh
viên sẽ khơng tơn trọng, thậm chí là coi thường, dần dần làm hủy hoại nền nếp văn hóa
của mơi trường giáo dục.
Yếu tố các hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động ngoại khóa mà sinh viên tham
gia: các câu lạc bộ, các tổ chức, các hoạt động tình nguyện,… có tác động rất lớn đến
sinh viên nói chung và văn hóa ứng xử của sinh viên nói riêng. Sinh viên tham gia các
hoạt động có cơ hội học tập, giao lưu kết bạn, không chỉ với các sinh viên trong nhà
trường mà cả sinh viên ở các trường, cơ sở giáo dục khác. Thực tế cho thấy sinh viên
tham gia các hoạt động sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin giao tiếp, ứng xử của sinh viên. Các
hoạt động ngoại khóa tạo ra tính tổ chức, tính cởi mở, tinh thần đồn kết cao, học tập
và làm việc tích cực hơn, trong giờ học sinh viên tự tin thuyết trình, phản biện, đưa ra
các quan điểm, chính kiến riêng trên tinh thần xây dựng,… tiết học trên lớp đạt hiệu
quả hơn.
Các nguyên nhân khách quan khác: Khơng ít sinh viên bị cuốn và những trị
chơi điện tử online, các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại dẫn đến
những hành động suy đồi đạo đức thậm chí là vi phạm pháp luật. Sự xung đột giữa
nhiều nét văn hóa làm cho sinh viên khủng hoảng không biết đi theo giá trị nào.
Yếu tố chủ quan:
Yếu tố về nhận thức: Sinh viên chưa thật sự hiểu hết về văn hóa ứng xử. Họ cho
rằng văn hóa ứng xử chỉ đơn giản là cách giao tiếp với người khác, khơng quan trọng
nó có lành mạnh tích cực hay tiêu cực suy đồi. Sinh viên chưa nhận thức được ý nghĩa
vai trò của việc duy trì văn hóa ứng xử - nét đẹp hay chuẩn mực trong ứng xử đã được
hình thành từ trong cộng đồng xã hội, dẫn đến không coi trọng nét văn hóa này. Một
bộ phận nhỏ sinh viên xem giảng viên chỉ đơn thuần là người “làm thuê”, người “phục
vụ”, còn sinh viên là “thượng đế”, mà đã là “thượng đế” thì muốn làm gì thì làm. Cịn
bạn bè chỉ học với nhau, ra trường rồi “đường ai nấy đi”, không nhất thiết phải giao
lưu, kết bạn thân thiết nhiều. Đó chính là ngun nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng một
số sinh viên thiếu tôn trọng đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên trong q trình giao
tiếp. Cịn đối với bạn bè thờ ờ, hời hợt, sống lạnh nhạt, khép kín.
Yếu tố về tuổi: Với mơi trường đại học, tuổi tác cũng là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến cách thức ứng xử của mỗi sinh viên. Với những giảng viên lớn tuổi,
cấp học cao hơn phải dùng kính nghĩ trong giao tiếp ứng xử như thưa, dạ, vâng, ạ,…
Với những sinh viên bằng tuổi nhau hoặc ít hơn tuổi sinh viên phải dùng từ cho phù
hợp như anh, chị, em,… Trên thực tế các sinh viên năm 3, năm 4 học ở trường đã lâu
thì cách ứng xử chắc chắn sẽ khác các sinh viên năm nhất về ngôn ngữ hay hành động.
Sinh viên năm 3, năm 4 đã ở trường lâu quen với thầy cô và môi trường học tập, được
học tập và rèn luyện trong một thời gian tương đối dài nên cách ứng xử cởi mở, nhuần
nhuyễn hơn. Còn sinh viên năm nhất mới vào trường, chưa thích ứng, bắt nhịp được
ngay, nên ứng xử cịn bỡ ngỡ, lúng túng.
