Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi bằng luân của các nông hộ nông dân trên địa bàn xã bằng luân, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI BẰNG LUÂN CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG LUÂN,
HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ.

Sinh viên thực hiện

: Phạm Minh Anh

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nơng nghiệp
Lớp

: K61KTNNB

Niên khóa

: 2016-2020

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Mạnh Hiếu

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “ Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi


Bằng Luân của các hộ nông dân trên địa bàn xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ”. là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên
cứu trong bài khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong bài đã được ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả.
Việt Trì, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Phạm Minh Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo khố học 2016 – 2020, đồng thời
đánh giá quá trình học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được sự đồng ý
của Khố Kinh tế và Phát triển nơng thơn, tơi đã tiến hành thực hiện khố luận
tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi Bằng Luân của các hộ nông dân
trên địa bàn xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang
bị cho tôi những kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn trong học tập cũng
như tu dưỡng đạo đức để tơi có nên tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên và tạo điều kiện của

UBND xã Bằng Luân; gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc, chỉ
bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Mạnh Hiếu đối với tơi trong
suốt q trình thực tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Phạm Minh Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Tính cần thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ............................ 4
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất.................................................................. 4
2.1.1 Một số khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.2 Đặc điểm một số giống bưởi Đoan Hùng .................................................... 6

2.1.3 Đặc điểm bưởi Bằng Luân ........................................................................... 8
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Bằng Luân .. 10
hộ. ........................................................................................................................ 11
2.2 Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 12
2.2.1. Một số thành tựu trong nước: .................................................................... 12
2.2.2. Một số thành tựu trên địa bàn huyện Đoan Hùng: .................................... 14
2.3. Bài học kinh nghiệm: ................................................................................... 14
PHẦN III:ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 16
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 16
iii


3.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 16
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: .......................................................................... 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 24
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 25
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 25
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30
4.1 Thực trạng sản xuất bưởi tại xã Bằng Luân .................................................. 30
4.1.1 Diện tích trồng bưởi trên địa bàn ............................................................... 30
4.1.2 Năng suất và chất lượng bưởi: ................................................................... 31
4.1.3 Sản lượng.................................................................................................... 33
4.2. Hiệu quả sản xuất bưởi Bằng Luân trên địa bàn nghiên cứu: ...................... 34
4.2.1. Đặc điểm các hộ điều tra: .......................................................................... 34
4.2.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất của cây bưởi Bằng Luân qua kết quả nghiên
cứu trên địa bàn xã Bằng Luân............................................................................ 36
4.2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong q trình sản xuất và nâng cao hiệu quả
sản xuất của cây bưởi Bằng Luân ....................................................................... 47
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất bưởi Bằng Luân: ............................... 48

4.3 Tình hình áp dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch ...................................... 60
4.3.1 Hệ thống tưới nhỏ giọt: .............................................................................. 61
4.3.2. Áp dụng quy trình sản xuất một chế phẩm tạo màng cho bưởi Bằng Luân: ....62
4.3.3. Sử dụng các biện pháp truyền thống trong trồng và chăm sóc cây bưởi
Bằng Luân: .......................................................................................................... 62
4.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây bưởi Bằng Luân trên địa
bàn xã Bằng Luân ................................................................................................ 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm hai giống bưởi Bằng Luân lá nhỏ và Bằng Luân lá to ......... 9
Bảng 2.2: Phân loại các loại bưởi Bằng Luân theo ý kiến người trồng .............. 10
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trong khu vực xã Bằng Luân ........................ 19
Bảng 4.1: Diện tích sản xuất kinh doanh bưởi tại xã Bằng Luân ....................... 30
Bảng 4.2: Diện tích trồng mới bưởi Đoan Hùng qua 3 năm ............................... 31
Bảng 4.3: Năng suất và khối lượng thu được theo tuổi cây ................................ 32
Bảng 4.4: Sản lượng và giá trị bưởi của xã Bằng Luân ..................................... 34
Bảng 4.5: Đặc điểm các nhóm hộ được khảo sát ................................................ 35
Bảng 4.6: Diện tích, sản lượng bưởi quả của hộ điều tra.................................... 37
Bảng 4.7: Lượng phân bón 3 năm đầu sau trồng cho cây bưởi Bằng Luân........ 41
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Bằng Luân thời kỳ KTCB ................ 42
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất bình quân 1 ha bưởi Đoanh Hùng trong giai đoạn sản
xuất kinh doanh ................................................................................................... 43
Bảng 4.10: Đặc điểm kênh phân phối bưởi Bằng Luân ...................................... 45
Bảng 4.11: Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố đất đai đến năng suất và chất lượng
quả của bưởi Đoan Hùng..................................................................................... 53

