Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.66 KB, 141 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TlP HỒ CHÍ MINH
^Q^

ƠNG VĂN NĂM (Chủ biên)

PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
- GĨC NHÌN TỪ VAI TRỊ CỦA XÃ HỘI
MÃ SỐ:.....................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TlP HỒ CHÍ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


^Q^

TS. ƠNG VĂN NĂM (Chủ biên)

PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM GĨC NHÌN TỪ VAI TRỊ CỦA XÃ HỘI
(Tài liệu tham khảo)

TS. LÊ THỊ THÙY NHUNGTHÀNH VIÊN BIÊN SOẠN:

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm vừa qua, cơng tác phịng, chống tham nhũng đã có những chuyển
biến căn bản, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và được xã hội, cộng đồng
quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế,



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


hiệu quả chưa cao. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều
cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của
Đảng và chế độ ta.
Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến thực trạng này, trong đó
có những nguyên nhân như tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn bất cập, kém
hiệu quả; sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước trong cơng tác phịng ngừa
và đấu tranh chống tham nhũng tại các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, sâu sát, thường
xuyên; việc xử lý tham những nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm; cơ chế, chính sách
pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; việc huy động lực lượng đông đảo nhân dân cũng
như sự tham gia của báo chí, các cơ quan truyền thơng, các đồn thể, tổ chức xã hội và
người dân vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng mặc dù đã nhận được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước nhưng vẫn chưa tạo ra một sự chuyển biến tích cực về ý thức xã hội
trong việc phản ứng với tệ nạn tham nhũng cũng như đề cao ý thức trách nhiệm của người
dân đối với việc tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn này.
Nhằm đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng, nâng cao hơn nữa hiệu quả
của công tác này, bên cạnh việc phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những tồn tại,
hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua, cần có những nghiên cứu
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các chủ trương, biện pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang
nỗ lực thực hiện. Trong đó nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của xã hội cần được nhìn
nhận như một biện pháp đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả. Với những lý do như
trên, chúng tơi tổ chức biên soạn tài liệu tham khảo: “Phịng, chống tham nhũng ở Việt
Nam - góc nhìn từ vai trị của xã hội” như là một sự đóng góp nhỏ bé vào công cuộc
chung của Đảng và Nhà nước. Hy vọng rằng, cuốn sách chuyên khảo này sẽ cung cấp
nhiều thơng tin hữu ích và những giải pháp hữu hiệu cho những cơ quan ban ngành, những
tổ chức chính trị - xã hội và những công dân trong quá trình phịng, chống tham nhũng.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tơi xin chịu trách nhiệm trước độc giả và rất mong tiếp tục nhận được các ý
kiến góp ý để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi góp ý xin gửi về email:


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


Trân trọng cảm ơn!

CHỦ BIÊN
TS. Ông Văn Năm

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ

2.1.

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH

VIÊN
1.2.1..................................................................................................................

1.2.2.
chống

Quyền tiếp cận thông tin của công dân về tham nhũng và phòng,


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1.
TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG VÀ NHỮNG VẦN ĐỀ ĐẶT
RA Ở VIỆT NAM
1.1.1.
1.1.1.1

Tiền đề lý luận về tham nhũng
Khái niệm Tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng lịch sử - xã hội gắn liền với việc hình thành
giai cấp, nó tồn tại và có thể xảy ra ở bất cứ thời đại và chế độ chính trị nào. Tuy
nhiên ở Việt Nam tham nhũng đã và đang xảy ra phổ biến trong xã hội với mức độ
hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với người nghèo và tầng lớp bình
dân; làm mất uy tín của cơ quan cơng quyền, chính phủ và suy giảm lòng tin của
nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; và nguy hiểm hơn tham nhũng đã
trở thành quốc nạn, đe dọa sự tồn vong của cả chế độ chính trị. Chủ tịch tổ chức minh
bạch thế giới (International Transparency) - Peter Eigen, nhận xét: “Tham nhũng là
ngun nhân chính của đói nghèo, khố chặt người dân trong vịng nghèo khổ”. Trên
bình diện ngoại giao, tham nhũng còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia cũng như uy tín và vị thế của chính quốc gia ấy trên trường quốc tế. Bằng
việc nâng cao ý thức chính trị và quyết tâm chính trị vì sự tồn vong của dân tộc, ở

nước ta trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã quyết tâm rất cao trong việc
phòng chống tham nhũng và bước đầu đã có những bước chuyển rất quan trọng và
kết quả tích cực. Bằng chứng là nhiều vụ án tham nhũng lớn trong đó có cả ủy viên
Bộ chính trị đã được đưa ra ánh sáng. Thế nhưng muốn phòng chống tham nhũng một
cách lâu dài, có hiệu quả và khơng phải là thực hiện theo kiểu “đầu voi, duôi chuột”
hay kiểu “phong trào, chiến dịch”, mà trước hết mỗi chúng ta cần phải có nhận thức
rõ về cơ sở lý luận của hiện tượng này. Trong đó, việc tìm hiểu nội hàm khái niệm và
ngun nhân tham nhũng là một việc cần thiết để giúp hiểu rõ được tận gốc của vấn
đề, từ đó có những biện pháp chính xác và hiệu quả nhằm giải quyết được triệt để và
toàn diện vấn nạn đã và đang đe dọa đến sự tồn vong của chế độ chính trị.
Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International - TI) định nghĩa “tham
nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp
luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Theo định nghĩa trên thì tham nhũng là hành vi
của người có địa vị cao trong xã hội (thường là trong các cơ quan cơng quyền) mà từ
vị trí đó họ có thể dễ dàng trục lợi cho bản thân thơng qua những việc làm trái pháp
luật của mình. Nhưng trên thực tế, không chỉ cán bộ lãnh đạo, cán bộ cơng quyền mới
tham nhũng. Ví dụ như vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm), không phải là cán bộ
Nhà nước nhưng y đã móc ngoặc với các quan chức trong Đảng và chính quyền thành
phố Đã Nằng để Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nhằm
7


chiếm đoạt tài sản liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP
Đà Nằng và một số tỉnh, thành phố khác.
Theo từ điển tiếng Việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
nhân dân lấy của”2. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng định nghĩa này chưa phản ánh
được hết các dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng vì quá giản đơn và chung chung. Vì
tham nhũng khơng chỉ xảy ra bằng việc gây khó dễ, đối tượng chịu tác động khơng
chỉ là nhân dân, tham nhũng có thể diễn ra dưới rất nhiều hình thức và trong nhiều
hoạt động, lĩnh vực như kinh tế, chính trị, hành chính, y tế, giáo dục... Bên cạnh đó,

