Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tháng Sáu, quý II tháng đầu năm 2021 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 72 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO
Tình hình kinh tế - xã hội tháng Sáu, quý II và
6 tháng đầu năm 2021
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2021



TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 443 /CTK-TKTH

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 6 năm 2021

BÁO CÁO
Tình hình kinh tế - xã hội tháng Sáu, quý II và 6 tháng đầu năm 2021
Kính gửi: Tổng cục Thống kê
I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ THÀNH
PHỐ ĐÀ NĂNG
Nỗ lực nghiên cứu và triển khai tiêm chủng vắc- xin nhằm đối phó tốt hơn
với dịch Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới đã thúc đẩy triển vọng kinh tế toàn
cầu được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các


nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã làm kinh
tế thế giới phục hồi không đồng đều và mong manh. Một số quốc gia như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, EU dự báo mức tăng trưởng khá nhờ nỗ lực tiêm vắc xin
và triển khai các gói cứu trợ nền kinh tế1. Song, ở nhiều nền kinh tế đang phát
triển và mới nổi, việc triển khai tiêm chủng chậm, bùng phát ca nhiễm mới và
các biện pháp phòng ngừa khơng hiệu quả tiếp tục kìm hãm tăng trưởng, đặc
biệt khi phạm vi hỗ trợ chính sách cịn hạn chế. Tiếp cận kịp thời và phổ cập
tiêm chủng vắc xin được xem là một công cụ quan trọng để kiểm soát đại dịch
và đưa kinh tế thế giới phục hồi tồn diện.2
Trong nước, tiếp đà phục hồi tăng trưởng tích cực từ những tháng cuối
năm 2020, kinh tế vĩ mô nước ta những tháng đầu năm 2021 giữ được ổn định.
Tuy nhiên, những thách thức liên quan đến đại dịch Covid-19 đã trở lại với lĩnh
vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 5 khi đợt bùng phát mới đã cản trở hoạt
động sản xuất kinh doanh, đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, chỉ
đạo, điều hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ, Bộ,
ngành và địa phương. Lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn là "hệ đệm,
giá đỡ" cho nền kinh tế. Song, những tín hiệu thị trường hiện nay, nhất là trong
bối cảnh dịch Covid-19 hồnh hành, cho thấy ngành nơng nghiệp đang gặp rất
nhiều khó khăn trong tiêu thụ nơng sản. Lĩnh vực sản xuất cũng gặp trở ngại
1

Mỹ triển khai gói cứu trợ giảm tác động tiêu cực của dịch Covid-19, kích thích nền kinh tế trị giá 1.900 tỷ
USD. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0%-0,25% và duy trì chương trình mua
trái phiếu ở mức ít nhất 120 tỷ USD/tháng để hỗ trợ tiến trình phục hồi kinh tế Mỹ.
2
Dự báo mới nhất (thời điểm 21/6/2021) của Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên Minh Châu Âu, tăng trưởng
toàn cầu năm 2021 dự báo đạt 5,6%, tốc độ tăng mạnh nhất sau suy thoái; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) dự báo (tháng 6/2021) GDP toàn cầu tăng 5,8%; Liên hợp quốc (UN) dự báo (tháng 5/2021) GDP toàn
cầu tăng 5,4%.



2
không kém, nhiều khu công nghiệp xuất hiện các ca lây nhiễm Covid-19 phải
tạm ngừng hoạt động, nhiều dây chuyền sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng đến
chuỗi cung ứng và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng sản lượng, số lượng đơn đặt
hàng mới và việc làm đều chậm lại, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp
ứng các đơn đặt hàng và mua nguyên vật liệu; chi phí đầu vào tiếp tục tăng làm
giá bán hàng tăng mạnh…
Đối với thành phố Đà Nẵng, trước những thuận lợi và khó khăn đan xen,
lãnh đạo Đảng, Chính quyền thành phố ngay từ đầu năm đã chỉ đạo các sở,
ngành, và các địa phương... thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu
kép” của Chính phủ, vừa phịng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân,
vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực phấn đấu cao nhất
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện Chủ đề năm 2021: “Năm khôi phục tăng
trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tế”, thành phố Đà Nẵng vẫn đang kiểm soát
khá tốt nguy cơ lây lan dịch bệnh, các hoạt động phát triển kinh tế những tháng
đầu năm cơ bản được duy trì, vốn đầu tư cơng thực hiện tăng trưởng tích cực, an
sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Phần lớn các ngành kinh tế bước đầu có xu
hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực
trong 6 tháng đầu năm 2021 như sau:
II. LĨNH VỰC KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng
4,99% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 1,05% so với 6 tháng đầu năm 2019, kinh
tế thành phố đang dần khôi phục và thoát khỏi mức tăng trưởng âm của năm
2020. Mặc dù Đà Nẵng đang phải đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ
3, với các biến chủng mới có nguy cơ lây lan nhanh, quy mơ và tính phức tạp
cao hơn hai đợt dịch trước3, nhưng kết quả tăng trưởng trong 6 tháng qua cho
thấy sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của
các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn đã phát huy hiệu

quả tích cực.
Trong mức tăng của toàn nền kinh tế trên địa bàn, khu vực dịch vụ ước
tăng 5,34%, là trụ đỡ chính góp phần vực dậy nền kinh tế, đóng góp 3,51 điểm
phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng cũng
đang dần lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng 2,85%, đóng góp 0,60 điểm phần
trăm; thuế sản phẩm, sau mức giảm mạnh ở 6 tháng cuối năm 2020 do các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu
quả của đợt dịch lần 2, đã có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trong 6 tháng đầu năm
2021, tăng 7,99%, đóng góp 0,88 điểm phần trăm. Riêng khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản giảm 0,08% so với cùng kỳ.

3

Đợt dịch lần thứ nhất vào tháng 3 - 4 năm 2020; đợt dịch lần thứ hai vào tháng 7-8 năm 2020 với tâm điểm là
thành phố Đà Nẵng.


3
Hình 1: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm giai đoạn 2016-2021

Quy mô nền kinh tế 6 tháng ước đạt 52.857 tỷ đồng. Về cơ cấu trong quy
mô nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,37%;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,62%; khu vực dịch vụ chiếm
66,01%; thuế sản phẩm chiếm 11,00%. Nhìn chung, cơ cấu nền kinh tế 6 tháng
đầu năm giai đoạn 2019-2021 có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực với xu
hướng khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục thu hẹp tỷ trọng; khu vực dịch
vụ chiếm tỷ trọng đa số và ngày càng mở rộng.4
Hình 2: Quy mơ và cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2021

Mặc dù kinh tế đã được phục hồi nhưng với tốc độ tăng 4,99% trong 6

tháng đầu năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng vẫn còn khá chậm so với
4

Cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 -2020 lần lượt là: Dịch vụ: 64,09% - 65,80%; Công nghiệp và xây dựng:
22,27%-21,06%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 2,10% - 2,40%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 11,54%;
10,73%).