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của ánh sáng đến chất lượng bưởi Đoan Hùng ............. 56

v


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

UBND

Uỷ ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

PPF

Đường giới hạn khả năng sản xuất

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

KTCB

Kiến thiết cơ bản


ĐVT

Đơn vị tính

STT

Số thứ tự

BVTV

Bảo vệ thực vật

KHKT

Khoa học kỹ thuật

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất ............................................. 5
Hình 2.2: Bửu Sửu Đoan Hùng ............................................................................. 6
Hình 2.3: Bưởi Diễn .............................................................................................. 8
Hình 2.4: Bưởi Bằng Luân .................................................................................... 8
Hình 3.1. Bản đồ xã Bằng Luân .......................................................................... 16
Hình 4.1 Hệ thống tưới nước nhỏ giọt ................................................................ 61

vii



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Từ xưa, cây ăn quả đã là một phần không thể thiếu của ngành nông
nghiệp Việt Nam. Ngày nay, cây ăn quả càng được chú trọng về nhiều mặt: chọn
giống, năng suất, chăm sóc cây, bảo quản quả,,… Việt Nam từ một nước lạc hậu
đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong quá trình sản xuất cây ăn quả. Trong số đó, có
một loại quả rất được ưa chuộng, đó là quả bưởi.
Bưởi Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng về giống, nhưng nổi bật trong số
đó là giống bưởi Đoan Hùng. Vùng đất nơi đây không chỉ nổi tiếng về lịch sử
mà còn là vùng trồng bưởi lớn của miền Bắc. Bưởi Đoan Hùng có vị ngọt, mát,
hương thơm nồng, thường hay được sử dụng không chỉ trong các dịp lễ, tết mà
còn trong đời sống hằng ngày. Trong nhiều năm qua, lãnh đạo huyện đã có
nhiều chủ trương nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng và xây dựng thương hiệu bưởi Đoan Hùng. Đến năm 2019, ước tính sản
lượng đạt được là trên 20.000 tấn, giá trị sản phẩm ước đạt trên 300 tỷ đồng,
biến loại quả này thành cây ăn quả chủ lực của huyện. Tiềm năng từ việc trồng
bưởi mang lại là rất lớn. Thu nhập của một gốc bưởi thường là từ 2-3 triệu
đồng/cây, sau mỗi mùa thu hoạch, tùy vào lượng cây mà hộ có và lượng quả thu
hoạch được, doanh thu của mỗi hộ có thể lên tới hơn 300 triệu. Đến năm 2020,
huyện Đoan Hùng phấn đấu trồng mới lên 400 ha, diện tích thu hoạch là
1.100ha. Nhờ có sự bảo hộ của Nhà nước, huyện Đoan Hùng đang tích cực nâng
cao, cải thiện chất lượng cũng như mẫu mã cho sản phẩm để tăng giá trị kinh tế
cho cây bưởi.
Có nhiều xã trong huyện trồng bưởi Đoan Hùng, nhưng khá nổi bật trong
số đó là xã Bằng Luân. Xã có hai giống bưởi nổi tiếng là bưởi Bằng Luân và
bưởi Sửu, trong đó bưởi Bằng Luân được trồng phổ biến ở nhiều hộ trong xã.
Tuy là một thương hiệu nổi tiếng nhưng quá trình sản xuất bưởi tại xã cũng còn
1



gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Việc biến động giá thất thường qua các năm cũng
như nguồn cung ứng đầu vào liên tục tăng đã khiến người nông dân xã Bằng
Luân chưa dám đầu tư mạnh vào quá trình sản xuất. Tại xã cũng mới chỉ có một
HTX dịch vụ phục vụ cho q trình sản xuất, kiểm tra, đóng gói, kinh doanh sản
phẩm và một trang trại khoảng 2 ha đang cho thu hoạch quả; đồng thời, không
phải hộ nơng dân nào cũng có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ mới cho vườn
cây của mình. Hơn nữa, đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu
tư vào bưởi Bằng Luân, nên quy trình sản xuất vẫn còn yếu hơn so với các giống
cây ăn quả khác trên thị trường, do đó việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản
xuất và tìm ra các giải pháp khả thi nhằm cải thiện quy mô sản xuất bưởi Bằng
Ln là rất cần thiết. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: ”Đánh giá hiệu quả sản
xuất bưởi Bằng Luân của các hộ nông dân trên địa bàn xã Bằng Luân, huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản
xuất, đề tài tập trung phân tích thực trạng sản xuất của cây bưởi Bằng Ln, từ
đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất của cây bưởi Bằng Luân trên địa bàn xã Bằng Luân trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất.
- Đánh giá tình hình sản xuất của cây bưởi Bằng Luân trên địa bàn xã.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây bưởi Bằng
Luân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây bưởi
Bằng Luân trên địa bàn xã Bằng Luân trong thời gian tới.
2



1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tình
hình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất với đối tượng là các hộ nông dân
trên địa bàn xã Bằng Luân.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ.
b. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu từ năm 2017-2019.
- Số liệu sơ cấp tiến hành điều tra trong năm 2020.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.

3


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất (Production Efficiency) là trạng thái một nền kinh tế
hay một chủ thể kinh tế không thể sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm mà không
làm giảm mức sản xuất của một sản phẩm khác.
Hiệu quả sản xuất cũng có thể được gọi là hiệu quả sản xuất của doanh
nghiệp, có nghĩa là một chủ thể kinh tế đang hoạt động ở công suất tối đa.
(Nguồn: Lê Thảo, năm 2020)
Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp:

+ Vốn
+ Lao động
+ Giống cây trồng
+ Đất trồng
+ Thời tiết
2.1.1.2 Đặc điểm của hiệu quả sản xuất
Trong kinh tế học, khái niệm hiệu quả sản xuất xoay quanh đường giới
hạn khả năng sản xuất (PPF).
Các nhà kinh tế và các nhà phân tích hoạt động thường xem xét một số
yếu tố tài chính khác như năng lực sản xuất và hiệu quả lợi nhuận – chi phí
ngồi đường PPF khi nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh tế.
Nói chung, hiệu quả sản xuất kinh tế đề cập đến một mức cơng suất tối đa
trong đó tất cả các nguồn lực đang được sử dụng để tạo ra sản phẩm và có chi
phí hiệu quả nhất có thể.
Khi đạt hiệu quả sản xuất tối đa, chủ thể kinh tế khơng thể sản xuất bất kì
đơn vị sản phẩm bổ sung nào mà không làm giảm việc sản xuất của sản phẩm
khác.
4


Phân tích hiệu quả sản xuất cũng đem đến một cái nhìn cận cảnh về chi
phí. Hiệu quả sản xuất kinh tế các sản phẩm đang được tạo ra với tổng chi phí
trung bình thấp nhất.
Từ quan điểm này cho thấy các hiệu quả kinh tế về quy mô và hiệu quả
lợi nhuận – chi phí.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất tối đa rất khó đạt được. Do đó, các nền kinh
tế và các chủ thể kinh tế đơn lẻ cố gắng đạt được mức cân bằng giữa việc sử
dụng tài nguyên, tỉ lệ sản xuất và chất lượng sản phẩm được sản xuất trong khi
không nhất thiết phải sản xuất hết công suất.
2.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả sản xuất

- Đường giới hạn khả năng sản xuất:
Đường giới hạn khả năng sản xuất là khái niệm trung tâm của hiệu quả
sản xuất.