Yếu tố gia đình: Gia đình là nơi diễn ra mối quan hệ đầu tiên của mỗi người,
mối quan hệ của bố, mẹ là tác động đầu tiên đối với những đứa trẻ. Trong gia đình cịn
cái được học những kĩ năng sống đầu đời. Cách thức ứng xử của bố mẹ với nhau, ứng
xử của bố mẹ với các mối quan hệ họ hàng, đồng nghiệp, bạn bè,… ảnh hưởng tới
hành vi, thái độ ứng xử của con cái từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Vì vậy khi sinh
viên trưởng thành, các hành vi ứng xử trong quan hệ xã hội nói chung và các bạn bè,
giáo viên, cán bộ trong trường nói riêng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ nền nếp, truyền
thống gia đình.
Phần 3. Giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học lao
động - xã hội hiện nay
3.1. Về phía nhà trường
Văn hóa ứng xử khơng phải là một cái gì đó qúa xa xơi, khó thực hiện vì vậy
khi giảng dạy cho sinh viên phải bắt đầu từ thực tế. Vì vậy trong các bộ mơn việc tích
hợp và lồng ghép giảng dạy về những chuẩn mực đạo đức thực tế phù hợp ứng xử của
sinh viên là vô cùng quan trọng. Xây dựng những quy tắc, quy định về văn hoă ứng xử
(giao tiếp), việc sử dụng từ xưng hơ và có hành vi ứng xử đúng chuẩn mực. Tổ chức
những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề, các cuộc thi có liên quan đến chủ đề văn
hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử cho sinh viên. Mở các lớp tập huấn về kỹ năng mềm, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng xử kí tình huống nhằm nâng cao sự hiểu biết Và góp phần vào
nâng cao văn hóa ứng xử cho mỗi sinh viên. Cần phải tôn trọng ý kiến của sinh viên,
biết lắng nghe ý kiến của sinh viên, đồng thời có biện pháp khéo léo, tâm lí để sinh
viên ý thức được những thái độ, hành vi, ứng xử sai lẹch và điều chỉnh cho phù hợp.
Trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giáo dục văn
hóa ứng xử nói chung, văn hóa ứng xử của sinh viên đối với giảng viên nói riêng cho
sinh viên. Phải thực sự xem đây là một trong những vấn đề cơ bản trong thực hiện mục
tiêu giáo dục đào tạo ở Đại học. Ban giám hiệu nhà trường, các khoa, phịng ban chức
năn cũng như Đồn Thanh niên, hội sinh viên phải đem vấn đề giáo dục văn hóa ứng
xử cho sinh viên vào một trong những nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng và đạo
đức lối sống ở những buổi sinh hoạt (tuần sinh hoạt cơng dân). Các khoa tăng cường
quản lí chặt chẽ hơn, sâu sát hơn đối với sinh viên của khoa mình. Hàng tuần, hàng
tháng phải có sự tổng kết, đánh giá văn hóa ứng xử của sinh viên trong khoa và đưa
vấn đề này vào trong báo cáo đánh giá hàng tháng để thông báo trước các cuộc họp chi
bộ, các buổi lễ chào cờ đồng thời đưa ra những biện pháp xử lí, uốn nắn những lệch
lạc về chuẩn mực của sinh viên đối với giảng viên.
3.2. Về phía thầy cô giáo
Trước hết là các giảng viên đứng lớp phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là
một tấm gương sáng về văn hoá ứng xử để học sinh, sinh viên noi theo. Đồng thời cán
bộ, giáo viên nhà trường phải phê phán và có biện pháp xử lý những học sinh, sinh
viên chưa tơn trọng mình và đồng nghiệp. Cách phê phán, xử lý phải thật sự nghiêm
túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề mà phải thật khéo léo, nhân văn để học sinh,
sinh viên nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa chuẩn mực trong thái độ, lời nói
hành vi của mình đối với thầy cơ giáo, từ đó có sự tự điều chỉnh và có hướng khắc
phục và họ sẽ tơn trọng giáo viên hơn.
3.3. Về phía bản thân
Bản thân mỗi học sinh, sinh viên phải nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo
đức và lối sống, xây dựng văn hoá ứng xử theo những chuẩn mực tốt đẹp cho mình.