đối tượng mà chủ thể tham nhũng hướng tới khơng đơn giản chỉ là lợi ích của cải vật
chất mà đó có thể là một lời hứa hẹn về sự thăng tiến trong công việc, cơ hội nghề
nghiệp và những triển vọng tương lai hoặc một sự bảo đảm khi hành vi tham nhũng
đó bị phát giác.
Mặc dù chưa đưa ra được một khái niệm chung về tham nhũng bởi giữa các
quốc gia thành viên có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo World Bank có thể xác
định được hành vi tham nhũng dựa trên những yếu tố cơ bản sau:
Một là, hành vi tham nhũng liên quan tới việc chào mời, cho, nhận hoặc gạ
gẫm một thứ gì đó có giá trị nhằm tác động tới hành động của một cơng chức Nhà
nước trong q trình mua sắm hoặc thực hiện hợp đồng.
Hai là, hành vi gian lận như: việc thể hiện sai các thông tin thực tiễn nhằm tác
động tới một quá trình mua sắm hoặc quá trình thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho
bên vay. Hành vi gian lận bao gồm các hành vi thông đồng giữa các nhà thầu (truớc
hoặc sau khi dự thầu) nhằm tạo ra các mức thầu giả tạo khi cạnh tranh, và tước đi
những lợi ích mà việc cạnh tranh tự do, công khai đem lại.
Ba là, hoạt động mua sắm sai nguyên tắc, xảy ra khi một hợp đồng do ngân
hàng tài trợ vi phạm các quy trình mà ngân hàng và các khách hàng đã thỏa thuận và
không tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng tín dụng.
Theo World Bank, tham nhũng đề cập đến hành vi chào mời, thông đồng giữa
các chủ thể tham nhũng; giữa các nhóm có quyền lực và các nhóm khơng quyền lực;
giữa những nhận hối lộ và người đi hối lộ. Tuy nhiên, vì đây là những yếu tố do một
tổ chức thiên về kinh tế đưa ra, nên định nghĩa về tham nhũng chủ yếu được tiếp cận
dưới góc độ tài chính như chỉ tập trung vào những vấn đề có liên quan nhiều nhất tới
các chính sách và quy trình của tổ chức tài chính này như các khoản vay, đấu thầu,
mua sắm. mà chưa có một cái nhìn bao qt tồn diện vấn đề trên các khía cạnh khác
như khía cạnh văn hóa chính trị tham nhũng. Do đó đã làm thu hẹp đi ngoại diên của
định nghĩa về tham nhũng. Bởi vì tham nhũng có thể xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào,
khơng phân biệt thể chế, cấu trúc chính trị hay trình độ kinh tế - xã hội của một nước.
2 Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1998, tr. 1523
8



Nói chung, tham nhũng dễ xảy ra nhất ở nơi mà các khu vực công cộng và tư
nhân gặp nhau. Bên cạnh đó, tham nhũng cịn xảy ra ngay cả trong việc quy hoạch và
sử dụng đội ngũ cán bộ, trong việc bầu và bổ nhiệm các quan chức ở tất cả các vị trí
cơng việc và các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tham nhũng còn thể hiện trong
việc bổ nhiệm các thành viên gia đình, những nguời trong họ hàng và bạn bè vào
những cơ quan công cộng có vị thế độc quyền, có thể thu lợi nhuận trong một lĩnh
vực họat động nào đó ở khu vực tư nhân hoặc công cộng. Việc phát hiện 11 địa
phương bổ nhiệm người nhà làm quan năm 2017 ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung
vừa qua là một minh chứng điển hình về hành vi tham nhũng. Ngồi ra, ở định nghĩa
trên, dấu hiệu về mặt chủ quan của việc tham nhũng cũng không được đề cập cụ thể,
việc tham nhũng là vì lợi ích của chính người đó hay cho những người khác có liên
quan, có quan hệ phụ thuộc? Việc tham nhũng là do chủ thể cố ý hay vơ tình liên
quan và khơng nhận ra hành vi của mình là tham nhũng. Đây là một tình tiết đóng vai
trị rất quan trọng trong q trình định tội, vì theo Bộ luật hình sự Việt Nam, vấn đề
yếu tố lỗi là một trong những điều cần xem xét đến, khi muốn xác định tội danh cho
một hành vi nào đó, và do vậy, hành vi tham nhũng cũng khơng ngoại lệ. Bởi vì mặt
chủ quan là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cấu thành tội phạm, không
một cá nhân nào phải gánh chịu một tội phạm nếu người đó khơng có lỗi trong việc
gây ra tội phạm đó.
Điều 1 Luật phịng, chống tham nhũng 2005 và điều 3 chương I của Luật
Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) năm 2018 của nước ta định nghĩa: “Tham nhũng
là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ
lợi”. Về khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” ngay trong bộ luật này tại khoản 2
Điều 3 của Dự thảo cũng đã có sự giải thích bằng phương pháp liệt kê. Theo đó người
có chức vụ, quyền hạn bao gồm các đối tượng sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người giữ chức danh quản
lý trong doanh nghiệp;
d) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó.
Phương pháp liệt kê thường được sử dụng đối với những định nghĩa có ngoại
diên hẹp vì sẽ giúp bao hàm được tất cả những thành tố phụ thuộc định nghĩa đó.
Đối với khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn”, theo nhóm tác giả là một khái
niệm khơng dễ dàng hiểu rõ và tường tận, vì thế nếu sử dụng định nghĩa liệt kê ở đây
sẽ khó bao quát được tất cả các yếu tố thuộc ngoại diên của khái niệm này. Nhất là
9


khi khái niệm này lại được dùng trong định nghĩa “tham nhũng”, một định nghĩa còn
nhiều tranh cãi. Nên chăng chúng ta dùng phương pháp diễn giải sẽ hợp lý và tồn
diện hơn?
Bên cạnh đó, nếu người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng chứ không lợi dụng
chức vụ quyền hạn thì có cấu thành tội tham nhũng khơng? Bởi vì khái niệm và hành
vi của hai thuật ngữ “lạm dụng” và “lợi dụng” khơng hồn tồn giống nhau. Theo
định nghĩa của Từ điển pháp luật Hình sự: “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là
hành vi vượt quá quyền hạn làm trái công vụ được giao của người có chức vụ, quyền
hạn. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là trường hợp đặc biệt của tội lợi dụng
chức vụ và quyền hạn. Xét về bản chất, lạm quyền cũng là lợi dụng chức vụ, quyền
hạn nhưng có điểm khác là chủ thể đã vượt quá quyền hạn của mình, hoặc nói cách
khác chủ thể đã thực hiện việc làm không thuộc thẩm quyền, và nội dung việc làm đó
là sai”. Từ đó có thể đưa ra nhận xét: trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn,
nội dung việc làm của chủ thể là sai nhưng việc làm đó thuộc phạm vi và chức trách
của chủ thể. Do đó, có thể thấy rằng trường hợp lạm dụng quyền hạn sẽ có tính nguy
hiểm cao hơn.

Vũ Thành Tự Anh (2005) đứng trên quan điểm của giáo sư sử học của trường
Cambridge Lord Acton - “Quyền lực thường tha hóa, và quyền lực tuyệt đối sẽ tha
hóa một cách tuyệt đối”, còn tham nhũng là một biểu hiện quan trọng và dễ thấy của
sự tha hóa quyền lực - đã cho rằng: “Tham nhũng là hành động lợi dụng quyền lực
(cả công quyền và tư quyền) với mục đích trục lợi cho cá nhân và phe nhóm”.
Từ những luận cứ và phân tích trên đây, nhóm tác giả đưa ra khái niệm chung
về tham nhũng như sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
theo quy định của pháp luật đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ
lợi, nhằm đạt được những lợi ích vật chất, tinh thần cho bản thân hay cho người
khác.
Cơng thức của Tham nhũng, có thể được đúc kết như sau:
Tham nhũng = Độc quyền + Bưng bít thơng tin - Trách nhiệm giải trình
Bàn về tham nhũng thì một trong những vấn đề thu hút nhiều sự chú ý và quan
tâm của các nhà chun mơn chính là ngun nhân của tham nhũng. Vì muốn giải
quyết triệt để và tận gốc vấn nạn này cần phải hiểu rõ được cội nguồn của nó. Cũng
giống như muốn chữa được bệnh thì trước hết phải tìm được nguyên nhân, trên cơ sở
đó sẽ có được những biện pháp tốt nhất để lọai trừ. Từ những biểu hiện mn hình
vạn trạng của tham nhũng trong thực tế, nhóm tác giả rút ra một số ngun nhân
chính hình thành nên hiện tượng này.
1.1.1.2. Phân loại và điều kiện dẫn đến Tham nhũng
Có nhiều cách phân biệt các loại tham nhũng: Tham nhũng vặt/ tham nhũng
10


