Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những thay đổi của giai cấp công nhân hiện nay so với thời đại của C.Mác và Ph.ĂngGhen. Liên hệ với giai cấp công nhân Việt nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.77 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: MARKETING

THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Những thay đổi của giai cấp công nhân hiện nay
so với thời đại của C.Mác và Ph.ĂngGhen. Liên hệ với
giai cấp công nhân Việt nam.

Hà Nội, 10/2020

A. Lời mở đầu: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với sự thay đổi của đất nước, văn
hóa, chính trị với sự ra đời của nhiều giai cấp khác nhau trong đó phải kể đến giai cấp
cơng nhân- giai cấp làm nên những tràn sử hào hung, vĩ đại. Cùng với sự thay đổi của
thời gian của tình thế giai cấp công nhân ngày càng phát triển và có những bước tiến
rõ rang, để lại cho nhân loại nhiều giá trị sắc.
1


B. Nội dung
1. Những thay đổi của GCCN hiện nay so với thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen
1.1. Về số lượng và cơ cấu GCCN hiện nay

Về số lượng GCCN hiện nay, chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu dân cư
của từng nước (khoảng 15 – 30%), song lại có chiều hướng gia tăng tỷ trọng trong
tổng số giai cấp cơng nhân trên thế giới, q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm
cho số lượng cơng nhân gia tăng nhanh chóng.
Về cơ cấu GCCN hiện nay, do trình độ mới của sản xuất và dịch vụ cùng với
cách tổ chức xã hội hiện đại cũng làm cho cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại đa
dạng tới mức nội hàm của nó liên tục phải điều chỉnh theo hướng mở rộng: theo lĩnh
vực (công nghiệp - nơng nghiệp - dịch vụ) theo trình độ cơng nghệ (bộ phận công nhân


áo xanh - công nhân của công nghiệp truyền thống; áo trắng - cơng nhân có trình độ
đại học cao đẳng chủ yếu làm công việc điều hành quản lý sản xuất; áo vàng - công
nhân của các ngành cơng nghệ mới, áo tím - cơng nhân dịch vụ - lao động đơn giản
như gác cầu thang, vệ sinh đô thị…); Phân loại công nhân theo sở hữu (có cổ phần, có
tư liệu sản xuất và trực tiếp lao động tại nhà để sống và, khơng có cổ phần). Phân loại
cơng nhân theo chế độ chính trị (công nhân ở các nước phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, ở các nước G7, ở các nước đang phát triển)... Hiện nay, cơ cấu giai cấp
công nhân nước ta trong các ngành kinh tế là: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu
vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu
tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%). Trích: Thơng cáo báo
chí về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019
1.2.

GCCN hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa
Giai cấp cơng nhân hiện nay đang có xu hướng trí tuệ hóa (cịn được gọi là

“trí tuệ hóa”, “tri thức hóa”) trong bối cảnh cách mạng khoa học - cơng nghệ và kinh
tế tri thức có những bước tiến dài. Khoa học đạt được nhiều thành tựu, đổi mới công
nghệ với chu kỳ ngắn và nhanh; cùng với cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới
đã khiến cho lực lượng sản xuất, sức lao động của công nhân phải thường xun trí tuệ
hóa, tri thức hóa... Kinh tế tri thức là một trình độ mới của sản xuất hiện đại trong đó
vai trị của tri thức, cơng nghệ ở một số lĩnh vực sản xuất đang tỏ rõ vị thế quan trọng.
Xu thế hướng tới kinh tế tri thức là xu thế chung của thế giới để đổi mới cơ cấu
kinh tế từ phát triển theo bề rộng sang phát triển theo chiều sâu. Điều này đặc biệt rõ ở
2


những nước phát triển. Năng xuất lao động phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ, tri thức,
tay nghề của người lao động. Sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người lao động phải

có hiểu biết sâu rộng cả về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Theo đó, tốc độ “trí thức
hóa” cơng nhân đang diễn ra khá nhanh và công nhân tri thức đã dần chiếm tỷ lệ cao tới 40% trong tổng số lao động xã hội ở các nước phát triển.
1.3.

Tính xã hội hóa của lao động công nghiệp mang nhiều biểu hiện mới.