4
các thành phố lớn. Nếu xét trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố
Đà Nẵng xếp thứ 4 về tốc độ tăng và quy mô GRDP tiếp tục dẫn đầu trong vùng.
Xét trên phạm vi cả nước, quy mô GRDP của Đà Nẵng chiếm hơn 1,3% trên
tổng GDP và tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 16 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản tương đối ổn định, năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng cao hơn so với
cùng kỳ, thành phố đã triển khai các mơ hình khuyến ngư, nơng, lâm theo hướng
hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng
và sản phẩm OCOP5, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, các biện pháp phịng
chống dịch bệnh có hiệu quả và mang tính tồn diện; cơng tác phịng cháy, chữa
cháy rừng được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản gặp
khó khăn do ngư trường đánh bắt khơng thuận lợi, tăng trưởng toàn ngành giảm
nhẹ 0,08% so với cùng kỳ, trong đó, ngành nơng nghiệp tăng 3,0%; lâm nghiệp
tăng 3,46%; thủy sản giảm 1,61%.
Hình 3. Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021
(So với cùng kỳ năm 2020)

2.1. Lĩnh vực nơng nghiệp
Tính đến ngày 15/6/2021, diện tích gieo trồng vụ Đơng - Xuân trên địa

bàn đã thực hiện được 4.033,2 ha, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, diện tích gieo trồng lúa đạt 2.561,6 ha, giảm 2,2% so với cùng kỳ
năm trước. Diện tích các loại cây trồng khác đạt 1.471,7 ha giảm 2,1% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó ngơ đạt 68,8 ha, giảm 13,1%; khoai lang đạt 141
ha, giảm 3,5%; sắn đạt 17,8, giảm 10,6%; mía đạt 192 ha, giảm 17,4%; rau
5

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nơng thơn theo hướng phát triển nội lực và gia
tăng giá trị.


5
các loại đạt 480,5 ha, giảm 1,3%; đậu đạt 64,8 ha, giảm 1,8%. Bên cạnh đó,
diện tích gieo trồng lạc đạt 365,3 ha, tăng 5,1%; hoa đạt 54,5 ha, tăng gần
0,4% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng giảm chủ yếu là do chủ
trương chuyển đổi một số diện tích đất nơng nghiệp sang đất quy hoạch đô thị
của các dự án trên địa bàn thành phố, điển hình là dự án đường vành đai phía
tây thành phố, dự án khu tái định cư xã Hòa Nhơn, trụ sở UBND xã Hịa
Nhơn; khu Cơng nghệ cao, đường La Sơn - Túy Loan và một số dự án khác.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, đất bị nhiễm mặn, nguồn
nước tưới tiêu bị hạn chế cũng là ngun nhân góp phần làm giảm diện tích
gieo trồng một số loại cây so với cùng kỳ năm trước.
Hình 4. Sản xuất nơng nghiệp 6 tháng đầu năm 2021
(So với cùng kỳ năm 2020)

Xuyên suốt từ đầu đến cuối vụ Đông - Xuân, các cơ quan chức năng đã
tăng cường chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, đồng thời bà con nông dân đã thực
hiện tốt công tác chăm sóc, áp dụng đúng kỹ thuật canh tác và lịch thời vụ.
Thêm vào đó, thời điểm trước khi bắt đầu vào vụ Đơng - Xn, trên địa bàn
có nhiều cơn lũ lớn giúp rửa trôi độ mặn, hồi sinh những vùng đất bạc màu,

vệ sinh đồng ruộng, giảm lượng lớn sâu bệnh hại trên cánh đồng... tạo thuận
lợi cho sản xuất cây trồng vụ Đông - Xuân đạt kết quả tương đối cao, trong
đó điển hình là cây lúa. Kết quả thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân với sản lượng
lúa đạt 17.710 tấn, tăng 6,4%; năng suất lúa khá cao đạt 69,1 tạ/ha, tăng 8,8%
(tương đương tăng 5,6 tạ/ha) so với cùng kỳ năm trước. Làn sóng Covid-19
trên địa bàn thành phố đã làm chậm quá trình tiêu thụ, ảnh hưởng đến việc


6
thu mua lúa vụ Đông - Xuân của bà con nông dân, mặc dù giá thu mua cao
hơn so với cùng kỳ năm trước. Năng suất một số cây trồng cao hơn so với
cùng kỳ năm trước, trong khi diện tích gieo trồng của những cây này giảm,
dẫn đến sản lượng trong kỳ cũng giảm nhẹ, điển hình là cây ngơ, cây mía, cây
sắn, khoai lang...
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay,
thông qua các chương trình, hoạt động xúc tiến tiêu thụ, hỗ trợ kết nối cung
cầu nhằm tháo gỡ một phần nào về tiêu thụ nông sản, giúp sản phẩm của
người nông dân trên địa bàn tiếp cận kịp thời đến người tiêu dùng, góp phần
làm giảm lượng dư thừa rau, củ, quả... đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt
đang vào vụ thu hoạch.
Tính đến ngày 15/06/2021, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang triển
khai sản xuất vụ Mùa 2021, diện tích gieo trồng lúa Mùa ước đạt 2.173,2 ha,
bằng 96,7% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ quan chuyên môn tăng cường
quán triệt và phổ biến rộng rãi đến người dân về sử dụng cơ cấu giống phù
hợp, gieo sạ đúng lịch thời vụ để giảm thiểu tối đa tác động bất lợi của diễn
biến thời tiết trong sản xuất vụ Mùa năm 2021. Dự báo và hướng dẫn người
dân phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Tiến hành rà soát nguồn nước nhằm đảm
bảo lượng nước tưới tiêu cho các loại cây trồng trong thời điểm nắng nóng
đang diễn ra như hiện nay. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của
người dân, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao

với nhiều sản phẩm chủ lực như các loại rau thủy canh, dưa lưới, cà chua...
Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đạt 844,7 ha, tăng hơn 1,0% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, diện tích cây ăn quả chiếm tỷ trọng lớn nhất (78,4%) trong tổng
diện tích cây lâu năm, và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích tăng
chủ yếu do một số cây trồng có tiềm năng trên thị trường được quy hoạch
thành vùng trồng tập trung, phát triển mở rộng theo đề án Nông thôn mới
nhằm tăng hiệu quả sản xuất, đem lại giá trị kinh tế lâu dài. Cơ cấu gieo trồng
được chuyển đổi hiệu quả, với những cây trồng chủ lực được đẩy mạnh ứng
dụng khoa học kỹ thuật, tỷ lệ sử dụng các giống mới và chất lượng cao được
nâng lên như cây bưởi, cây mít... Điều kiện thời tiết nắng nóng làm xuất hiện
một số đối tượng sâu bệnh hại như: sâu đục thân, đục cành gây hại trên các
cây có múi, điển hình là cây bưởi, cam, chanh... tại các vườn cây ở xã Hòa
Bắc, Hòa Ninh. Nắm bắt kịp thời tình hình sâu bệnh tại địa phương, các cơ
quan chuyên môn đã tăng cường hướng dẫn người dân thực hiện các biện
pháp khắc phục và phòng trừ bệnh hiệu quả nên ít ảnh hưởng đến năng suất
và sản lượng thu hoạch.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm cơ
bản phát triển ổn định. Cơng tác phịng chống dịch bệnh ln được các cơ
quan chuyên môn quan tâm, chú trọng, triển khai kịp thời các biện pháp
phịng chống dịch bệnh có hiệu quả và tồn diện. Từ đầu năm đến nay, tình


7
hình dịch bệnh ln được kiểm sốt. Các cơ quan chun mơn tăng cường
cơng tác tiêm phịng thú y, tiêu độc khử trùng, kiểm dịch ở động vật và kiểm
soát hoạt động giết mổ trên địa bàn thành phố. Đến nay, ngành chức năng đã
tiêm phòng vacxin cho gần 5,6 nghìn lượt trâu bị và 110,6 nghìn con gia
cầm; kiểm sốt hoạt động giết mổ với số lượng: 9,6 nghìn con trâu, bị, dê;
145,8 nghìn con lợn và 573 nghìn con gia cầm.