lớn; tham nhũng hành chính/ tham nhũng “bẻ cong pháp luật”; tham nhũng vụn vặt/
tham nhũng có hệ thống. Tuy nhiên trong chuyên khảo này chúng tôi đề cập đến 2
loại tham nhũng: tham nhũng vặt và tham nhũng lớn.
Tham nhũng lớn xảy ra chủ yếu liên quan đến dự án thu mua lớn nhất và được
phổ biến trong các dự án xây dựng công cộng và tư nhân, trong đường sá, cầu cống,
đập nước, bệnh viện, sân bay, bến cảng và trong các hợp đồng vũ khí và quốc phịng,

trong cơng nghệ vũ khí mới, mua máy bay,....
Tham nhũng vặt, cịn được gọi là tham nhũng hành chính hay tham nhũng
quan liêu (nhũng nhiễu), là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên
công chức tiếp xúc với quần chúng trực tiếp. Những vụ tham nhũng vặt cịn hay xảy
ra khi người dân và các cơng ty tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi
các viên chức lạm dụng quy định theo ý của họ bằng cách cố gắng bòn rút tiền từ các
cơng dân và các cơng ty.
Nói chung, tham nhũng vặt là loại tham nhũng nhỏ và đơn giản. Tham nhũng
vặt diễn ra phổ biến trong các hoạt động của cuộc sống thường nhật. Nó thường liên
quan đến những “món quà biếu” hoặc hối lộ bằng tiền. Tuy nhiên, tham nhũng vặt có
thể gây ra hậu quả lớn, hậu quả nó gây ra khơng thua kém gì so với tham nhũng lớn.
Tham nhũng vặt phổ biến, lan tràn trong xã hội vì được xem là điều hiển nhiên và vơ
hại. Đó có thể là lý do khiến nhiều người gạt đi ý nghĩ rằng hậu quả của nó khơng
làm phá vỡ xã hội.
Nhưng quả thực, những hậu quả do tham nhũng vặt gây ra cũng tồi tệ như
tham nhũng lớn vì nó làm chậm việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cơ bản, cũng
như làm tổn hại đến người dân, đặc biệt người dân nghèo, nghiệm trọng hơn nó cũng
góp phần làm lệch chuẩn các giá trị xã hội, phá vỡ và thậm chí co thể phá hủy hoại
nền văn hóa của dân tộc.
Tham nhũng có thể phát triển mạnh khi có những điều kiện sau:
- Một tập hợp các động cơ khuyến khích các cán bộ tham gia trong các giao
dịch tham nhũng bao gồm mức lương thấp và không đều cho các cán bộ phải nuôi cả
một gia đình lớn. Những viên chức này có thể cảm thấy họ buộc phải tham nhũng, và
những bất ổn chính trị và kinh tế càng thúc đẩy các chính trị gia khai thác cơ hội hiện
có.
- Tính sẵn có của các cơ hội làm giàu cho nhiều cá nhân. Một số môi trường
kinh tế đang tạo điều kiện lý tưởng cho tham nhũng, cụ thể là mơi trường
khống sản và dầu khí, là những mảnh đất màu mỡ hơn so với nơng nghiệp.
Kích thước và sự tăng trưởng của tiêu dùng xã hội cũng góp phần tạo điều kiện
cho tham nhũng. Nơi mà có sự khác biệt lớn về phân bổ chi phí và lợi ích kinh

tế.
11


- Tiếp cận và kiểm soát các phương tiện tham nhũng. Động cơ và cơ hội tạo ra
khả năng nhưng phải có con đường thực sự để tham gia vào tham nhũng.
Những điều kiện này có thể bao gồm kiểm sốt đối với một quy trình hành
chính như đấu thầu hoặc có quyền truy cập vào các tài khoản ra nước ngoài và
các kỹ thuật rửa tiền.
- Nguy cơ bị phát hiện và xử phạt thấp: Tham nhũng sẽ phát triển mạnh ở nơi có
kiểm sốt khơng đủ và khơng hiệu quả (cả trong và ngồi). Kiểm sốt, phát
hiện và khuyến khích truy tố tham nhũng. Trong trường hợp các phương tiện
truyền thơng khơng được kiểm sốt và kiểm duyệt, các cán bộ có hành vi tham
nhũng cảm thấy ít lo sợ hơn.
1.1.1.3.

Thực chất nguyên nhân của Tham nhũng

Để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở vững chắc về mặt lý luận trong việc
phòng và chống tham nhũng, vận dụng cặp phạm trù nhân - quả trong phép biện
chứng duy vật để phân tích về mặt triết học nguyên nhân của nó, chúng tơi xác định
một số ngun nhân chủ quan và khách quan sau:
* về nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của
con người. Cách đây hơn 2.200 năm, Hàn Phi Tử trong thiên Vong trưng (Những
điềm mất nước) và thiên Gian hiếp thí thần (Bọn bề tôi gian dối, ức hiếp và giết nhà
vua) cho rằng, con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi; bản chất con người là “ích kỷ”
và đặc tính chủ yếu của nó là “sự ham mê lợi ích và thù ghét tai họa” nên ln “thích
điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó, ...”. Lẽ cố nhiên đam mê lợi ích khơng
phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lịng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm

sốt hành động và vì lợi ích của bản thân, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của
tập thể, cộng đồng và quần chúng nhân dân thì rõ ràng là khơng thể chấp nhận được.
Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích
cá nhân”. Lợi ích nhóm cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu khơng vì lợi ích
của bản thân thì chẳng ai cịn muốn tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có
thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi
phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.
Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một
bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính lối sống này kết
hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh, cán bộ, công
chức,... là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm pháp. Lối
sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện ở sự quan liêu và suy đồi
của khơng ít cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước; cống hiến thì ít mà muốn hưởng
thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vịi vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.
Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do giáo
12


dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thối,
tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi để phát sinh và
lan rộng trong toàn xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khố X nhận định: “Cơng
tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, cơng chức nói riêng
cịn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thối về tư
tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Khơng ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các
cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, cịn thiếu gương mẫu trong việc giữ
gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí và thực hành tiết kiệm”. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ, cơng chức chưa có ý
thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự
tha hóa, suy thối về đạo đức khơng thể tránh khỏi của các cơng chức, viên chức nhà