Người lao động đang từng bước được tiếp xúc với khoa học công nghệ tiên tiến,
được rèn luyện tác phong kỷ luật lao động công nghiệp.
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp cơng nhân đã đóng vai trị tích cực với cách
mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa và đang tiếp tục vai trị ấy trong
bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Nhưng thực tế cách mạng giải phóng dân tộc trước đây
và tồn cầu hóa hiện nay còn chỉ ra rằng “chủ nghĩa dân tộc còn là một động lực lớn”
cho sự nghiệp giải phóng. Một vấn đề có tính quy luật đang dần rõ là: Tất cả các Đảng
Cộng sản cầm quyền và các đảng đang đấu tranh để cầm quyền đều phải trở thành dân
tộc, khơng phải ở mức độ là “hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp” mà cần được coi
là bản chất của Đảng!
1.4. Ở các nước XHCN, GCCN đã trở thành giai cấp lãnh đạo và ĐCS trở thành
Đảng cầm quyền.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin, Đảng cộng sản ra đời từ đòi hỏi tất
yếu của sự phát triển giai cấp công nhân. Đảng cộng sản là tổ chức của những con
người ưu tú từ phong trào cách mạng, nơi hội tụ mọi ước nguyện của sự giải phóng và
giá trị tốt đẹp. Với sứ mệnh đó, Đảng cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân.
Đảng mang bản sắc của giai cấp cơng nhân nên vai trị lãnh đạo của Đảng cũng
xuất phát từ bản chất cách mạng và vai trò của giai cấp ấy.
GCCN ra đời và phát triển trong nền công nghiệp hiện đại với phương thức lao
động đặc trưng là gắn liền với dây chuyền máy móc, sản xuất tập trung theo chu trình
khép kín. Chính điều này làm cho GCCN có tính kỉ luật cao. Tính kỉ luật chặt chẽ làm
cho giai cấp công nhân thống nhất được hành động, thống nhất được lợi ích, qua đó
thống nhất được nhận thức, tư tưởng.
Trước xu thế hội nhập hiện đại, Đảng cộng sản ngày càng khẳng định vai trò to

lớn đối với GCCN. Đảng phải đi tiên phong, dẫn đầu trọng việc học tập, ứng dụng
những công nghệ mới để xây dựng kinh tế, xây dựng Nhà nước. Do đó, điều tất yếu là
3


đội ngũ cán bộ Đảng phải thật trong sạch, vững mạnh, mưu trí, tỉnh táo để lãnh đạo
GCCN chống lại những âm mưu thù địch, xây dựng đất nước ngày một vững mạnh.
2. Liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam
2.1 Tăng nhanh về số lượng, chất lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH.
2.1.1 Tăng nhanh về số lượng
Trong thời gian qua, số lượng cơng nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh
theo quy mơ nền kinh tế. Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số
tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân
lực dồi dào nhất từ trước đến nay.
Khởi đầu công cuộc CNH - HĐH, đội ngũ công nhân nước ta có khoảng 5
triệu người. Đến cuối năm 2005, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp và cơ
sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,3 triệu người, chiếm
13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, 1,84 triệu công nhân
thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp ngoài nhà
nước, 1,21 triệu trong các doanh nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá
thể.
Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, bên cạnh thành phần
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, đã hình thành và phát triển nhanh thành phần
kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Số liệu thống kê
cho thấy, nếu trước 1986, nước ta có khoảng 3,38 triệu công nhân, chiếm 16% lực
lượng lao động xã hội; thì đến cuối 2015 tăng lên 12.856,9 nghìn người, chiếm
14,01% dân số và 23,81% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, có 1.371,6 nghìn
cơng nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước (chiếm 10,67%); 7.712,2 nghìn
cơng nhân làm việc trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước (chiếm 59,99%);

3.772,7 nghìn cơng nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (chiếm 29,34%).
2.1.2. Tăng nhanh về chất lượng
Quá trình hội nhập quốc tế đã tiếp nhận những thành tựu khoa học, kỹ thuật
và công nghệ hiện đại vào sản xuất, làm cho nền kinh tế nước ta đang chuyển biến
nhanh theo hướng CNH, HĐH. Điều đó tạo động lực để giai cấp công nhân nước
ta ngày càng phát triển cao về trình độ chun mơn nghề nghiệp. Kết quả thống kê
cho thấy, nếu so với năm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao
4


động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên 20,6%. Trình độ của
giai cấp cơng nhân được nâng cao đã từng bước “hình thành ngày càng đơng đảo
bộ phận cơng nhân trí thức”. Bên cạnh đó, trong hội nhập quốc tế, giai cấp công
nhân nước ta cịn được rèn luyện tính kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, thích ứng
với các thể chế quy định quốc tế.
Hiện nay, cơng nhân trong các doanh nghiệp có trình độ văn hố khá cao (100%
biết chữ, 80% có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông); lao động ở
nước ta có 37% qua đào tạo, trong đó 25% đã qua đào tạo nghề. Nhờ đó, trình độ
học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân ngày càng được nâng cao
2.1.3 Đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp
Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang vận động theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là đẩy mạnh phát
triển các ngành dịch vụ.
Với cơ cấu kinh tế như vậy, xuất hiện ngày càng đông bộ phận công nhân làm
việc trong các ngành dịch vụ. Hiện nay, cơ cấu giai cấp công nhân nước ta trong các
ngành kinh tế là: ngành công nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%;
thương mại, dịch vụ chiếm 25,9%; vận tải chiếm 4,7%; các ngành khác chiếm 8,3%.
Vì vậy, bên cạnh đội ngũ công nhân truyền thống, đã xuất hiện đội ngũ cơng
nhân trong các ngành nghề mới. Trong đó, đa phần là lớp cơng nhân trẻ, có sức khỏe,