Ước tính đến ngày 15/06/2021, đàn trâu đạt hơn 2 nghìn con, tăng
2,2%; đàn bị đạt 17,6 nghìn con, tăng 0,8%; đàn lợn đạt hơn 51 nghìn con,
giảm 1,2%; đàn gia cầm đạt 686,5 nghìn con, tăng 6,4%, trong đó đàn gà
347,8 nghìn con, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi và phát
triển đàn lợn cịn gặp những khó khăn do số lượng đàn lợn nái giảm mạnh sau
đợt dịch tả lợn Châu Phi năm trước nên nguồn lợn giống đến nay vẫn khan
hiếm và có giá bán khá cao trên thị trường, dẫn đến việc tái đàn lợn cịn gặp
khơng ít khó khăn. Bên cạnh đó, đàn gia cầm phát triển tương đối thuận lợi
do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gia cầm tăng nhằm thay thế cho sản phẩm thịt
lợn.
Tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng trong quý II năm
2021 ước đạt 2.668 tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20,1%
so với quý I năm 2021. Nâng tổng sản lượng 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt
4.889,6 tấn giảm không đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản
lượng thịt lợn hơi chiếm tỷ trọng lớn nhất 73,1% trong tổng sản lượng, giảm
1,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, sản lượng thịt bò hơi (+1%),
trâu hơi (+2,1%), gia cầm hơi (+10%) so với cùng kỳ năm trước. Trên thị
trường, giá thịt lợn hơi có giảm nhưng khơng đáng kể nên nhu cầu tiêu dùng
của người dân dịch chuyển sang các sản phẩm thay thế khác, như: thịt trâu,
thịt bò, thịt gia cầm.
Sản lượng sản phẩm không qua giết mổ từ đàn gia cầm cũng đã đóng góp
vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Sản phẩm trứng không chỉ đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố, mà còn phục vụ trong
các ngành chế biến thực phẩm khác như sản xuất bánh, kẹo... Ước tổng sản
lượng trứng gia cầm trong 6 tháng đầu năm đạt gần 9,7 triệu quả, tăng 5% so
với cùng kỳ năm trước.
Cơng tác phịng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục được tăng
cường, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn như Trạm Thú y, UBND các
xã, phường luôn được đảm bảo từ khâu kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh
đến kiểm sốt giết mổ động vật nhằm đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn

thực phẩm.
2.2. Lĩnh vực lâm nghiệp
Trong 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn thành phố phát sinh 550 ha
diện tích rừng trồng mới, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tồn bộ là
rừng sản xuất. Tổng diện tích rừng được chăm sóc ước đạt 2.662 ha, tăng 1,3%


8
so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh công tác trồng rừng và chăm sóc rừng, một
số đơn vị đã tăng cường ươm trồng và chăm sóc cây giống để phục vụ hoạt động
trồng rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán. Ước tính 6 tháng đầu năm, các đơn
vị ươm giống cây lâm nghiệp đã sản xuất được 530 nghìn cây, tăng 2,3% so với
cùng kỳ năm trước.
Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 50,2
nghìn m3, tăng 4,2%; sản lượng củi khai thác ước đạt 53,9 nghìn Ster, tăng 1,3%
so với cùng kỳ năm trước. Ước tính sản lượng một số sản phẩm lâm sản khác 6
tháng đầu năm 2021: tre/lồ ô đạt 63,1 nghìn cây, tăng 1,5%; song, mây đạt 11,2
tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 5. Sản xuất lâm nghiệp 6 tháng đầu năm 2021
(So với cùng kỳ năm 2020)

Cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
ln được các cơ quan chuyên môn chú trọng thực hiện. Tăng cường công tác
vận động, tuyên truyền người dân nhằm nâng cao hiệu quả trong cơng tác bảo vệ
rừng, phịng cháy và chữa cháy. Ngành Kiểm lâm tăng cường phối hợp với các
ngành, các địa phương, tập hợp sức mạnh của nhân dân thực hiện nghiêm túc
công tác quản lý, kiểm tra, tiếp tục tổ chức các đợt truy quét, ngăn chặn phá
rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản và động vật rừng trái phép. Từ
đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng xảy ra 02 vụ phát lửa làm 0,3
ha cháy thực bì, 02 ha rừng cây lau lách, bụi rậm và không gây thiệt hại về tài

nguyên rừng. Đã tổ chức được 313 đợt kiểm tra, truy quét tại rừng, phối hợp tổ
chức 151 đợt tuần tra bảo vệ rừng và 33 đợt tuần tra đêm trên bán đảo Sơn Trà
và đã tiến hành lập biên bản 10 vụ, xử lý 24 vụ vi phạm hành chính.
2.3. Lĩnh vực thủy sản
Sản lượng thủy sản trong 6 đầu năm 2021 ước đạt 19.134,1 tấn, bằng 97%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó, sản lượng cá chiếm tỷ trọng lớn nhất 84,2%
trong tổng sản lượng, giảm gần 3,0% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tôm


9
ước đạt 641,8 tấn, giảm 1,8%; thủy sản khác đạt 2.382,3 tấn, giảm 3,7% so với
cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, tình hình thời tiết biển diễn biến tương đối thuận
lợi cho hoạt động khai thác của các đội tàu, ước tổng sản lượng khai thác đạt
18.376,2 tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Các đội tàu cá hoạt động ổn
định, tuy nhiên ngư trường đánh bắt không thuận lợi, các tàu phải tuân thủ
nghiêm ngặt về phạm vi khai thác hải sản dẫn đến sản lượng hải sản trên biển có
dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tác động của dịch bệnh
Covid-19 làm sản lượng thủy sản khai thác được gặp khó khăn trong tiêu thụ và
giá bán, buộc ngư dân phải giãn số chuyến ra khơi, ảnh hưởng đến tổng sản
lượng khai thác. Ngồi ra, tình trạng lao động tham gia hoạt động khai thác thủy
sản biển có dấu hiệu thiếu hụt so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là lao động
lành nghề, lao động đã qua đào tạo.
Hoạt động khai thác nội địa vẫn được duy trì, mặc dù sản lượng khai thác
chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ ổn định cho
người dân thành phố, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 đang xảy ra.
Hình 6. Lĩnh vực thủy sản 6 tháng đầu năm 2021
(So với cùng kỳ năm 2020)