nước, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra
được nguyên nhân này, nhưng biện pháp giải quyết chưa thật sự hiệu quả.
Ở nguyên nhân này, môi trường làm việc là điều kiện khách quan ảnh hưởng
đến sự suy thối đạo đức. Hiện tượng đút lót, q cáp để vụ lợi trong các cơ quan
công quyền không phải là điều quá xa lạ và diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Trong một môi
trường như vậy, nếu như không “nhập gia tùy tục”, người ta sẽ bị hất tung khỏi “vịng
xốy cuộc đời”. Theo logích phát triển khách quan của cuộc sống, nếu mỗi con người
không giữ được đạo “trung dung”, “trung thứ” và “tính trực” và nếu “quân bất quân,
thần bất thần, tử bất tử” (Khổng Tử) thì xã hội sẽ lâm nguy, “thượng bất chính, hạ tắc
loạn”. Nguyên nhân này dần dần hình thành hiện tượng tham nhũng tập thể, vì vậy
khi có thanh tra, kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề
phịng, chống tham nhũng.
Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ
phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu xuôi đuôi
lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu
quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là nguyên nhân thúc đẩy
tham nhũng. Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ, quà cáp như một hình thức “kết
thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương lai” để tạo thuận lợi cho con đường công
danh sự nghiệp sau này cho cả bản thân lẫn người thân. Chính hành vi tâm lý và trình
độ nhận thức này đã vơ tình làm cho khơng ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ
động. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, cơng chức
để nhận “phong bì” từ dân mới giải quyết cơng việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ
tục tất yếu trong q trình xử lý cơng việc. Bởi vậy, một số cán bộ, đảng viên khi có
quyền lực đã đem địa vị, quyền hành ra để “mặc cả” và cho rằng “muốn ăn chân giị
phải thị chai rượu”. Vơ hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen
xấu trong cả cán bộ cơng chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công
việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”.
Thứ năm và cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất đó
13



chính là sự sơ hở, bất cập, thiếu cơng khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin - cho” còn
tồn tại. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp đi lặp lại nhiều lần
trong các phiên họp của Quốc hội. Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra,
kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho
nhân viên nhưng khơng có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gian lận trong công
tác để chiếm đoạt tài sản,... Các thủ tục, quy định của Nhà nước chưa được cơng khai,
rõ ràng nên nhân dân có suy nghĩ “tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho
cán bộ tham nhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công
tác kê khai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các văn
bản, quy định, thủ tục. Hơn nữa, việc thiếu trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo
cấp cao ở các cơ quan, đơn vị cũng dẫn đến tình trạng thiếu cơng khai, minh bạch
mặc dù việc báo cáo nghe có vẻ vẫn rất “ổn”, “tốt” trong khi thực tế đó chỉ là “báo
cáo láo”.
Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy chính trị của
một bộ phận cán bộ, đảng viên cịn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến,
manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong
việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị. Giữa đổi mới
tư duy chính trị và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta chưa có sự đồng bộ, thống nhất
cần thiết nên thường xuyên diễn ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi
chuột” làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật.
Ngồi ra cịn có ngun nhân nữa mang tính chất khái quát là chúng ta chưa
thực hiện tốt quy chế dân chủ. Hồ Chí Minh từng cho rằng “dân chủ là chìa khóa vạn
năng để giải quyết những vấn đề xã hội”. Tuy nhiên dân chủ phải gắn liền với dân trí.
Nhìn chung trình độ dân trí, doanh trí, kể cả quan trí của chúng ta chưa cao nên nhân
dân chưa có nhiều khả năng tham gia làm chủ, quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù
chúng ta đã có bước tiến đáng kể về việc ban hành quy chế dân chủ, song nhìn chung
việc thực hiện đưa quy chế vào cuộc sống cịn nhiều hạn chế, khó khăn.
Bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan cơ bản nêu trên cịn có những ngun

nhân khách quan rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tham nhũng ở nước
ta.
* về nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất là việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa triệt để,
khơng theo kịp được trình độ phát triển của hoạt động thực tiễn. Trong quá trình lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để xây dựng, phát triển và bình ổn trật tự xã
hội cịn nghiêng về “đức trị”, “nhân trị” mà chưa nghiêng về “pháp trị”. Chính sách
thưởng phạt chưa đủ sức răn đe người phạm tội và khuyến khích người lập cơng, tố
giác tội phạm.
14


Thứ hai là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa
thỏa đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn nhiều
kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém. Các thủ tục hành chính hay giấy tờ, đất đai
đều chưa minh bạch, rườm rà, cơ chế quản lý bất động sản chưa hiệu quả và chặt chẽ
tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức tham nhũng. Pháp luật là công cụ mạnh nhất để
ngăn chặn, chế tài và xử lý tham nhũng nhưng pháp luật lại chưa nghiêm, lỏng lẻo tạo
điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát triển.
Thứ ba là do những bất cập trong triết lý về giáo dục, chưa hình thành được
một triết lý giáo dục đủ tầm cỡ, làm trụ cột lâu dài, xuyên suốt và bền vững trong quá
trình phát triển, kể cả giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng; giáo dục
đạo đức cán bộ, đảng viên trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường chưa được chú
trọng đúng mức. Hơn nữa, việc đưa những người thiếu năng lực và thiếu phẩm chất
đạo đức vào làm cho các cơ quan nhà nước do “quan hệ”, nể nang, “đi đêm”,... làm
suy thối hệ thống chính trị và làm cho tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển
nhanh chóng.
Thứ tư là do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà nước;
xử lý qua loa, chỉ mang tính “hình thức” như cảnh cáo, phê bình hoặc chủ trương “đại
sự hóa tiểu sự, tiểu sự hóa vơ sự” vì người vi phạm thường là cán bộ có quyền lực và

địa vị, nên chưa mang tính răn đe. Các cán bộ cấp cao và cấp trên chưa làm gương
cho cấp dưới, chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với phương châm
“một tấm gương sống về đạo đức gấp hàng trăm, hàng nghìn bài diễn thuyết”. Việc
chấp hành kỷ luật cũng bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”, “trên
bảo dưới không nghe”,... Người quản lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra cũng chưa thật
sự mạnh tay và làm việc có hiệu quả, vẫn cịn nặng tình trạng “báo cáo tốt”, tệ hại
hơn còn đồng lõa, “gợi ý” làm cho tệ tham nhũng gia tăng, khó có thể ngăn chặn,
phát hiện, xử lý kịp thời.
Thứ năm là do việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng của nước ta
chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng hiện nay, thiếu
một chương trình phịng, chống lâu dài, tổng thể mà chỉ chủ yếu tập trung vào việc
giải quyết những vụ “tham nhũng vặt”, nhỏ lẻ. Mặt khác, các chính sách của nước ta
chưa khuyến khích tồn dân và cả hệ thống chính trị cùng phịng, chống tham nhũng.
Chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người phát hiện và dám tố cáo
tham nhũng. Việc tuyên dương người đứng lên tố cáo tham nhũng hiện nay cũng
chưa phải là giải pháp hiệu quả để động viên toàn dân tham gia. Hơn nữa, người “đưa
hối lộ” đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội “đưa hối lộ” nên cũng làm hạn chế việc
tố cáo tham nhũng của nhân dân.
Thứ sáu là do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân cực
giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạo đức bị đảo
lộn. Đồng tiền đang lên ngôi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi đồng tiền
được xem là “thước đo của vạn vật” thì các giá trị đạo đức, nhân phẩm sẽ đứng trước
15


những thách thức lớn. C. Mác từng cảnh báo: “Trong xã hội tư bản đồng tiền là một
vấn đề trung tâm của mọi quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè đều bị dìm chết
trong dịng nước băng giá của đầu óc vị kỷ” và khẳng định: “Tất cả những mối liên
hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến đều bị giai cấp
tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác,