có trình độ học vấn, có khả năng tiếp thu cơng nghệ hiện đại.
2.3. Công nhân tri thức là lực lượng chủ đạo
Đội ngũ trí thức nước ta, với tính cách là một bộ phận của nguồn nhân lực chất
lượng cao, những thập kỷ qua đã có vai trị quan trọng và tích cực trong việc cung cấp
những luận cứ khoa học để hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển
đất nước. Điều này đã được khẳng định và đánh giá cao. Nhiều năm qua, đội ngũ trí
thức đã góp phần tích cực vào việc xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần làm
sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới phát sinh
trong sự nghiệp đổi mới; trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi
dưỡng nhân tài; sáng tạo những cơng trình có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, nhiều
5


sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh; từng bước nâng cao trình độ khoa học và
cơng nghệ của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới.
Hiện nay, dù rằng trên phạm vi cả nước, đội ngũ trí thức đã đào tạo được một số
lượng khá lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng trước yêu cầu phát triển của đất
nước, nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thiếu và yếu so với nhu cầu phát triển xã
hội.
2.4. GCCN Việt Nam hiện nay đứng trước thời cơ phát triển nhưng cũng
phải đối mặt với nhiều thách thức
Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Trước tác
động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn.
-

Về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Theo báo


cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng
13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân làm việc trong
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước; đang làm việc theo hợp
đồng ở nước ngoài; số lao động giản đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn
thể. Dự báo đến năm 2020, giai cấp cơng nhân có khoảng 20,5 triệu người. Cơng nhân
trong doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phát
triển nhanh; ngược lại, cơng nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số
lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
cơng nhân ngày càng được cải thiện. Số cơng nhân có tri thức, nắm vững khoa học công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu cơng nghiệp, các doanh nghiệp
khu vực ngồi nhà nước và có vốn đầu tư nước ngồi được tiếp xúc với máy móc, thiết
bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ
năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp
công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học
vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động
6


chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp,
gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
Về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp cơng nhân nước ta cịn

-

nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu
cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng
các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong cơng
nghiệp và kỷ luật lao động cịn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa

được đào tạo cơ bản và có hệ thống”. Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số
vàng”. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với q
trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện
đại, số lượng giai cấp công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực
lượng lao động xã hội là tỷ lệ cịn thấp. Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề
của cơng nhân nước ta dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không
thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm.
2.5. Điểm then chốt để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt
Nam hiện nay là: Xây dựng chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch,
vững mạnh.
Nội dung của sứ mệnh lịch sử GCCN là một quá trình cách mạng tồn diện để
xây dựng một hình thái kinh tế xã hội mới trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa, tư tưởng. Nó làm xuất hiện hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
mà giai đoạn đầu là CNXH. Để làm tròn sứ mệnh ấy, GCCN cần phải được rèn luyện
và phát triển tự giác mà nhân tố hàng đầu là Đảng Cộng sản..
Vậy nên, điểm then chốt để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của GCCN
VN hiện nay là: xây dựng chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh. Cụ thể qua một số đề xuất sau:
- Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân
tộc.
7


- Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo,
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Củng cố, tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của
mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo
và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và
của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, phát huy
mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước.
- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có bản lĩnh chính trị vững vàng,
phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chun mơn phù hợp, đáp ứng
yêu cầu của giai đoạn mới.
- Kiên quyết đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch,
cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ,
công chức.
- Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo,
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân tộc

C. Kết luận: Giai cấp cơng nhân có sự phát triển rõ nét qua từng giai đoạn lịch
sử với những thành tựu to lớn đóng một vai trị hết sức quan trọng trong xã hội
lồi người. Bên cạnh đó, là sự phát triển khơng ngừng của kinh tế, văn hóa tri
thức đặt ra nhiều thách thức khơng nhỏ với giai cấp công nhân. Vậy nên, với
mỗi một giai đoạn cần nổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục tư
tưởng, chính trị, thực hiện nghiêm hệ thống chính sách pháp luật để dảm bảo
quyền lợi và lợi ích cho giai cấp này

8



×