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn khá ổn định, gặp nhiều

thuận lợi, khơng có dịch bệnh xảy ra. Các cơ quan chức năng đã tăng cường
giám sát và hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, tổ chức hỗ trợ
hàng nghìn con giống, như: cá trắm cỏ, cá diêu hồng, cá tra... cho các hộ nuôi
trồng thủy sản. Tính đến ngày 15/06/2021, trên địa bàn thành phố có 160,3 ha
diện tích ni cá, 36 ha ni tơm thẻ chân trắng và 5 ha diện tích ni trồng
thủy sản khác. Với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 757,9 ha, tăng
1,2% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, các hộ nuôi trồng thủy sản nước
ngọt đã tiến hành thả giống, một số ao nuôi vẫn tiến hành thu tỉa thả bù. Đối
tượng nuôi chủ yếu là cá diêu hồng, cá tra, cá trắm cỏ, cá mè, cá chép và một
số loại cá có giá trị kinh tế cao như cá leo, cá thát lát... Đối với nuôi thủy sản


10
nước lợ, đối tượng ni chính là tơm thẻ chân trắng, hầu hết các hộ đã thả
tơm ni chính vụ, phần lớn các ao nuôi tôm tập trung chủ yếu ở thơn Trường
Định, xã Hịa Liên, huyện Hịa Vang.
Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý khai thác, nuôi trồng, tái tạo, bổ
sung nguồn lợi thủy sản và an tồn thực phẩm thủy sản ln được các cơ quan
chun ngành quan tâm. Hiện nay, tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến
nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn thủy sản, vì vậy các cơ quan chuyên môn
tăng cường đôn đốc, khuyến cáo người nuôi chủ động áp dụng các biện pháp
phịng chống dịch bệnh, tránh nóng ao ni, bổ sung khống chất vào thức ăn để
tăng sức đề kháng cho vật ni, phịng ngừa dịch bệnh.
3. Công nghiệp và xây dựng
ặc d giá trị tạo ra từ hoạt động sản uất công nghiệp chiếm t trọng
không cao trong tổng
toàn thành phố, nhưng với sự chu ển biến t ch cực
của l nh vực nà ở những tháng đầu năm 2021, bất chấp dịch Covid-19 đang
ngày càng diễn biến phức tạp càng cho thấ kinh tế Đà Nẵng đang dần được
phục hồi; ch số tăng trưởng so với tháng trước tháng báo cáo và tháng cùng kỳ

được duy trì và tăng trưởng ổn định; một số ngành công nghiệp công nghệ cao
được nhi u nhà đầu tư trong và ngồi nước quan tâm, c tiến đầu tư
Hình 7. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng 6 tháng đầu năm 2021
(So với cùng kỳ năm 2020)

Trong mức tăng 2,85% của cả khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành
cơng nghiệp tăng 2,79%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm vào mức tăng chung,
mức tăng tuy không cao nhưng đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các doanh
nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo sau đà sụt giảm nghiêm trọng
của năm 20206, đã có dấu hiệu phục hồi và tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2021
ở mức 1,96%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó có
6

VA ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2020 giảm 7,89%; 6 tháng cuối năm 2020 giảm 15,76%.


11
21/24 ngành công nghiệp cấp hai của lĩnh vực chế biến, chế tạo có mức tăng
trưởng dương7; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,97%; cơng nghiệp khai
khống tăng mạnh ở mức 52,12% (cùng kỳ năm 2020 giảm 29,18%), tuy nhiên
lĩnh vực khai khoáng chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 0,4% trên GRDP) nên ít tác
động đến tốc độ tăng trưởng chung.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố trong tháng
6/2020 ước tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm
2020, trong đó cơng nghiệp khai khống cùng có mức tăng 12,7% so với tháng
trước và so với tháng cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,8% và
3,4%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 7,2% và giảm 10,5%; hoạt
động cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 1,2% và 4,6%.
Dự kiến quý II năm 2021, chỉ số IIP toàn thành phố ước tăng 14,8% so
với quý trước quý báo cáo và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó

nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo (nhóm có tỷ trọng lớn trong tồn
ngành công nghiệp) đều đạt mức tăng trưởng trên 2 con số (tương đương tăng
15,4% và 12,1%); nhóm ngành khai khống tăng lần lượt 21,3% và 42,5%; hoạt
động cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 8,2% và 6,7%; riêng công nghiệp sản
xuất và phân phối điện mặc dù so với quý trước quý báo cáo tăng 8,8% nhưng
so với quý cùng kỳ chỉ bằng 99,7%.
Hình 8. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp 6 tháng đầu năm 2021

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, IIP tồn ngành cơng nghiệp vẫn đảm
bảo được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ (tăng 3,8%) bất kể dịch bệnh
Covid-19 trong nước và trên thế giới vẫn đang có chiều hướng gia tăng và mức
độ lây nhiễm khá nghiêm trọng, trong đó cơng nghiệp khai khống tăng 43,2%;
cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,5%; công nghiệp sản xuất và phân phối
điện ước tăng 2,9%; riêng hoạt động sản xuất nước và xử lý rác thải giảm 2,9%
(nguyên nhân giảm so với cùng kỳ một phần do số doanh nghiệp hoạt động
7

Cùng kỳ năm 2020 có 9/24 ngành cấp 2 cúa lĩnh vực chế biến, chế tạo tăng trưởng dương.


12
ngành lưu trú, ăn uống ngừng hoạt động bởi dịch Covid; thu nhập của đại bộ
phân dân cư lao động bị cắt giảm vì dịch bệnh cũng là một trong những nguyên
nhân khiến mức chi tiêu trong sinh hoạt bị cắt giảm...).
Một số ngành cơng nghiệp có chỉ số IIP so với cùng kỳ tăng cao hơn mức
tăng chung của toàn ngành phải kể đến: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
(+57,5%); chế biến gỗ và sản xuất sản xuất từ gỗ (+42,7%); sản xuất thiết bị
điện (+29,2%); sản xuất giường tủ bàn ghế (+24,9%)… Bên cạnh đó một số
ngành có chỉ số sản xuất giảm sâu so với cùng kỳ như: sản xuất máy móc, thiết
bị chưa được phân vào đâu (-48,3%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (26,6%) do thời điểm cùng kỳ năm trước nhu cầu cung ứng mặt hàng này tăng