ngoài mối lợi lạnh lùng với “lối trả tiền ngay” tiền trao cháo múc khơng tình nghĩa” 3.
Việc chạy theo sức mạnh của đồng tiền làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đi
ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Có khơng ít tổ chức, cá nhân vì những
mục tiêu riêng để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đã dùng mọi thủ đoạn, trong
đó có thủ đoạn hối lộ được sử dụng phổ biến nhất. Hơn nữa, chính sách tuyển dụng,
trọng dụng và đãi ngộ các nhân viên cơng quyền chưa thỏa đáng (chính sách tiền
lương) là nguyên nhân góp phần thúc đẩy mọi người cần phải “kiếm thêm” để bù đắp
cho gia đình họ làm cho tình trạng tham nhũng phát triển và lan rộng.
Qua những phân tích trên đây chúng ta thấy rằng nguyên nhân của tham nhũng
là sự tổng hợp, hội tụ nhiều nguyên nhân, điều kiện cả chủ quan lẫn khách quan, cả
con người lẫn cơ chế của Nhà nước ta. Tham nhũng là một trong những nguy cơ làm
cản trở công cuộc đổi mới. Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra trầm trọng,
kéo dài, gây bất bình trong quần chúng nhân dân, xâm hại đến công lý và công bằng
xã hội, gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước và của nhân dân.
Đảng và Nhà nước ta đã đã có nhiều chủ trương, biện pháp phịng, chống tham
nhũng trong thời gian qua, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao, các vụ án xảy ra ngày
càng nhiều hơn gây thất thoát số tiền rất lớn của Nhà nước và nhân dân. Do đó cần
phải có nhận thức tồn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có
giải pháp hữu hiệu. Muốn triệt phá tham nhũng, chúng ta cần loại trừ hết các nguyên
nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng. Các biện pháp phòng và chống cũng phải
mang tính hệ thống, tồn diện.
1.1.1.4.

Những tác động về kinh tế, chính trị, xã hội của Tham nhũng

Tham nhũng là một tệ nạn nghiêm trọng ở nhiều nước và ở Việt Nam, đã gây
tác hai tiêu cực nhiều mặt đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trần Hữu Dũng
(1999) đã phân tích tác dụng của tham nhũng đến nhiều mặt khác nhau của chính
sách kinh tế và thể chế:
Tham nhũng bóp méo phân bố nguồn lực

- Làm méo mó phân bổ nguồn lực, nguồn vốn sẽ chảy vào những lĩnh vực và dự
án ngoài cơ cấu đầu tư tối ưu cho nền kinh tế.
- Tham nhũng ảnh hưởng đến phân bổ tài năng con người, một số tài năng sẽ bị
hút vào những ngành tham nhũng vì có thu nhập cao hơn ngành khác trong khi
3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1980.
16


doanh nhân mất nhiều thời gian và tiền bạc để đáp ứng các yêu cầu của tham
nhũng. Nghiêm trọng hơn, một số chức vụ quan trọng được trao cho những
người kém năng lực và đạo đức (vì họ đút lót), họ sẽ có những quyết định sai
lầm về kinh tế để kiếm lợi ích tham nhũng. Người có tài năng sẽ nản trí và bị
gạt ra bên lề.
Người trẻ nhìn thấy tấm gương của những người tiến thân nhờ tham nhũng, sẽ
khơng học hành nghiêm túc, chỉ tìm cách "quan hệ, móc nối", đút lót để tiến thân,
giáo dục sẽ bị biến dạng nghiêm trọng;
- Tham nhũng sẽ làm méo mó nguyên tắc cạnh tranh của kinh tế thị trường, cạnh
tranh khơng cịn phản ánh chính xác hiệu quả của các doanh nghiệp vì doanh
nghiệp đút lót nhiều hơn sẽ được nhiều ưu đãi hơn và có thể thành đạt hơn
doanh nghiệp có hiệu quả nhưng đút lót ít hơn. Doanh nghiệp lương thiện,
khơng đút lót sẽ bị thiệt thịi nhiều mặt, chán nản vì khơng thể cạnh tranh.
Tham nhũng dẫn đến việc an toàn lao động, vệ sinh an tồn thực phẩm, ơ
nhiễm mơi trường, chất lượng sản phẩm, v.v. khơng được kiểm sốt vì có thể
đút lót thanh tra để tiếp tục vi phạm. Đặc biệt, tham nhũng trong đấu thầu, xây
dựng cơ bản làm đội chi phí lên cao, chất lượng cơng trình thấp, khơng an tồn,
dễ hư hỏng.
Tham nhũng làm méo mó chính sách kinh tế và thể chế
- Tham nhũng làm ngân sách bị hụt thu vì một bộ phân doanh nghiệp trốn thuế
hay khơng nộp đủ thuế vì đã đút lót cho quan chức, viên chức ngành thuế.
Đồng thời, tham nhũng sẽ dẫn đến lạm chi ngân sách cho dầu tư và chính sách

xã hội vì bị lạm dụng. Hệ quả là ngân sách luôn luôn bội chi và bội chi ngày càng
tăng lên. Để cắt giảm bội chi ngân sách, nhà nước sẽ giảm chi cho chính sách xã hội
và tăng thu thuế, tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh, làm
giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phâm, dịch vụ so với doanh nghiệp
nước ít tham nhũng hơn.
Tham nhũng cũng làm giảm lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với
chính sách thu, chi ngân sách, người ta tự hỏi tiền thuế tôi nộp sẽ về đâu, tiền chi
ngân sách ai hưởng lợi và họ ít sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình hơn.
- Tham nhũng tác động đến chính sách tiền tệ, tín dụng qua ba kênh:
+ Người đi vay phải chi tiền "lót tay" "lại quả dưới gầm bàn" để được tiếp cận
tín dụng với lãi suất thấp hơn, chất lượng dự án được vay khơng được coi trọng.
Lượng tín dụng được cấp tăng lên quá mức, dẫn đến lạm phát. Ví dụ điển hình là kho
cà phê của Cơng ty Trường Ngân được thế chấp tại 7 ngân hàng, vay được 7 lần, khi
mở kho cà phê thì phát hiện rất nhiều cỏ khô, lá khô.
17


+ Nếu doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi tiếp cận tín dụng, được cấp tín dụng
với lãi suất ưu đãi theo quyết định hành chính thì cơ hội tham nhũng lại đặc biệt lớn.
Kinh nghiệm của Vinashin cho thấy nguy cơ này là có thật và dẫn đến tăng trưởng tín
dụng kém chất lượng, dẫn đến lạm phát.
+ Tham nhũng dẫn đến nhu cầu chuyển tiền lậu ra nước ngoài, dẫn đến nhu cầu
ngoại tệ tăng cao một cách giả tạo, gây sức ép lên cân đối ngoại tệ và làm suy yếu nội
tệ.
- Tham nhũng làm chậm và hạn chế quá trình cải cách thể chế, hạn chế cơng
khai minh bạch vì lợi ích nhóm. Chính sách về đất đai, chính sách phân cấp đã
dẫn đến những cơ hội mầu mỡ cho tham nhũng về đất đai, thông qua chênh
lệch giá đất, khai thác tài nguyên rừng, mỏ v.v.
Tham nhũng làm sai lạc những quy định của pháp luật, gây tác hại khôn lường
từ ô nhiễm nguồn nước, khơng khí, khói bụi đến vệ sinh an tồn thực phẩm, an tồn