Hình 2.1: Đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất
Về mặt lý thuyết, các biến được biểu diễn trên biểu đồ trục hiển thị mức
sản xuất tối đa có thể đạt được thơng qua việc sản xuất đồng thời.
5


Do đó, hiệu quả sản xuất kinh tế tối đa bao gồm tất cả các điểm sản xuất
dọc theo đường cong PPF.
Đường cong PPF cho thấy mức sản xuất tối đa cho mỗi sản phẩm hay
hàng hóa.
- Các nhà phân tích có thể đo lường hiệu quả sản xuất bằng cách chia tỷ lệ
đầu ra thực tế của doanh nghiệp với tỷ lệ đầu ra tiêu chuẩn, sau đó nhân với 100.
Hiệu quả sản xuất (OE) = Tỷ lệ đầu ra/Tỷ lệ đầu ra tiêu chuẩn x100
Tỷ lệ đầu ra tiêu chuẩn là tỷ lệ hiệu suất tối đa hoặc khối lượng công việc
tối đa đã được tạo ra trên một đơn vị thời gian sử dụng phương pháp tiêu chuẩn.
Khi đạt được nền hiệu quả sản xuất tối đa, hiệu quả sản xuất sẽ ở mức
100%. Nếu một nền kinh tế đang sản xuất có hiệu quả, thì nó có hiệu quả sản
xuất là 100%.
2.1.2 Đặc điểm một số giống bưởi Đoan Hùng
a. Bưởi Sửu:

Hình 2.2: Bửu Sửu Đoan Hùng

6



- Cây có nguồn gốc từ xã Chí Đám, là một trong hai loại sản phẩm được
Nhà nước bảo hộ.
- Bưởi Sửu thích hợp trồng trên đất phù sa cổ, đất phù sa được bồi và ít
bồi trung tính, ít chua.
- Đây là loài cây thấp tán, phân nhánh mạnh, là dày màu xanh đậm. Gân
lá lồi, lá mọc mau.
- Bưởi Sửu có 2 loại là Sửu vàng và Sửu xanh.
b. Bưởi chua Bằng Luân:
- Kích thước quả khá nhỏ (0-15cm), mã quả đẹp, túi tinh dầu to và có mùi
hơi hăng.
- Trọng lượng quả trung bình khoảng 1,1-1,2kg.
- Lá cây to bản và mỏng, gân hơi vàng và phiến là có màu xanh nhạt. Tán
cây cao, thân ít bị sần sùi, vỏ cây nhẵn sáng.
- Đây là loại quả đặc biệt được yêu thích vào tháng 8-9, nhất là vào dịp tết
Trung Thu. Cây đậu quả hằng năm, ít xảy ra tình trạng mất mùa.
c. Bưởi hạt:
- So với các giống bưởi khác thì giống này có chất lượng kém hơn, cây
cho quả muộn và có vị đắng.
- Tuy nhiên, với ưu điểm là bộ rễ khỏe, ăn sâu nên cây ít bị khơ hạn, tỷ lệ
bị khơ quả cũng thấp hơn so với các giống bưởi khác.

7


d. Bưởi diễn:

Hình 2.3: Bưởi Diễn
- Cây có nguồn gốc từ Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
- Cây thường cho quả sớm (khoảng 4-5 năm), cây thấp và dễ thâm canh
nên hiện nay cây được trồng khá nhiều trên địa bàn huyện Đoan Hùng.