cao khi lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện dịch Covid-19; sản xuất đồ uống (15,2%) do hoạt động, kinh doanh của các đối tượng tiêu thụ trực tiếp (nhà hàng,
quán bar) thường xuyên phải ngừng hoạt động để thực hiện giản cách xã hội bởi
dịch bệnh.
Sản phẩm công nghiệp: so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm
2021 có đến trên 50% sản phẩm có mức tăng dương, trong đó một số sản phẩm
chủ lực đạt được mức tăng trưởng khá: Động cơ điện một chiều có cơng suất từ
37,5W trở xuống (+29,2%); lốp hơi mới bằng cao su, loại dùng cho xe buýt, xe
tải hoặc máy bay (+57,5%); bàn gỗ các loại (+40,5%); dược phẩm khác chưa
được phân vào đâu (+73%); giày, dép thể thao (+22,1%)... Bên cạnh đó, một số
sản phẩm có giá trị cao tuy khối lượng sản xuất đạt thấp so với cùng kỳ nhưng
khoảng cách đã dần được thu hẹp. Nếu tại thời điểm cuối quý 1 năm 2021 sản
phẩm Tôm đông lạnh chỉ bằng 76,8% so với cùng kỳ thì đến cuối quý 2 năm
2021 đã tăng lên 89,7%; tương tự sản phẩm quần áo cho người lớn khơng dệt
kim hoặc đan móc đạt 75,5% trong quý 1/2021 và tăng lên 81,5% vào cuối quý
2/2021; bê tông trộn sẵn trong quý 1/2021 chỉ bằng 79,6% so với cùng kỳ nhưng
đến cuối tháng 6/2021 đã đạt mức tăng 5,6%.
Chỉ ố ti u thụ toàn ngành cơng nghiệp chế iến, chế tạo ước tính
tháng 6/2021 so với cùng kỳ năm trước giảm gần 1,9% sau nhiều tháng liên tục
đạt chỉ số dương, một trong những nguyên nhân chính là do Đà Nẵng tiếp tục
phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội do đợt dịch mới quay trở lại vào
giữa tháng 6 sau 30 ngày khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bình qn 6
tháng đầu năm 2021 chỉ số tiêu thụ tăng 9,8% so với cùng kỳ. Trong đó, một số
ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao phải kể đến như: Sản xuất hóa chất và sản
phẩm từ hóa chất (+34,2%); sản xuất kim loại (+33,4%); sản xuất thiết bị điện
tử, máy tính và thiết bị quang học (+29,2%); sản xuất sản phẩm từ cao su và
palastic (+27,7%)… Bên cạnh đó, vẫn cịn một số ngành có chỉ số tiêu thụ thấp
hơn so với chỉ số tiêu thụ chung do hợp đồng xuất khẩu hàng hoá bị gián đoạn
(ngành dệt may), mức tiêu thụ giảm do nhu cầu ăn uống ngoài gia đình bị hạn
chế bởi dịch bệnh (cơng nghiệp sản xuất đồ uống)…
Chỉ số tồn kho của ngành chế biến, chế tạo: việc tập trung đẩy mạnh

lượng hàng hoá tồn kho trong những tháng đầu năm đã làm cho chỉ số tồn kho


13
ước tính đến cuối tháng 6 năm 2021 của ngành chế biến, chế tạo tăng 2,8% so
với cùng kỳ năm trước (năm 2020 là +44,7%), trong đó một số ngành có chỉ số
tồn kho thấp hơn mức chung như: dệt; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản
xuất kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử máy vi tính và sản phẩm quang
học…Bên cạnh đó, một số mặt hàng vẫn có lượng tồn kho khá cao như: Sản
xuất thuốc, hoá dược và dược liệu (+75,5%); sản xuất giường, tủ bàn ghế
(+47,7%); sản xuất trang phục (+36,7%)…đây là những mặt hàng có lượng tiêu
thụ giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên nhu cầu mua sắm, chi tiêu
trong dân bị cắt giảm.
Chỉ ố ử dụng ao động trong doanh nghiệp cơng nghiệp tiếp tục có xu
hướng giảm so với cùng kỳ do tình hình dịch bệnh Covid -19 kéo dài, tuy nhiên
mức độ sụt giảm đã dần thu hẹp do Nhà nước thực hiện đồng thời “mục tiêu
kép” vừa chống dịch vừa phải đảm bảo phát triển kinh tế. Tính riêng tháng 6
năm 2021, chỉ số sử dụng lao động đạt mức tương đương so với cùng kỳ, trong
đó khu vực kinh tế nhà nước và khu vực ngoài nhà nước tăng lần lượt +2,3% và
+2,2%, riêng khu vực FDI tiếp tục giảm (-4,3%). Bình quân 6 tháng đầu năm
2021 chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp bằng 97,2% so với
cùng kỳ năm trước (quý 1 bằng 94,2%) trong đó hoạt động ngành khai khống
có mức giảm sâu nhất (-18,7%) và khu vực giảm nhiều nhất là khối doanh
nghiệp FDI (-4,6%).
Hình 9. Chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2021

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, có khoảng một nửa số doanh nghiệp ngành
này khá lạc quan, dự báo hoạt động của quý III năm 2021 sẽ tốt lên; 21% doanh
nghiệp dự báo sẽ khó khăn hơn và 29% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản

xuất kinh doanh ổn định.
4. Thương mại và dịch vụ
Điểm sáng kinh tế thành phố trong 6 tháng qua là khu vực dịch vụ. Nhờ
các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và linh hoạt, với tốc độ tăng trưởng
khu vực dịch vụ ước đạt 5,34%, t trọng đóng góp lên đến 85,4%, khu vực dịch


14
vụ là bệ đỡ ch nh cho tăng trưởng của cả n n kinh tế thành phố trong 6 tháng
đầu năm 2021
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào
mức tăng chung như sau: hoạt động thương mại tăng 8,62%, với tỷ trọng đóng
góp 23,6% vào mức tăng chung, đây cũng là ngành có mức đóng góp cao nhất
trong khu vực dịch vụ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,45%,
đóng góp 11,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 8,69%; đóng góp
11,6%; vận tải, kho bãi tăng 4,67%, đóng góp 9,7%; hoạt động thơng tin và
truyền thơng tăng 3,81%, đóng góp 10,7%; y tế và trợ giúp xã hội tăng 20,40%,
đóng góp 8,4% vào mức tăng chung.
Hình 10. Tăng trưởng khu vực dịch vụ

Tình hình thị trường trong những tháng đầu năm diễn biến sôi động nhờ dịp
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng… tổ
chức nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu, thu hút người dân đến tham quan
và mua sắm. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát từ đầu tháng
5/2021, thành phố đã triển khai nhiều biện pháp phịng chống dịch và đạt kết quả
tích cực, chỉ đạo các đơn vị phân phối triển khai kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng
hóa, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người
dân trên địa bàn thành phố, góp phần bình ổn thị trường.
4.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 6 năm 2021 ước đạt 5.657 tỷ đồng, tăng

5,1% so với tháng trước, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng
5 năm 2021, hầu như 12 nhóm ngành hàng đều có xu hướng tăng, một số nhóm
ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn có tốc độ tăng cao hơn mức chung phải kể đến
như: lương thực thực thực phẩm (+6,3%); đồ dùng dụng cụ trang thiết bị gia
đình (+8,6%); gỗ và vật liệu xây dựng (+8,4%)... Ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ,


15
đây là thời gian nghỉ hè của các học sinh, sinh viên nên nhu cầu tiêu dùng của
người dân tăng, điều này góp phần làm cho doanh thu tháng 6 năm 2021 tăng so
với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, những nhóm ngành hàng có mức
tăng cao hơn mức tăng chung đó như: lương thực, thực phẩm (+32,7%); đồ
dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình (+15,1%); gỗ và vật liệu xây dựng
(+18,6%); phương tiện đi lại (+21,1%)...
Hình 11. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
(So với cùng kỳ năm 2020)