lao động, tai nạn giao thơng v.v. vì cán bộ tham nhũng có thể "phạt cho tồn tại",
doanh nghiệp có thể tiếp tục gây ơ nhiễm, thực phẩm, thuốc khơng an tồn có thể
được lưu hành, xe khơng an toàn vẫn được hoạt động v.v.
Tham nhũng mở cửa cho xuất-nhập khẩu lậu, hạn chế, thậm chí giết chết doanh
nghiệp nội địa trong khi cho phép tài nguyên chảy ra nước ngồi. Vụ chìm phà
Seowo ở Hàn Quốc đã gây chấn động lớn vì chủ tàu có thể thơng qua đút lót cơi nới
tàu khơng an tồn v.v. đã làm cho xã hội Hàn Quốc thức tỉnh, cương quyết ngăn chặn
tham nhũng.
Tham nhũng dẫn đến phân hóa thu nhập, dẫn đến bất công xã hội
Tham nhũng dẫn đến gia tăng chênh lệch giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã
hội, sâu xa hơn khi được kích hoạt kết hợp với các u tố khác nó cịn là ngun nhân
dẫn đến nổi loạn và bạo loạn chính trị. Sự chênh lệch giàu nghèo do tham nhũng bóp
méo động lực thị trường vì thu nhập từ tham nhũng khơng liên quan gì đến năng lực
kinh doanh, sáng tạo, năng động, cần cù của nhà kinh doanh. Trái lại, thu nhập bất
chính từ tham nhũng làm sói mịn lịng tin của nhân dân, làm mất tín nhiệm của bộ
máy nhà nước. Khi bội chi ngân sách trở nên nguy hiểm, mất an tồn, chính phủ sẽ
cắt giảm các khoản chi phúc lợi xã hội, tăng thuế, phí, giá... gây ra bất bình và bất ổn
xã hội.
Tham nhũng sẽ nuôi và tạo ra tham nhũng mới
Quan chức tham nhũng có động lực và nhu cầu tham nhũng nhiều hơn vì họ
phải thu hồi chi phí đã "đầu tư" để nhận được vị trí này, phải có lãi để tiếp tục "đầu
tư" leo lên vị trí cao hơn, có khả năng tham nhũng lớn hơn và vì nhiều lý do khác.
Thực tế cho thấy chưa có trường hợp quan chức tham nhũng tự nguyện ngừng
18


hay từ bỏ tham nhũng. Hơn thế nữa, quan chức tham nhũng sẽ bổ nhiệm cán bộ và
người kế nhiệm là người tham nhũng với hy vọng người đó sẽ giữ bí mật tham nhũng
của mình, bất chấp tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức. Vì vậy, tham nhũng sẽ nuôi
tham nhũng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau và làm bộ máy ngày càng kém cỏi

hơn. Vị trí có khả năng tham nhũng càng cao thì "giá trị" của vị trí đó trên thị trường
tham nhũng càng được đẩy lên cao hơn, sự chống đối đối với các nỗ lực cắt giảm
tham nhũng sẽ càng mạnh hơn. Tham nhũng sẽ "tái sản xuất mở rộng" tham nhũng và
nuôi dưỡng tham nhũng.
Tham nhũng làm suy giảm hiệu quả kinh tế
Chúng ta thường nghe lập luận cho rằng tham nhũng là "bơi trơn" bộ máy, "có
ăn, có làm", nhận tiền rồi thì tích cực làm việc, giải quyết cho doanh nghiệp. Thậm
chí, có người cịn nghĩ rằng tham nhũng kích thích cán bộ làm việc có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, những lập luận đó khơng được thực tế chứng minh. Cán bộ tham nhũng
sau khi nhận được một khoản tiền sẽ sẵn sàng nghĩ thêm những rào cản mới để vịi
thêm tiền. Có thể tham nhũng sẽ thực hiện nhanh hơn các thủ tục hợp pháp nhưng
nếu tham nhũng xử lý nhanh buôn lậu, vi phạm môi trường, an tồn giao thơng thì
cán bộ làm càng nhanh thì gây tác hại càng lớn.
Tài sản tiền vốn tích tụ từ nguồn tham nhũng ít khi được đem ra kinh doanh
một cách hợp pháp mà thường được đem tiêu xài xa hoa, ăn chơi hoặc chuyển tiền ra
nước ngoài để chạy trốn pháp luật, vụ Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ. Vì vậy, tham
nhũng khơng phải là kênh tích tụ vốn lành mạnh, đáng khuyến khích.
Nguyễn Quốc Việt & Chu Thị Nhường (2010) đã phân tích tác động của tham
nhũng tới quy mô và chất lượng đầu tư công theo cách tiếp cận kinh tế học thể chế và
phát hiện những kết quả khá thuyết phục. Tham nhũng hay tham ô là hành vi của
người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi
ích cá nhân (định nghĩa của tổ chức Minh bạch quốc tế).
Khái niệm tham nhũng được liên kết chặt chẽ và là một biểu hiện thường gặp
trong khu vực công. Acemoglu và Verdier (2000) đã khẳng định tham nhũng là sản
phẩm phụ của quá trình can thiệp của chính phủ. Lý luận về cơ chế tác động của tham
nhũng đến đầu tư công, nghiên cứu này tiếp cận lý thuyết lựa chọn công cộng về
hành vi tiềm kiếm đặc lợi (rent seeking) của cán bộ công quyền và lý thuyết kinh tế
học thể chế và chi phí giao dịch (trong đầu tư).
Lý thuyết kinh tế học công cộng đã chỉ ra rằng các quyết định của các cán bộ
công quyền thường bị chi phối bởi hành vi tìm kiếm đặc lợi mà một trong những biểu

hiện của nó là tham nhũng, hối lộ. Những khoản tiền tham nhũng, hối lộ ln có sức
hấp dẫn lớn đối với các chủ thể đi tìm kiếm đặc lợi. Chỉ với một mức tỉ lệ phần trăm
“hoa hồng” nhỏ trong một dự án cơng mà chi phí lên tới hàng triệu thậm chí hàng
trăm triệu USD cũng sẽ trở thành một khoản tiền đủ để cám dỗ nhiều cá nhân. Khi cá
19


nhân các cán bộ công quyền bị chi phối bởi hành vi tìm kiếm đặc lợi, họ có động cơ
để tham gia kiểm soát, và gây ảnh hưởng tới các quyết định liên quan tới quy mô
tổng chi đầu tư, lựa chọn các dự án đầu tư, thiết kế dự án và quá trình triển khai dự
án. Hệ quả là: việc kiểm sốt chi tiêu cho đầu tư gặp khó khăn, dự án đầu tư khi chưa
thực sự cần thiết đầu tư, dự án được đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp với
nhu cầu, dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với
nhu cầu, dự án được đầu tư ở thời điểm và địa điểm không hợp lý, thiết bị cơng trình
của dự án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án... Có thể nói tham nhũng có
thể bóp méo tồn bộ q trình ra quyết định liên quan đến ngân sách đầu tư.
Bên cạnh đó, những biểu hiện của tham nhũng thường là độc quyền, che dấu,
bưng bít thơng tin, thiếu trách nhiệm giải trình. Tức là, tham nhũng đi kèm với cơ chế
bưng bít thơng tin và thiếu minh bạch. Điều này khiến cho chính phủ khơng thể nắm
bắt được những nhu cầu thực của xã hội về một loại hàng hóa và dịch vụ nào đó và
vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư trong khi khoản đầu tư này khu vực tư nhân có thể thực
hiện và quản lý hiệu quả hơn. Như vậy, có thể thấy ngay từ khâu quyết định chi ngân
sách cho các dự án đầu tư công, dưới ảnh hưởng của tham nhũng, quy mô đầu tư
công cũng đã có xu hướng bị mở rộng.
Xét trong q trình triển khai thực hiện dự án, hành vi tìm kiếm đặc lợi của các
quan chức sẽ dẫn tới tình trạng cấu kết giữa bên quản lý dự án và bên chịu trách
nhiệm thực hiện dự án, làm gia tăng chi phí dự án. Ví dụ, các dự án đầu tư cho cơ sở
hạ tầng. Trong q trình thi cơng, khi các quan chức chịu trách nhiệm quản lý cơng
trình có hành vi tham nhũng, hối lộ. Các khoản tiền tham nhũng, hối lộ được hợp
thức hóa trong chi phí cho dự án. Chi phí đầu tư do đó có thể bị đội lên theo nhiều