- Đây là loại cây thấp, sớm có quả, sai quả và đều, mã quả đẹp, vỏ nhẵn
mịn, ít bị khơ.
- Quả thường được bán ra thị trường vào tháng 12.
2.1.3 Đặc điểm bưởi Bằng Luân

Hình 2.4: Bưởi Bằng Luân

8


- Bên cạnh bưởi Sửu, bưởi Bằng Luân cũng là một loại quả được nhà
nước bảo hộ.
- Hiện nay có hai loại bưởi Bằng Luân là Bằng Luân lá nhỏ và Bằng Luân
lá to.
Bảng 2.1 Đặc điểm hai giống bưởi Bằng Luân lá nhỏ và Bằng Luân lá to
Đặc điểm
Cây



Quả

Bằng Luân lá nhỏ

Bằng Luân lá to

Tán cây thấp, đường kính tán

Tán cây thường cao, đường


rộng và đều về các hướng

kính nhỏ hơn

Màu xanh đậm, dày lá, mật độ Màu xanh vàng ở gân lá, lá
lá mau hơn

mỏng và thưa lá, gân lá lồi

Túi tinh dầu nhỏ và vỏ quả

Túi tinh dầu to, vỏ quả thơ, so

nhẵn, quả có mùi thơm và chất với quả ít lá thì quả ít bị khô
lượng tốt

hơn nhưng chất lượng lại kém
hơn. Thời gian thu hoạch sớm
hơn và ít bị khơ

- Đây là giống bưởi thích hợp trồng trên đất phù sa cổ, có năng suất cao
nên nhiều năm trở thành loại quả mũi nhọn của huyện Đoan Hùng nói chung và
xã Bằng Luân nói riêng.

9


- Theo người dân trồng thì quả bưởi Bằng Luân được chia làm bốn loại:
Bảng 2.2: Phân loại các loại bưởi Bằng Luân theo ý kiến người trồng
Đặc điểm


Loại quả
Loại quả bi

Là những quả có đường kính rất nhỏ (khoảng 5-6cm), múi
nhỏ, tôm nhỏ. Đây là loại quả dùng trong gia đình hoặc
người bán bán rẻ cho các lái bn

Loại quả ngốp

Là những quả có kích thước rất lớn (khoảng 14-16cm), mã
quả đẹp, vỏ quả sần và thô, núm quả to. Loại quả này
thường để trưng chứ không ăn, để lâu dễ bị khô quả. Tỷ lệ
quả ngốp trên cây phụ thuộc vào việc chăm sóc, tuổi cây và
năng suất theo từng năm

Loại quả giị giị Quả có đường kính khoảng 8-10cm, có thể để lâu hơn quả
ngốp và chất lượng khá ngon. Thường lấy quả từ cây lâu
năm, để được trong 2-3 tháng
Loại chuẩn (loại Đường kính quả khoảng 10-13cm, được lấy từ cây 20 năm
A hay loại 1)

tuổi, vỏ mỏng và nhẵn, thấp thành, núm nhỏ, tròn đều và
quả hơi dẹt, quả bảo quản được lâu (trong 4-5 tháng)

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Bằng Luân
a. Yếu tố về tự nhiên:
Địa bàn huyện Đoan Hùng mang khí hậu đặc trưng của miền Bắc với mùa
đông lạnh đặc trưng. Nơi đây cịn có 2 con sơng chảy qua là sơng Lơ và sông
Chảy cung cấp nguồn nước dồi dào cho cây trồng nơng nghiệp.

Huyện có nguồn đất khá phong phú mà đất nơng nghiệp chiếm một diện
tích lớn, có thể trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là cây ăn quả.
b. Yếu tố về lao động:
Mỗi hộ có bình quân là 4 lao động/hộ (theo kết quả điều tra), tuy nhiên số
lao động tham gia và các hoạt động nơng nghiệp là khá ít, đặc biệt khi tham gia
10