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt
32.802,3 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm ngành
hàng có mức tăng cao so với cùng kỳ, điển hình như: đồ dùng, dụng cụ trang
thiết bị gia đình (13,6%); vật phẩm, văn hóa giáo dục (+13,5%); gỗ và vật
liệu xây dựng (+18,6%); ô tô các loại (+23,5%); hàng hóa khác (+18,9%)...
Trong 12 nhóm hàng, có duy nhất nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) giảm
18,1%, tuy nhiên nhóm hàng này chiếm tỷ trọng tương đối thấp (chỉ đạt xấp
xỉ 1% trên tổng doanh thu bán lẻ) nên không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng
chung của doanh thu hoạt động bán lẻ hàng hố. Nhìn chung, hoạt động bán lẻ
hàng hóa những tháng đầu năm 2021 có những tín hiệu tích cực và đạt được
mức tăng khá hơn so với cùng kỳ năm trước.
4.2. Dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác
Hoạt động của các cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành và dịch vụ tiêu dùng

khác tiếp tục phải tạm ngừng hoạt động để đảm bảo cơng tác phịng, chống dịch
bệnh. Ước tính tháng 6 năm 2021, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt
851,2 tỷ đồng, giảm 3,5% so với tháng trước và giảm 38,7% so cùng kỳ năm
trước. Trong đó, dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng cao (91,3%), giảm 1,8% so với
tháng trước và giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lữ hành
và hoạt động hỗ trợ du lịch trong tháng 6 năm 2021 ước tính khơng phát sinh do


16
khơng có tour du lịch. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.076 tỷ đồng, tăng
14,3% so với tháng trước, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 quay trở lại, trong quý II năm 2021,
tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành, dịch vụ tiêu dùng giảm 14,9%
so với quý I năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu của 3
nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác
ước đạt 13.775,8 tỷ đồng. Trong đó, nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt
7.225,8 tỷ đồng tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, hai nhóm cịn lại nhóm
dịch vụ lữ hành, hoạt động hỗ trợ du lịch và dịch vụ tiêu dùng giảm lần lượt
33,4% và 1,97% so với cùng kỳ năm trước.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và ngày 1-5 là thời điểm đầu mùa du lịch trong năm, các
doanh nghiệp và các điểm du lịch trên địa bàn đưa ra nhiều gói kích cầu hấp dẫn
dành cho khách du lịch như: khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng phối hợp cùng
Sunbox giới thiệu chương trình triển lãm Rối nước trưng bày những hình ảnh,
câu chuyện về rối nước làm cho những ngày đầu tháng 5 lượng du khách đến Đà
Nẵng tăng cao. Tuy nhiên, kể từ khi Đà Nẵng công bố ca nhiễm Covid đầu tiên
(đợt 3 ngày 6/5/2021) đến nay, lượng khách đến lưu trú giảm sâu và lượng
khách du lịch theo tour hầu như không phát sinh vì ngành du lịch ngừng hoạt
động và khơng có tour trong tháng 6. Nếu tính cuối tháng 5 năm 2021, tổng số
lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước tính trong tháng là 72 nghìn lượt thì dự
kiến tháng 6 năm 2021 chỉ đạt 56 nghìn lượt khách, giảm 22,3% so tháng trước

tháng báo cáo (tháng 5/2021) và giảm 74,3% so với cùng kỳ năm trước. Số ngày
khách lưu trú bình quân trong tháng 6 năm 2021 ước đạt 2,4 ngày lượt, trong đó
khách quốc tế 2,3 ngày lượt; khách trong nước 2,5 ngày/lượt. Tính chung 6
tháng đầu năm 2021, tổng số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1.050,7
nghìn lượt, bằng 63,1% so với cùng kỳ, trong đó, khách quốc tế ước đạt 84,1
nghìn lượt, bằng 13,4% cùng kỳ (do 3 tháng đầu năm 2020 thu hút khách quốc
tế vẫn chưa bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19), hầu hết là người nước ngoài
đang làm ăn, sinh sống tại Việt Nam; khách trong nước ước đạt 966,6 nghìn
lượt, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 6 tháng đầu năm, khách
ngủ qua đêm đạt 928,1 nghìn lượt, bằng 72,7% so với cùng kỳ, tương ứng
2.045,9 nghìn ngày khách phục vụ.
Trong tháng Sáu, số lượt khách do cơ sở lữ hành phục vụ ước tính khơng
phát sinh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lượt khách do cơ sở lữ hành phục vụ
ước đạt 60,3 nghìn lượt, bằng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách
quốc tế đạt 1,3 nghìn lượt, bằng 0,8%; khách trong nước gần 59 nghìn lượt,
bằng 53,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngày khách du lịch theo tour ước đạt
197,5 nghìn ngày khách và bằng 22,9% so với cùng kỳ năm trước.
4.3. Hoạt động vận tải; bưu chính và chuyển phát; thơng tin và truyền thơng
Cùng với những khó khăn chung của tồn nền kinh tế khi dịch Covid19 bùng phát trở lại, hoạt động vận tải, bưu chính và chuyển phát cũng gặp
khơng ít trở ngại, doanh thu của hầu hết các nhóm dịch vụ đều giảm so với


17
tháng trước. Tuy nhiên, so với tháng cùng kỳ vẫn đảm bảo được mức tăng
trưởng ổn định, nhờ đảm bảo song hành giữa cơng tác phịng chống dịch và
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng doanh thu ngành vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải và hoạt động bưu
chính, chuyển phát trong tháng 6 năm 2021 ước đạt 1.502 tỷ đồng, tăng 0,5% so
với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính 6 tháng đầu
năm 2021 đạt 9.207 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,

doanh thu vận tải hành khách ước đạt 2.307 tỷ đồng, bằng 82,1%; doanh thu vận
tải hàng hoá đạt 2.724 tỷ đồng, tăng 18,6%; dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 3.792 tỷ
đồng, tăng 6,8% và dịch vụ bưu chính, chuyển phát đạt 383 tỷ đồng, tăng 13,6%
so với cùng kỳ năm 2020.
Hình 12. Hoạt động vận tải 6 tháng đầu năm 2021
(So với cùng kỳ năm 2020)

Doanh thu vận tải hành khách bằng đường bộ tháng 6/2021 ước đạt 84 tỷ
đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và bằng 86,3% so với tháng cùng kỳ năm
2020. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021 đạt 551 tỷ đồng, bằng 85,2% so với cùng
kỳ năm 2020. Khối lượng luân chuyển hành khách bằng đường bộ tháng
06/2021 ước đạt hơn 53,4 triệu HK.Km, tăng 1,8% so với tháng trước và bằng
92,5% so với tháng cùng kỳ năm 2020. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, đạt
353,5 triệu HK.Km, bằng 86,5% so với cùng kỳ.
Doanh thu vận tải hàng hóa bằng đường bộ tháng 6/2021 ước đạt gần 424
tỷ đồng, giảm 1,1% so với tháng trước, tăng 10,6% so với tháng cùng kỳ năm
2020. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2.724 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng
kỳ. Khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường bộ tháng 6/2021 ước đạt
286,8 triệu T.Km, giảm 1,2% so với tháng trước, tăng 10,0% so với tháng cùng
kỳ năm 2020. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.857,8 triệu T.Km, tăng
18,7% so với cùng kỳ năm 2020.