Trước hết trong quan hệ giao tiếp, làm việc (học tập, nghiên cứu) với thầy cô giáo phải
thể hiện được thái độ, lời nói, hành động lễ phép, tôn trọng, trân trọng thầy cô, đồng
thời cũng phải biết góp ý, phê bình và chỉ ra những thái độ, lời nói, hành vi chưa đẹp,
chưa “tơn sư trọng đạo” ở một số sinh viên khác, nhất là những bạn bè trong lớp mình.
Sinh viên phải nhận thức được rằng văn hố ứng xử với thầy cơ giáo qua những tiêu
chí đã đề cập ở trên khơng chỉ thể hiện nét đẹp của văn hố truyền thống dân tộc,
khơng chỉ là yêu cầu về đạo đức, lối sống đối với học sinh, sinh viên mà còn thể hiện
giá trị bản thân - phơng văn hố của mình. Rất nhiều bạn sinh viên đã đi học các lớp
kỹ năng mềm trong đó quan trọng là kỹ năng giao tiếp - một trong những yếu tố giúp
con người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, sự nghiệp khi vào đời - nhưng
điều đó sẽ vơ nghĩa nếu bạn nào vẫn cịn ứng xử chưa đúng mực với thầy cô giáo đang
âm thầm thực hiện sự nghiệp “trồng người” trang bị kiến thức, kỹ năng cho mình.
KẾT LUẬN
Như vậy thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần làm lành mạnh hóa
mơi trường giáo dục đại học, giúp cải thiện mối quan hệ của sinh viên, tăng cường khả
năng thích nghi với mơi trường, công việc sau này. Nhiệm vụ trọng tâm của sinh viên
là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, văn hóa, lối sống. Văn hóa đạo đức khơng
phải tự nhiên mà có. Nó do đấu tranh, trau dồi, phát triển, kế thừa và sàng lọc. Nhà
trường, gia đình là những tấm gương về văn hóa, là nơi ni dưỡng ước mơ, hồi bão
cho sinh viên. Văn hóa ứng xử là một trong những nét đẹp, nội dung cần được quan
tâm duy trì và bồi dưỡng của văn hóa học đường. Môi trường học đường là nơi rất
quan trọng để rèn luyện nhân cách, đào tạo và giáo dục cho những con người sống có
hồi bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường trong đó có văn
hóa ứng xử phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất. Nếu môi trường học đường
thiếu đi văn hóa thì khơng thể làm được chức năng truyền tải những giá trị về kiến
thức nhân văn cho thế hệ trẻ. Đã đến lúc ta cần nhìn lại văn hóa học đường đặc biệt là
văn hóa ứng xử trong sinh viên và thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng
đạo đức và lối ứng xử có văn hóa cho học sinh sinh viên. Xây dựng một thế hệ trẻ có
sức khỏe có tinh thần sống đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên) (2009), Ứng xử của người dân vùng đồng
bằng sông Hồng trong gia đình, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr.12.
2. Nguyễn Tuyết Lan (2019), Văn hóa giao tiếp, ứng xử- nền tảng că nbanr của
văn hóa nhà trường Cơng An Nhân Dân trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo
dục, số đặc biệt tháng 7(2019, tr. 163-166).
3. Đỗ Long (2008), Tâm lý học với văn hóa ứng xử, NXB Văn hóa thơng tin (4,
tr.73).
4. Trần Thị Tùng Lâm (2017), Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
các trường đại học ở Hà Nội hiện nay – qua khảo sát một số trường đào tạo các
ngành kỹ thuật, luận án tiến sỹ Chính trị học, Hà Nội, tr. 19.
5. Đỗ Hồi Phi (2009), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Học viện tài chính.
6. Phạm Ngọc Trung (2011), Văn hóa và phát triển từ lý luận đến thực tiễn, NXB
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.51.
7. Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương (2005), Từ điển tiếng
Việt, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, NXB Văn hóa Sài Gịn,
tr.1754.