vào hoạt động sản xuất bưởi thì chỉ có khoảng 2 người/hộ là tham gia. Điều này
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng sản xuất bưởi Đoan Hùng khi
người dân trồng bưởi phải thuê thêm lao động, từ đó làm gia tăng thêm chi phí.
Hiểu biết của người dân về việc trồng bưởi đã được nâng cao thông qua
các buổi tập huấn với cán bộ huyện. Đồng thời, người dân cũng được phát
những cuốn sổ tay về những điều cần lưu ý khi trồng bưởi. Bên cạnh đó, Uỷ ban
huyện Đoan Hùng cũng khuyến khích các hộ sử dụng lao động gia đình trong
quá trình sản xuất bưởi Bằng Luân, từ đó tạo ra thêm việc làm cho người dân và
cũng có thể mở rộng ra được quy mơ diện tích bưởi của các hộ.
c. Yếu tố về vốn:
Tồn hộ tại huyện Đoan Hùng đều có vườn trơng bưởi của mình, tạo nên
một khu vực trồng bưởi lớn của miền Bắc. Tuy vậy, các vấn đề về vốn là một
điều tác động rất lớn đến sản xuất ngành bưởi. Nhiều hộ thường sử dụng vốn tự
có nên quy mơ vườn trồng của đa phần các hộ vẫn cịn khá nhỏ, chưa có nhiều
hộ dám vay ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất. Vốn tự có của người dân
thường là từ thu nhập của mùa vụ trước nên lãi thu được về là rất ít, điều này
càng khiến người dân chần chừ đầu tư vào ngành bưởi.
Nhiều hộ dân còn lưỡng lự trong việc đến ngân hàng vay vốn là vì lo lãi
suất cao, họ cũng khơng có nhiều hiểu biết về việc vay vốn tại ngân hàng hoặc
họ cảm thấy nên đầu tư vào các ngành cây trồng khác sẽ mang lại hiệu quả tốt
hơn là trồng bưởi.
d. Yếu tố về khoa học - kỹ thuật:

Trong những năm qua, huyện Đoan Hùng đa đẩy mạnh việc phát triển các
kỹ thuật trông bưởi đồng thời tham khảo các làm từ các địa phương khác:
+ Huyện đã áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vào trong việc trồng bưởi,
việc làm này không chỉ tiết kiệm thời gian và cơng sức lao động mà cịn giúp
cho cây bưởi ln có nguồn ẩm ổn định, đặc biệt là khi mùa hè đến, khí hậu khơ
nóng khiến cho cây bị thốt nước nhanh. Hơn nữa, hệ thống tưới nước được điều
11


khiển từ xa bằng điện thoại thông minh cũng đang được huyện áp dụng tại một
số hộ, điều này giúp người dân có thể lựa chọn giờ tưới cho cây bưởi mà khơng
cần có mặt tại vườn mọi lúc. Với hệ thống tưới này, người trồng bưởi cũng có
thể hồ thêm phân bón vào, từ đó cây có được các chất dinh dưỡng cần thiết để
phát triển.
+ Huyện cũng đang phát triển một màng lưới đặc biệt để có thể bảo quản
trái bưởi hiệu quả hơn, qua đó chất lượng của quả vẫn giữ được khi đến với tay
người tiêu dùng.
+ Bên cạnh đó, huyện cũng áp dụng các kỹ thuật như kỹ thuật sản xuất an
toàn VIETGAP hay áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số thành tựu trong nước:
* Bưởi Đại Minh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái:
Bưởi Đại Minh có nguồn gốc từ làng Khả Dĩnh, vào tháng 12/2016, Cục
Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy phép chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu “Bưởi Đại Minh” cho huyện Yên Bình.
Nhờ việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cũng
như tham gia các lớp tập huấn, năng suất bưởi Đại Minh hiện đạt 18 – 20 tấn/ha,
thu nhập bình qn đạt 500 triệu đồng/ha/năm.
(Nguồn: Văn Thơng, năm 2017)
Hàng năm, giống bưởi này đã mang lại cho toàn tỉnh đến trên 80 tỷ đồng.