cách như: khai khống khối lượng, nâng giá hoặc bớt vật tư trong khi sử dụng các vật
liệu chất lượng thấp... Đối với các dự án có sử dụng vật tư chất lượng thấp, các tiêu
chuẩn kĩ thuật không đảm bảo sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí khơng cần thiết
cho tu bổ và sửa chữa. Xét cho cùng, nó khơng chỉ làm gia tăng chi phí đầu tư mà cịn
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cơng trình.
Đầu tiên, tham nhũng tác động vào quá trình phê duyệt chi tiêu đầu tư, lái
nguồn vốn từ nơi hiệu quả sang các dự án thiếu hiệu quả hoặc các dự án có mức độ
cần thiết chưa cao. Tiếp đó, có thể ngay từ khâu phê duyệt ngân sách hoặc tại khâu
triển khai các dự án, dưới ảnh hưởng của tham nhũng, chi phí của các dự án công bị
“đội lên” trên mức cần thiết.
Cuối cùng, tham nhũng gây ảnh hưởng ở khâu thực hiện dự án. Sự thiếu minh
bạch và cơ chế giám sát lỏng lẻo được tạo lên từ hành vi tham nhũng dẫn đến chất
lượng đầu tư suy giảm. Đặc biệt, trong đầu tư xây dựng cơ bản, có thể thấy nhiều
biểu hiện xuống cấp nhanh chóng của cơ sở hạ tầng. Xét cho cùng, sự gia tăng chi phí
đầu tư khơng đi kèm với chất lượng dẫn đến hiệu suất đầu tư công thấp.
Nghiên cứu của VCCI trong Báo cáo này cho thấy rằng "nếu các khoản chi phí
20


khơng chính thức ít hơn và do đó nếu các doanh nghiệp giảm số tiền chi trả cho các
khoản không chính thức, thì nguồn lực này sẽ có thể được chuyển hướng vào đầu tư
và tạo việc làm. Cụ thể, nếu giảm 1% đơn vị tần suất tham nhũng (tần suất tham
nhũng được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thừa nhận có chi trả các
khoản khơng chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,7%, việc làm tư nhân sẽ tăng thêm
1%, và thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5%. Nếu giảm 1% đơn vị gánh nặng
tham nhũng (tỷ lệ chi phí khơng chính thức trên thu nhập của doanh nghiệp), đầu tư
tư nhân sẽ tăng 6,4%, số việc làm tư nhân sẽ tăng 1,8%, và thu nhập bình quân đầu
người sẽ tăng 2,3%. Đồng thời, nếu tăng 1% đơn vị tính dự báo của tham nhũng (đo
lường bằng tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết rằng họ nhận được dịch vụ mong muốn khi
trả chi phí khơng chính thức), đầu tư tư nhân sẽ tăng 3,6%, việc làm tư nhân sẽ tăng

1% và thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 1,9%.”
Bảng 1. Tác động của tham nhũng đến đầu tư, việc làm và thu nhập đầu
người

Giảm 1% tần suất
tham nhũng

Đầu tư tư nhân tăng
3.7%
Việc làm tư nhân tăng
1%
Thu nhập bình quân đầu
người tăng 1.5%

Giảm 1% gánh
nặng tham
nhũng

Đầu tư tư nhân
tăng 6.4%
Việc làm tư nhân
tăng 1.8%
Thu nhập bình
quân đầu người
tăng 2.3%

Nguồn: VCCI (2013)
Như vậy, gánh nặng tham nhũng làm giảm đáng kể động lực đầu tư tư nhân,
tạo việc làm và thu nhập của doanh nghiệp.
1.1.2.


Tham nhũng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ làm chệch hướng xã
hội chủ nghĩa. Tham nhũng hiện nay đã và đang trở thành quốc nạn, đe dọa đến sự
tồn vong của Đảng và của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có được rất nhiều
thuận lợi: sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng của quần chúng nhân dân; sự chăm lo và
định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn
bè quốc tế, nhưng đồng thời chúng ta cũng gặp khơng ít những thách thức, khó khăn.
Một trong những vấn đề gây khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là tệ tham nhũng - quốc nạn của nước ta.
Điều 1 trong Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 ghi rõ: “Tham
nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và
quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt
21


hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các
cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là
nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước”. Luật Phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam năm 2018 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch
thế giới (Transparency International), tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người
lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá
nhân”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu là
tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộng hành,
sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, bao
che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền
lực....

Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền
vững của đất nước. đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm
phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền
kinh tế. gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng.
Hơn nữa, nó làm xói mịn lịng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho
chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn
công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.
Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm
trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài
nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh
tra, kiểm sát. tòa án.. Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mơ các vụ án
ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày
càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng
của các nước trên thế giới qua các năm. Năm 2018 Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp
hạng 117/180 toàn cầu, giảm nhẹ 2 điểm so với năm 2017. Trước đó. năm 2017. Việt
Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu. Như vậy là chỉ sau 1 năm. Việt
Nam đã tụt 10 hạng và trở thành quốc gia có chỉ số cảm nhận tham nhũng đứng thứ
117 trong tổng số 180 nước trên toàn cầu và có dấu hiệu đi xuống sau 2 năm thăng
hạng.
Hình 1. Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây

22


Nguồn: Tổ chức Minh bạch Thế giới 2018
Số liệu thống kê trong những năm trở lại đây cho thấy tình trạng tham nhũng ở
nước ta ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong xã hội ta hiện nay, việc “bôi trơn”.
q cáp. đã trở thành một thói quen có tính “quy luật” mà hầu như ai cũng ít nhất một
lần nghĩ đến và thực hiện để được thiên vị. ưu tiên. “thuận buồn xi gió”. Mặc dù
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng. nhưng