18
Doanh thu hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 6 năm 2021 ước đạt 655
tỷ đồng, tăng 1,0% so với tháng trước và tăng 9,1% so với tháng cùng kỳ năm
2020. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 3.792 tỷ đồng, tăng 6,8% so với
cùng kỳ năm 2020.
Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tháng 6 năm 2021 ước đạt gần
65 tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước, tăng 13,5% so với tháng cùng kỳ năm

2020. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, đạt 383,3 tỷ đồng, tăng 13,6% so với
cùng kỳ năm 2020.
Hoạt động thông tin và truy n thông tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Ước 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu toàn ngành đạt hơn 6.811 tỷ đồng, tăng
4,65%, trong đó riêng doanh thu viễn thơng đạt 4.927 tỷ đồng, tăng 4,61%.
Hình 13. Hoạt động thơng tin và truyền thơng 6 tháng đầu năm 2021
(So với cùng kỳ năm 2020)

5. Hoạt động của doanh nghiệp
6 tháng đầu năm 2021, lực lượng doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với
những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên nhờ kinh
nghiệm từ các đợt dịch trước, khả năng ứng phó và thích nghi của doanh nghiệp
đã khá hơn, một số doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động, ổn định sản xuất kinh
doanh và có lợi nhuận.
Tính đến ngày 15/6/2021, thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp cho 2.107 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng
vốn điều lệ đăng ký đạt 11.262 tỷ đồng; tăng 6,4% về số doanh nghiệp và tăng
4,3% về số vốn so với cùng kỳ 2020; hoàn tất thủ tục giải thể cho 411 doanh
nghiệp, đơn vị trực thuộc và có 1.806 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tạm
ngừng hoạt động. Tổng số hồ sơ liên quan đến đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận
và xử lý trong 06 tháng đầu năm 2021 là 11.926 hồ sơ, trong đó có 8.348 hồ sơ
trực tuyến (chiếm tỷ lệ 70%).


19
Hình 14. Tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2021
(Tính đến 15/6/2021)

6. Giá cả thị trường
6.1. Chỉ số giá tiêu dùng

Ch số giá tiêu d ng (C I) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được kiểm
soát, ch số giá tiêu d ng tháng 6 năm 2021 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng
3,38% so với c ng kỳ năm trước, tăng 2,84% so với tháng 12 năm trước. CPI
bình quân quý II tăng 3,55% so với bình quân c ng kỳ năm trước C I bình
quân 6 tháng đầu năm tăng 2,31% so với bình quân c ng kỳ năm 2020, thấp
hơn mức tăng bình quân 4,42% của 6 tháng đầu năm 2020
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 9 nhóm
hàng tăng giá, cụ thể: giao thơng (+1,08%); may mặc, mũ nón và giày dép
(+0,29%); đồ uống và thuốc lá (+0,18%); bưu chính viễn thơng (+0,05%); nhà
ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+0,05%); hàng hóa và dịch vụ khác
(+0,04%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,04); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,03%);
giáo dục (+0,01%). Nguyên nhân tác động chủ yếu làm CPI tháng 6 năm 2021
của một số nhóm hàng tăng so với tháng trước là do trong tháng có hai đợt điều
chỉnh giá xăng dầu theo giá dầu thế giới làm cho chỉ số giá nhóm nhiên liệu
(xăng, dầu nhờn, dầu diezen) tăng 3,29%, giá dầu hỏa tăng 5,00% so với tháng
trước; trong tháng 6/2021, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu sử dụng điện
của người dân tăng lên, giá điện sinh hoạt tăng 2,38% so với tháng trước; giá vật
liệu xây dựng tăng 0,93%, tăng ở một số loại vật liệu xây dựng: thép, xi măng;
giá đồ trang sức tăng 1,17% so với tháng trước do giá vàng tăng theo ảnh hưởng
của giá vàng thế giới; nhóm thực phẩm tăng 0,04%, trong đó các mặt hàng rau
củ quả tiếp tục tăng giá so với tháng trước; giá bán lẻ gas tháng 6 năm 2021 tại
thành phố Đà Nẵng tăng 3,59% so với tháng trước do chính sách điều chỉnh giá
gas tăng 13 nghìn đồng/1bình 12 kg (từ 362 nghìn đồng/bình lên 375 nghìn
đồng/bình) theo giá gas thế giới.
Bên cạnh đó, có 2 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước, lần lượt là: văn
hóa, giải trí và du lịch (-0,05%); thiết bị và đồ dùng gia đình (-0,04%). Nguyên
nhân CPI trong tháng 6 năm 2021 giảm so với tháng trước là do các chủ cho
thuê nhà trọ giảm giá để hỗ trợ cho các đối tượng là sinh viên, công nhân bị ảnh



20
hưởng của dịch bệnh, khiến giá dịch vụ nhà ở cho thuê tháng này giảm 0,79%;
bên cạnh đó, với nhiều biện pháp cấp bách, trong đó có việc tạm dừng các hoạt
động vận chuyển, hạn chế đi lại, hạn chế tụ tập đơng người và sự e ngại về tình
hình dịch bệnh của người dân thành phố và du khách đã tác động làm giá dịch
vụ giao thông công cộng giảm 7,75%, trong đó giá vé vận tải hành khách đường
hàng khơng giảm mạnh 17,49% so với tháng trước.
Hình 15. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,31% so với
bình quân cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng bình quân 6 tháng thấp nhất giai
đoạn 2017-20218. Trong đó, riêng nhóm giao thơng tăng cao hơn so với mức tăng
chung (+8,37%), cịn lại hầu hết các nhóm hàng đều tăng thấp hơn so với mức
tăng chung, bao gồm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+2,28%);
hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2,21%); hàng hóa và dịch vụ khác (+2,21%); giáo
dục (+2,21%); may mặc, mũ nón và giày dép (+2,04%); thiết bị và đồ dùng gia
đình (+1,30%); đồ uống và thuốc lá (+1,16%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,37%).
Riêng CPI của hai nhóm hàng văn hóa giải trí và du lịch; bưu chính và viễn thông
giảm so với cùng kỳ, mức giảm tương ứng là 2,7% và 0,75%.
6.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tăng 0,97% so với tháng trước; giá vàng 99,99% tư nhân
trong tháng 6 năm 2021 dao động từ 5.190 - 5.380 nghìn đồng/1chỉ, bình quân
trong tháng giá vàng tăng 51 nghìn đồng/1chỉ.
Giá đơ la Mỹ ngoại thương chuyển khoản tháng 6 năm 2021 dao động từ
2.304 - 2.316 nghìn đồng/100USD, bình quân 23.106 đồng/USD, bình quân trong
tháng giá đô la Mỹ giảm 43,88 đồng/USD, chỉ số giá đơ la Mỹ giảm 0,19% so với
tháng trước.
Bình qn quý II năm 2021, giá vàng tăng 11,99%; giá đô la Mỹ giảm
1,43% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Bình quân trong 6 tháng đầu năm 2021, giá vàng tăng 17,02%; giá đơ la

Mỹ giảm 1,0% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
8

CPI bình quân 6 tháng giai đoạn 2017-2020 lần lượt như sau: 104,38%; 103,34%; 102,38%; 104,42%.