* Bưởi Diễn tại Hiệp Hồi, Bắc Giang:
Năm 2013, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp văn
bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “bưởi Lương Phong” cho sản phẩm bưởi Diễn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhãn hiệu chỉ được cấp cho một vùng sản xuất nhỏ
trên quy mô xã, chưa tạo được danh tiếng cho cả huyện nên ít người tiêu dùng
biết đến. Các xã khác, tuy có diện tích trồng bưởi lớn nhưng chưa xây dựng
được thương hiệu. Thị trường bưởi vẫn trong giai đoạn phát triển tự phát, thiếu
12


sự quản lý và định hướng... Trước thực trạng đó, tháng 6 - 2016, UBND tỉnh phê
duyệt Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận bưởi Hiệp
Hịa - Bắc Giang” do Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa chủ trì; thời gian thực hiện từ
tháng 5 - 2016 đến tháng 4 - 2018. Khi triển khai, dự án đã tiến hành thu thập số
liệu về đất đai, khí hậu vùng nghiên cứu; điều tra, khảo sát quy mơ, hiện trạng,
quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản và thị trường tiêu thụ bưởi đối với 250
hộ. Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng nước, đường, axít, vitamin
C; hình thái, cảm quan của bưởi. Đến nay, các hạng mục của dự án đã hoàn
thành sơ bộ, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp giấy bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “bưởi
Hiệp Hòa - Bắc Giang” cho huyện Hiệp Hịa. Trong đó, có 30 hộ trồng bưởi
được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. Việc cấp nhãn hiệu chứng nhận góp phần
duy trì danh tiếng sản phẩm, nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất.
* Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc:
Tính đến hết năm 2019, huyện Vĩnh Tường có trên 102ha đất trồng bưởi;
trong đó, diện tích trồng bưởi cho thu hoạch quả khoảng 60ha; cịn lại là diện
tích bưởi đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Theo thống kê của Hội trồng bưởi Vĩnh Tường, năm 2019, tổng sản lượng
bưởi bán ra thị trường ước đạt 1,8 triệu quả, trị giá gần 40 tỷ đồng. Việc trồng
bưởi đem lại giá trị kinh tế cao hơn các cây trồng ăn quả khác nên đang được
người dân quan tâm và mở rộng diện tích trong những năm tới.

Ngày 17/10/2019, nhãn hiệu “Bưởi Vĩnh Tường - Hương vị đất Phủ”
chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký số 333592 cấp
theo Quyết định số 91525/QĐ-SHTT. Theo đó, Ủy ban Nhân dân huyện là cơ
quan quản lý nhãn hiệu, Hội trồng bưởi huyện là chủ sở hữu chứng nhận.
(Nguồn: Nguyễn Trọng Lịch, năm 2020)
* Hiện nay, tồn tỉnh Phú Thọ có trên 4.000 ha trồng bưởi, tăng gấp 2 lần
so với năm 2015, tổng sản lượng ước đạt 25 nghìn tấn, giá trị ước đạt khoảng
400 đến 500 tỷ đồng. Cùng với giống bưởi đặc sản Đoan Hùng, trên địa bàn
13


huyện Đoan Hùng và nhiều địa phương trong tỉnh đã phát triển mạnh một số
giống bưởi như: bưởi Xuân Vân, Diễn, Da xanh... cho năng suất chất lượng cao,
đã tạo cho Phú Thọ trở thành vùng bưởi hàng hoá đa dạng có hiệu quả kinh tế
cao, cho thu nhập từ 300-600 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho nhiều hộ dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội xây dựng
nông thôn mới.
2.2.2. Một số thành tựu trên địa bàn huyện Đoan Hùng:
Từ năm 2006, bưởi đặc sản Đoan Hùng đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ
Khoa học và Cơng nghệ cấp chỉ dẫn địa lý và được bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng
hóa trên tồn lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, bưởi Đoan Hùng đã trở thành thương
hiệu đặc sản với tên “Bưởi Đoan Hùng - Hương vị Đất Tổ”. Hai giống bưởi Sửu
Chí Đám và bưởi Bằng Luân được Nhà nước bảo hộ vơ thời hạn; qua đó đã giúp
người dân yên tâm sản xuất, làm giàu trên cây bưởi.
Hơn nữa, huyện cũng đang cố gắng phát triển cây bưởi để tạo điểm đến
du lịch cho khách bởi bên cạnh những trái bưởi thơm ngon, hoa bưởi cũng tạo ra
được sức hút lớn. Hoa bưởi là loài tự chùm, mỗi chùm có 5 – 10 bơng, với cánh
hoa màu trắng và lá cây màu xanh sẽ là một điểm du lịch mới mẻ cho khác du
lịch đến với vùng Đất Tổ.
2.3. Bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, điều quan trọng nhất là phải giúp người dân nhận thức được
tầm quan trọng của thương hiệu bưởi, những lợi thế mà họ sẽ đạt được nếu nhãn
hiệu bưởi của địa phương được biết đến rộng rãi và trách nhiệm của họ trong
việc bảo hộ thương hiệu của mình. Qua đó, người dân sẽ tự ý thức được việc
phải mở rộng sản xuất cây bưởi nhưng cũng đồng thời phải nâng cao được năng
suất của cây bưởi.
Thứ hai, cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong việc giúp
người dân an tâm sản xuất. Chính quyền phải kết hợp với người dân để nghiên