cho đến nay vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng.
Tham nhũng là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các nước, song mức độ tham
nhũng thì có khác nhau. Tham nhũng đã được thừa nhận là một trở ngại đối với tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững của quốc gia, làm giảm hiệu lực của nền hành
chính cơng và khiến chi tiêu cơng trở nên kém hiệu quả. Đặc biệt, tham nhũng làm
xói mịn nền pháp quyền và gây tổn hại đến uy tín của nhà nước cũng như làm giảm
niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh tham nhũng, xã hội cũng phải đối mặt đồng thời với rất nhiều vấn đề
bức xúc khác. Để đánh giá toàn diện hơn mối quan ngại về tham nhũng, cả ba nhóm
đối tượng phỏng vấn đều được yêu cầu thể hiện mức độ quan tâm của họ với 10 vấn
đề mà xã hội đang gặp phải. Kết quả cho thấy tham nhũng thu hút được rất nhiều sự
quan tâm của xã hội. Cho dù tham nhũng không phải là vấn đề được quan tâm thường
xuyên nhất nếu so với những vấn đề khác mà xã hội đang đối mặt, nhưng xét về con
số tương đối thì mức độ quan tâm vẫn rất cao: khoảng 75% số người được hỏi trong
ba nhóm đối tượng đều cho biết họ quan tâm hoặc rất quan tâm đến vấn đề tham
nhũng.
Mặc dù một số người dân quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề khác, như chất
lượng giáo dục, giá cả sinh hoạt, an toàn thực phẩm... nhưng rõ ràng tham nhũng vẫn
được xem là một vấn đề nghiêm trọng. Khi được hỏi về ba vấn đề bức xúc nhất với
Việt Nam hiện nay thì hơn 1/3 số người được hỏi đã chọn tham nhũng (Hình 1). Số
CBCC chọn tham nhũng là một trong những vấn đề bức xúc nhất của quốc gia cao
hơn bất cứ vấn đề nào khác trong danh sách 10 vấn đề được nêu. Đối với doanh
nghiệp, tham nhũng được chọn là vấn đề bức xúc thứ hai, chỉ sau giá cả sinh hoạt.
Kết quả này không đáng ngạc nhiên - do những đợt lạm phát gần đây đã gây ra bất ổn
lớn cho doanh nghiệp. Đối với người dân, khi chọn ba vấn đề bức xúc nhất ở Việt
Nam thì tham nhũng đứng thứ ba, chỉ sau giá cả sinh hoạt và tai nạn giao thông. Rõ
ràng, từ quan điểm của những người được phỏng vấn, tham nhũng vẫn là một trong
những mối quan ngại lớn nhất của tồn xã hội.
Hình 2. Ba vấn đề bức xúc nhất đối với Việt Nam, theo quan điểm của
CBCC, doanh nghiệp và người dân (%)

60
50
40
30
20
10
0

23
Thu nhập Giá cả sinh Tai nạn
Chất
Tham
hoạt giao thông lượng giáo nhũng dục

Tệ nạn xã Ơ nhiễm Chất
hội
mơi lượng y tế
trường

Việc làm An tồn
thực phẩm


EICBCC a Doanh nghiệp ■ Người dân

Nguồn: Thanh tra Việt Nam (2013)
Thực ra, nhiều vấn đề khác mà Việt Nam đang gặp phải, như đã nêu trong Hình
1, đều có thể liên quan đến tham nhũng. Thí dụ, nếu mọi người lo ngại về tai nạn giao
thơng thì họ cần có niềm tin rằng các cơ quan quản lý giao thông và thực thi Luật
giao thông đang ra quyết định để tăng mức độ an tồn giao thơng chứ khơng phải để

tham nhũng. Phần sau của Báo cáo sẽ trình bày nhận thức về tham nhũng trong lĩnh
vực cảnh sát giao thông, y tế, giáo dục và thị trường việc làm trong cơ quan nhà
nước. Vì tham nhũng làm giảm chất lượng các dịch vụ như y tế, giáo dục, làm
phương hại đến sự công bằng hay coi trọng tài năng trong thị trường việc làm trong
cơ quan nhà nước, hoặc làm giảm tính nhất quán trong thực thi luật giao thơng nên
tham nhũng cũng đang góp phần gây ra nhiều vấn đề xã hội khác ở Việt Nam.
Kết quả khảo sát khẳng định khi sử dụng dịch vụ công, người dân phải trả phí
ngồi quy định (Hình 2). Trong số những người có sử dụng dịch vụ, tỷ lệ người dân
phải trả phí ngồi quy định cho cảnh sát giao thông là cao nhất, chiếm khoảng 47%
số người trả lời. Hơn 30% nói họ phải trả chi phí ngồi quy định khi xin học cho con
cái. Khi xin việc trong các cơ quan nhà nước, 29% nói họ phải chi trả ngoài quy định.
Dịch vụ y tế và xin giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà cửa có tỷ lệ khoảng 25%. Một
số người sử dụng dịch vụ nói họ vẫn phải trả phí ngồi quy định ngay cả với những
loại dịch vụ mà thông thường chúng ta không nghĩ điều này có thể xảy ra, chẳng hạn
như khi người nghèo sử dụng “bảo hiểm hay phúc lợi xã hội” và “đăng ký khai sinh”
cho trẻ sơ sinh.
Hình 3. Tỷ lệ phải đưa hối lộ khi sử dụng dịch vụ hoặc giao dịch với các cơ
quan nhà nước, trong số những người dân có giao dịch (%)

chữa
điện

nước

24

chữa


Nguồn: Thanh tra Việt Nam (2013)

Dân ta quan niệm: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phịng cháy hơn chữa cháy”.
Vì vậy, trước hết đấu tranh chống tham nhũng phải bắt đầu từ phòng ngừa tham
nhũng. Tác dụng của phòng ngừa tham nhũng có ý nghĩa sau:
Một là, các biện pháp phịng ngừa được thực hiện một cách thường xuyên sẽ có
tác dụng rộng khắp, có tính lan tỏa đến từng đối tượng, ngăn ngừa mầm mống hành
vi tham nhũng.
Hai là, phòng ngừa tham nhũng sẽ làm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và chính
trị hơn là để tham nhũng xảy ra.
Ba là, bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhà nước pháp
quyền cũng đồng thời phải hồn thiện các biện pháp phịng, chống tham nhũng.
Để phịng, chống tham nhũng có hiệu quả theo chúng tơi định hướng cơ bản,
chung nhất hiện nay chúng ta cần tập trung vào ba vấn đề lớn. Một là phát huy vai trò
lãnh đạo của Đảng; hai là nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; ba là phát huy, khơi
dậy tinh thần làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thơng, báo
chí và quần chúng nhân dân. Cụ thể:
Đối với Đảng ta cần thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập như
kinh nghiệm của một số nước; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đảng viên;
tăng cường quản lý đội ngũ đảng viên; thường xuyên đưa nội dung kiểm điểm, phê
bình, tự phê bình vào nề nếp sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng, tinh thần Nghị quyết
Trung ương 4 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; đề cao trách nhiệm, xử
lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ trọng yếu
trong bộ máy của Đảng và Nhà nước có biểu hiện tiêu cực hay thiếu trách nhiệm để
xảy ra tham nhũng ở các ngành, cơ quan đơn vị mình phụ trách. Điều 5 Luật Phòng,
chống tham nhũng quy định: “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,... chịu trách
nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản
lý, phụ trách”, Điều 10 Luật Cán bộ công chức quy định: “Tổ chức thực hiện các biện
pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị”.
Đối với cơ quan, chính quyền Nhà nước cần phải lấy tinh thần đấu tranh chống

tham nhũng của Singapore để nghiên cứu, học tập, tăng cường chính sách thưởng
phạt để người ta khơng thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng. Để làm
được việc đó trước hết cần minh bạch, thực hiện minh bạch là công cụ, biện pháp
chống tham nhũng hiệu quả nhất. Minh bạch trong nhiều vấn đề, lĩnh vực: trong
khiếu nại của nhân dân, trong việc kê khai và quản lý tài sản, ngân sách, trong mua
sắm, trong quản lý đất đai, nhà ở, vốn, nguồn viện trợ, đầu tư,... Ngồi ra cũng có
25


×