21
6.3. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II năm 2021 tăng
2,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI nông nghiệp tăng 1,32%; lâm
nghiệp tăng 0,31%; thủy sản tăng 3,73%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, PPI
nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
PPI nơng nghiệp tăng 5,41%; lâm nghiệp giảm 0,55%; thủy sản tăng 1,5%.
Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý II năm 2021 tăng 9,85% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó PPI sản phẩm khai khống giảm 0,16%; sản phẩm cơng
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,64%; điện và phân phối điện giảm 6,76%; nước
sạch, nước thải, xử lý nước thải, rác thải giảm 0,16%. Tính chung 6 tháng đầu
năm 2021, PPI cơng nghiệp tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI
sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn mức tăng chung của
nhóm, tăng 5,76% và PPI điện, phân phối điện giảm sâu nhất trong các nhóm
sản phẩm, giảm 11,93% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá cước vận tải, kho bãi quý II năm 2021 giảm 0,17% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó giá cước dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ tăng
0,69%; dịch vụ vận tải đường thủy giảm 1,07%; dịch vụ kho bãi và các dịch vụ
liên quan đến hoạt động hỗ trợ cho vận tải tăng 0,59%. Chỉ số giá cước vận tải
kho bãi 6 tháng đầu năm 2021 giảm 1,54% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: chỉ
số giá dịch vụ vận tải đường thủy giảm 2,02%; dịch vụ vận tải đường sắt, đường
bộ giảm 0,08%, bên cạnh đó dịch vụ kho bãi và các dịch vụ liên quan đến hoạt
động hỗ trợ cho vận tải tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý II năm 2021 tăng 0,92% so với cùng kỳ

năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, PPI dịch vụ tăng 0,3% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá sản xuất ngành dịch vụ lưu trú và ăn
uống giảm 0,15%; ngành thông tin và truyền thông giảm 1,14%; hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 2,27%; hoạt động kinh doanh bất động sản
tăng 0,03%; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng 0,05%; hoạt
động hành chính và hỗ trợ tăng 1,62%; giáo dục và đào tạo tăng 2,4%; y tế và
trợ giúp xã hội tăng 0,24% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho xây dựng quýII năm
2021 tăng 6,72% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho xây dựng tăng 4,47%, trong đó chỉ số
giá dịch vụ xây dựng chuyên dụng tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước.
6.4. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý II năm 2021 tăng 2,36% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng hóa được sản xuất tại Đà Nẵng có
chỉ số giá xuất khẩu tăng, cụ thể: phân bón tăng 10,45%; hàng may mặc tăng
8,95%;giày dép tăng 1,45%; hàng thủy sản tăng 1,39%;sản phẩm từ cao su
tăng 0,57%; máy tính và linh kiện điện tử tăng 0,23%. Nhóm sản phẩm từ hóa
chất có chỉ số giá xuất khẩu giảm 0,25% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 6


22
tháng đầu năm 2021, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 1,02% so với cùng kỳ
năm trước.
Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa quý II năm 2021 tăng 2,83% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng hóa có chỉ số nhập khẩu tăng như:
hàng thủy sản tăng 0,48%; lúa mì tăng 9,59%; thức ăn gia súc và nguyên liệu
tăng 8,80%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa
tăng 2,01% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ giá thương mại hàng hóa quý II năm 2021 giảm 0,46% và 6 tháng đầu
năm 2021 giảm 0,97% so với cùng kỳ năm trước

7. Hoạt động tài chính, ng n hàng và bảo hiểm
Ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai thực hiện cho va 05 l nh vực ưu tiên
tại địa phương9; các chi nhánh tổ chức tín dụng (TCT ) trên địa bàn rà soát và
chủ động phối hợp với khách hàng để kịp thời thực hiện các giải pháp phù hợp
với mức độ ảnh hưởng và khả năng tài ch nh của TCTD nhằm hỗ trợ khách
hàng khắc phục khó khăn, khơi phục sản xuất.
Hình 16. Hoạt động tài chính ngân hàng

Trong tháng 6/2021, mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên
địa bàn phổ biến như sau:
- Lãi suất huy động VNĐ: tiền gửi không kỳ hạn và dưới 01 tháng phổ
biến ở mức từ 0,1% - 0,2%/năm; kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng ở mức
3,2% - 4,0%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng ở mức 3,8% - 6,0%/năm; từ
trên 12 tháng ở mức 5,3% - 6,8%/năm.
- Lãi suất cho vay VNĐ: Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6,59,5%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa VND đối với các lĩnh vực ưu tiên là
4,5%/năm; lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến ở mức khoảng 9,5% - 12%/năm.
9

Đến cuối tháng 4/2021, dư nợ cho vay của 5 lĩnh vực ưu tiên tại địa phương đạt được: lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn đạt 9.976 tỷ đồng, chiếm 5,31%; lĩnh vực xuất khẩu đạt 2.647 tỷ đồng, chiếm 1,41%; lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ đạt 1.217 tỷ đồng, chiếm 0,65%; doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 56.735 tỷ đồng, chiếm 30,22%;
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 30,5 tỷ đồng, chiếm 0,02% trên tổng dư nợ.


23
Dư nợ các thành phần kinh tế trên địa bàn ước đến 30/6/2021 đạt 192
nghìn tỷ đồng, tăng 3,0% so với cuối năm 2020 và tăng 7,2% so với cùng thời
điểm năm 2020. Trong đó, dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam ước đạt 186,7
nghìn tỷ đồng, tăng 6,8%; dư nợ ngoại tệ ước đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7%
so với cùng thời điểm năm trước. Phân theo kỳ hạn, dư nợ trung và dài hạn ước

đạt 123,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9%; dư nợ ngắn hạn ước đạt 68,3 nghìn tỷ đồng,
tăng 9,7% so với cùng thời điểm năm 2020.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế cùng với lãi suất huy động ở
mức thấp, tổng huy động vốn của Ngành ngân hàng trong những tháng đầu năm
vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tốt, nguồn vốn nhàn rỗi của người dân vẫn được tin
tưởng đầu tư vào kênh tiền gửi tại ngân hàng. Ước đến cuối tháng 6/2021, tổng
nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 151,0 nghìn tỷ
đồng, tăng 6,2% so với cuối năm 2020 và tăng 14,0% so với cùng thời điểm
năm 2020. Phân theo loại tiền huy động, tiền gửi VND ước đạt 146,0 nghìn tỷ
đồng, tăng 13,9%; tiền gửi ngoại tệ ước đạt 5,0 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so
với cùng thời điểm năm trước. Phân theo hình thức huy động, tiền gửi tiết
kiệm ước đạt 98,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%; tiền gửi thanh tốn ước đạt 53,0
nghìn tỷ đồng, tăng 26,0% so với cùng thời điểm năm trước.
8. Thu chi ngân ách nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm không đạt như kỳ vọng, tình
trạng bội chi ngân sách vẫn chưa thể chấm dứt. Tuy nhiên, chi ngân sách
Nhà nước tiếp tục ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên
chủ yếu tập trung vào công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh và các nhu cầu
v an sinh xã hội.
Hình 17. Thu, chi ng n ách Nhà nước tr n địa bàn
(Tính từ 01/01 đến 20/6/2021, so với cùng kỳ năm 2020)

Tổng thu ngân sách Nhà nước sơ bộ tính đến ngày 20/6/2021 đạt 10.707
tỷ đồng, bằng 96,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu ngân sách Trung
ương đạt 4.648 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương đạt 6.059 tỷ đồng. Trong tổng
thu ngân sách Nhà nước, thu nội địa đạt 8.359 tỷ đồng, bằng 85,1% so với cùng


×