14


cứu , cải thiện khả năng và chất lượng của các giống bưởi, đồng thời giúp người
dân tiếp thu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Thứ ba, cần phải biết sáng tạo, tìm hiểu các mơ hình trồng bưởi ở các địa
phương khác, tìm ra điểm phù hợp ở các mơ hình đó để áp dụng cho mơ hình
trồng bưởi tại địa phương.
Thứ tư, cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm thời gian lao
động, tăng hiệu quả sản xuất và năng suất của cây bưởi.

15


PHẦN III:ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ xã Bằng Ln
Xã Bằng Luân là xã trung du miền núi nằm về phía Bắc của huyện Đoan

Hùng, cách trung tâm huyện khoảng 17km. Địa giới hành chính của xã được xác
định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Đại Minh.
- Phía Tây giáp xã Minh Lương.
- Phía Nam giáp xã Bằng Dỗn.
- Phía Đơng giáp xã Quế Lâm.
Xã có đường quốc lộ 70 với tổng chiều dài là 6km, tạo điều kiện thuận lợi
cho giao lưu và trao đổi hàng hóa với các xã trong vùng và các huyện lân cận.
Xã có địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là dạng đồi bát úp phân bố
đều trong toàn xã với độ dốc trung bình là 35-45° nằm xen lẫn các đồng ruộng,
được chia thành 2 vùng rõ rệt. Trong đó

16


Diện tích đồi gị bát úp chiếm ¾ tổng diện tích tự nhiên, địa hình khơng
đồng nhất và có 2 loại địa hình:
- Dạng địa hình núi trung bình và núi thấp có độ cao khoảng từ 60-100m,
dạng địa hình này có độ dốc trung bình. Đây là khu vực canh tác và trồng rừng
của xã.
- Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, đây là khu vực canh
tác chủ yếu của người dân trong tồn xã.
3.1.1.2 Khí hậu, đất trồng, thủy văn
a. Khí hậu:
Xã Bằng Luân chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu trung du miền
núi phía Bắc (nằm trong tiểu vùng khí hậu II của tỉnh Phú Thọ) với các đặc điểm
sau:
- Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 911,2mm, bằng khoảng 64% so với
lượng mưa trung bình năm.
- Về chế độ gió: Chủ yếu có 2 hướng gió chính:

+ Gió mùa Đơng Bắc là hướng gió chính về mùa khơ, xuất hiện từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau, thương kéo theo không khí lạnh và khơ hanh.
+ Gió Đơng Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, mạng theo độ ẩm
cao, cường độ gió khá mạnh.
+ Gió Tây Nam thường xuất hiện trong tháng 4-5 với kiểu thời tiết đặc
trưng là nóng, khơ. Đây là ngun nhân chính làm cho khí hậu vùng thay đổi
thất thường, gây ảnh hưởng đến sản xuất nống nghiệp.
- Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm
sau, cùng với các yếu tố khí hậu khác trong thời kỳ này, ảnh hưởng xấu đến
nơng nghiệp.
Trên địa bàn xã có hai con sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Chảy.
Đây chính là một trong những yếu tố làm nên hương vị đặc trưng của bưởi Đoan
Hùng nói chung và bưởi Bằng Ln nói riêng. Điều này được giải thích bởi sự
17


×